- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Đau thần kinh tọa: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đau thần kinh tọa: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Điều trị nội khoa là chính. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài ảnh hường nhiều đến khả năng vận động, cần xem xét phương pháp phẫu thuật.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thần kinh tọa là một dây thần kinh lớn của cơ thể được tạo nên bởi các rễ thần kinh từ đốt sống thắt lưng L3, L4, L5, S1. Đau thần kinh tọa là biểu hiện hay gặp, là biểu hiện nặng nề nhất trong bệnh cảnh chung của đau cột sống thắt lưng. Biểu hiện này thường xuất hiện đột ngột, có thể hết sau vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm gây ảnh hường nhiều đến khả năng lao động và chất lượng cột sống.
Tuổi thường gặp nhất là từ 30 - 60 tuổi với tỉ lệ nam/nữ là 3/1.
Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Điều trị nội khoa là chính. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài ảnh hường nhiều đến khả năng vận động, cần xem xét phương pháp phẫu thuật.
Triệu chứng cơ năng
Đau thắt lưng, lan xuống mông, kheo và cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh hông. Co khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Đau tăng về đêm, giảm khi nằm yên trên giường cứng và gối co lại. Có thể kèm theo cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm bờ ngoài bàn chân chéo qua mu chân đến ngón cái (rễ thắt lưng 5), ở gót chân hoặc ngón út (rễ cùng 1).
Một số bệnh nhân bị đau ở hạ bộ vả đau khi tiểu đại tiện do tổ thương rộng xâm phạm các rễ thuộc đám rối thần kinh đuôi ngựa.
Triệu chứng thực thể
Cột sống: phản ứng co cứng cơ cạnh cột sống, cột sống mất đường cong sinh lí, vẹo do tư thế chống đau, gẫy khúc đường gai sống...
Triệu chứng chèn ép rễ: dấu hiệu Lasegue dương tính, Walleix (+). Khám phản xạ, cảm giác, vận động, tình trạng teo cơ để xác định vị trí rễ bị tổn thương.
Rễ L5: phản xạ gân gót bình thường, giảm hoặc mất cảm giác phía ngón cái (có thể tăng ở giai đoạn kích thích), không đi được bằng gót, teo nhóm cơ cẳng chân trước ngoài, các cơ mu chân.
Rễ S1: phản xạ gót giảm hoặc mát, cảm giác giảm hoặc mất phía ngón út, không đi được bằng mũi chân, teo cơ bắp cẳng chân, cơ gan bàn chân.
Chẩn đoán hình ảnh
Chụp Xquang thường quy: đánh giá hình thái cột sống, đốt sống để loại trừ các nguyên nhân khác như khối u, xẹp lún đốt sống, viêm đốt sống đĩa đệm, viêm khớp cùng chậu...
Chụp đĩa đệm có thuốc cản quang để phát hiện tổn thương đĩa đệm hiện nay không dùng.
Chụp bao rễ thần kinh: khi thấy có dấu hiệu chèn ép tủy, rễ thần kinh ít dùng.
Chụp cắt lớp vi tính cột sống khi có nghi ngờ tổn thương cấu trúc xương, ống sống...
Chụp cộng hưởng từ (MRI): có thể đánh giá được cấu trúc mô mềm như đĩa đệm hoặc cơ, dây chằng cạnh cột sống và xương phát hiện khối u. Cho phép chẩn đoán sớm và nhậy, có thể phát hiện được 30% những tổn thương không có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, có thể không có sự tương xứng giữa triệu chứng lâm sàng với biểu hiện trên MRI.
Điện cơ đồ: để phát hiện tổn thương nguồn gốc thần kinh, xác định được vị trí dây thần kinh bị tổn thương.
Các xét nghiệm và thăm dò có thể cần làm để chẩn đoán loại trừ nguyên nhân khác (tùy theo từng trường hợp cụ thể)
Xét nghiệm cơ bản: tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, protein c phản ứng (CRP).
Xét nghiệm dịch não tủy: protein thường tăng nhẹ nếu có ép rễ.
Các xét nghiệm sinh hóa như calci, phospho, phosphatase kiềm,... nếu có nghi ngờ các bệnh chuyển hóa hoặc ung thư.
Chụp xạ hình xương: nhằm phát hiện ung thư di căn hoặc viêm đĩa đệm- đốt sống, cốt tủy viêm.
Sinh thiết, chẩn đoán tế bào học, mô bệnh học...
Điều trị nội khoa thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm
Điều trị không dùng thuốc
Chế độ bất động trong giai đoạn đau cấp tính:
Vận động hợp lí trong những giai đoạn sau.
Thể dục, vận động thân thể tăng cường sự khỏe mạnh của cơ cột sống.
Vật lí trị liệu và phản xạ liệu pháp: dùng nhiệt chườm nóng, chạy tia, châm cứu, bấm huyệt, xoa nắn chỉnh hình, điện xung, sóng ngắn, châm cứu.
Kéo giãn cột sống.
Điều trị bằng thuốc:
Giảm đau chọn một trong các thuốc theo bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới: acetaminophen (paracetamol, Efferalgan), Efferalgan codein, morphin. Ví dụ dùng paracetamol viên 0,5g liều từ 1 - 3g/ngày. Tùy theo tinh trạng đau mà điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.
Chống viêm không steroid khi bệnh nhân đau nhiều:
Chọn một trong số thuốc sau (lưu ý tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vi không tăng tác dụng điều trị mà lại có nhiều tác dụng phụ):
Diclofenac (Voltaren) viên 50mg x 2 viên/ngày chia 2 hoặc viên 75mg x 1 viên/ngày sau ăn no.
Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75mg/ngày trong 2 - 4 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
Meloxicam (Mobic) viên 7,5mg x 2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày x 2 – 4 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
Piroxicam (Felden) viên hay ống 20mg, uống 1 viên/ngày uống sau ăn no hoặc tiêm bắp ngày 1 ống trong 2 -4 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
Celecoxib (Celebrex) viên 200mg, liều 1 đến 2 viên/ngày sau ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và thận trọng hơn ở người cao tuổi.
Thuốc dãn cơ:
Chọn một trong các thuốc:
Mydocalm: 150mg x 3 viên/ngày (nếu co cơ nhiều) hoặc mydocalm 50mg 4 viên/ngày.
Myonal 50mg x 3 viên/ngày.
Thuốc có tác dụng làm giảm đau do nguyên nhân thần kinh.
Dùng một trong những loại sau:
Neurotin viên 0,3 g uống 1 -3 viên/ngày, có thể tăng tới 6 viên/ngày.
Lyrica 75mg uống 1 -3 viên. Ngày đầu uống 1 viên, những ngày tiếp theo có thể tăng thêm mỗi ngày tăng 1 viên.
Trileptal: 0,3g 1 - 3 viên/ngày.
Vitamin B12: methylcoban: 500mcg x 2 lần/ngày (uống) hoặc tiêm bắp 500mcg x 3 lần/một tuần.
Kết hợp thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm khi cần thiết:
Amitryptylin viên 25mg x 1-2 viên/ngày (nên uống vảo buổi tối).
Tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortisol, acetat liệu trình 3 mũi, cách 3 ngày một mũi.
Điều trị phẫu thuật
Chỉ định: Khi điều trị nội khoa không kết quả (thường sau 3 -6 tháng điều trị nội khoa đúng cách mà bệnh nhân không đỡ đau và/hoặc có teo cơ). Bệnh nhân có dấu hiệu chèn ép rễ như rối loạn cơ tròn, liệt hai chân hoặc teo cơ nhanh.
Bài viết cùng chuyên mục
Hạ đường huyết: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Hạ đường huyết được định nghĩa là đường huyết nhỏ hơn 3 mmol mỗi lít, ở những bệnh nhân nhập viện, nên điều trị đường huyết nhỏ hơn hoặc bằng 4 mmol
Ngộ độc cấp hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ: điều trị hồi sức tích cực
Thuốc trừ sâu phospho hữu cơ, là một trong hai loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm ức chế cholinesterase, đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp
Tắc động mạch phổi cấp: do bệnh lí huyết khối tắc mạch
Mục tiêu điều trị tắc động mạch phổi cấp, là giảm nhanh sự tắc nghẽn động mạch phổi, bằng cách làm tan huyết khối, phẫu thuật thuyên tắc hoặc phá vỡ cơ học bằng ống thông
Viêm gan virus cấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm gan virus cấp, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, nhất là ở các nước đang phát triển, do các virus viêm gan, gây viêm nhiễm và hoại tử tế bào gan.
Xuất huyết tiêu hóa trên: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Chảy máu đường tiêu hóa trên là một trường hợp khẩn cấp phổ biến, với một loạt các triệu chứng thực quản dạ dày tá tràng như nôn máu, phân đen, ít bị thiếu máu
Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột loại warfarin: điều trị hồi sức tích cực
Hầu hết các loại thuốc diệt chuột warfarin, lượng chính xác rất khó xác định, và hoàn cảnh lâm sàng cũng như loại thuốc được sử dụng để xác định có độc hay không
Suy tuyến yên: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Suy tuyến yên, có thể không có triệu chứng, hoặc xuất hiện liên quan đến thiếu hụt hormon, hoặc tổn thương hàng loạt.
Suy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Điều trị thích hợp, và biện pháp phòng ngừa bổ sung, suy tuyến thượng thận có thể có cuộc sống năng động, và có tuổi thọ bình thường.
Sốc phản vệ: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Phản ứng phản vệ có thể biểu hiện tại da hoặc niêm mạc, đường tiêu hóa, đường hô hấp, hệ tim mạch như mạch nhanh, loạn nhịp hoặc tụt huyết áp
Sốc giảm thể tích tuần hoàn: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Sốc được là tình trạng thiếu oxy tế bào, và mô, do giảm cung cấp oxy, tăng tiêu thụ oxy, sử dụng oxy không đủ, hoặc kết hợp các quá trình này
Biến chứng tai biến mạch não ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đái tháo đường làm gia tăng tỉ lệ mắc, tử vong, thường để lại di chứng nặng nề đối với các trường hợp bị tai biến mạch não, nhồi máu não gặp nhiều hơn so với xuất huyết não
Suy gan cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Suy gan cấp, xuất hiện sau tác động, đặc trưng bởi vàng da, rối loạn đông máu và bệnh não gan tiến triển, ở bệnh nhân trước đó có chức năng gan bình thường
Tăng calci máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Trong số tất cả các nguyên nhân gây tăng canxi máu, cường cận giáp nguyên phát, và ác tính là phổ biến nhất, chiếm hơn 90 phần trăm các trường hợp.
U tủy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa
U tủy thượng thận, là loại khối u của tủy thượng thận tiết ra các cathecholamin, gồm adrenalin, và hoặc noradrenalin, hiếm gặp hơn là tiết dopamin.
Bệnh uốn ván: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Ngoại độc tố uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây nên biểu hiện lâm sàng của bệnh là cứng hàm, co cứng cơ liên tục, các cơn giật cứng toàn thân và nhiều biến chứng khác gây tử vong.
Bệnh sốt mò: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua vết đốt của ấu trùng mò, khởi phát cấp tính, biểu hiện đa dạng, sốt, vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng.
Lupus ban đỏ hệ thống: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Bệnh nhân có thể chỉ co, một vài đặc điểm lâm sàng của lupus ban đỏ hệ thống, có thể giống với các bệnh tự miễn, nhiễm trùng hoặc huyết học khác.
Lỵ trực khuẩn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Lỵ trực khuẩn Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.
Cơn nhược cơ nặng: chẩn đoán và điều trị tích cực
Có thể điều trị nhược cơ hiệu quả, bằng các liệu pháp bao gồm thuốc kháng cholinesterase, liệu pháp điều hòa miễn dịch nhanh, thuốc ức chế miễn dịch và phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, trong đó màng phế nang mao mạch bị tổn thương cấp tính, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng, không đáp ứng với thở oxy liều cao
Ngộ độc cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức
Ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân, trong vòng vài ba phút đầu tiên, xác định và thực hiện ngay các biện pháp cần tiến hành nhằm bảo đảm tính mạng, và ổn định trạng thái bệnh nhân.
Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực
Tràn khí màng phổi là một biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong, ở bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo
Hội chứng Cushing: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Tăng cân là triệu chứng đầu tiên, mặt tròn như mặt trăng, da ừng đỏ, gáy có bướu mỡ, rối loạn phân bố mỡ, mỡ tập trung ở mặt, cổ.
Viêm da dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Biểu hiện tổn thương da, trên một bệnh nhân có cơ địa dị ứng, đặc trưng bời những dấu hiệu lâm sàng, của hiện tượng quá mẫn tức thì.
Hạ kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện hạ kali máu, có xu hướng tỷ lệ thuận với mức độ, và thời gian giảm kali huyết thanh