Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột loại muối phosphua kẽm và phosphua nhôm

2020-03-05 12:48 PM
Phosphua kẽm, phosphua nhôm là các muối có gắn gốc phosphua, gặp nước, và acid clohidric của dạ dày, sẽ xảy ra phản ứng hóa học sinh ra khí phosphin

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Kẽm photphua (Zn2 P2) đã được sử dụng trong sinh học diệt chuột. Các sản phẩm thương mại thường có sẵn trong bột màu xám đậm hoặc viên. Nó thường được sử dụng sai mục đích cho mục đích tự tử và chiếm khoảng 2,6% tỷ lệ tử vong do ngộ độc. Người ta thấy rằng sau khi uống photphua kim loại, phốt phát (PH3), hoạt chất trong thành phần, sẽ giải phóng khi tiếp xúc với độ ẩm hoặc axit hydrochloric trong dạ dày.

Phosphua kẽm, phosphua nhôm là các muối có gắn gốc phosphua. Gặp nước (và acid clohidric của dạ dày) sẽ xảy ra phản ứng hóa học sinh ra khí phosphin. Triệu chứng ngộ độc chủ yếu do độc tính của khí phosphin. Khí không màu, nặng hơn không khí, có mùi giống mùi tỏi hoặc cá chết.

Liều gây độc: liều tử vong đã thấy ở người > 4 gam phosphua kẽm hoặc >0,5 gam phosphua nhôm.

Chẩn đoán xác định

Dựa vào khai thác bệnh sử, thăm khám lâm sàng và xét nghiệm.

Hỏi bệnh

Nguyên nhân và hoàn cảnh ngộ độc. Thời gian tiếp xúc và thời gian tiếp xúc lần cuối, chẩn đoán và xử trí tại cơ sờ, diễn biến đến khi vào viện.

Đặc điểm hóa chất: hóa chất dạng bột (đựng trong gói) hoặc viên (đựng trong lọ nhôm) màu đen hoặc xám tro, có mùi cá chết hoặc tỏi, tên thương phẩm FOKEBA , ZINPHOS...

Yêu cầu người nhà mang tang vật đến: vỏ bao bì, lọ hoá chất.

Triệu chứng

Các triệu chứng tiêu hoá xuất hiện sớm sau khi uống, tuy nhiên các triệu chứng toàn thân có thể xuất hiện sau vài giờ.

Ngộ độc qua đường tiêu hoá là chính. Tiếp xúc qua da, niêm mạc có thể gây kích ứng tại chỗ.

Tiêu hoá: buồn nôn, cảm giác nóng bỏng sau xương ức, nôn nhiều dịch dạ dày, đau bụng, tiêu chảy, viêm dạ dày-thực quản xuất huyết, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy cấp. Dịch dạ dày có thể có mùi tỏi hoặc mùi cá chết và màu đen nếu bệnh nhân uống nhiều.

Tim mạch:

+ Tụt huyết áp, sốc là biểu hiện chính, thường xuất hiện trong vòng 6 giờ đầu, sốc không đáp ứng với các biện pháp điều trị báo hiệu tiên lượng xấu. Tăng tính thấm thành mạch.

+ Loạn nhịp tim, có thể gặp nhiều loại loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, rối loạn tái cực, thiếu máu cơ tim, suy tim cấp, tràn dịch màng ngoài tlm (dấu hiệu xấu), nhồi màu dưới nội tâm mạc. Cơ tim bị viêm, suy tim ứ huyết.

Hô hấp: thở nhanh, tím, ran ẩm, ran nổ hai phổi, phù phổi cấp, có thể do tim (tổn thương cơ tim, suy tim cấp), không do tim (tổn thương thành mạch, tổn thương phổi) hoặc do cả hai, ARDS.

Thần kinh: đau đầu, mệt, chóng mặt, mất điều hoà, song thị, dị cảm, kích thích vật vã, co giật, hôn mê.

Chuyển hoá:

+ Nhiễm toan chuyển hoá: rất thường gặp, do bản thân ngộ độc và do sốc, làm nặng thêm sốc. Bệnh nhân biểu hiện thở nhanh và sâu.

+ Hạ đường máu, dễ gặp hơn nếu có hạ calci, magnesi đồng thời.

+ Hạ magnesi máu: dễ xuất hiện loạn nhịp tim hơn và nặng nề hơn, hạ magnesi kết hợp loạn nhịp tim là dấu hiệu xấu.

+ Kali máu: hạ kali máu do nôn, tiêu chảy, tăng kali máu do nhiễm toan chuyển hoá hoặc suy thận.

+ Hạ calci máu: thường gặp hơn với phosphua kẽm, có thể thứ phát sau hạ magnesi máu.

+ Suy tuyến thượng thận: do tổn thương tuyến này, thường trong trường hợp nặng, góp phần làm tụt huyết áp đáp ứng kém với các biện pháp điều trị.

+ Tăng phosphat máu, tăng magnesi máu: ít gặp hơn.

Suy thận cấp: do sốc, do hoại tử ống thận.

Viêm gan: thường xuất hiện muộn, là một nguyên nhân tử vong muộn, tồn thương hoại tử trung tâm tiểu thùy.

Tan máu: có thể gặp ở cả người có G6PD bình thường.

Methemoglobin máu: có thể gặp, biểu hiện tím, SpO2 thấp, PaO2 bình thường hoặc tăng, không đáp ứng với thở oxy. Xác định bằng cách dùng co-oxymetry, đo nồng độ methemoglobin máu.

Tiêu cơ vân.

Xét nghiệm độc chất

Xét nghiệm độc chất nhanh: dùng miếng giấy có thấm nitrat bạc 0,1N, dịch dạ dày hoặc hơi thở của bệnh nhân nếu có phosphln sẽ làm miếng giấy này chuyển màu đen.

Bán định lượng phosphine: cũng theo nguyên lí trên và sau đó theo phương pháp so màu.

Sắc ki khí: có độ nhạy và đặc hiệu cao, có thể phát hiện phosphin trong khí thở với nồng độ rất thấp.

Chẩn đoán phân biệt

Ngộ độc các hoá chất diệt chuột khác:

Loại kháng vitamin K (triệu chứng xuất hiện muộn, ban đầu không triệu chứng, sau 2-3 ngày chảy máu trên lâm sàng, xét nghiệm PT% giảm, INR > 5).

Nhóm tluoroacetat (mẫu độc chất, xuất hiện rất nhanh sau uống, nổi bật là co giật, tăng trương lực cơ, rối loạn nhịp tim, toan chuyển hóa nhẹ hơn, suy thận, không có viêm gan).

Đau bụng do các nguyên nhân khác: tắc ruột, viêm tụy cấp...

Chẩn đoán biến chứng

Suy tim cấp, loạn nhịp tim, phù phổi cấp.

Thủng tạng rỗng.

Suy gan, suy thận.

Cận lâm sàng

Điện tim 12 chuyển đạo, monitor theo dõi nhịp tim.

Sinh hoá máu: ure, creatinin, đường máu, Na, K, Cl, calci, magnesi, GOT, GPT, bilirubin, CPK, CK-MB, khí máu động mạch, methemoglobln máu, các xét nghiệm về tan máu.

Huyết học: công thức máu, prothrombin (INR).

Nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu, hemoglobin, myoglobin.

Xquang phổi, siêu âm tim (nếu có thể).

Xét nghiệm độc chất (như trên).

Điều trị

Ngộ độc phosphua có triệu chứng rõ, bệnh nhân uống nhiều, cần được điều trị tại cơ sở hồi sức tốt.

Tẩy độc

Gây nôn: nếu bệnh nhân mới uống trong vòng 1 giờ, còn tỉnh và hợp tác. Cho bệnh nhân uống nước, sau đó gây nôn bằng biện pháp cơ học, không dùng thuốc gây nôn.

Rửa dạ dày (cần kết hợp hút dẫn lưu khí phosphin sinh ra trong quá trình rửa):

+ Nếu bệnh nhân mới uống chất độc trong vòng 6 giờ, tiến hành sau khi các tình trạng nặng của bệnh nhân đã được ổn định: ví dụ hôn mê cần phải được đặt nội khí quản và bơm bóng chèn của ống nội khí quản, bệnh nhân suy hô hấp cần được cấp cứu hô hấp trước, co giật cần được cắt cơn co giật và hỗ trợ hô hấp nếu cần, tụt huyết áp, loạn nhịp tim cần được cấp cứu trước...

+ Rửa 3-5 lít, nước rửa nên pha than hoạt 5-10g/lít, trước khi cho nước vào cần hút bớt hơi và dịch dạ dày trước, trong và sau khi rửa cũng nên hút nhẹ để dẫn lưu khí phosphin.

Than hoạt: 1 gam/kg cân nặng, kết hợp sorbitol liều gấp đôi.

Điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ

Cấp cứu, hồi sức tuần hoàn, hô hấp đóng vai trò rất quan trọng.

Tụt huyết áp:

+ Có thể truyền natri clorua 0,9%, kết hợp dung dịch keo như Haesteril 6%, albumin, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm vả truyền dịch theo áp lực tĩnh mạch trung tâm. Theo dõi sát khi truyền dịch để tránh phù phổi cấp. Dùng thuốc vận mạch, có thể dopamin, dobutamin, noradrenalin, adrenalin hoặc kết hợp 2, 3 hoặc tất cả các thuốc.

+ Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm hoặc catheter Swan Ganz (nếu có điều kiện) theo dõi huyết động.

+ Corticoid: tuyến thượng thận có thể bị tổn thương. Hydrocortison, tiêm tĩnh mạch 400mg/lần, 4-6 lần/ngày hoặc dexamethason tiêm tĩnh mạch 4mg/lần, 6 lần/ngày.

+ Bơm bóng chèn động mạch chủ: khi sốc không đáp ứng với tất cả các biện pháp điều trị.

Chống nhiễm toan: khi pH < 7,3 thì truyền bicarbonat (cần chú ý tránh hạ kali máu vì bệnh nhân ban đầu thường có hạ kali do nôn, tiêu chảy) hay lọc máu.

Suy hô hấp:

+ Thở oxy, hoặc bóp bóng mask, đặt nội khí quản bóp bóng hoặc thở máy tùy theo mức độ.

+ Chống co thắt phế quản: dùng thuốc chống co thắt phế quản.

+ Phù phổi cấp: hỗ trợ hô hấp tùy theo mức độ. Nếu phù phổi do tim có thể dùng trợ tim (an toàn và phù hợp hơn cả là dobutamin), lợi tiểu. Có thể phải đặt nội khí quản và bóp bóng hoặc thở máy. Có thể thông khí nhân tạo với áp lực dương liên tục (CPAP hoặc PEEP) nếu huyết áp ổn định.

Loạn nhịp tim:

+ Điều trị tùy theo loạn nhịp cụ thể: dùng atropin tĩnh mạch nếu nhịp chậm, Xylocain tĩnh mạch nếu ngoại tâm thu...

+ Magnesi Sulfat: có tác dụng ổn định màng tế bào cơ tim, có thể dùng kết hợp với các thuốc chữa loạn nhịp khác. Ban đầu truyền tĩnh mạch 2 gam trong 30 phút, sau đó truyền 5 gam trong 12 giở sau.

Có thể cần phải dùng liều nhắc lại để duy trì nồng độ magnesl máu. Nồng độ magnesi máu cần được đưa về bình thường nhanh chóng.

+ Đặt máy tạo nhịp nếu cần.

Co giật, kích thích vật vã: nếu bệnh nhân đang co giật cần cắt cơn co giật bằng các thuốc tiêm tĩnh mạch kết hợp đảm bảo hô hấp tùy theo mức độ, có thể diazepam, tiêm tĩnh mạch 10mg/lần, nhắc lại sau 10 phút nếu không hết co giật, có thể nhắc lại 3-5 lần, nếu dùng diazepam không đỡ thì dùng phénobarbital, tiêm tĩnh mạch chậm, có thể nhắc lại nhiều lần nếu cần. Cuối cùng, nếu bệnh nhân vẫn không hết có giật thì gây mê, có thể cần kết hợp giãn cơ. Bệnh nhân hiện không có co giật nhưng co phản xạ gân xương tăng thì tiêm bắp diazepam.

Suy thận:

+ Điều trị tích cực sốc, đảm bảo huyết áp, đảm bảo lưu lượng nước tiểu.

+ Điều trị suy thận cấp theo các biện pháp thường quy.

Suy gan: điều trị theo các biện pháp thường quy.

Nước điện giải:

+ Bù đủ dịch.

+ Kali máu: điều trị tăng hoặc giảm kali máu theo các biện pháp thường quy để tránh nặng thêm các loạn nhịp tim.

+ Điều trị hạ calci máu.

+ Điều chỉnh hạ magie máu.

Các bệnh nhân nhiễm toan nặng, rối loạn nước điện giải khó điều trị, suy thận, huyết động không ổn định: lọc máu liên tục (CVVH).

Tổn thương dạ dày do viêm, loét: có thể dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (ví dụ: Phosphalugel, Gastropulgit...), thuốc giảm tiết dịch vị (ví dụ: Omeprazol, ranitidln...).

Dinh dưỡng đầy đủ, tránh hạ đường máu.

Phòng bệnh

Bảo quản, lưu giữ hóa chất cẩn thận.

Không đóng gói, viên ở dạng có hàm lượng lớn. Dạng gói phosphua kẽm (Fokeba) hiện nay chứa 0,4g/gói tỏ ra góp phần tránh được ngộ độc cho nhiều bệnh nhân.

Khám và điều trị chuyên khoa tâm thần cho bệnh nhân tự sát giúp tránh ngộ độc tái diễn.

Bài viết cùng chuyên mục

Biến chứng bệnh mạch máu ngoại vi đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Để ngăn ngừa các biến chứng vi mô và vĩ mô, như bệnh mạch máu ngoại biên, điều trị tích cực, nhắm mục tiêu, nên được bắt đầu ngay sau khi chẩn đoán

U tủy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa

U tủy thượng thận, là loại khối u của tủy thượng thận tiết ra các cathecholamin, gồm adrenalin, và hoặc noradrenalin, hiếm gặp hơn là tiết dopamin.

Viêm tuyến giáp bán cấp có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Cần chẩn đoán phân biệt, tình trạng nhiễm độc giáp trong viêm tuyến giáp bán cấp với bệnh Basedow, tuyến giáp to có tiếng thổi, ấn không đau.

Hạ đường huyết: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Hạ đường huyết được định nghĩa là đường huyết nhỏ hơn 3 mmol mỗi lít, ở những bệnh nhân nhập viện, nên điều trị đường huyết nhỏ hơn hoặc bằng 4 mmol

Suy hô hấp cấp: chẩn đoán và điều trị cấp cứu ban đầu

Suy hô hấp xảy ra khi các mạch máu nhỏ, bao quanh túi phế nang không thể trao đổi khí, gặp phải các triệu chứng ngay lập tức, do không có đủ oxy trong cơ thể

Loãng xương: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chẩn đoán sớm và định lượng mất xương và nguy cơ gãy xương rất quan trọng vì sự sẵn có của các liệu pháp có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược tiến trình của bệnh loãng xương.

Tăng calci máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Trong số tất cả các nguyên nhân gây tăng canxi máu, cường cận giáp nguyên phát, và ác tính là phổ biến nhất, chiếm hơn 90 phần trăm các trường hợp.

Đái tháo nhạt: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh thường khởi phát ở tuổi thanh niên, nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân của bệnh đái tháo nhạt rất phức tạp.

Rắn cạp nia cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nọc độc của rắn cạp nia bao gồm các protein, enzym tác động cả ở tiền và hậu xynap gây liệt cơ, peptid lợi niệu natri có tác dụng ức chế hấp thu natri tại ống thận

Đột quỵ: chẩn đoán và xử trí cấp cứu trong 3 giờ đầu

Đột quỵ cấp tính, là một vấn đề có thể điều trị khi đảm bảo khẩn cấp chuyên khoa, điều trị bằng thuốc, và chăm sóc đều ảnh hưởng đến sự sống còn và phục hồi

Bệnh do nấm Penicillium marneffei: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh do nấm Penidllium, có biểu hiện lâm sàng đa dạng, với các tổn thương trên da, sốt kéo dài, hạch to, gan lách to, thiếu máu.

Đau cột sống thắt lưng: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đau cột sống thắt lưng là nguyên nhân làm giảm khả năng lao động ở tuổi dưới 45 và chi phí của bản thân cũng như chi phí xã hội trong điều trị rất tốn kém.

Ngộ độc cấp hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ: điều trị hồi sức tích cực

Thuốc trừ sâu phospho hữu cơ, là một trong hai loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm ức chế cholinesterase, đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp

Bệnh gút: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hoá các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu. Tình trạng viêm khớp trong bệnh gút là do sự lắng đọng các tinh thể monosodium urat trong dịch khớp hoặc mô.

Suy giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Suy giáp, là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đầy đủ, so với nhu cầu của cơ thể.

Cường cận giáp tiên phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Yếu, mệt, khát nước, tiểu nhiều, chán ăn, sụt cân, táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng do viêm tụy cấp, nhược cơ.

Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Các bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, hơn so với người khoẻ mạnh do các tổn thương mạch máu, thần kinh làm giảm khả năng tự bảo vệ cơ thể

Đau ngực cấp: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Đau ngực cấp phổ biến nhất ở khoa cấp cứu, đánh giá ngay lập tức là bắt buộc, để đảm bảo chăm sóc thích hợp, không có hướng dẫn chính thức về đau ngực có nguy cơ thấp

Nấm Candida: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Nấm Candida gây bệnh ở người chủ yếu là Candida albicans, loại nấm cộng sinh, thường cư trú ở da, niêm mạc miệng, ruột, âm đạo.

Tăng áp lực nội sọ: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tăng áp lực nội sọ, cần phải được chẩn đoán sớm và xử trí tích cực vì có nguy cơ gây tụt não rất nhanh, là một biến chứng gây tử vong, hoặc tổn thương không hồi phục

Tăng kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mức độ khẩn cấp của điều trị tăng kali máu thay đổi, theo sự hiện diện hoặc vắng mặt của các triệu chứng, và dấu hiệu liên quan đến tăng kali máu.

Hội chứng Cushing: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tăng cân là triệu chứng đầu tiên, mặt tròn như mặt trăng, da ừng đỏ, gáy có bướu mỡ, rối loạn phân bố mỡ, mỡ tập trung ở mặt, cổ.

Suy cận giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chức năng chủ yếu của tuyến cận giáp, là cân bằng nồng độ calci máu, suy cận giáp gây hạ calci máu biểu hiện triệu chứng thần kinh cơ.

Hội chứng Hellp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng Hellp, là bệnh lý sản khoa đặc trưng bời thiếu máu do tan máu, tăng men gan, và giảm tiểu cầu, xuất hiện vào nửa cuối của thời kỳ có thai

Ngộ độc khí carbon monoxide (CO): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Khí CO là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon, nhiễm phổ biến là sử dụng các nhiên liệu có carbon để đốt ở nơi thông khí