Loãng xương: chẩn đoán và điều trị nội khoa

2020-05-21 01:22 PM

Chẩn đoán sớm và định lượng mất xương và nguy cơ gãy xương rất quan trọng vì sự sẵn có của các liệu pháp có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược tiến trình của bệnh loãng xương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Loãng xương được đặc trưng bởi khối lượng xương thấp, sự phá vỡ vi kiến ​​trúc và sự mỏng manh của xương, dẫn đến giảm sức mạnh của xương và tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương giảm có liên quan đến nhiều yếu tố khác ngoài mật độ khoáng xương (BMD), bao gồm tốc độ hình thành và tái hấp thu xương, hình dạng xương (kích thước và hình dạng của xương) và vi kiến ​​trúc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định các ngưỡng chẩn đoán cho khối lượng xương thấp và loãng xương dựa trên các phép đo BMD so với tham chiếu ở người trưởng thành trẻ tuổi (điểm T).

Phần lớn phụ nữ mãn kinh bị loãng xương bị mất xương liên quan đến thiếu hụt estrogen và / hoặc tuổi. Đánh giá ban đầu bao gồm tiền sử đánh giá các yếu tố nguy cơ lâm sàng đối với gãy xương và đánh giá các tình trạng khác góp phần gây mất xương, kiểm tra thể chất và xét nghiệm cơ bản trong phòng thí nghiệm. Những người có phát hiện ban đầu bất thường có thể yêu cầu xét nghiệm bổ sung để phát hiện nguyên nhân gây loãng xương có khả năng hồi phục. Ngoài ra, điểm số BMD Z thấp (so sánh phù hợp với độ tuổi) xác định các cá nhân cần đánh giá thêm về nguyên nhân gây loãng xương thứ phát.

Chẩn đoán sớm và định lượng mất xương và nguy cơ gãy xương rất quan trọng vì sự sẵn có của các liệu pháp có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược tiến trình của bệnh loãng xương.

Loãng xương không có biểu hiện lâm sàng cho đến khi có gãy xương. Đây là một thực tế quan trọng vì nhiều bệnh nhân không có triệu chứng cho rằng họ không bị loãng xương. Mặt khác, nhiều bệnh nhân bị đau hông hoặc bàn chân cho là do loãng xương. Điều này là không đúng trong trường hợp không có gãy xương.

Loãng xương là tình trạng bệnh lý của hệ thống xương được đặc trưng bởi sự giảm khối xương, gây tổn hại đến vi cấu trúc của tổ chức xương, giảm độ chắc của xương gây nguy cơ gẫy xương. Vị trí xương hay bị gẫy là cổ xương đùi, đốt sống, xương cẳng tay.

Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (Kanis - 1994) dựa vào mật độ xương (MĐX):

Bình thường: T-score >-1,0.

Giảm MĐX: T-score < -1 > - 2,5.

Loãng xương: T-score < - 2,5 (đo bằng máy theo phương pháp DEXA - tại cột sống và cổ xương đùi).

Tuy nhiên, khi chẩn đoán loãng xương cần đo MĐX kết hợp với đánh giá các yếu tố nguy cơ loãng xương.

Chẩn đoán xác định

Bệnh tiến triển thầm lặng không có triệu chứng sớm cho đến khi gẫy xương. Chẩn đoán xác định khi:

Có yếu tố nguy cơ, kèm theo gẫy xương (trong đó xẹp lún đốt sống được coi là gẫy xương tại đốt sống) xảy ra ở người trên 45 tuổi sau một sang chấn nhẹ.

Hoặc có yếu tố nguy cơ loãng xương, kèm theo có chỉ số T-score < - 2,5 (đo bằng máy sử dụng nguyên lý DEXA vị trí đo tại cột sống vả cổ xương đùi).

Chẩn đoán nguyên nhân

Phân loại loãng xương

Loãng xương tiên phát: do yếu tố tuổi (trên 50 tuổi), mãn kinh.

Loãng xương thứ phát: xuất hiện sau các yếu tố bệnh lý hoặc sử dụng một số thuốc (như nêu ở dưới đây).

Loãng xương ở trẻ nhỏ: do khiếm khuyết một số gen ảnh hường đến chuyển hoá vitamin D.

Những yếu tố nguy cơ loãng xương

Tuổi (từ 50 tuổi trở lên), tiền sử bản thân (bị gãy xương sau một sang chấn nhẹ), tiền sử gia đình (chị gái hoặc mẹ bị gẫy xương do loãng xương).

Thể chất: thấp bé nhẹ cân, gầy sút nhanh.

Lối sống: tĩnh tại, ít vận động, hút thuốc lá nhiều, uống rượu nhiều.

Dinh dưỡng: chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, thiếu calci, vitamin D, C....

Bệnh lý gây loãng xương:

Các tình trạng gây giảm hormon sinh dục: mãn kinh, cắt buồng trứng, mất kinh kéo dài, không sinh đẻ, ...

Cường cận giáp, cường giáp trạng, đái tháo đường phụ thuộc insuline, suy thận, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, biến dạng cột sống, hội chứng Cushing, bệnh dạ dày ruột gây rối loạn hấp thu, cắt dạ dày ruột, chán ăn, bệnh lý gan mật...

Ung thư di căn xương; các bệnh ung thư (đa u tủy xương, bệnh bạch cầu, ...).

Sử dụng một số thuốc: corticoids, heparin, phenyltoin, điều trị hormon tuyến giáp quá liều, sử dụng xạ trị trong điều trị ung thư...

Các thăm dò để chẩn đoán xác định và chẩn đoán nguyên nhân loãng xương

Phương pháp đo mật độ xương:

Phương pháp hấp phụ năng lượng tia X kép (Dual Energy Absorptionmetry); đo MĐX cổ xương đùi, cột sống. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương.

Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp DEXA đo ở ngoại biên như: xương cẳng tay, xương gót, phương pháp siêu âm. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ để sàng lọc trường hợp bất thường cần kiểm tra lại bằng phương pháp DEXA.

Phương pháp chụp Xquang: chụp cột sống thẳng và nghiêng hai phim: từ D1- D12 và từ D12 - S1 để phát hiện những đốt sống bị lún xẹp do loãng xương. Chụp cổ xương đùi, xương cẳng tay và các xương khác khi nghi ngờ có gẫy xương do loãng xương.

Các xét nghiệm sinh hoá:

Những sản phẩm phân hủy Collagen (N-telopeptid, pyridinolin, deoxy pyridinolin), osteocalcin máu, phosphatase kiềm của xương.

Các xét nghiệm trên không cho phép chẩn đoán loãng xương, nhưng có thể sử dụng để đánh giá sự mất xương (mất xương sau mãn kinh, mất xương do sừ dụng corticoid...) và theo dõi kết quả sau điều trị.

Các xét nghiệm cơ bản và các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân.

Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt gẫy xương do các nguyên nhân khác:

Gẫy xương bệnh lí: có tiền sử viêm xương tại vị trí gẫy, những bệnh rối loạn chuyển hoá xương khác như thiếu Vitamin D, cường cận giáp, ung thư xương...

Gầy xương sau chấn thương: tai nạn lao động, tai nạn giao thông.

Đối với những người trẻ khỏe mạnh, không có yếu tố nguy cơ, nhưng có chỉ số T- score từ -2,5 trở xuống ở vị trí cổ xương đùi hoặc cột sống đo bằng phương pháp DEXA. Không được chẩn đoán là loãng xương mà chỉ chẩn đoán là mật độ xương thấp và cần theo dõi.

Mục đích điều trị loãng xương

Làm tăng khối lượng xương, cải thiện kết cấu và sức mạnh của xương và giảm nguy cơ gẫy xương.

Chỉ định điều trị

Những trường hợp có tiền sử gẫy xương do loãng xương hoặc những trường hợp được chẩn đoán loãng xương bằng phương pháp đo mật độ xương DEXA hoặc những trường hợp mật độ xương thấp có kèm yếu tố nguy cơ loãng xương.

Thuốc (có thể dùng kéo dài nhiều tháng, nhiều năm trên cơ sờ có theo dõi đáp ứng lâm sàng, mật độ xương, các thông số sinh hóa đánh giá chu chuyển xương).

Nhóm bisphosphonat

Alendronat (Fosamax 70mg/tuần hoặc Fosamax plus - tức Fosamax kết hợp Vitamin D), risedronat (Actonel): 35mg/tuần.

Cách sử dụng: uống vào buổi sáng, trước ăn sáng 30 phút với một cốc nước lọc và không nằm ít nhất 30 phút sau uống để tránh nguy cơ loét thực quản.

Aclasta (acid zoledronic) 5mg truyền tĩnh mạch trong 15 phút (liệu trình 1 năm một lần).

Pamidronat: chỉ định trong trường hợp ung thư di căn xương: 90mg/tháng.

Zoledronate: 4mg (pha trong 100ml natri clrorid 5%) truyền TM chậm mỗi tháng. Chỉ định: ung thư di căn xương.

Nhóm SERM

Raloxifene (BonMax) 60mg/ngày.

SERM và Livial Calcitonin (Miacalcic...): dạng tiêm 50-100 đơn vị/ngày hoặc dạng xịt mũi: 100-200 đơn vị/ngày.

Nhỏm hormon cận giáp

Teriparatide: 20μg/ngày.

Strontium renalrat: 2 gram/ngày.

Các thuốc điều trị phối hợp cần thiết

Calci: 500mg - 1000mg/ngày, Vitamin D: 400 đơn vị - 800 đơn vị/ngày.

Chống viêm không steroid khi bệnh nhân đau nhiều: chọn một trong số thuốc sau (lưu ỷ tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà lại có nhiều tác dụng không mong muốn):

Diclofenac (Voltaren) viên 50mg x 2 viên/ngày chia 2 hoặc viên 75mg x 1 viên/ngày sau ăn no.

Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75mg/ngày trong 2 -3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

Meloxicam (Mobic) viên 7,5mg x 2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày x 2-3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyền sang đường uống.

Piroxicam (Felden) viên hay ống 20mg, uống 1 viên/ngày uống sau ăn no hoặc tiêm bắp ngày 1 ống trong 2 -3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

Celecoxib (Celebrex) viên 200mg liều 1 đến 2 viên/ngày sau ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và thận trọng hơn ở người cao tuổi.

Thuốc giảm đau: chọn một trong các thuốc theo bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới acetaminophen (paracetamol, Efferalgan), Efferalgan codein, morphin. Ví dụ dùng paracetamol viên 0,5g liều từ 1-3g/ngày. Tùy theo tình trạng đau mà điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.

Thuốc dãn cơ: dùng khi bệnh nhân loãng xương cột sống có co cơ, chọn một trong các thuốc sau:

Mydocalm: 150mg X 3 viên/ngày chia 3 lần (nếu co cơ nhiều) hoặc mydocalm 50mg 4 viên/ngày chia 2 lần.

Myonal 50mg x 3 viên/ngày chia 3 lần.

Điều trị dự phòng

Người bình thường

Đảm bảo chế độ calci và vitamin D.

Tập luyện thường xuyên, tăng độ chắc của xương.

Tránh hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu.

Phòng tránh nguy cơ ngã: nhà ờ, cầu thang và khu phụ cần đủ ánh sáng, phải có tay vịn, sàn nhà không được trơn.

Cần kiểm tra mật độ xương ở những trường hợp có nguy cơ cao.

Dự phòng loãng xương ở người có nguy cơ cao

Phụ nữ mãn kinh: có thể sử dụng hormon thay thế (cần lưu ý chống chỉ định và không nên dùng quá 3 năm).

Những trường hợp sử sụng glucocorticoid, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, đái tháo đường typ 2... cần sử dụng đầy đủ calci và vitamin D. cần kiểm soát bệnh tốt, sử dụng một số thông số sinh hóa đánh giá chu chuyển xương và đo mật độ xương để phát hiện sớm bệnh để có kế hoạch điều trị sớm.

Bài viết cùng chuyên mục

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, trong đó màng phế nang mao mạch bị tổn thương cấp tính, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng, không đáp ứng với thở oxy liều cao

Mày đay: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Mày đay là một dạng tổn thương cơ bản ngoài da, đặc trưng bời sự xuất hiện nhanh của các sẩn phù, ngứa nhiều.

Viêm khớp phản ứng: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm khớp phản ứng là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau nhiễm khuẩn chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa,... Bệnh gây tổn thương ở khớp và các cơ quan khác như mắt, hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa…

Viêm tuyến giáp sinh mủ có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm tuyến giáp nhiễm khuẩn rất hiếm gặp, nguyên nhân do vi khuẩn, do nấm hoăc ki sinh trùng gây ra, thường xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi.

Cơn nhược cơ nặng: chẩn đoán và điều trị tích cực

Có thể điều trị nhược cơ hiệu quả, bằng các liệu pháp bao gồm thuốc kháng cholinesterase, liệu pháp điều hòa miễn dịch nhanh, thuốc ức chế miễn dịch và phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức

Thoái hoá cột sống: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Do cột sống phải chịu đựng nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hoá ở các đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau và tình trạng hư hại phần sụn.

Tăng kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mức độ khẩn cấp của điều trị tăng kali máu thay đổi, theo sự hiện diện hoặc vắng mặt của các triệu chứng, và dấu hiệu liên quan đến tăng kali máu.

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là vấn đề cấp tính được đặc trưng bởi sự xấu đi của các triệu chứng hô hấp vượt ra ngoài các biến đổi hàng ngày thông thường và dẫn đến thay đổi thuốc

Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột loại muối phosphua kẽm và phosphua nhôm

Phosphua kẽm, phosphua nhôm là các muối có gắn gốc phosphua, gặp nước, và acid clohidric của dạ dày, sẽ xảy ra phản ứng hóa học sinh ra khí phosphin

Bệnh uốn ván: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Ngoại độc tố uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây nên biểu hiện lâm sàng của bệnh là cứng hàm, co cứng cơ liên tục, các cơn giật cứng toàn thân và nhiều biến chứng khác gây tử vong.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: suy hô hấp nặng do đợt cấp tính

Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, là tình trạng bệnh ở giai đoạn ổn định chuyển sang nặng lên nhanh, không đáp ứng với điều trị thông thường

Tăng natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mặc dù tăng natri máu thường xuyên nhất là do mất nước, nó cũng có thể được gây ra bởi việc ăn muối, mà không có nước, hoặc sử dụng các dung dịch natri ưu trương

Basedow: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Basedow là nguyên nhân gây cường giáp hay gặp nhất, là một bệnh tự miễn, có tính chất gia đình, bệnh thường gặp ở phụ nữ, tuồi 20 đến 50.

Biến chứng mạch máu lớn do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng mạch lớn, cần có nguyên tắc điều trị chung như điều trị các yếu tố nguy cơ gồm, kháng insulin, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì.

Ngộ độc Nereistoxin (thuốc trừ sâu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nếu không được cấp cứu khẩn trương, ngộ độc Nereistoxin, bệnh nhân sẽ nhanh chóng tử vong hoặc chuyển sang giai đoạn sốc không hồi phục, nhiễm toan, suy thận cấp

Viêm khớp thiếu niên tự phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tùy theo mỗi thể bệnh mà có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau, ở tất cả các thể, trong đợt tiến triển thường có tình trạng viêm khớp về lâm sàng và xét nghiệm.

Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột natri fluoroacetat và fluoroacetamid

Fluoroacetat gây độc bằng ửc chế chu trình Krebs, làm giảm chuyển hóa glucose, ức chế hô hấp của tế bảo, mất dự trữ năng lượng gây chết tế bào

U tủy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa

U tủy thượng thận, là loại khối u của tủy thượng thận tiết ra các cathecholamin, gồm adrenalin, và hoặc noradrenalin, hiếm gặp hơn là tiết dopamin.

Biến chứng mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tổn thương động mạch vành tim, ở bệnh nhân đái tháo đường, có thể gặp ở người trẻ tuổi và có thể có những biểu hiện lâm sàng không điển hình

Ong đốt: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Việc xử trí sớm, và tích cực ong đốt tập trung vảo việc truyền dịch, tăng cường bài niệu và quyết định kết quả cuối cùng của nhiễm độc

Đau ngực cấp: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Đau ngực cấp phổ biến nhất ở khoa cấp cứu, đánh giá ngay lập tức là bắt buộc, để đảm bảo chăm sóc thích hợp, không có hướng dẫn chính thức về đau ngực có nguy cơ thấp

Hôn mê: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Hôn mê là một cấp cứu, hành động nhanh chóng là cần thiết để bảo tồn cuộc sống và chức năng não, thường kiểm tra máu và chụp CT não để xác định nguyên nhân

Đái tháo nhạt: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh thường khởi phát ở tuổi thanh niên, nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân của bệnh đái tháo nhạt rất phức tạp.

Ngừng tuần hoàn: cấp cứu cơ bản

Cấp cứu ngừng tuần hoàn là thiết lập các bước cụ thể để giảm tử vong do tim ngừng đập, phản ứng được phối hợp cẩn thận đối với các trường hợp khẩn cấp, sẽ làm giảm tử vong

Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Các nguyên nhân, gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, thường do các ấu trùng của các loài giun sán gây nên.