- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Ngộ độc mật cá trắm: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Ngộ độc mật cá trắm: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thường là ngộ độc mật cá trắm hoặc cá trôi, cá chép xảy ra khi người dân cho rằng uống mật cá để chữa một số bệnh hoặc để tăng cường sức khỏe. Người dân thường nuốt sống cả túi mật với nước, rượu hoặc trộn với rượu, mật ong. Cá càng to thì mức độ ngộ độc càng nặng.
Độc tố chính là một alcohol độc có 27C gọi là 5-a cyprinol.
Chẩn đoán xác định
Hỏi bệnh
Bệnh nhân có uống mật cá.
Triệu chứng lâm sàng
Rối loạn tiêu hoá:
Là các biểu hiện đầu tiên, 2-3 giờ sau khi nuốt mật, xuất hiện:
Buồn nôn, nôn.
Đau bụng dữ dội.
Sau đó, tiêu chảy, đôi khi có chảy máu.
Đồng thời có các dấu hiệu toàn thân: bệnh nhân rất mệt, đau toàn thân, nằm liệt giường, chóng mặt, toát mồ hôi, đái ít.
Suy thận cấp:
Các dấu hiệu suy thận cấp xuất hiện rất sớm, ngay sau khi có rối loạn tiêu hoá, bệnh nhân bắt đầu đái ít rồi chuyển sang vô niệu sau 1-2 ngày, có khi vô niệu sau 6-8 giờ.
Nếu nhộ độc nhẹ: sang ngày thứ ba, thứ tư, nước tiểu xuất hiện mỗi ngày một nhiều. Suy thận cấp thể thiểu niệu đã chuyển thành thể còn nước tiểu và bệnh nhân may mắn có thể khỏi được không cần các biện pháp xử trí đặc biệt.
Nếu ngộ độc nặng: các dấu hiệu của suy thận cấp mỗi ngày một nặng, ure, Creatinin, kali máu tăng dần. Rối loạn nước, điện giải: từ trạng thái giảm thể tích ban đầu chuyển sang thừa dịch, tăng cân, phù, hạ Na máu. Toan chuyển hóa. Nếu bệnh nhân không tử vong, giai đoạn vô niệu có thể kéo dài 1-2 tuần sau đó chuyển sang đái nhiều, chức năng thận phục hồi dần.
Viêm gan cấp:
Có thể kín đáo hoặc rõ.
Da và niêm mặc mắt vàng dần, gan to.
Ít khi có suy gan cấp.
Xét nghiệm máu: ure, Creatinin máu tăng, bilirubin tăng (chủ yếu trực tiếp), tăng AST, ALT tăng hạ Kali (ban đầu), tăng kali máu (khi suy thận), Na hạ.
Chẩn đoán phân biệt
Đau bụng ngoại khoa.
Ngộ độc thức ăn.
Chẩn đoán biến chứng
Phù phổi cấp.
Rối loạn nước điện giải.
Toan chuyển hóa.
Xét nghiệm, thăm dò cần làm
Công thức máu.
Sinh hoá: ure, Creatinin, điện giải đồ, đường, CK, CKMB, AST, ALT, GGT, phosphatase kiềm, bilirubin toàn phần, trực tiếp, gián tiếp.
Nếu có tồn thương gan: làm thêm bilan viêm gan virus.
Khí máu động mạch.
Điện giải niệu.
Điện tim, siêu âm ổ bụng.
Xquang tim phổi.
Điều trị
Gây nôn: nếu mới uống trong vòng vài giờ đầu, trước khi đến viện.
Rửa dạ dày: nếu bệnh nhân mới uống mật cá trong vòng vài giờ đầu, bệnh nhân nôn ít, chỉ cần rửa 2-3 lít.
Than hoạt: bệnh nhân đến trong vòng 6 giờ đầu, sau khi gây nôn hoặc rửa dạ dày.
Bài niệu tích cực:
+ Bệnh nhân đến viện trong 24 giờ đầu, làm càng sớm, càng khẩn trương càng hiệu quả, đặc biệt trong vài giờ đầu.
+ Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, truyền dịch natri clorua 0,9%, glucose 5%, ringer lactate, đảm bảo áp lực tĩnh mạch trung tâm 5-10 cm nước, theo dõi nước tiểu và cho lợi tiểu tĩnh mạch (furosemid) để đảm bảo khoảng 200ml/giờ.
+ Furosemid (tiêm tĩnh mạch): khởi đầu 20-40mg, sau 1 giờ nước tiểu không đạt thì tăng lên 40-80mg, nếu sau 1 giờ tiếp không đạt dùng 100-200mg/lần. Liều tối đa với người lớn 200ũmg/24 giờ.
+ Ngừng bài niệu tích cực nếu áp lực tĩnh mạch trung tâm > 12cm nước, không đáp ứng với lợi tiểu, bài niệu tích cực được 48-72 giờ.
Thận nhân tạo: nếu suy thận không đáp ứng với lợi tiểu, ure, Creatinin tăng cao, tăng gánh thể tích, rối loạn điện giải, nhiễm toan chuyển hóa.
Rối loạn điện giải: điều chình theo điện giải máu, bằng thuốc hoặc thận nhân tạo.
Giảm tiết dịch vị: ranitidine, Omeprazol, pantoprazol, esomeprazol, tiêm tĩnh mạch.
Bọc niêm mạc dạ dày: Gastropulgite, Phosphalugel...
Viêm gan: không dùng các thuốc có hại cho gan, có thể dùng biphenyl-dimethyl-dicarboxylate (Fortec), 25mg, uống 4 viên/ngày.
Điều trị các triệu chứng khác theo tình trạng bệnh nhân.
Phòng bệnh
Tuyên truyền giáo dục người dân không uống các loại mật cá.
Bài viết cùng chuyên mục
Lỵ trực khuẩn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Lỵ trực khuẩn Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.
Đái tháo đường: hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đái tháo đường, là tình trạng tăng đường huyết mạn tính, đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và protein.
Đau ngực cấp: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Đau ngực cấp phổ biến nhất ở khoa cấp cứu, đánh giá ngay lập tức là bắt buộc, để đảm bảo chăm sóc thích hợp, không có hướng dẫn chính thức về đau ngực có nguy cơ thấp
Loét bàn chân do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Do sự kết hợp của nhiều yếu tố như biến chứng thần kinh, mạch máu làm giảm tưới máu, chậm liền vết thương, tăng áp lực quá mức vùng bàn chân, chấn thương, nhiễm trùng
Viêm phổi liên quan đến thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực
Viêm phổi liên quan đến thở máy, là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện nặng nhất, và thường gặp nhất trong tất cả các loại nhiễm trùng bệnh viện
Tăng áp lực nội sọ: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Tăng áp lực nội sọ, cần phải được chẩn đoán sớm và xử trí tích cực vì có nguy cơ gây tụt não rất nhanh, là một biến chứng gây tử vong, hoặc tổn thương không hồi phục
Viêm khớp thiếu niên tự phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Tùy theo mỗi thể bệnh mà có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau, ở tất cả các thể, trong đợt tiến triển thường có tình trạng viêm khớp về lâm sàng và xét nghiệm.
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, trong đó màng phế nang mao mạch bị tổn thương cấp tính, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng, không đáp ứng với thở oxy liều cao
Viêm màng não mủ: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Có nhiều vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ. Tuy nhiên, tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn tùy thuộc vào tuổi cũng như một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng cơ thể.
Ngộ độc Nereistoxin (thuốc trừ sâu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Nếu không được cấp cứu khẩn trương, ngộ độc Nereistoxin, bệnh nhân sẽ nhanh chóng tử vong hoặc chuyển sang giai đoạn sốc không hồi phục, nhiễm toan, suy thận cấp
Ngừng tuần hoàn: cấp cứu nâng cao
Cấp cứu cơ bản ngay lập tức là rất quan trọng để điều trị ngừng tim đột ngột, duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng, cho đến khi có chăm sóc nâng cao
Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau, biểu hiện giống như viêm tuyến giáp sau sinh, nhưng xảy ra không liên quan đến sinh đẻ.
Viêm não Herpes simplex: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm não do virus Herpes simplex, là bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, xuất hiện tản phát không mang tính chất mùa.
Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Sốc nhiễm khuẩn, là một giai đoạn của quá trình liên tục, bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng
Viêm quanh khớp vai: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Chẩn đoán viêm quanh khớp vai chủ yếu dựa vào lâm sàng ấn đau chói tại chỗ các vị trí tương ứng của gân như đầu dài gân nhị đầu, điểm bám gân trên gai, gân dưới gai, kết hợp cận lâm sàng mà chủ yếu là siêu âm phần mềm quanh khớp vai.
Ung thư tuyến giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Ung thư tuyến giáp, là ung thư của tế bào biểu mô nang giáp, gồm ung thư thể nhú, ung thư thể nang, ung thư thể kém biệt hóa, hoặc từ tế bào cạnh giáp.
Viêm tuyến giáp bán cấp có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Cần chẩn đoán phân biệt, tình trạng nhiễm độc giáp trong viêm tuyến giáp bán cấp với bệnh Basedow, tuyến giáp to có tiếng thổi, ấn không đau.
Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị ban đầu
Nhiễm trùng huyết là hội chứng lâm sàng, có các bất thường về sinh lý, sinh học và sinh hóa gây, và phản ứng viêm xảy ra có thể dẫn đến rối loạn chức năng cơ quan và tử vong
Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột natri fluoroacetat và fluoroacetamid
Fluoroacetat gây độc bằng ửc chế chu trình Krebs, làm giảm chuyển hóa glucose, ức chế hô hấp của tế bảo, mất dự trữ năng lượng gây chết tế bào
Bệnh uốn ván: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Ngoại độc tố uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây nên biểu hiện lâm sàng của bệnh là cứng hàm, co cứng cơ liên tục, các cơn giật cứng toàn thân và nhiều biến chứng khác gây tử vong.
Nấm Candida: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Nấm Candida gây bệnh ở người chủ yếu là Candida albicans, loại nấm cộng sinh, thường cư trú ở da, niêm mạc miệng, ruột, âm đạo.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị tích cực
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, là một biến chứng rất nặng của bệnh đái tháo đường, thường gặp ở người bệnh đái tháo đường typ 2
Viêm tuyến giáp sinh mủ có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm tuyến giáp nhiễm khuẩn rất hiếm gặp, nguyên nhân do vi khuẩn, do nấm hoăc ki sinh trùng gây ra, thường xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi.
Tăng calci máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Trong số tất cả các nguyên nhân gây tăng canxi máu, cường cận giáp nguyên phát, và ác tính là phổ biến nhất, chiếm hơn 90 phần trăm các trường hợp.
Ngộ độc rotundin: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Là thuốc có độ an toàn cao, tuy nhiên nếu uống quá liều có thể gây nhiều biến chứng, khi bệnh nhân uống 300mg trong 24 giờ, đã gây ra những biến đổi về điện tim