Ngộ độc cấp ethanol (rượu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

2020-03-01 11:19 PM

Con đường chính của quá trình chuyển hóa ethanol xảy ra ở gan thông qua alcohol dehydrogenase, các mô khác đóng góp

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hai phần ba người trưởng thành sử dụng đồ uống có chứa ethanol (rượu ethyl), và lượng ethanol vừa phải dường như làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và các bệnh tim khác. Tuy nhiên, có tới 10 phần trăm người trưởng thành lạm dụng ethanol và nhiễm độc ethanol cấp tính trên toàn thế giới có liên quan đến nhiều biến chứng, bao gồm tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, giết người và tự tử. Tử vong do ngộ độc rượu vẫn là mối quan tâm chính.

Ethanol (CH 3 CH 2 OH) là một loại rượu tan trong nước, nhanh chóng đi qua màng tế bào. Hấp thu ethanol xảy ra thông qua hệ thống tiêu hóa, chủ yếu ở tá tràng và phần còn lại của ruột non (khoảng 80 phần trăm) và dạ dày (khoảng 20 phần trăm). Khi dạ dày trống rỗng, nồng độ ethanol trong máu cao nhất đạt được trong khoảng từ 30 đến 90 phút sau khi uống. Không có dữ liệu về sự hấp thụ của rượu bột có thể khác với dạng lỏng của nó, nhưng có lẽ sự hấp thụ là tương tự nhau.

Con đường chính của quá trình chuyển hóa ethanol xảy ra ở gan thông qua alcohol dehydrogenase. Mặc dù phần lớn chuyển hóa ethanol là gan, các mô khác đóng góp. Alcohol dehydrogenase cũng nằm trong niêm mạc dạ dày. Enzyme được tìm thấy với số lượng giảm ở phụ nữ. Ít chuyển hóa lần đầu, kết hợp với khối lượng phân phối nhỏ hơn, có thể giải thích tính dễ bị tổn thương của phụ nữ đối với các biến chứng cấp tính của nhiễm độc rượu.

Ngộ độc rượu cấp có thể gây hôn mê, suy hô hấp, độ nặng và tỉ lệ tử vong lại thường liên quan đến các các tai nạn, chấn thương, tội phạm, hạ đường huyết. Ngộ độc rượu cấp làm cho bệnh nhân dễ bị chấn thương và đánh giá bệnh nhân khó hơn.

Cần loại trừ ngộ độc các rượu khác và ethylen glycol (đặc biệt methanol và ethylen glycol).

Chẩn đoán xác định

Hỏi bệnh

Có uống rượu.

Triệu chứng lâm sàng

Hơi thở có mùi rượu (có thể không thấy).

Thần kinh: biểu hiện rối loạn ý thức với nhiều mức độ khác nhau từ kích thích, rối loạn hành vi, cảm xúc đến chậm chạm, sững sờ, hôn mê.

Hô hấp: ức chế hô hấp, giảm thông khí phế nang, ứ đọng, nguy cơ bị viêm phổi do sặc.

Tim mạch: hạ huyết áp, trụy tim mạch.

Thận: có thể suy thận cấp do tiêu cơ vân.

Hạ đường huyết, hạ thân nhiệt.

Biến chứng

Hôn mê nhiễm toan chuyển hóa: toan ceton, toan lactic.

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.

Chấn thương kèm theo, cần đặc biệt chú ý chấn thương sọ não và chấn thương cột sống cổ.

Xét nghiệm

Áp lực thẩm thấu máu (ALTT): tăng (ước tính và đo trên máy).

Khoảng trống thẩm thấu = Áp lực thẩm thấu đo được - Áp lực thẩm thấu ước tính, bình thường thấp hơn 20.

Áp lực thẩm thấu ước tính = Ure + glucose + 2 x Na máu

Định lượng nồng độ ethanol trong máu hoặc hơi thở, có thể phải đồng thời tìm và định lượng nồng độ các rượu khác và glycol nếu nghi ngờ ngộ độc nhiều loại rượu và glycol cùng lúc.

Ước tính nồng độ ethanol trong máu (mg/dl) = 4,6 x khoảng trống áp lực thẩm thấu, chỉ áp dụng khi chắc chắn ngộ độc ethanol đơn thuần (không có các rượu khác hoặc glycol) và chỉ có giá trị tham khảo.

Chẩn đoán phân biệt

Với các trường hợp rối loạn ý thức do các nguyên nhân khác: tai biến mạch não, hôn mê gan,...

Ngộ độc các thuốc an thần, gây ngủ.

Ngộ độc methanol và các glycol:

+ Ngộ độc methanol và glycol: ban đầu biểu hiện giống ngộ độc ethanol, sau đó nhiễm toan chuyển hóa tăng dần (toan không phải do ceton và lactic), tổn thương thần kinh, thận, tim mạch, mù (methanol).

Xét nghiệm định lượng các chất này trong máu.

+ Xét nghiệm khí máu: nếu nhiễm toan nặng càng nghĩ đến ngộ độc methanol hoặc glycol.

+ Soi trực tiếp nước tiểu tìm tinh thể calci oxalate dehydrat hoặc calci oxalate monohydrat (ngộ độc ethylen glycol).

- Ngộ độc isopropanol (cồn lau chùi): biểu hiện giống ngộ độc ethanol nhưng thường có nôn nhiều có máu kèm chất nôn, xét nghiệm có aceton trong máu tăng.

Chẩn đoán biến chứng

Chấn thương.

Hạ đường huyết.

Tai biến mạch não.

Tiêu cơ vân, nhiễm toan ceton, rối loạn nước điện giải.

Suy hô hấp.

Xét nghiệm khác cần làm

Xét nghiệm máu: ure, glucose, creatinin; điện giải, CK; amylase, AST, ALT, .... khí máu động mạch.

Bảng. Liên quan nồng độ rượu và triệu chứng lâm sàng

Liên quan nồng độ rượu và triệu chứng lâm sàng

Điều trị

Kiểm soát đường thở: tư thế nằm nghiêng an toàn, chống tụt lưỡi, làm sạch đờm dãi.

Đảm bảo hô hấp (oxy, bóp bóng, đặt nội khí quản tùy tình trạng hô hấp), đảm bảo tuần hoàn, ủ ấm cho bệnh nhân.

Hôn mê: kiểm soát đường thở, đãm bảo hô hấp.

Tụt huyết áp: đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, bù đủ dịch, truyền dịch, dùng thuốc vận mạch.

Thăm khám nhanh chóng để phát hiện các biến chứng.

Chống hạ đường máu: cho bệnh nhân ăn đủ, truyền glucose ưu trương kết hợp tiêm vitamin B1 200mg/ngày.

Giữ ấm cho bệnh nhân.

Điều trị các tình trạng chấn thương kết hợp.

Điều trị các biến chứng: tiêu cơ vân, suy thận, nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải.

Trường hợp bệnh nhân uống rượu không rõ nguồn gốc, rượu do người dân tự nấu, rượu lậu, rượu giả hoặc không rõ loại rượu: cần theo dõi sát lâm sàng kết hợp khoảng trống thầm thấu (nồng độ rượu nếu có thẻ) và khí máu động mạch.

+ Nếu lâm sàng cải thiện, khoảng trống thẩm thấu và khí máu binh thường thì bệnh nhân hồi phục.

+ Nếu lâm sàng chưa có gì đặc biệt ngoài các dấu hiệu của ngộ độc ethanol, khoảng trống thẩm thấu tăng nhưng khí máu còn bình thường: cần theo dõi tiếp.

+ Nếu lâm sàng có dấu hiệu nhiễm toan chuyển hóa nặng (trong khi lactat và ceton chỉ tăng nhẹ hoặc không tăng), bất thường về nhìn (nhìn mờ) hoặc tổn thương các cơ quan (đặc biệt thần kinh, thận, tim mạch) thì cần nghĩ tới ngộ độc các rượu khác (đặc biệt methanol) và glycol. Lọc máu (HD) rất hữu ích trong trường hợp này.

Phòng bệnh

Giải thích, giáo dục cho bệnh nhân và gia đình về tác hại của rượu, đo lactat, công thức máu, đông máu, Xquang tim phổi.

Tổng phân tích nước tiểu, ceton niệu.

Xét nghiệm khác: chụp CT scan sọ não, siêu âm bụng, điện tim.

Các xét nghiệm khác quyết định tùy thuộc theo lâm sàng.

Bài viết cùng chuyên mục

U tủy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa

U tủy thượng thận, là loại khối u của tủy thượng thận tiết ra các cathecholamin, gồm adrenalin, và hoặc noradrenalin, hiếm gặp hơn là tiết dopamin.

Hôn mê nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường, là hậu quả của tình trạng thiếu nghiệm trọng insulin, do bệnh nhân ngừng hay giảm liều insulin, nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim.

Rắn hổ mang cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tất cả các bệnh nhân bị rắn hổ cắn, hoặc nghi ngờ rắn hổ cắn, phải được vào viện, tại khoa cấp cứu có máy thở, và có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu

Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột loại muối phosphua kẽm và phosphua nhôm

Phosphua kẽm, phosphua nhôm là các muối có gắn gốc phosphua, gặp nước, và acid clohidric của dạ dày, sẽ xảy ra phản ứng hóa học sinh ra khí phosphin

Ngộ độc khí carbon monoxide (CO): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Khí CO là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon, nhiễm phổ biến là sử dụng các nhiên liệu có carbon để đốt ở nơi thông khí

Suy tuyến yên: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Suy tuyến yên, có thể không có triệu chứng, hoặc xuất hiện liên quan đến thiếu hụt hormon, hoặc tổn thương hàng loạt.

Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Các nguyên nhân, gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, thường do các ấu trùng của các loài giun sán gây nên.

Phù Quincke dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Phù Quincke, đặc trưng bởi tình trạng sưng nề đột ngột, và rõ rệt ở vùng da, và tổ chức dưới da, có cảm giác ngứa.

Ngộ độc cấp hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ: điều trị hồi sức tích cực

Thuốc trừ sâu phospho hữu cơ, là một trong hai loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm ức chế cholinesterase, đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp

Xơ cứng bì hệ thống: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh xơ cứng hệ thống, là một bệnh không đồng nhất, được phản ánh bởi một loạt các cơ quan liên quan, mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Tăng natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mặc dù tăng natri máu thường xuyên nhất là do mất nước, nó cũng có thể được gây ra bởi việc ăn muối, mà không có nước, hoặc sử dụng các dung dịch natri ưu trương

Viêm khớp dạng thấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, diễn biến mạn tính. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm các khớp nhỏ nhở có tính chất đối xứng, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và thường có mặt của yếu tố dạng thấp, đôi khi có tổn thương nội tạng.

Bệnh thủy đậu: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Virus thủy đậu tăng cường sự lây nhiễm, bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch vật chủ, chẳng hạn như giảm biểu hiện phức hợp tương hợp mô học chính.

Dị ứng thuốc: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Dị ứng thuốc, là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho cơ thể người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc, do đã có giai đoạn mẫn cảm.

Bệnh thương hàn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài và gây nhiều biến chứng, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột. Hiện nay vi khuẩn Salmonella typhi đa kháng các kháng sinh, đặc biệt một số chùng vi khuẩn kháng quinolon đã xuất hiện.

Tăng áp lực nội sọ: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tăng áp lực nội sọ, cần phải được chẩn đoán sớm và xử trí tích cực vì có nguy cơ gây tụt não rất nhanh, là một biến chứng gây tử vong, hoặc tổn thương không hồi phục

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là vấn đề cấp tính được đặc trưng bởi sự xấu đi của các triệu chứng hô hấp vượt ra ngoài các biến đổi hàng ngày thông thường và dẫn đến thay đổi thuốc

Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn nặng: chẩn đoán và điều trị tích cực

Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn, là bệnh lý nhiễm khuẩn của nhu mô phổi, gây ra tình trạng viêm các phế nang, tiểu phế quản và tổ chức kẽ của phổi

Khó thở cấp: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Khó thở là một triệu chứng phổ biến, gây ra do mắc bệnh phổi, thiếu máu cơ tim hoặc rối loạn chức năng, thiếu máu, rối loạn thần kinh cơ, béo phì

Ngộ độc cấp acetaminophen (paracetamol): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Khi uống quá liều acetaminophen, chất chuyển hóa độc là NAPQI tăng lên, vượt quá khả năng trung hòa của glutathion gây độc với gan, thận

Suy cận giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chức năng chủ yếu của tuyến cận giáp, là cân bằng nồng độ calci máu, suy cận giáp gây hạ calci máu biểu hiện triệu chứng thần kinh cơ.

Viêm tụy cấp nặng: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Viêm tụy cấp, bệnh cảnh lâm sàng khá đa dạng, nhẹ chỉ cần nằm viện ngắn ngày, ít biến chứng, mức độ nặng, bệnh diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng

Ong đốt: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Việc xử trí sớm, và tích cực ong đốt tập trung vảo việc truyền dịch, tăng cường bài niệu và quyết định kết quả cuối cùng của nhiễm độc

Bướu nhân tuyến giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Nhân giáp là tổn thương dạng khối, khu trú nằm trong tuyến giáp, được phát hiện nhờ cảm nhận của chính bản thân bệnh nhân, hay bác sĩ thăm khám lâm sàng.

Lupus ban đỏ hệ thống: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Bệnh nhân có thể chỉ co, một vài đặc điểm lâm sàng của lupus ban đỏ hệ thống, có thể giống với các bệnh tự miễn, nhiễm trùng hoặc huyết học khác.