Cường cận giáp tiên phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa

2020-04-01 04:27 PM
Yếu, mệt, khát nước, tiểu nhiều, chán ăn, sụt cân, táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng do viêm tụy cấp, nhược cơ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cường cận giáp tiên phát được định nghĩa là tình trạng tăng tiết hormon cận giáp trạng (PTH) xuất phát từ một hoặc nhiều tuyến cận giáp dẫn đến hậu quả làm tăng calci máu. Cường cận giáp tiên phát chiếm 90% những nguyên nhân gây tăng calci máu.

Chẩn đoán xác định

Triệu chứng lâm sàng

50% bệnh nhân cường cận giáp không có triệu chứng lâm sàng.

Có thể gặp những triệu chứng lâm sàng do tăng calci máu, sỏi thận và giảm mật độ xương.

Triệu chứng lâm sàng do tăng calci máu: yếu, mệt, khát nước, tiểu nhiều, chán ăn, sụt cân, táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng do viêm tụy cấp, nhược cơ, rối loạn tâm thần, tăng huyết áp, loạn nhịp tim (QT ngắn). Thường cải thiện sau khi cắt bỏ tuyến cận giáp.

Bệnh thận do cường cận giáp: sỏi thận tỉ lệ gặp 15 - 20%, tăng calci niệu, calci hóa cầu thận, suy thận mạn.

Bệnh lí xương do cường cận giáp: do tăng hủy xương làm giảm mật độ xương, gây đau xương, tăng nguy cơ gẫy xương. Bệnh viêm xơ nang xương gặp trong những trường hợp cường cận giáp nặng.

Cận lâm sàng

Tăng nồng độ calci máu toàn phần > 2,55mmol/l.

Tăng nồng độ hormon PTH > 60μg/ml (nồng độ PTH bình thường: 10 - 60μg/ml).

Nồng độ phospho máu thường thấp hoặc giới hạn thấp của giá trị bình thường < 0,8mmol/l.

Chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm vùng cổ độ phân giải cao và xạ hình tuyến cân giáp 99mTc-sestarnibl là hai kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh quan trọng giúp phát hiện vị trí tuyến cận giáp.

Siêu âm vùng cổ: có độ nhạy 72 - 89% trong việc xác định vị trí u lành tính một tuyến cận giáp đơn độc nhưng độ nhạy rất kém trong bệnh lí tăng sản nhiều tuyến cận giáp.

Xạ hình tuyến cận giáp bằng 99mTc-sestarnibi:

+ Độ nhạy tương tự siêu âm 68 - 95% trong xác định u tuyến cận giáp đơn độc, độ nhạy kém trong xác định vị trí tuyến cận giáp trong bệnh lí tăng sản nhiều tuyến cận giáp.

+ Ưu điểm trong xác định tuyến cận giáp lạc chỗ ở ngoài vùng cổ.

+ Có thể gặp dương tính giả do kĩ thuật này xạ hình cả nhu mô giáp.

Thường phối hợp cả hai kĩ thuật trên để chẩn đoán xác định vị trí các thùy tuyến cận giáp.

CT-Scan và MRI: ít được sử dụng để xác định vị trí u tuyến cận giáp. Thường được chỉ định trong trường hợp phẫu thuật thất bại và bệnh tái phát.

Chẩn đoán phân biệt

Tăng calci máu do ung thư: nồng độ calci máu tăng, PTH thấp.

Cường cận giáp thứ phát: trong suy thận mạn.

Tăng calci máu trong bệnh đa u tủy xương.

Chẩn đoán nguyên nhân

U lành tính tuyến cận giáp: thường gặp u một tuyến cận giáp, chiếm 80 - 85%.

Tuyến cận giáp tăng sản: có tính chất di truyền, thường tăng sản cả 4 tuyến cận giáp, gặp trong hội chứng đa u các tuyến nội tiết (MEN) typ 1 và typ 2, chiếm khoảng 15%. Bệnh cảnh MEN typ 1 thường có cường cận giáp trạng, u tuyến yên, u tụy. MEN typ 2: cường cận giáp, u tủy thượng thận, ung thư giáp thể tủy.

Ung thư tuyến cận giáp: hiếm gặp < 0,5%.

Điều trị

Điều trị tăng calci máu cấp tính

Thường gặp khi nồng độ calci máu > 3mmol/l.

Truyền muối đẳng trương NaCI 9%0 tốc độ 200 - 300ml/giờ.

Calcitonin liều 4UI/kg đường truyền tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Calcitonin chỉ co tác dụng từ 12 giờ - 48 giờ đầu.

Truyền biphosphanat: pamidronat liều 60 - 90mg trong 2 giờ hoặc zoiedronic acid liều 4mg trong 15 phút.

Phẫu thuật cắt tuyến cận giáp

Phẫu thuật cắt tuyến cận giáp là phương pháp duy nhất đối với các bệnh nhân cường cận giáp có triệu chứng lâm sàng.

Phẫu thuật được chỉ định ở bệnh nhân cường cận giáp không triệu chứng lâm sàng trong những trường hợp sau đây:

Tuổi < 50.

Nồng độ calcl máu: 2,85mmol/l.

Độ thanh thải creatinin giảm 30%.

Giảm mật độ xương tại các vị trí: T score < -2,5.

Điều trị nội khoa

Chỉ định: bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật như: bệnh nhân không có đủ những tiêu chuẩn theo khuyến cáo ở trên hoặc không có khả năng phẫu thuật như già yếu, suy tim...

Uống 2 - 3 lít nước/ngày.

Tránh các yếu tố làm nặng bệnh: thuốc lợi tiểu hypothiazid, mất nước, nằm bất động tại giường trong thời gian dài hoặc không vận động, chế độ ăn giàu calci > 1g/ngày.

Chế độ ăn: giảm calci khoảng 400mg/ngày.

Uống biphosphonat: có tác dụng ức chế hủy xương, làm giảm calci máu.

Alendronat (Fosamax) liều 5mg/ngày hoặc 70mg, 1 tuần 1 viên.

Risedronat (Actonel) liều 5mg/ngày hoặc 35mg, 1 tuần 1 viên.

Theo dõi sau phẫu thuật

Định lượng PTH trong và sau phẫu thuật giúp xác định khối u cận giáp đã được cắt bỏ thành công.

Nồng độ PTH sau phẫu thuật thường giảm 30% so với trước phẫu thuật.

 “Hội chứng xương đói” gây hạ calci máu là biến chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp. Định lượng calci máu sau phẫu thuật giúp chẩn đoán. Bổ sung calci khi có hạ calci máu liều 1,5 - 3g/ngày.

Theo dõi dấu hiệu liệt hồi quy.

Bài viết cùng chuyên mục

Xuất huyết tiêu hóa trên: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Chảy máu đường tiêu hóa trên là một trường hợp khẩn cấp phổ biến, với một loạt các triệu chứng thực quản dạ dày tá tràng như nôn máu, phân đen, ít bị thiếu máu

Viêm khớp phản ứng: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm khớp phản ứng là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau nhiễm khuẩn chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa,... Bệnh gây tổn thương ở khớp và các cơ quan khác như mắt, hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa…

Lỵ trực khuẩn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Lỵ trực khuẩn Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.

Đau cột sống thắt lưng: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đau cột sống thắt lưng là nguyên nhân làm giảm khả năng lao động ở tuổi dưới 45 và chi phí của bản thân cũng như chi phí xã hội trong điều trị rất tốn kém.

Nhiễm trùng do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tụ cầu vàng là cầu khuẩn Gram dương, không di động, không sinh nha bào, đứng riêng lẻ hoặc thành từng đôi. S.aureus có mặt ở khắp nơi, sự lây truyền trực tiếp từ các thương tổn mở hoặc gián tiếp.

Ngừng tuần hoàn: cấp cứu nâng cao

Cấp cứu cơ bản ngay lập tức là rất quan trọng để điều trị ngừng tim đột ngột, duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng, cho đến khi có chăm sóc nâng cao

Tắc đường hô hấp trên: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp tính có thể do hít phải vật lạ từ ngoài, nhiễm virut hoặc vi khuẩn, dị ứng nặng, bỏng hoặc chấn thương

Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực

Tràn khí màng phổi là một biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong, ở bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo

Nấm Candida: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Nấm Candida gây bệnh ở người chủ yếu là Candida albicans, loại nấm cộng sinh, thường cư trú ở da, niêm mạc miệng, ruột, âm đạo.

Viêm mạch dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Viêm mạch dị ứng, là viêm mạch hệ thống không rõ căn nguyên, có tổn thương các mạch nhỏ, do lắng đọng phức hợp miễn dịch IgA.

Tăng kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mức độ khẩn cấp của điều trị tăng kali máu thay đổi, theo sự hiện diện hoặc vắng mặt của các triệu chứng, và dấu hiệu liên quan đến tăng kali máu.

Hôn mê: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Hôn mê là một cấp cứu, hành động nhanh chóng là cần thiết để bảo tồn cuộc sống và chức năng não, thường kiểm tra máu và chụp CT não để xác định nguyên nhân

Suy cận giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chức năng chủ yếu của tuyến cận giáp, là cân bằng nồng độ calci máu, suy cận giáp gây hạ calci máu biểu hiện triệu chứng thần kinh cơ.

Ong đốt: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Việc xử trí sớm, và tích cực ong đốt tập trung vảo việc truyền dịch, tăng cường bài niệu và quyết định kết quả cuối cùng của nhiễm độc

Ngộ độc nấm độc: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Ngộ độc nấm thường xảy ra vào mùa xuân, hè, ngộ độc sớm dễ phát hiện, chỉ điều trị triệu chứng và hỗ trợ đầy đủ bệnh nhân thường sống

Tăng natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mặc dù tăng natri máu thường xuyên nhất là do mất nước, nó cũng có thể được gây ra bởi việc ăn muối, mà không có nước, hoặc sử dụng các dung dịch natri ưu trương

Cơn đau bụng cấp: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Đau bụng cấp có thể do nhiều loại bệnh khác nhau, từ nhẹ và tự giới hạn đến các bệnh đe dọa đến tính mạng, chẩn đoán sớm và chính xác dẫn đến quản lý chính xác hơn

Bệnh to các viễn cực: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh gặp cả hai giới, thường gặp ở lứa tuổi 20 đến 50, do adenoma của tuyến yên, hiếm gặp do bệnh lý vùng dưới đồi.

Phù Quincke dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Phù Quincke, đặc trưng bởi tình trạng sưng nề đột ngột, và rõ rệt ở vùng da, và tổ chức dưới da, có cảm giác ngứa.

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị tích cực

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, là một biến chứng rất nặng của bệnh đái tháo đường, thường gặp ở người bệnh đái tháo đường typ 2

Biến chứng thận do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng thận, do đái tháo đường chiếm gần 50 phần trăm các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

Rắn cạp nia cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nọc độc của rắn cạp nia bao gồm các protein, enzym tác động cả ở tiền và hậu xynap gây liệt cơ, peptid lợi niệu natri có tác dụng ức chế hấp thu natri tại ống thận

Suy thận cấp trong hồi sức: chẩn đoán và điều trị tích cực

Suy thận cấp, đề cập đến việc giảm đột ngột chức năng thận, dẫn đến việc giữ lại urê, và các chất thải chứa nitơ khác, và sự rối loạn của thể tích ngoại bào và chất điện giải

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: suy hô hấp nặng do đợt cấp tính

Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, là tình trạng bệnh ở giai đoạn ổn định chuyển sang nặng lên nhanh, không đáp ứng với điều trị thông thường

Viêm gan tự miễn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm gan tự miễn, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và ở tất cả các nhóm dân tộc, nhưng nó xảy ra chủ yếu ở phụ nữ.