Biến chứng mạch máu lớn do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

2020-03-15 05:44 PM
Biến chứng mạch lớn, cần có nguyên tắc điều trị chung như điều trị các yếu tố nguy cơ gồm, kháng insulin, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Biến chứng mạch máu lớn, hậu quả của quá trình xơ vữa các mạch máu lớn và vừa, chiếm tới 80% các nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường,

Biến chứng mạch máu lớn bao gồm: bệnh động mạch vành tim, tai biến mạch não, bệnh mạch máu ngoại vi. Điều trị các biến chứng tim mạch nói chung vả mạch máu lớn tùy theo vị trí tổn thương. Tuy nhiên, các loại biến chứng mạch lớn cần có nguyên tắc điều trị chung như điều trị biến chứng tim mạch là điều trị các yếu tố nguy cơ gồm: kháng insulin, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì.

Điều trị

Tăng huyết áp

Chẩn đoán:

Tăng huyết áp khi huyết áp > 140/90mmHg ở 2 lần đo huyết áp khác nhau

Điều trị:

Mục tiêu huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường nên được kiểm soát < 130/80mmHg.

Huyết áp tâm thu = 130 - 139mmHg hoặc huyết áp tâm trương = 80 - 89mmHg: thay đổi lối sống trong 3 tháng.

Nếu huyết áp không đạt mục tiêu: dùng thuốc hạ huyết áp.

Huyết áp tâm thu > 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg: dùng thuốc hạ huyết áp kết hợp với điều chỉnh lối sống.

Điều chỉnh lối sống bao gồm: giảm cân ở bệnh nhân thừa cân, ăn nhạt, tăng bổ sung kali, hạn chế rượu, tăng hoạt động thể lực.

Nhóm thuốc hạ huyết áp được lựa chọn đầu tiên cho bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp là ức chế men chuyển hoặc nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.

Nếu huyết áp chưa đạt mục tiêu điều trị, nhóm lợi tiểu thiazid nên được kết hợp khi mức lọc cầu thận > 30ml/phút hoặc nhóm lợi tiểu turosemid khi mức lọc cầu thận < 30ml/phút.

Phụ nữ có thai mắc đái tháo đường và tăng huyết áp, mức huyết áp nên được duy trì 110 - 129/65 - 79mmHg.

Chống chỉ định dùng thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin ở phụ nữ có thai.

Rối loạn lipid máu

Sàng lọc:

Tất cả bệnh nhân đái tháo đường tuổi trường thành nên được kiểm tra lipid máu hàng năm.

Mục tiêu kiểm soát lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường:

LDL cholosterol < 2,6mmol/l (100mg/dl). Bệnh nhân đái tháo đường có kèm theo bệnh mạch vành hoặc tương đương mục tiêu cần đạt LDL <1,8mmol/l (70mg/dl).

HDL cholesterol > 1,0mmol/l (40mg/dl) đối với nam và > 1,3mmol/l (50mg/dl) đối với nữ.

Tryglicerid < 1,7mmol/l (150mg/dl).

Điều trị:

Thay đổi lối sống: chế độ ăn giảm chất béo bão hòa, trans và cholesterol. Bổ sung omega 3, chất xơ, giảm cân (nếu thừa cân), tăng cường hoạt động thể lực.

Nhóm statin được ưu tiên chỉ định điều trị cho những bệnh nhân đái tháo đường đang có bệnh lí tim mạch hoặc bệnh nhân không có bệnh lí tim mạch nhưng > 40 tuổi và có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà không cần quan tâm tới nồng độ lipid máu.

Bệnh nhân không có bệnh tim mạch và < 40 tuổi, nhóm statin được chỉ định điều trị kết hợp với thay đổi lối sống khi LDL-C > 2,6mmol/l (100mg/dl).

Nhóm íibrat chỉ định điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường khi triglicerid > 5,6mmol/l (500mg/dl) sau khi đã kiểm soát chế độ ăn và kiểm soát đường huyết.

Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu:

Aspirin liều 75 - 162mg/ngày được chỉ định cho mục tiêu phòng ngừa tiên phát ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 hoặc typ 2 có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gồm: nam > 50 tuổi, nữ > 60 tuổi có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành, tăng huyết áp, hút thuốc, rối loạn lipid máu hoặc albumin niệu.

Aspirin liều 75 - 162mg/ngày được chỉ định cho mục tiêu phòng ngừa thứ phát ở bệnh nhân đái tháo đường có tiền sử mắc bệnh tim mạch.

Nếu bệnh nhân dị ứng aspirin: dùng clopidogrel 75mg/ngày.

Kết hợp aspirin 75-162mg/ngày với clopidogrel 75mg/ngảy ở bệnh nhân sau hội chứng mạch vành cấp.

Mục tiêu chung trong điều trị các yếu tố nguy cơ làm hạn chế sự gia tăng các biến chứng mạch máu gồm:

Kiểm soát chặt đường huyết: HbA1c < 7%.

Kiểm soát tốt huyết áp < 130/80mmHg.

Kiểm soát tình trạng rối loạn lipid máu với các mục tiêu sau:

+ LDL-C < 2,6mmol/l (100mg/d)l hoặc 1,8mmol/l (< 70mg/dl) ở bệnh nhân có bệnh động mạch vành).

+ HDL-C > 50mg/dl.

+ Tryglicerid < 150mg/dl.

Hạn chế thuốc lá và giảm cân.

Aspirin 75 - 162mg/ngày giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não.

Bài viết cùng chuyên mục

Suy gan cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Suy gan cấp, xuất hiện sau tác động, đặc trưng bởi vàng da, rối loạn đông máu và bệnh não gan tiến triển, ở bệnh nhân trước đó có chức năng gan bình thường

Hôn mê nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường, là hậu quả của tình trạng thiếu nghiệm trọng insulin, do bệnh nhân ngừng hay giảm liều insulin, nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim.

Suy cận giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chức năng chủ yếu của tuyến cận giáp, là cân bằng nồng độ calci máu, suy cận giáp gây hạ calci máu biểu hiện triệu chứng thần kinh cơ.

Viêm phổi nặng do virus cúm A: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Viêm phổi do virus có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi, do cơ thể chống lại virus kém hơn, so với những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Bệnh quai bị: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh quai bị lây trực tiếp qua hô hấp, ngoài gây sưng đau tuyến nước bọt mang tai, không hoá mủ, ngoài ra còn viêm tuyến sinh dục.

Viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Cần nghĩ đến viêm màng não do nấm Cryptococcus, ở bệnh nhân có viêm kéo dài, chỉ định các xét nghiệm phù hợp, để khẳng định chẩn đoán.

Viêm da dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Biểu hiện tổn thương da, trên một bệnh nhân có cơ địa dị ứng, đặc trưng bời những dấu hiệu lâm sàng, của hiện tượng quá mẫn tức thì.

Nấm Candida: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Nấm Candida gây bệnh ở người chủ yếu là Candida albicans, loại nấm cộng sinh, thường cư trú ở da, niêm mạc miệng, ruột, âm đạo.

Ngộ độc cấp paraquat qua đường tiêu hóa: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Ngộ độc paraquat tử vong rất cao, trong những giờ đầu đau rát miệng họng, dọc sau xương ức và thượng vị, viêm, loét, trợt miệng, họng, thực quản xuất hiện sau nhiều giờ

Viêm khớp dạng thấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, diễn biến mạn tính. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm các khớp nhỏ nhở có tính chất đối xứng, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và thường có mặt của yếu tố dạng thấp, đôi khi có tổn thương nội tạng.

Đột quỵ: chẩn đoán và xử trí cấp cứu trong 3 giờ đầu

Đột quỵ cấp tính, là một vấn đề có thể điều trị khi đảm bảo khẩn cấp chuyên khoa, điều trị bằng thuốc, và chăm sóc đều ảnh hưởng đến sự sống còn và phục hồi

Rắn hổ mang cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tất cả các bệnh nhân bị rắn hổ cắn, hoặc nghi ngờ rắn hổ cắn, phải được vào viện, tại khoa cấp cứu có máy thở, và có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, trong đó màng phế nang mao mạch bị tổn thương cấp tính, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng, không đáp ứng với thở oxy liều cao

Nhiễm trùng do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tụ cầu vàng là cầu khuẩn Gram dương, không di động, không sinh nha bào, đứng riêng lẻ hoặc thành từng đôi. S.aureus có mặt ở khắp nơi, sự lây truyền trực tiếp từ các thương tổn mở hoặc gián tiếp.

Hội chứng Cushing: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tăng cân là triệu chứng đầu tiên, mặt tròn như mặt trăng, da ừng đỏ, gáy có bướu mỡ, rối loạn phân bố mỡ, mỡ tập trung ở mặt, cổ.

Biến chứng bệnh mạch máu ngoại vi đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Để ngăn ngừa các biến chứng vi mô và vĩ mô, như bệnh mạch máu ngoại biên, điều trị tích cực, nhắm mục tiêu, nên được bắt đầu ngay sau khi chẩn đoán

Bệnh do nấm Penicillium marneffei: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh do nấm Penidllium, có biểu hiện lâm sàng đa dạng, với các tổn thương trên da, sốt kéo dài, hạch to, gan lách to, thiếu máu.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: suy hô hấp nặng do đợt cấp tính

Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, là tình trạng bệnh ở giai đoạn ổn định chuyển sang nặng lên nhanh, không đáp ứng với điều trị thông thường

U tủy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa

U tủy thượng thận, là loại khối u của tủy thượng thận tiết ra các cathecholamin, gồm adrenalin, và hoặc noradrenalin, hiếm gặp hơn là tiết dopamin.

Bệnh thương hàn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài và gây nhiều biến chứng, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột. Hiện nay vi khuẩn Salmonella typhi đa kháng các kháng sinh, đặc biệt một số chùng vi khuẩn kháng quinolon đã xuất hiện.

Lupus ban đỏ hệ thống: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Bệnh nhân có thể chỉ co, một vài đặc điểm lâm sàng của lupus ban đỏ hệ thống, có thể giống với các bệnh tự miễn, nhiễm trùng hoặc huyết học khác.

Suy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Điều trị thích hợp, và biện pháp phòng ngừa bổ sung, suy tuyến thượng thận có thể có cuộc sống năng động, và có tuổi thọ bình thường.

Ngộ độc cấp acetaminophen (paracetamol): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Khi uống quá liều acetaminophen, chất chuyển hóa độc là NAPQI tăng lên, vượt quá khả năng trung hòa của glutathion gây độc với gan, thận

Suy giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Suy giáp, là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đầy đủ, so với nhu cầu của cơ thể.

Viêm quanh khớp vai: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chẩn đoán viêm quanh khớp vai chủ yếu dựa vào lâm sàng ấn đau chói tại chỗ các vị trí tương ứng của gân như đầu dài gân nhị đầu, điểm bám gân trên gai, gân dưới gai, kết hợp cận lâm sàng mà chủ yếu là siêu âm phần mềm quanh khớp vai.