Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

2020-02-11 08:46 PM
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là vấn đề cấp tính được đặc trưng bởi sự xấu đi của các triệu chứng hô hấp vượt ra ngoài các biến đổi hàng ngày thông thường và dẫn đến thay đổi thuốc

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh phổ biến, có thể phòng ngừa và có thể điều trị được, được đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và hạn chế luồng khí là do bất thường đường thở và / hoặc phế nang thường do tiếp xúc đáng kể với các hạt hoặc khí độc hại. Giới hạn luồng khí mãn tính đặc trưng cho COPD là gây ra bởi một hỗn hợp của bệnh đường hô hấp nhỏ (ví dụ viêm phế quản tắc nghẽn) và phá hủy nhu mô (khí phế thũng), sự đóng góp tương đối của mỗi người khác nhau. Viêm mãn tính gây ra thay đổi cấu trúc, hẹp đường thở và phá hủy nhu mô phổi, phế quản nhỏ có thể góp phần hạn chế luồng không khí và rối loạn chức năng niêm mạc, một đặc điểm của bệnh.

Đợt cấp là đợt mất bù cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) gây suy hô hấp. Đặc điểm của đợt cấp là tình trạng khó thở tăng nặng thêm; ho và tăng thể tích đờm và/hoặc đờm mủ và tình trạng này thường đi kèm giảm oxy máu và tình trạng xấu đi của tăng CO2 máu.

Nguyên nhân: hay gặp nhất là nhiễm khuẩn (Haemophilus influenzae, phế cầu, Moraxella catarrhalis). Trong các đợt cấp nặng có thể gặp phế cầu kháng thuốc sinh beta-lactamase. Các nguyên nhân khác: nhiễm virus, mệt cơ hô hấp, nhồi máu phổi.

Chẩn đoán xác định đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Tiền sử của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Khó thở, nhịp thở nhanh > 25 chu kì/phút, có thể có tím khi suy hô hấp nặng.

Ho khạc đờm nhiều, đờm đục (nhiễm khuẩn).

Có thể có sốt kèm các dấu hiệu nhiễm trùng.

Khám phổi: co kéo cơ hô hấp phụ, lồng ngực hình thùng, ran ngáy, ran rít, có thể nghe thấy ran ẩm hoặc ran nổ, rì rào phế nang giảm.

Nhịp tím nhanh, huyết áp tăng (suy hô hấp nặng) hoặc có thể tụt (suy hô hấp nguy kịch).

Có thể có các dấu hiệu của suy tim phải: phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi.

Độ bão hòa oxy mạch (SpO2) có thể < 90%.

Xquang: phổi sáng, cơ hoành hạ thấp, xương sườn nằm ngang, khoang liên sườn giãn rộng, hình phế quản đậm, tim hình giọt nước (hoặc tim to khi có suy tim nặng).

Điện tim: trục phải, dày thất phải, P phế.

Khí máu: pH máu giảm, PaCO2 tăng, có thể kèm theo giảm oxy hóa máu.

Chẩn đoán phân biệt đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Cơn hen phế quản.

Cơn hen tim.

Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân COPD.

Chẩn đoán mức độ nặng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Nặng

Khỏ thở liên tục, tím.

Nói được câu ngắn.

Co kéo cơ hô hấp phụ rõ rệt.

Tần số thở > 30/phút, SpO2 < 90%.

Tần số tim >110 chu kì/phút, huyết áp tăng.

PaO2 < 60mmHg, PaCO2 > 45mmHg, SaO2 < 90%.

Nguy kịch

Rối loạn ý thức (lú lẫn, ngủ gà, thậm chí hôn mê).

Kiệt sức cơ hô hấp: hô hấp nghịch thường, không ho được.

Tụt huyết áp.

PaO2 < 45mmHg, PaCO2 > 70mmHg, pH < 7,30.

Điều trị cấp cứu

Nguyên tắc xử trí

Phát hiện ngay tình trạng suy hô hấp nguy kịch để can thiệp thủ thuật theo trình tự của dây chuyền cấp cứu ABCD, dùng thuốc điều trị, theo dõi và kiểm soát tốt chức năng sống của bệnh nhân.

Điều trị đợt cấp COPD có suy hô hấp trung bình và nặng tại khoa cấp cứu

Tư thế: bệnh nhân ngồi hoặc nằm ngửa tư thế đầu cao.

Đánh giá mức độ nặng, làm khí máu và chụp Xquang phổi.

Thở oxy: dùng oxy với lưu lượng thấp (1-2 lít/phút) hoặc qua mặt nạ venturi FiO2 30-40%. Làm lại khí máu sau 30-60 phút.

Thuốc giãn phế quản:

+ Tăng liều hoặc dùng thường xuyên hơn.

+ Kết hợp thuốc kích thích beta-2 giao cảm (salbutamol hoặc terbutalin 5-10mg/lần) và thuốc ức chế phó giao cảm (ipratropium 0,5-1 mg/lần) khí dung, nhắc lại nếu cần thiết.

+ Cân nhắc dùng thêm thuốc nhóm methylxanthin nếu cần.

Corticoid: 30-40mg prednisolon/ngày (hoặc corticold khác với liều tương đương) trong 7-10 ngày, dùng đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống.

Kháng sinh: chỉ định khi bệnh nhân có sốt hoặc đờm đục hoặc có bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

Dùng kháng sinh nhóm beta-lactam chống được vi khuẩn sinh beta-lactamase hoặc cephalosporin thế hệ 2, 3. Lựa chọn kháng sinh thứ hai là fluoroquinolone. Có thể dùng đường uống hoặc tiêm truyền.

Cân nhắc chỉ định thông khí nhân tạo không xâm nhập khi:

+ Tình trạng khó thở xấu đi: thở gắng sức + tần số thở > 30 chu kì/phút.

+ Toan hô hấp cấp (pH < 7,25-7,30).

+ Tinh trạng oxy hoá máu tồi đi (tỉ lệ PaO2/FiO2 < 200).

Theo dõi:

+ Theo dõi cân bằng dịch và tình trạng dinh dưỡng.

+ Cân nhắc heparine trọng lượng phân tử thấp đường dưới da.

Xác định và điều trị các bệnh kèm theo (suy tim, loạn nhịp tim, nhồi máu phổi).

Theo dõi sát tình trạng của bệnh nhân.

Chì định chuyển Hồi sức tích cực:

+ Tinh trạng khó thở nặng không đáp ứng với điều trị trên.

Rối loạn ý thức.

Thiếu oxy máu không cải thiện hoặc tiếp tục xấu đi: PaO2 < 40mmHg; toan hô hấp nặng hoặc xấu đi, pH < 7,25 mặc dù đã cho đủ oxy và thông khí đủ.

Cần thông khí xâm nhập kéo dài.

Rối loạn huyết động cần dùng vận mạch.

Điều trị đợt cấp COPD có suy hô hấp nguy kịch

Thông khí nhân tạo: thường cần phải tiến hành thông khí nhân tạo xâm nhập ngay.

Thuốc giãn phế quản nên cho theo đường tĩnh mạch với liều cao.

Kháng sinh đường tiêm.

Nếu có tụt huyết áp hay có suy tim nặng: dobutamin, có thể phối hợp với dopamin.

Cân nhắc vận chuyển khoa hồi sức tích cực điều trị.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngộ độc mật cá trắm: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Các dấu hiệu suy thận cấp xuất hiện rất sớm, ngay sau khi có rối loạn tiêu hoá, bệnh nhân bắt đầu đái ít rồi chuyển sang vô niệu sau 1 đến 2 ngày, có khi vô niệu sau 6 đến 8 giờ

Biến chứng thận do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng thận, do đái tháo đường chiếm gần 50 phần trăm các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

Sốc phản vệ: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Phản ứng phản vệ có thể biểu hiện tại da hoặc niêm mạc, đường tiêu hóa, đường hô hấp, hệ tim mạch như mạch nhanh, loạn nhịp hoặc tụt huyết áp

Nấm Candida: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Nấm Candida gây bệnh ở người chủ yếu là Candida albicans, loại nấm cộng sinh, thường cư trú ở da, niêm mạc miệng, ruột, âm đạo.

Viêm khớp thiếu niên tự phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tùy theo mỗi thể bệnh mà có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau, ở tất cả các thể, trong đợt tiến triển thường có tình trạng viêm khớp về lâm sàng và xét nghiệm.

Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau, biểu hiện giống như viêm tuyến giáp sau sinh, nhưng xảy ra không liên quan đến sinh đẻ.

Ngộ độc khí carbon monoxide (CO): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Khí CO là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon, nhiễm phổ biến là sử dụng các nhiên liệu có carbon để đốt ở nơi thông khí

Bệnh thương hàn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài và gây nhiều biến chứng, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột. Hiện nay vi khuẩn Salmonella typhi đa kháng các kháng sinh, đặc biệt một số chùng vi khuẩn kháng quinolon đã xuất hiện.

Hạ kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện hạ kali máu, có xu hướng tỷ lệ thuận với mức độ, và thời gian giảm kali huyết thanh

Biến chứng mạch máu lớn do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng mạch lớn, cần có nguyên tắc điều trị chung như điều trị các yếu tố nguy cơ gồm, kháng insulin, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì.

Viêm khớp dạng thấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, diễn biến mạn tính. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm các khớp nhỏ nhở có tính chất đối xứng, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và thường có mặt của yếu tố dạng thấp, đôi khi có tổn thương nội tạng.

Mày đay: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Mày đay là một dạng tổn thương cơ bản ngoài da, đặc trưng bời sự xuất hiện nhanh của các sẩn phù, ngứa nhiều.

Suy gan cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Suy gan cấp, xuất hiện sau tác động, đặc trưng bởi vàng da, rối loạn đông máu và bệnh não gan tiến triển, ở bệnh nhân trước đó có chức năng gan bình thường

Viêm phổi liên quan đến thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực

Viêm phổi liên quan đến thở máy, là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện nặng nhất, và thường gặp nhất trong tất cả các loại nhiễm trùng bệnh viện

Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột loại warfarin: điều trị hồi sức tích cực

Hầu hết các loại thuốc diệt chuột warfarin, lượng chính xác rất khó xác định, và hoàn cảnh lâm sàng cũng như loại thuốc được sử dụng để xác định có độc hay không

Suy thận cấp trong hồi sức: chẩn đoán và điều trị tích cực

Suy thận cấp, đề cập đến việc giảm đột ngột chức năng thận, dẫn đến việc giữ lại urê, và các chất thải chứa nitơ khác, và sự rối loạn của thể tích ngoại bào và chất điện giải

Ngộ độc Nereistoxin (thuốc trừ sâu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nếu không được cấp cứu khẩn trương, ngộ độc Nereistoxin, bệnh nhân sẽ nhanh chóng tử vong hoặc chuyển sang giai đoạn sốc không hồi phục, nhiễm toan, suy thận cấp

Viêm tuyến giáp sinh mủ có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm tuyến giáp nhiễm khuẩn rất hiếm gặp, nguyên nhân do vi khuẩn, do nấm hoăc ki sinh trùng gây ra, thường xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi.

Biến chứng bệnh mạch máu ngoại vi đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Để ngăn ngừa các biến chứng vi mô và vĩ mô, như bệnh mạch máu ngoại biên, điều trị tích cực, nhắm mục tiêu, nên được bắt đầu ngay sau khi chẩn đoán

Bệnh thủy đậu: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Virus thủy đậu tăng cường sự lây nhiễm, bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch vật chủ, chẳng hạn như giảm biểu hiện phức hợp tương hợp mô học chính.

Tắc động mạch phổi cấp: do bệnh lí huyết khối tắc mạch

Mục tiêu điều trị tắc động mạch phổi cấp, là giảm nhanh sự tắc nghẽn động mạch phổi, bằng cách làm tan huyết khối, phẫu thuật thuyên tắc hoặc phá vỡ cơ học bằng ống thông

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: suy hô hấp nặng do đợt cấp tính

Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, là tình trạng bệnh ở giai đoạn ổn định chuyển sang nặng lên nhanh, không đáp ứng với điều trị thông thường

Ngộ độc barbituric: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Barbituric ức chế hệ thần kinh trung ương, tác động iên receptor barbiturat ở não, làm tăng GABA, gây tụt huyết áp do ức chế trực tiếp cơ tim, giảm trương lực hệ giao cảm

Biến chứng tai biến mạch não ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đái tháo đường làm gia tăng tỉ lệ mắc, tử vong, thường để lại di chứng nặng nề đối với các trường hợp bị tai biến mạch não, nhồi máu não gặp nhiều hơn so với xuất huyết não

Tăng kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mức độ khẩn cấp của điều trị tăng kali máu thay đổi, theo sự hiện diện hoặc vắng mặt của các triệu chứng, và dấu hiệu liên quan đến tăng kali máu.