Ong đốt: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

2020-03-10 11:55 AM
Việc xử trí sớm, và tích cực ong đốt tập trung vảo việc truyền dịch, tăng cường bài niệu và quyết định kết quả cuối cùng của nhiễm độc

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ong thuộc bộ cánh màng cớ 2 họ chính:

Họ ong vò vẽ bao gồm: ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vàng.

Họ ong mật gồm: ong mật vả ong bầu.

Bộ phận gây độc gồm túi nọc và ngòi nằm ở phần bụng sau của con cái.

Nọc ong có khoảng 40 thành phần bao gồm các enzyme như phospholipase, hyaluronidase, cholinesterase, peptid, melitin, apamin, các amin có hoạt tính sinh học.

Mức độ nặng phụ thuộc vào loại ong, số nốt đốt và vị trí đốt.

Việc xử trí sớm và tích cực tập trung vảo việc truyền dịch, tăng cường bài niệu và quyết định kết quả cuối cùng của nhiễm độc.

Chẩn đoán xác định

Triệu chứng lâm sàng

Tại chỗ:

Biểu hiện: đỏ da, đau, ngứa, phù nề, đưòmg kính một vài cm quanh chỗ đốt.

Đau chói sau vài phút chuyển thành đau rát bỏng, sẩn ngứa, mày đay, cảm giác nóng ran trong vòng vài giờ sau đốt.

Nốt ong châm ở giữa hoại tử trắng, xung quanh có viền đỏ, phù nề, tổn thương trên da tồn tại vài ngày đến vài tuần.

Nếu bị nhiều nốt đốt có thể gây phù nề toàn bộ chi hoặc thân.

Bị đốt vào vùng hầu họng gây phù nề, co thắt thanh quản hầu họng gây khó thở.

Bị đốt vào vùng quanh mắt hoặc mi mắt có thể gây đục màng trước thủy tinh thể, viêm mống mắt, áp xe thủy tinh thể, thủng nhãn cầu, tăng nhãn áp, rối loạn khúc xạ.

Các triệu chứng cục bộ nặng nhất vào 48-72 giờ sau khi bị ong đốt và kéo dài hàng tuần.

Nọc ong châm thẳng vào mạch máu cũng nguy hiểm.

Triệu chứng toàn thân:

Triệu chứng nhiễm độc nọc ong xảy ra khi bị nhiều nốt đốt (10 nốt trở lên). Nếu > 50 nốt, các triệu chứng toàn thân có thể biểu hiện ngay lập tức (rất khó phân biệt với phản vệ) hoặc sau vài ngày. Bao gồm phù lan rộng, cảm giác bỏng da, vã mồ hôi, viêm kết mạc, đau đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, yếu cơ, mệt mỏl, chóng mặt.

Biểu hiện: nõn, tiêu chảy, sốc, hôn mê, tan máu và có Hb niệu, tiêu cơ vân xuất hiện sau 24-48 giờ, suy thận cấp, giảm tiểu cầu.

Nhồi máu cơ tim và hoại tử tế bào gan gặp ở những bệnh nhân tử vong.

Có thể có tan máu, chảy máu nhiều nơi. Lưu ý chảy máu phổi hoặc não. Có thể có rối loạn đông máu kiểu đông máu lan tỏa trong lòng mạch.

Hôn mê và co giật.

Triệu chứng ủ độc nọc ong: thường xảy ra sau khi bị ong đốt vài phút đến vài giờ và tử vong thường xảy ra trong giờ đầu.

Da: đỏ da toàn thân, phù mạch, mày đay, ngứa.

Hô hấp: co thắt phế quản, thở rít, tăng tiết dịch phế quản, phù thanh quản, phù lưỡi và phù đường hô hấp trên gây thiếu oxy. Co thắt, phù thanh môn gây khó thở thanh quản.

Tim mạch: nhịp nhanh, tụt huyết áp, ngất, điện tim thay đổi ST và T.

Tiêu hóa: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng, đầy bụng.

Xét nghiệm đánh giá mức độ nặng và theo dõi diễn biến

Công thức máu.

Sinh hoá: ure, creatinin, điện giải đồ, glucose, CK tăng, CKMB, AST tăng, ALT tăng, bilirubin. sắt huyết thanh, xét nghiệm bilan tan máu.

Tổng phân tích nước tiểu, myoglobin niệu.

Đông máu cơ bản. Khi có tổn thương gan và rối loạn đông máu cần làm đông toàn bộ ít nhắt 1 lần/ngày.

Điện tim.

Xquang tim phổi.

Chẩn đoán phân biệt

Với vết đốt do các loại côn trùng khác

Chẩn đoán biến chứng

Tiêu cơ vân: sưng nề cơ, nước tiểu sẫm màu dần, đỏ và ít dần, CK, men gan tăng, có myoglobin niệu.

Tan máu: nước tiểu đỏ, li tâm máu thấy huyết thanh đỏ, công thức máu thấy hồng cầu giảm, thấy mảnh võ hồng cầu, bilirubin tăng, sắt huyết thanh tăng...

Suy thận cấp: nước tiểu ít dần, thiểu niệu hoặc vô niệu, ure, creatinin máu tăng.

Chảy máu phổi, phù phổi cấp.

Điều trị

Nếu bị sốc phản vệ điều trị theo phác đồ xử trí sốc phản vệ của Bộ Y tế.

Phòng suy thận cấp

Với các bệnh nhân bị dưới 10 nốt đốt, cho bệnh nhân uống nhiều nước, 1500-2000ml nước/ngày, nên dùng Oresol.

Với các bệnh nhân bị trên 10 nốt đốt. Truyền dịch sớm và nhiều ngay từ đầu để hạn chế suy thận.

Tăng cường thải độc bằng phương pháp bài niệu tích cực (xem bài thực hành xử tri ngộ độc cấp).

Lọc máu

Nếu bài niệu, lợi tiểu không kết quả, suy thận, cho chạy thận nhân tạo ngắt quãng.

Nếu bị đốt > 20 nốt và có biểu hiện ngộ độc nọc ong, chỉ định lọc máu càng sớm càng tốt để loại bỏ nọc ong, có thể thận nhân tạo hoặc lọc máu liên tục (CVVH).

Khi có suy gan, suy thận, rối loạn đông máu xét chỉ định thay huyết tương và lọc máu liên tục.

Rối loạn đông máu, thiếu máu, giảm tiểu cầu: truyền huyết tương tươi đông lạnh, hồng cầu khối, tiểu cầu hoặc máu tươi toàn phần, tùy theo tình trạng bệnh nhân.

Suy hô hấp: do phù phổi cấp, chảy máu phổi: thở oxy liều cao, thở máy không xâm nhập CPAP+PS, hoặc đặt nội khí quản, thở máy có PEEP. Lọc máu có rút nước nếu tăng gánh thể tích.

Giảm đau bằng mỡ phenergan bôi tại chỗ 2-3 lần/ngày hoặc Eumovate kem bôi 2 lần/ngày.

Efferalgan codein 0,5g: 3-4 viên/ngày.

Tiêm phòng uốn ván nếu vùng ong đốt bị nhiễm bẩn (SAT 2000 đơn vị tiêm dưới da).

Lấy ngòi ong ra khỏi da bệnh nhân: nếu ong mật đốt, lấy sớm sau khi bị đốt.

Dị ứng nhẹ (mày đay): uống hoặc tiêm kháng histamin, corticoid.

Chú ý: khi bị nhiều nốt đốt nên tiêm ngay adrenalin 0,3-0,5ml dung dịch 1/1000 tiêm bắp hoặc dưới da và diphenhydramin 50mg (vi rất khó phân biệt được là do sốc phản vệ hay độc tố toàn thân). Kết hợp kháng histamin (Pipolphen hoặc Dimedrol).

Phòng bệnh

Với những người có cơ địa dị ứng nhất là đã có tiền sử dị ứng với ong nên chuẩn bị sẵn bơm tiêm nạp sẵn có adrenalin (EpiPen chứa: 0,3mg, EpiPen Jr. chứa 0,15mg) để tiêm dưới da nếu bị ong đốt.

Khi vào rừng không nên xịt nước hoa, trang điểm và mặc quần áo sặc sỡ vì sẽ hấp dẫn ong.

Không chọc phá tổ ong.

Bài viết cùng chuyên mục

Suy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Điều trị thích hợp, và biện pháp phòng ngừa bổ sung, suy tuyến thượng thận có thể có cuộc sống năng động, và có tuổi thọ bình thường.

Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Các bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, hơn so với người khoẻ mạnh do các tổn thương mạch máu, thần kinh làm giảm khả năng tự bảo vệ cơ thể

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị tích cực

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, là một biến chứng rất nặng của bệnh đái tháo đường, thường gặp ở người bệnh đái tháo đường typ 2

Hội chứng tiêu cơ vân cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tiêu cơ vân, là một hội chứng trong đó các tế bào cơ vân bị tổn thương, và huỷ hoại dẫn đến giải phóng một loạt các chất trong tế bào cơ vào máu

Ngộ độc cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức

Ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân, trong vòng vài ba phút đầu tiên, xác định và thực hiện ngay các biện pháp cần tiến hành nhằm bảo đảm tính mạng, và ổn định trạng thái bệnh nhân.

Ngộ độc cấp hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ: điều trị hồi sức tích cực

Thuốc trừ sâu phospho hữu cơ, là một trong hai loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm ức chế cholinesterase, đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp

Cơn đau quặn thận: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Đau bụng xảy ra khi sỏi bị kẹt trong đường tiết niệu, thường là trong niệu quản, sỏi chặn và làm giãn khu vực niệu quản, gây đau dữ dội

Hội chứng Hellp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng Hellp, là bệnh lý sản khoa đặc trưng bời thiếu máu do tan máu, tăng men gan, và giảm tiểu cầu, xuất hiện vào nửa cuối của thời kỳ có thai

Viêm gan tự miễn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm gan tự miễn, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và ở tất cả các nhóm dân tộc, nhưng nó xảy ra chủ yếu ở phụ nữ.

Biến chứng thận do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng thận, do đái tháo đường chiếm gần 50 phần trăm các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

Viêm não Herpes simplex: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm não do virus Herpes simplex, là bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, xuất hiện tản phát không mang tính chất mùa.

Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực

Tràn khí màng phổi là một biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong, ở bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo

Cường cận giáp tiên phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Yếu, mệt, khát nước, tiểu nhiều, chán ăn, sụt cân, táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng do viêm tụy cấp, nhược cơ.

Đái tháo nhạt: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh thường khởi phát ở tuổi thanh niên, nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân của bệnh đái tháo nhạt rất phức tạp.

Mày đay: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Mày đay là một dạng tổn thương cơ bản ngoài da, đặc trưng bời sự xuất hiện nhanh của các sẩn phù, ngứa nhiều.

Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Các nguyên nhân, gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, thường do các ấu trùng của các loài giun sán gây nên.

Ngộ độc cấp ethanol (rượu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Con đường chính của quá trình chuyển hóa ethanol xảy ra ở gan thông qua alcohol dehydrogenase, các mô khác đóng góp

Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.

Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn nặng: chẩn đoán và điều trị tích cực

Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn, là bệnh lý nhiễm khuẩn của nhu mô phổi, gây ra tình trạng viêm các phế nang, tiểu phế quản và tổ chức kẽ của phổi

Suy giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Suy giáp, là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đầy đủ, so với nhu cầu của cơ thể.

Viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Cần nghĩ đến viêm màng não do nấm Cryptococcus, ở bệnh nhân có viêm kéo dài, chỉ định các xét nghiệm phù hợp, để khẳng định chẩn đoán.

Hạ natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hạ natri máu, là một rối loạn nướ điện giải, nồng độ natri trong máu hạ gây nên tình trạng giảm áp lực thẩm thấu ngoài tế bào, dẫn tới thừa nước trong tế bào

Cơn nhược cơ nặng: chẩn đoán và điều trị tích cực

Có thể điều trị nhược cơ hiệu quả, bằng các liệu pháp bao gồm thuốc kháng cholinesterase, liệu pháp điều hòa miễn dịch nhanh, thuốc ức chế miễn dịch và phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức

Đái tháo đường: hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đái tháo đường, là tình trạng tăng đường huyết mạn tính, đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và protein.

Rắn cạp nia cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nọc độc của rắn cạp nia bao gồm các protein, enzym tác động cả ở tiền và hậu xynap gây liệt cơ, peptid lợi niệu natri có tác dụng ức chế hấp thu natri tại ống thận