Hội chứng Hellp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

2020-02-17 11:17 AM

Hội chứng Hellp, là bệnh lý sản khoa đặc trưng bời thiếu máu do tan máu, tăng men gan, và giảm tiểu cầu, xuất hiện vào nửa cuối của thời kỳ có thai

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

HELLP là từ viết tắt đề cập đến một hội chứng ở phụ nữ mang thai và sau sinh được đặc trưng bởi tan máu, men gan cao và tiểu cầu thấp. Nó có thể đại diện cho một dạng tiền sản giật nặng, nhưng mối quan hệ giữa hai rối loạn này vẫn còn gây tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu tin rằng HELLP là một rối loạn riêng biệt từ tiền sản giật vì có đến 15 đến 20 phần trăm bệnh nhân mắc hội chứng HELLP không bị tăng huyết áp hoặc protein niệu trước đó.

Cuối cùng, các dấu hiệu và triệu chứng được giải quyết sau sinh. Các biến chứng của mẹ chủ yếu liên quan đến chảy máu, có thể bao gồm xuất huyết. Biến chứng sơ sinh chủ yếu liên quan đến tuổi thai khi sinh, thường là sinh non.

Tác giả Weinstein mô tả năm 1982.

Là một bệnh lý sản khoa đặc trưng bời các biểu hiện: thiếu máu do tan máu; tăng men gan và giảm tiểu cầu xuất hiện vào nửa cuối của thời kỳ có thai.

Tỉ lệ mắc bệnh là 2% - 12%, tỉ lệ tử vong của mẹ là 35%.

Do có nguy cơ gây tử vong cả mẹ và thai nên hội chứng HELLP (hemolysis, elevated liver enzymes, low platelets) thực sự là một cấp cứu cần được chẩn đoán và xừ trí cấp cứu tại các đơn vị sản khoa và hồi sức cấp cứu.

Ở Việt Nam chưa có số liệu chính xác về hội chứng HELLP.

Chẩn đoán xác định

Triệu chứng lâm sàng

Phần lớn hội chứng Hellp xuất hiện trên nền một nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật hoặc sản giật.

Triệu chứng lâm sàng hay gặp: cảm giác khó chịu (90%); đau thượng vị (65%); nhức đầu (31%); buồn nôn và nôn.

Triệu chứng cận lâm sàng (ba tiêu chuẩn của hội chứng HELLP)

Tan máu do tổn thương vi mạch: tan máu cấp tính trong lòng mạch, tăng bilirubin gián tiếp, tăng LDH, giảm haptoglobulin máu, tìm thấy mảnh vỡ hồng cầu và hồng cầu bị biến dạng trên tiêu bản máu đàn.

Tăng men gan, thường lấy giới hạn là tăng gấp 3 lần bình thường. Nguyên nhân là do thiếu máu tại gan, có thể dẫn tới nhồi máu gan, gây đau vùng hạ sườn phải trên lâm sàng.

Giảm tiểu cầu do ngưng kết trong lòng mạch, do lớp nội mô bị tổn thương lan tỏa.

Chẩn đoán phân biệt

Xuất huyết giảm tiểu cầu tắc mạch.

Đông máu nội quản rải rác.

Hội chứng có kháng thể kháng phospholipid.

Tăng huyết áp ác tính.

Thiếu máu tan máu ure huyết cao.

Phân loại hội chứng HELLP

Có 2 cách phân loại:

Theo MEMPHIS

Hội chứng HELLP một phần (có 1 hoặc 2 dấu hiệu bất thường).

Hội chứng HELLP đầy đù: có nhiều biến chứng cho mẹ —> nên chấm dứt thai kỳ.

Dựa trên số lượng tiểu cầu

Độ I: < 50.000mm3.

Độ II: 50.000 - 100.000mm3.

Độ III: 100.000 - 150.000mm3.

Mức độ năng tùy thuộc vào số lượng tiểu cầu.

Biến chứng hội chứng HELLP

Đông máu nội quản rải rác (DIC).

Rau bong non.

Suy thận.

Phù phổi cấp.

Máu tụ dưới bao gan.

Các biến chứng chảy máu. I.

Bảng. Chẩn đoán phân biệt của hội chứng HELLP

Chẩn đoán phân biệt của hội chứng HELLP

Điều trị

Điều trị cho mẹ

Hạ huyết áp:

Nên khống chế huyết áp < 150/90mmHg, tốt nhất là hạ con số huyết áp xuống khoảng 10 - 15% con số ban đầu trong một vài giờ đầu.

Nên dùng thuốc hạ áp đường tĩnh mạch có tác dụng nhanh, ngắn, dễ điều chỉnh, thuốc đường uống được gối dần thay thế truyền tĩnh mạch.

Thuốc ưu tiên: Loxen (nicardipin) liều 1 -5 mg/giờ, gối dần thuốc uống nifedipin, labetalol.

Phòng ngừa co giật: magnesi Sulfat liều bolus tĩnh mạch 2 - 4g, sau đó duy trì truyền tĩnh mạch 1 - 2g/giờ (thận trọng khi suy thận).

Sử dụng các chế phẩm máu:

Truyền máu chỉ nên bắt đầu khi hematocrit < 25%, đặc biệt lưu ý khi mổ lấy thai.

Truyền tiểu cầu: mục đích dự phòng chảy máu khi cần can thiệp phẫu thuật hoặc đẻ chỉ huy (truyền tiểu cầu khi tiểu cầu < 20.000/ml).

Dịch truyền:

Do tăng tính thấm thành mạch nên thể tích thường bị giảm (cô đặc máu) dẫn đến cường catecholamin gây tăng huyết áp khó kiểm soát, giảm tưới máu thận. Tuy nhiên, nếu bù dịch nhiều thì lại có nguy cơ cao gây phù phổi, nên phải theo dõi liên tục ALTMTT và nước tiểu.

Đánh giá tình trạng thai nhi và quyết định thời điểm chấm dứt thai kỳ

Thời điểm chấm dứt thai kỳ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mẹ, đáp ứng với điều trị của mẹ, tình trạng sức khỏe của thai và sự trưởng thành của thai.

Tiên lượng

Tỷ lệ tử vong mẹ khoảng 10%, tỉ lệ tử vong con từ 10% - 60% tùy thuộc tình trạng bệnh của mẹ.

20% - 30% sẽ bị hội chứng HELLP trong lần mang thai tiếp theo và 40% bị tiền sản giật trong những lần mang thai sau.

Bài viết cùng chuyên mục

Suy hô hấp cấp: chẩn đoán và điều trị cấp cứu ban đầu

Suy hô hấp xảy ra khi các mạch máu nhỏ, bao quanh túi phế nang không thể trao đổi khí, gặp phải các triệu chứng ngay lập tức, do không có đủ oxy trong cơ thể

Đái tháo đường: hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đái tháo đường, là tình trạng tăng đường huyết mạn tính, đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và protein.

Suy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Điều trị thích hợp, và biện pháp phòng ngừa bổ sung, suy tuyến thượng thận có thể có cuộc sống năng động, và có tuổi thọ bình thường.

Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu là bệnh khá thường gặp trên lâm sàng, biểu hiện bời tình trạng sưng đau khớp gối kéo dài, tái phát nhiều lần song không tìm thấy nguyên nhân.

Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn nặng: chẩn đoán và điều trị tích cực

Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn, là bệnh lý nhiễm khuẩn của nhu mô phổi, gây ra tình trạng viêm các phế nang, tiểu phế quản và tổ chức kẽ của phổi

Bệnh gút: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hoá các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu. Tình trạng viêm khớp trong bệnh gút là do sự lắng đọng các tinh thể monosodium urat trong dịch khớp hoặc mô.

Hội chứng tiêu cơ vân cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tiêu cơ vân, là một hội chứng trong đó các tế bào cơ vân bị tổn thương, và huỷ hoại dẫn đến giải phóng một loạt các chất trong tế bào cơ vào máu

Tăng kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mức độ khẩn cấp của điều trị tăng kali máu thay đổi, theo sự hiện diện hoặc vắng mặt của các triệu chứng, và dấu hiệu liên quan đến tăng kali máu.

Rắn hổ mang cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tất cả các bệnh nhân bị rắn hổ cắn, hoặc nghi ngờ rắn hổ cắn, phải được vào viện, tại khoa cấp cứu có máy thở, và có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu

Bệnh quai bị: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh quai bị lây trực tiếp qua hô hấp, ngoài gây sưng đau tuyến nước bọt mang tai, không hoá mủ, ngoài ra còn viêm tuyến sinh dục.

Biến chứng thận do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng thận, do đái tháo đường chiếm gần 50 phần trăm các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

Viêm màng não mủ: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Có nhiều vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ. Tuy nhiên, tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn tùy thuộc vào tuổi cũng như một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng cơ thể.

Xuất huyết tiêu hóa trên: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Chảy máu đường tiêu hóa trên là một trường hợp khẩn cấp phổ biến, với một loạt các triệu chứng thực quản dạ dày tá tràng như nôn máu, phân đen, ít bị thiếu máu

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng thần kinh, biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là biến chứng thần kinh ngoại vi, và biến chứng thần kinh tự động

Biến chứng mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tổn thương động mạch vành tim, ở bệnh nhân đái tháo đường, có thể gặp ở người trẻ tuổi và có thể có những biểu hiện lâm sàng không điển hình

Viêm gan tự miễn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm gan tự miễn, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và ở tất cả các nhóm dân tộc, nhưng nó xảy ra chủ yếu ở phụ nữ.

Ngộ độc cấp acetaminophen (paracetamol): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Khi uống quá liều acetaminophen, chất chuyển hóa độc là NAPQI tăng lên, vượt quá khả năng trung hòa của glutathion gây độc với gan, thận

Hội chứng Cushing: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tăng cân là triệu chứng đầu tiên, mặt tròn như mặt trăng, da ừng đỏ, gáy có bướu mỡ, rối loạn phân bố mỡ, mỡ tập trung ở mặt, cổ.

Xơ cứng bì hệ thống: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh xơ cứng hệ thống, là một bệnh không đồng nhất, được phản ánh bởi một loạt các cơ quan liên quan, mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Hội chứng Guillain Barré: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng Guillain Barré, cơ thể sinh ra kháng thể chống lại nhiễm trùng, đồng thời cũng tấn công và làm tổn thương myelin, sợi trục của rễ, dây thần kinh ngoại biên

Ong đốt: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Việc xử trí sớm, và tích cực ong đốt tập trung vảo việc truyền dịch, tăng cường bài niệu và quyết định kết quả cuối cùng của nhiễm độc

Ngộ độc cấp paraquat qua đường tiêu hóa: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Ngộ độc paraquat tử vong rất cao, trong những giờ đầu đau rát miệng họng, dọc sau xương ức và thượng vị, viêm, loét, trợt miệng, họng, thực quản xuất hiện sau nhiều giờ

Ngừng tuần hoàn: cấp cứu cơ bản

Cấp cứu ngừng tuần hoàn là thiết lập các bước cụ thể để giảm tử vong do tim ngừng đập, phản ứng được phối hợp cẩn thận đối với các trường hợp khẩn cấp, sẽ làm giảm tử vong

Viêm mạch dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Viêm mạch dị ứng, là viêm mạch hệ thống không rõ căn nguyên, có tổn thương các mạch nhỏ, do lắng đọng phức hợp miễn dịch IgA.

Hạ kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện hạ kali máu, có xu hướng tỷ lệ thuận với mức độ, và thời gian giảm kali huyết thanh