Biến chứng thần kinh do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

2020-03-17 10:29 PM
Biến chứng thần kinh, biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là biến chứng thần kinh ngoại vi, và biến chứng thần kinh tự động

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Biến chứng mạch máu nhỏ bao gồm các biến chứng mắt, thận, thần kinh. Những biến chứng này có liên quan tới tình trạng đường huyết tăng cao và có thể ngăn ngừa khi đường huyết được kiểm soát

Đại cương

Biến chứng thần kinh là một dạng biến chứng hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là biến chứng thần kinh ngoại vi và biến chứng thần kinh tự động (khoảng 50% các bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có biến chứng này). Các dạng tổn thương khác như liệt dây thần kinh sọ, teo cơ ít gặp hơn.

Chẩn đoán xác định và điều trị

Biến chứng thần kinh tự động tim mạch

Chẩn đoán:

Triệu chứng lâm sàng: nhịp tim nhanh khi nghỉ >100 chu kì/phút, nhồi máu cơ tim không triệu chứng, hạ huyết áp tư thế, rối loạn thân nhiệt.

Test chẩn đoán:

+ Đo nhịp tim khi nghỉ > 100 chu kì/phút.

+ Kiềm tra huyết áp tư thế: đo huyết áp tâm thu lần thứ nhất ở tư thế nằm, lần thứ hai ở tư thế đứng 3 phút sau khi đứng dậy đột ngột. Đáp ứng: bình thường huyết áp tâm thu giảm < 10 mmHg, hạ huyết áp tư thế khi huyết áp tâm thu giảm > 20mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương giảm > 10 mmHg khi đứng dậy.

Điều trị:

Kiềm soát tốt đường huyết và điều trị triệu chứng bằng:

Thuốc chẹn beta giao cảm khi nhịp tim nhanh làm cho bệnh nhân khó chịu.

Tránh yếu tố thuận lợi gây hạ huyết áp tư thế: chế độ ăn ít muối, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, tránh ngồi dậy đột ngột, băng cố định cẳng chân trước khi đứng dậy.

Thuốc: fluorohydrocortison (Florinef) 100 - 300μg/ngày, dihydroergostamin (Tamik), octreotid (dẫn chất somatostatin)...

Biến chứng thần kinh tự động ống tiêu hóa trên

Chẩn đoán:

Triệu chứng lâm sàng: nuổt nghẹn, đầy bụng, ăn chậm tiêu, ợ chua, nóng bỏng hoặc đau thượng vị, buồn nõn, nôn.

Phát hiện: chụp dạ dày bằng thuốc cản quang thấy dạ dày giãn, thức ăn chậm lưu thông, nội soi dạ dày - thực quản.

Điều trị:

Kiểm soát tốt đường huyết và điều trị triệu chứng bằng một trong các loại thuốc sau:

Metoclopramid (Primperan): 10 - 20mg/ngày, chia 3 lần, uống trước ăn 30 phút.

Domperidon (Motilium): 10 - 20mg/ngày, chia 3 lần, uống trước ăn 30 phút.

Cisaprid (Propulsid): 10mg/ngày, chia 4 lần.

Erythromycin: 500 - 750mg/ng. chia 4 lần trong 4 tuần.

Biến chứng thần kinh tự động ống tiêu hóa dưới

Triệu chứng:

Rối loạn tiêu hóa. táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.

Điều trị:

Táo bón: chế độ ăn cân đối, đủ chất xơ, chia nhiều bữa. Thuốc: sorbitol hoặc lactulos, octreotid 150μg/ngày.

Tiêu chảy: metronidazol 750mg/ng X 3 tuần, loperamid 2mg X 4 lần/ng, cholestiramin 4g/ngày, octreotid 150μg/ngày.

Bệnh lí thần kinh tự động tiết niệu sinh dục - Bệnh thần kinh bàng quang

Triệu chứng:

Đái không hết bãi, đái khó, bí đái.

Chẩn đoán:

Đo thể tích nước tiểu tồn dư bằng siêu âm.

Nội soi bàng quang: bàng quang giãn do mất trương lực.

Điều trị:

Kiểm soát tốt đường huyết và điều trị triệu chứng bằng.

Bàng quang giảm hoạt động: thuốc kích thích phó giao cảm trực tiếp (urecholin) hoặc gián tiếp bởi ambenonium chlorure.

Bàng quang tăng hoạt động: ức chế phó giao cảm kháng cholinergic bằng oxybutinin (Ditropan).

Bệnh thần kinh hệ sinh dục

Nam giới:

Rối loạn cương dương do giảm nitric oxy của nội mạc, liệt dương, trảo ngược tinh dịch.

Đánh giá: hòi về quan hệ tình dục, khám bộ phận sinh dục, xét nghiệm testosteron, prolactin máu.

Điều trị: kiểm soát tốt đường huyết, tư vắn tâm lí và điều trị triệu chứng bằng Sildenafil, Vardenafil...

Nữ:

Rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, khô âm đạo, giảm cảm giác vùng bẹn, mất cảm giác kích thích tình dục.

Đánh giá: hỏi về quan hệ tình dục, khám bộ phận sinh dục, xét nghiệm nước tiểu.

Điều trị: bôi kem chứa estrogen tại chỗ hoặc sử dụng điều trị hormon thay thế nếu không có chống chỉ định.

Bệnh thần kinh vận mạch

Tăng tiết mồ hôi vùng mặt và thân, xảy ra lúc bắt đầu các bữa ăn, lúc tập thể dục hoặc vào ban đêm.

Giảm tiết mồ hôi ở phần xa gốc chi dưới: da khô, ngứa, rụng lông, bong vảy, dạn nứt, gia tăng chai chân và loạn dưỡng móng, tăng nguy cơ loét chân. Trường hợp nặng có thể gặp ở chi trên, phần dưới thân.

Điều trị: scopolamin, thuốc giãn mạch (Buflomedil, Ginkgo biloba).

Hạ đường huyết không nhận biết

Đái tháo đường lâu năm dẫn đến rối loạn phóng thích catecholamin và đôi khi cả glucagon do mất kiểm soát thần kinh phế vị làm lu mờ dấu hiệu hạ đường huyết (xem thêm phần biến chứng hạ đường huyết).

Biến chứng thần kinh ngoại vi

Triệu chứng cơ năng:

Dị cảm ở đầu chi: cảm giác kiến bò, tê rần kim châm, rát bỏng.

Giảm hoặc mất cảm giác tiếp xúc da, cảm giác nhiệt.

Mất cảm giác ngược lên “dạng bốt" ở chân, “dạng đeo găng ở tay".

Đau âm ỉ hoặc kịch phát, tăng cảm giác đau ở chi và bụng nhiều về đêm.

Khám thực thể:

Đánh giá cảm giác nông bằng monofilament 10gam, khám 10 vị trí. Mất 2/10 vị trí được đánh giá có rối loạn cảm giác nông, mất 4/10 vị trí được đánh giá có nguy cơ bị bệnh lí bàn chân đái tháo đường.

Đánh giá cảm giác sâu (cảm giác rung - bản thể).

Thăm dò điện cơ thần kinh.

Điều trị:

Kiểm soát tốt đường huyết và điều trị triệu chứng bằng một trong các thuốc sau đây

Ibuprofen 200 - 400mg, mỗi 4 - 6 giờ, tối đa 1200mg/ngày.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin 25mg), liều khởi đầu 25 - 50mg, tối đa 150mg/ngày.

Carbamazepin (Tegretol 200mg): 100 - 200mg/ ngày, tối đa 600mg/ngày, chia 3 -4 lần.

Gapabentin (Neurontin 300mg): 300mg X 3 lần/ ngày, tối đa 3600mg/ngày.

Pregabalin (Lyrica 75mg; 150mg; 300mg): 75mg x 2 lần/ngày, tăng 150mg x 2l/ngày sau 1 tuần, tối đa 300mg x 2 lần/ngày, ở những ngày tiếp.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh quai bị: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh quai bị lây trực tiếp qua hô hấp, ngoài gây sưng đau tuyến nước bọt mang tai, không hoá mủ, ngoài ra còn viêm tuyến sinh dục.

Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.

Suy thận cấp trong hồi sức: chẩn đoán và điều trị tích cực

Suy thận cấp, đề cập đến việc giảm đột ngột chức năng thận, dẫn đến việc giữ lại urê, và các chất thải chứa nitơ khác, và sự rối loạn của thể tích ngoại bào và chất điện giải

Loãng xương: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chẩn đoán sớm và định lượng mất xương và nguy cơ gãy xương rất quan trọng vì sự sẵn có của các liệu pháp có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược tiến trình của bệnh loãng xương.

Xuất huyết tiêu hóa trên: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Chảy máu đường tiêu hóa trên là một trường hợp khẩn cấp phổ biến, với một loạt các triệu chứng thực quản dạ dày tá tràng như nôn máu, phân đen, ít bị thiếu máu

Nhiễm trùng do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tụ cầu vàng là cầu khuẩn Gram dương, không di động, không sinh nha bào, đứng riêng lẻ hoặc thành từng đôi. S.aureus có mặt ở khắp nơi, sự lây truyền trực tiếp từ các thương tổn mở hoặc gián tiếp.

Rắn lục cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nọc rắn lục là một phức hợp bao gồm các enzym tiêu protein, acid amin, lipid, các enzym là yếu tố chính thúc đẩy quá trình độc với tế bào, máu và thần kinh

Viêm da dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Biểu hiện tổn thương da, trên một bệnh nhân có cơ địa dị ứng, đặc trưng bời những dấu hiệu lâm sàng, của hiện tượng quá mẫn tức thì.

Ngộ độc Nereistoxin (thuốc trừ sâu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nếu không được cấp cứu khẩn trương, ngộ độc Nereistoxin, bệnh nhân sẽ nhanh chóng tử vong hoặc chuyển sang giai đoạn sốc không hồi phục, nhiễm toan, suy thận cấp

Viêm mạch dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Viêm mạch dị ứng, là viêm mạch hệ thống không rõ căn nguyên, có tổn thương các mạch nhỏ, do lắng đọng phức hợp miễn dịch IgA.

Ngộ độc cấp opioid (ma túy): chẩn đoán và điều trị hồi sức cấp cứu

Các hợp chất opioid, gồm các hợp chất có tự nhiên trong nhựa cây thuốc phiện, các dẫn chất, là các opiat, và các chất tổng hợp

Viêm tuyến giáp không đau sau sinh: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm tuyến giáp sau sinh xảy ra ở khoảng 5 đến 7 phần trăm phụ nữ sau sinh đẻ, có thể liên quan đến hiện tượng tự miễn.

Hôn mê nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường, là hậu quả của tình trạng thiếu nghiệm trọng insulin, do bệnh nhân ngừng hay giảm liều insulin, nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim.

Viêm tuyến giáp sinh mủ có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm tuyến giáp nhiễm khuẩn rất hiếm gặp, nguyên nhân do vi khuẩn, do nấm hoăc ki sinh trùng gây ra, thường xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi.

Ngộ độc cấp ethanol (rượu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Con đường chính của quá trình chuyển hóa ethanol xảy ra ở gan thông qua alcohol dehydrogenase, các mô khác đóng góp

Biến chứng mạch máu lớn do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng mạch lớn, cần có nguyên tắc điều trị chung như điều trị các yếu tố nguy cơ gồm, kháng insulin, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì.

Đái tháo nhạt: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh thường khởi phát ở tuổi thanh niên, nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân của bệnh đái tháo nhạt rất phức tạp.

Viêm quanh khớp vai: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chẩn đoán viêm quanh khớp vai chủ yếu dựa vào lâm sàng ấn đau chói tại chỗ các vị trí tương ứng của gân như đầu dài gân nhị đầu, điểm bám gân trên gai, gân dưới gai, kết hợp cận lâm sàng mà chủ yếu là siêu âm phần mềm quanh khớp vai.

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, trong đó màng phế nang mao mạch bị tổn thương cấp tính, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng, không đáp ứng với thở oxy liều cao

Ngừng tuần hoàn: cấp cứu nâng cao

Cấp cứu cơ bản ngay lập tức là rất quan trọng để điều trị ngừng tim đột ngột, duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng, cho đến khi có chăm sóc nâng cao

Tăng áp lực nội sọ: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tăng áp lực nội sọ, cần phải được chẩn đoán sớm và xử trí tích cực vì có nguy cơ gây tụt não rất nhanh, là một biến chứng gây tử vong, hoặc tổn thương không hồi phục

Cơn đau quặn thận: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Đau bụng xảy ra khi sỏi bị kẹt trong đường tiết niệu, thường là trong niệu quản, sỏi chặn và làm giãn khu vực niệu quản, gây đau dữ dội

Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột natri fluoroacetat và fluoroacetamid

Fluoroacetat gây độc bằng ửc chế chu trình Krebs, làm giảm chuyển hóa glucose, ức chế hô hấp của tế bảo, mất dự trữ năng lượng gây chết tế bào

Lupus ban đỏ hệ thống: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Bệnh nhân có thể chỉ co, một vài đặc điểm lâm sàng của lupus ban đỏ hệ thống, có thể giống với các bệnh tự miễn, nhiễm trùng hoặc huyết học khác.

Viêm màng não mủ: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Có nhiều vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ. Tuy nhiên, tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn tùy thuộc vào tuổi cũng như một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng cơ thể.