Phù Quincke dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

2020-04-10 03:34 PM

Phù Quincke, đặc trưng bởi tình trạng sưng nề đột ngột, và rõ rệt ở vùng da, và tổ chức dưới da, có cảm giác ngứa.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Phù Quincke là tự giới hạn, sưng phù dưới da cục bộ (hoặc dưới niêm mạc), kết quả từ sự tràn dịch vào các mô kẽ. Phù Quincke có thể xảy ra trong sự cô lập, kèm theo nổi mề đay, hoặc là một thành phần của sốc phản vệ.

Phù Quincke thường ảnh hưởng đến các khu vực có mô liên kết lỏng lẻo, như mặt, môi, miệng và cổ họng, thanh quản, âm đạo, tứ chi và cơ quan sinh dục. Phù mạch thành ruột biểu hiện như đau bụng dữ dội.

Phù Quincke (hay còn gọi là phù mạch) đặc trưng bởi tình trạng sưng nề đột ngột và rõ rệt ở vùng da và tổ chức dưới da, có cảm giác ngứa hoặc đôi khi đau nhức, thường liên quan đến các vùng niêm mạc, bán niêm mạc và thường tồn tại trong vòng 72 giờ.

Đặc điểm lâm sàng

Phù Quincke biểu hiện trên lâm sàng là tình trạng sưng nề xuất hiện nhanh và đột ngột ở cầ vùng dưới và trên bề mặt của da và niêm mạc, chủ yếu xuất hiện ở lưỡi, môi, mắt, quanh miệng, bàn tay, bàn chân, hầu họng và bộ phận sinh dục. Tình trạng sưng nề thường phát triển trong vài phút đến vài giờ, có thể khu trú hoặc lan tỏa, gây cảm giác căng đau hoặc ngứa nhẹ hoặc tê bì do dây thân kinh cảm giác bị chèn ép. Vùng tổn thương thường có màu hồng nhạt, ranh giới không rõ, khi bị cọ xát, kích thích, tình trạng sưng nề có thể tăng lên và màu sắc trở nên tái nhợt. Mỗi tổn thương đơn lẻ của phù Qulncke do dị ứng thường tồn tại trong vòng 72 giờ, biến mất không để lại di chứng.

Một số yếu tố như thay đổi thời tiết, ăn thức ăn tanh, đồ uống có cồn, các yếu tố vật lí như nóng, lạnh, ánh nắng mặt trời, gãi hoặc cọ sát, tì đè, ... mặc dù không phải là nguyên nhân gây bệnh nhưng có thể làm xuất hiện hoặc tăng nặng triệu chứng của phù Quincke do dị ứng.

Khai thác tiền sử của người bệnh có thể phát hiện được mối liên quan giữa sự xuất hiện của phù Quincke và việc tiếp xúc với các yếu tố lạ như thuốc (đặc biệt là các thuốc kháng sinh nhóm beta lactam, sultamid, các thuốc chống viêm giảm đau không steroid và thuốc cản quang), thức ăn (hải sản, trứng, sữa, lạc, ...), nọc côn trùng (kiến, ong), lông súc vật (chó, mèo), các yếu tố vật lí (như nóng, lạnh, ánh nắng), hoá chất, ... Phù Quincke thường xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh, một số ít trường hợp có thể xuất hiện tối cấp trong vòng vài giây.

Khai thác tiền sử dị ứng của bệnh nhân và gia đình người bệnh cũng thường phát hiện được các bệnh dị ứng khác đi kèm như chàm, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hen phế quản, ...

Đặc điểm cận lâm sàng

Test lẩy da với các dị nguyên có thể cho kết quả dưcrng tính với những dị nguyên mà người bệnh mẫn cảm.

Xét nghiệm định lượng IgE đặc hiệu với các dị nguyên nghi ngờ có thể xác định được chính xác loại dị nguyên mà người bệnh mẫn cảm.

Các xét nghiệm máu và nước tiểu thông thường ít có biến đổi ở các bệnh nhân phù Quincke.

Chẩn đoán xác định

Chủ yếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng và hỏi tiền sử bệnh, lưu ý mối liên quan giữa sự xuất hiện của phù Quincke với tiền sử tiếp xúc các yếu tố lạ.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm mô tế bào: thường biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau tại vùng tổn thương, kèm theo có sốt cao, thể trạng nhiễm trùng.

Phù do suy tim: xuất hiện từ từ, kèm theo các biểu hiện khác của suy tim như gan to, tĩnh mạch cổ nổi, khó thở khi gắng sức và khi nằm, tiền sử có mẳc các bệnh tim mạch.

Phù bạch huyết: phù cứng, không ngứa, chỉ có cảm giác đau tức, tập trung ở hai chi dưới, xuất hiện từ từ, gặp ở những người có tiền sử lội ruộng thường xuyên.

Phù do bệnh thận: xuất hiện từ từ trên những bệnh nhân có tiền sử bệnh thận, phù trắng, phù mềm, ấn lõm, xét nghiệm chức năng thận có biến loạn.

Viêm tắc tĩnh mạch: tại vùng tổn thương thường có cảm giác đau tức, da có màu tím đỏ, có thể có đám hoại tử, siêu âm Doppler mạch có thể phát hiện chỗ viêm tắc tĩnh mạch.

Viêm da cơ: thường có nổi ban đỏ ở mặt và thân mình, đau yếu cơ, sốt kéo dài, xét nghiệm có tăng men creatimin kinase (CK).

Điều trị phù mạch do cơ chế dị ứng

Điều trị đặc hiệu

Tránh tiếp xúc hoặc loại bỏ các yếu tố đã được biết gây bệnh hoặc làm nặng bệnh: ngừng dùng thuốc, thức ăn, chuyển chỗ ờ, đổi nghề, tránh nóng, lạnh, ánh nắng mặt trời, ...

Cân nhắc điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu nếu không thể loại bỏ được dị nguyên gây bệnh.

Điều trị triệu chứng

Các nhóm thuốc chủ yếu để kiểm soát triệu chứng gồm: adrenalin (epinephrin), các thuốc kháng histamin và glucocorticoid.

Adrenalin:

Chỉ định: cho tất cả các trường hợp phù Quincke do cơ chế dị ứng có phù nề đường hô hấp hoặc tụt huyết áp.

Liều dùng: 0,3 - 0,5mg tiêm bắp, nhắc lại sau 15-20 phút nếu cần, trường hợp nặng nhắc lại sau 1 -2 phút. Nếu không đáp ứng, tiêm TM 3 - 5ml dung dịch adrenalin 1/10.000 hoặc bơm qua màng nhẫn giáp hoặc nội khí quản. Có thể pha loãng 1 ống adrenalin 1mg với 3ml dung dịch muối sinh lí để khí dung trong các trường hợp có phù nề đường hô hấp trên.

Thuốc kháng histamin H1:

Chỉ định: trong tất cả các trường hợp phù Quincke cấp và mạn tính do cơ chế dị ứng.

Liều lượng, cách dùng: xem bảng.

Bảng. Các thuốc kháng histamin H1 trong điều trị phù mạch dị ứng

Các thuốc kháng histamin H1 trong điều trị phù mạch dị ứng

* NL: người lớn; TE: trẻ em.

Glucocorticoid:

Chỉ định: trong các trường hợp phù mạch cấp và mạn tính để giảm triệu chứng và dự phòng triệu chứng tái lại.

Liều lượng, cách dùng: nên dùng liều trung bình, một đợt ngắn ngày để hạn chế tác dụng phụ. Có thể dùng prednison hoặc prednisolon hoặc methylprednisolon uống 40 - 60mg/ngày (ờ người lớn) hoặc 1mg/kg/ngày (ờ trẻ em) trong 5 -7 ngày.

Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác:

Đặt nội khí quản hoặc mờ khí quản nếu tình trạng phù nề đường hô hấp gây đe doạ tính mạng người bệnh và không đáp ứng với thuốc đơn thuần.

Các chỉ số cần theo dõi

Tình trạng lâm sàng.

Công thức máu (tỉ lệ BC ái toan).

Tốc độ máu lắng.

Nồng độ kháng thể IgE đặc hiệu (nếu có thể).

Tái khám

Phù mạch cấp tính: sau 3-5 ngày.

Phù mạch mạn tính: sau 2- 4 tuần.

Bài viết cùng chuyên mục

Biến chứng bệnh mạch máu ngoại vi đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Để ngăn ngừa các biến chứng vi mô và vĩ mô, như bệnh mạch máu ngoại biên, điều trị tích cực, nhắm mục tiêu, nên được bắt đầu ngay sau khi chẩn đoán

Ngộ độc khí carbon monoxide (CO): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Khí CO là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon, nhiễm phổ biến là sử dụng các nhiên liệu có carbon để đốt ở nơi thông khí

Biến chứng mắt do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đa số bệnh nhân có biến chứng võng mạc, không có triệu chứng, phát hiện sớm, và điều trị kịp thời sẽ giúp phòng ngừa và trì hoãn sự tiến triển của biến chứng này

Bệnh thủy đậu: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Virus thủy đậu tăng cường sự lây nhiễm, bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch vật chủ, chẳng hạn như giảm biểu hiện phức hợp tương hợp mô học chính.

Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn nặng: chẩn đoán và điều trị tích cực

Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn, là bệnh lý nhiễm khuẩn của nhu mô phổi, gây ra tình trạng viêm các phế nang, tiểu phế quản và tổ chức kẽ của phổi

Ung thư tuyến giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Ung thư tuyến giáp, là ung thư của tế bào biểu mô nang giáp, gồm ung thư thể nhú, ung thư thể nang, ung thư thể kém biệt hóa, hoặc từ tế bào cạnh giáp.

Suy hô hấp cấp: chẩn đoán và điều trị cấp cứu ban đầu

Suy hô hấp xảy ra khi các mạch máu nhỏ, bao quanh túi phế nang không thể trao đổi khí, gặp phải các triệu chứng ngay lập tức, do không có đủ oxy trong cơ thể

Biến chứng mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tổn thương động mạch vành tim, ở bệnh nhân đái tháo đường, có thể gặp ở người trẻ tuổi và có thể có những biểu hiện lâm sàng không điển hình

Đái tháo đường: hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đái tháo đường, là tình trạng tăng đường huyết mạn tính, đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và protein.

Suy tuyến yên: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Suy tuyến yên, có thể không có triệu chứng, hoặc xuất hiện liên quan đến thiếu hụt hormon, hoặc tổn thương hàng loạt.

Mày đay: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Mày đay là một dạng tổn thương cơ bản ngoài da, đặc trưng bời sự xuất hiện nhanh của các sẩn phù, ngứa nhiều.

Lupus ban đỏ hệ thống: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Bệnh nhân có thể chỉ co, một vài đặc điểm lâm sàng của lupus ban đỏ hệ thống, có thể giống với các bệnh tự miễn, nhiễm trùng hoặc huyết học khác.

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị tích cực

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, là một biến chứng rất nặng của bệnh đái tháo đường, thường gặp ở người bệnh đái tháo đường typ 2

Hạ đường huyết: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Hạ đường huyết được định nghĩa là đường huyết nhỏ hơn 3 mmol mỗi lít, ở những bệnh nhân nhập viện, nên điều trị đường huyết nhỏ hơn hoặc bằng 4 mmol

Viêm gan virus cấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm gan virus cấp, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, nhất là ở các nước đang phát triển, do các virus viêm gan, gây viêm nhiễm và hoại tử tế bào gan.

Rắn lục cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nọc rắn lục là một phức hợp bao gồm các enzym tiêu protein, acid amin, lipid, các enzym là yếu tố chính thúc đẩy quá trình độc với tế bào, máu và thần kinh

Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Sốc nhiễm khuẩn, là một giai đoạn của quá trình liên tục, bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng

Bướu nhân tuyến giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Nhân giáp là tổn thương dạng khối, khu trú nằm trong tuyến giáp, được phát hiện nhờ cảm nhận của chính bản thân bệnh nhân, hay bác sĩ thăm khám lâm sàng.

Nhiễm trùng do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tụ cầu vàng là cầu khuẩn Gram dương, không di động, không sinh nha bào, đứng riêng lẻ hoặc thành từng đôi. S.aureus có mặt ở khắp nơi, sự lây truyền trực tiếp từ các thương tổn mở hoặc gián tiếp.

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, trong đó màng phế nang mao mạch bị tổn thương cấp tính, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng, không đáp ứng với thở oxy liều cao

Thoái hoá cột sống: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Do cột sống phải chịu đựng nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hoá ở các đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau và tình trạng hư hại phần sụn.

Viêm màng não mủ: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Có nhiều vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ. Tuy nhiên, tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn tùy thuộc vào tuổi cũng như một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng cơ thể.

Tắc động mạch phổi cấp: do bệnh lí huyết khối tắc mạch

Mục tiêu điều trị tắc động mạch phổi cấp, là giảm nhanh sự tắc nghẽn động mạch phổi, bằng cách làm tan huyết khối, phẫu thuật thuyên tắc hoặc phá vỡ cơ học bằng ống thông

Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.

Loãng xương: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chẩn đoán sớm và định lượng mất xương và nguy cơ gãy xương rất quan trọng vì sự sẵn có của các liệu pháp có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược tiến trình của bệnh loãng xương.