Lỵ trực khuẩn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

2020-05-09 09:31 AM

Lỵ trực khuẩn Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các loài Shigella là một nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy do vi khuẩn trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Shigella có thể sống sót qua đường dạ dày vì chúng ít nhạy cảm với axit hơn các vi khuẩn khác; vì lý do này, chỉ có từ 10 đến 100 sinh vật có thể gây bệnh. Vi khuẩn ăn vào truyền vào ruột non nơi chúng sinh sôi; số lượng lớn vi khuẩn sau đó đi vào đại tràng, nơi chúng xâm nhập vào các tế bào đại tràng. Với liều truyền nhiễm tương đối thấp, lây truyền Shigella có thể xảy ra qua thực phẩm và nước bị ô nhiễm và lây lan trực tiếp từ người sang người.

Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.

Lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính do trực khuẩn Shigella gây nên và có thể gây thành dịch. Bệnh cảnh lâm sàng từ tiêu chảy nhẹ đến nặng, đau bụng, mót rặn, phân nhày máu, sốt và dấu hiệu nhiễm trùng - nhiễm độc.

Căn nguyên: trực khuẩn Shigella thuộc họ Enterobacteriaceae, là trực khuẩn gram âm.

Shigella có 4 nhóm huyết thanh:

Shigella dysenteriae.

Shigella flexneri.

Shigella boydii.

Shigella sonnei.

Nhóm Shigella dysenteriae có 10 typ, trong đó typ S.shiga gây nên bệnh cảnh lâm sàng nặng, dễ tử vong (Shigella shiga).

Bệnh lỵ trực khuẩn hay gây những vụ dịch nhỏ ở nơi đông người, vệ sinh kém, bệnh tăng lên về mùa hè và liên quan đến phân - nước - rác.

Nguồn bệnh: người lành mang trùng và người bệnh (người bệnh đang thời kì hồi phục thải nhiều vi khuẩn trong phân tới 6 tuần sau khi khỏi bệnh).

Chẩn đoán xác định

Dịch tễ học

Bệnh xảy ra đồng loạt trên địa bàn hẹp, trong thời gian ngắn.

Lâm sàng

Bệnh diễn biến cấp tính với các hội chứng:

Hội chứng lỵ: bệnh nhân đau quặn, mót rặn, phân nhày máu mũi.

Hội chứng nhiễm khuẩn: bệnh nhân sốt cao, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc rõ.

Mất nước và điện giải.

Xét nghiệm

Công tức máu: bạch cầu tăng cao, trong đó tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

Cấy phân: tìm Shigella (lấy phân xét nghiệm ở chỗ có chất nhầy máu, cấy trên môi trường thạch máu khi chưa dung kháng sinh).

Soi phân tươi: có nhiều hồng cầu và bạch cầu đa nhân.

Soi trực tràng: thấy hình ảnh viêm lan tỏa cấp tính niêm m ạc trực tràng, có vết loét nông, có thể xuất huyết.

Chẩn đoán huyết thanh: chỉ dùng từ ngày thứ 7 với S.shigaỉì lệ 1/50, s.tlexneriịỉ lệ 1/150 là có giá trị (m ột số người m ắc bệnh mà không có biểu hiện lâm sàng thì kết quả cũng dương tính).

Phương pháp miễn dịch huỳnh quang để phát hiện vi khuẩn trong phân.

Chẩn đoán phân biệt

Nguyên nhân tại ruột

Salmoneela typhi (thương hàn): bệnh nhân sốt từ từ tăng dần, rối loạn tiêu hóa, dấu hiệu typhos, bạch cầu trong máu bình thường hoặc giảm ...

S. typhimurium, S.chollerasuis, S.enteritidis (nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn): bệnh nhân sốt cao, đi ngoài phân tóe nước, bạch cầu trong máu tăng cao...

Tụ cầu: do độc tố tụ cầu, bệnh nhân không sốt, phân tóe nước, bạch cầu trong máu bình thường...

Tả (thể nhẹ): không sốt, nôn nhiều, đi ngoài phân toàn nước, tiêu chảy phân nhiều nước, chuột rút...

Lỵ amíp: bệnh nhân sốt nhẹ hoặc không sốt, hội chứng lỵ nhẹ và không điển hình, bạch cầu trong máu không tăng.

Nguyên nhân ngoài ruột

Nhiễm trùng tại tiểu khung: nhiễm trùng tiết niệu ở nam và bộ phận sinh dục nữ, sau phẫu thuật ổ bụng nhiễm trùng.

Không nhiễm trùng: u xơ tử cung, u nang vòi trứng, u xơ tiền liệt tuyến, chửa ngoài tử cung... (kích thích trự c tràng gây hội chứng lỵ).

Nguyên tắc điều trị

Bù nước, điện giải và điều trị căn nguyên.

Bồi phụ nước điện giải

Thể nhẹ: uống ORS.

Thể nặng (mất nước nhiều, trụy mạch, hạ huyết áp...): truyền dịch, chù yếu các dung dịch đẳng trương, tốt nhất dung dịch R inger lactat.

Điều trị đặc hiệu

Kháng sinh có vai trò rút ngắn thời gian bệnh và giảm ngắn thời gian thải vi khuẩn ra phân. Lựa chọn trong các kháng sinh sau:

Ciprofloxacin 500mg x 2 viên/ngày/3 - 5 ngày.

Pefloxacin 400m g x 2 viên/ngày/3 - 5 ngày.

Ofloxacin 200m g x 2 viên/ngày/3 - 5 ngày.

Acid nalidixic 1g: người lớn 2g/ngày/3 - 5 ngày. Trẻ em 55m g/kg/ngày/3 - 5 ngày (không dùng cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi).

Có thể dùng cho phụ nữ có thai hay bệnh nhân không uống được: ceftriazon, azithromycin.

Trước đây khi chưa có hiện tượng Shigella kháng thuốc, người ta thường dùng:

Cotrim oxazol 480m g (sulfam ethoxazol 400mg + trim etoprim 80mg).

Trẻ em 2 - 3 tuổi 1 viên/ngày.

4 - 6 tuổi 2 viên/ngày.

7-11 tuổi 3 viên/ngày.

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 4 viên/ngày.

Thời gian dùng 5 - 7 ngày. Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh.

Điều trị hỗ trợ

Hạ sốt: paracetamol 0,5g.

Giảm đau: Nospa, spasm averin, atropin sulfat.

Trợ lực, dùng vitam in nhóm B.

Thụt tháo.

An thần: trẻ em co giật dùng diazepam hay phenobacbital.

Dinh dưỡng: ăn cháo thịt, trẻ em vẫn bú mẹ bình thường.

Tiêu chuẩn ra viện

Bệnh nhân ra viện khi cấy phân 2 lần cách nhau 3 ngày âm tính.

Khi bệnh nhân khỏi lâm sàng mà cấy phân vẫn dưong tính thì giao cho trung tâm y tế dự phòng.

Phòng bệnh

Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống và vệ sinh nước.

Cắt khâu trung gian truyền bệnh: diệt ruồi, nhặng...

Phát hiện và điều trị kịp thời người lành mang trùng, người nhiễm trùng nhẹ, nhất là nhân viên chế biến thực phẩm.

Giáo dục sức khỏe: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống và khi chế biến thực phẩm. Sử dụng nước sạch.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm tuyến giáp bán cấp có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Cần chẩn đoán phân biệt, tình trạng nhiễm độc giáp trong viêm tuyến giáp bán cấp với bệnh Basedow, tuyến giáp to có tiếng thổi, ấn không đau.

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị tích cực

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, là một biến chứng rất nặng của bệnh đái tháo đường, thường gặp ở người bệnh đái tháo đường typ 2

Thoái hoá cột sống: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Do cột sống phải chịu đựng nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hoá ở các đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau và tình trạng hư hại phần sụn.

Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Sốc nhiễm khuẩn, là một giai đoạn của quá trình liên tục, bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng

Suy hô hấp cấp: chẩn đoán và điều trị cấp cứu ban đầu

Suy hô hấp xảy ra khi các mạch máu nhỏ, bao quanh túi phế nang không thể trao đổi khí, gặp phải các triệu chứng ngay lập tức, do không có đủ oxy trong cơ thể

Bệnh to các viễn cực: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh gặp cả hai giới, thường gặp ở lứa tuổi 20 đến 50, do adenoma của tuyến yên, hiếm gặp do bệnh lý vùng dưới đồi.

Tăng kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mức độ khẩn cấp của điều trị tăng kali máu thay đổi, theo sự hiện diện hoặc vắng mặt của các triệu chứng, và dấu hiệu liên quan đến tăng kali máu.

Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu là bệnh khá thường gặp trên lâm sàng, biểu hiện bời tình trạng sưng đau khớp gối kéo dài, tái phát nhiều lần song không tìm thấy nguyên nhân.

Phù Quincke dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Phù Quincke, đặc trưng bởi tình trạng sưng nề đột ngột, và rõ rệt ở vùng da, và tổ chức dưới da, có cảm giác ngứa.

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là vấn đề cấp tính được đặc trưng bởi sự xấu đi của các triệu chứng hô hấp vượt ra ngoài các biến đổi hàng ngày thông thường và dẫn đến thay đổi thuốc

Suy cận giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chức năng chủ yếu của tuyến cận giáp, là cân bằng nồng độ calci máu, suy cận giáp gây hạ calci máu biểu hiện triệu chứng thần kinh cơ.

Ngộ độc cấp paraquat qua đường tiêu hóa: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Ngộ độc paraquat tử vong rất cao, trong những giờ đầu đau rát miệng họng, dọc sau xương ức và thượng vị, viêm, loét, trợt miệng, họng, thực quản xuất hiện sau nhiều giờ

Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột loại muối phosphua kẽm và phosphua nhôm

Phosphua kẽm, phosphua nhôm là các muối có gắn gốc phosphua, gặp nước, và acid clohidric của dạ dày, sẽ xảy ra phản ứng hóa học sinh ra khí phosphin

Bệnh quai bị: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh quai bị lây trực tiếp qua hô hấp, ngoài gây sưng đau tuyến nước bọt mang tai, không hoá mủ, ngoài ra còn viêm tuyến sinh dục.

Ngộ độc cấp opioid (ma túy): chẩn đoán và điều trị hồi sức cấp cứu

Các hợp chất opioid, gồm các hợp chất có tự nhiên trong nhựa cây thuốc phiện, các dẫn chất, là các opiat, và các chất tổng hợp

Sốc giảm thể tích tuần hoàn: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Sốc được là tình trạng thiếu oxy tế bào, và mô, do giảm cung cấp oxy, tăng tiêu thụ oxy, sử dụng oxy không đủ, hoặc kết hợp các quá trình này

Biến chứng mắt do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đa số bệnh nhân có biến chứng võng mạc, không có triệu chứng, phát hiện sớm, và điều trị kịp thời sẽ giúp phòng ngừa và trì hoãn sự tiến triển của biến chứng này

Biến chứng thận do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng thận, do đái tháo đường chiếm gần 50 phần trăm các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Các nguyên nhân, gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, thường do các ấu trùng của các loài giun sán gây nên.

Viêm gan tự miễn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm gan tự miễn, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và ở tất cả các nhóm dân tộc, nhưng nó xảy ra chủ yếu ở phụ nữ.

Cơn đau quặn thận: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Đau bụng xảy ra khi sỏi bị kẹt trong đường tiết niệu, thường là trong niệu quản, sỏi chặn và làm giãn khu vực niệu quản, gây đau dữ dội

Cơn nhược cơ nặng: chẩn đoán và điều trị tích cực

Có thể điều trị nhược cơ hiệu quả, bằng các liệu pháp bao gồm thuốc kháng cholinesterase, liệu pháp điều hòa miễn dịch nhanh, thuốc ức chế miễn dịch và phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức

Hội chứng tiêu cơ vân cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tiêu cơ vân, là một hội chứng trong đó các tế bào cơ vân bị tổn thương, và huỷ hoại dẫn đến giải phóng một loạt các chất trong tế bào cơ vào máu

Dị ứng thuốc: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Dị ứng thuốc, là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho cơ thể người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc, do đã có giai đoạn mẫn cảm.

Ung thư tuyến giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Ung thư tuyến giáp, là ung thư của tế bào biểu mô nang giáp, gồm ung thư thể nhú, ung thư thể nang, ung thư thể kém biệt hóa, hoặc từ tế bào cạnh giáp.