- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Bệnh quai bị: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh quai bị: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bệnh quai bị là một bệnh do virus truyền nhiễm mà phần lớn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm phòng. Thông thường, nó bắt đầu với một vài ngày sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và chán ăn, sau đó là viêm mũi; bệnh thường tự giới hạn.
Quai bị xảy ra trên toàn thế giới; tỷ lệ mắc cao nhất thường vào cuối mùa đông đến đầu mùa xuân, mặc dù các vụ dịch lẻ tẻ xảy ra bất cứ lúc nào trong năm. Quai bị xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em trong độ tuổi đi học và thanh niên ở độ tuổi đại học; rất hiếm ở trẻ sơ sinh dưới một tuổi, được bảo vệ thông qua kháng thể của mẹ.
Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp qua đường hô hấp, tác nhân gây bệnh là do virus quai bị, ngoài gây sưng đau tuyến nước bọt mang tai không hoá mủ, ngoài ra còn viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác.
Bệnh lành tính, tự khỏi và gây miễn dịch bền vững.
Virus quai bị là virus ARN, thuộc nhóm Paramyxovirus, một số sợi mảnh ARN ở trung tâm hình xoắn, ngoài có vỏ bọc bằng lipid và protein.
Lâm sàng
Viêm tuyến nước bọt mang tai
Đây là thể thường gặp nhiều nhất trên lâm sàng.
Bệnh cấp tính, sốt 38°C-39°C hoặc cao hơn, kèm nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, ăn ngủ kém.
Biểu hiện đầu tiên là đau, xuất hiện ở quanh ống tai ngoài, sau lan ra xung quanh gây khó nói, khó nuốt, khó há miệng. Hai tác giả Rilliet và Barthez lưu ý 3 điểm đau có tính chất gợi ý đến viêm tuyến nước bọt mang tai, đó là:
Điểm khớp thái dương hàm.
Điểm mỏm chũm.
Điểm hạch dưới hàm.
Tuyến mang tai
Sưng to, lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, lan xuống dưới hàm và làm mất rãnh dưới hàm.
Tuyến sưng to làm vành tai bị đẩy ra ngoài và lên trên.
Khi tuyến mang tai sưng to đôi khi khuôn mặt bị biến dạng.
Da vùng sưng có màu sắc bình thường căng, bỏng, không nóng đỏ, có tính đàn hồi.
Thường sưng cả hai bên tuyến mang tai, bên này sau bên kia vài giờ tới vài ngày. Tỉ lệ số các trường hợp sưng cả hai bên so với một bên là 6/1.
Thăm khám thấy lỗ sténon phù nề, đỏ tấy nhưng không bao giờ có mù chảy ra khi ấn.
Viêm tinh hoàn
Hay gặp ở lứa tuổi dậy thì, chiếm 20% - 30% các trường hợp quai bị ở người lớn. Rất hiếm gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và người trên 50 tuổi. Biểu hiện này đôi khi xuất hiện đơn độc không kèm viêm tuyến mang tai.
Bệnh xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai 5-10 ngày. Bệnh nhân sốt cao trở lại, rét run, nhức đầu, nôn, đau ở tinh hoàn sắp bị sưng, rồi tinh hoàn sưng to gấp 3-4 lần bình thường, đau nhức, da bìu đỏ, đôi khi mào tinh cũng sưng to. Thường bệnh nhân chỉ sưng một bên tinh hoàn nhưng cũng có thể sưng hai bên.
Bệnh tiến triển chừng 4 -5 ngày bệnh nhân hết sốt nhưng tinh hoàn sưng lâu hơn, không hoá mủ.
Sau chừng 2 tuần tinh hoàn mới hết sưng và phải sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có bị teo hay không. Một số tác giả thấy tỉ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30% - 40% sau 2 -4 tháng mắc bệnh.
Nếu bệnh nhân teo một bên tinh hoàn thì không có ảnh hưởng gì nhưng nếu teo cả hai bên thì có khả năng bị vô sinh.
Viêm màng não
Gặp ở 10% - 35% các trường hợp, nhất là ở trẻ nhỏ, có thể xảy ra đơn độc hoặc sau khi viêm tuyến mang tai 3 -10 ngày.
Triệu chứng lâm sàng: sốt cao, nhức đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật, cổ cứng, dấu Kernig (+). Nếu bệnh cảnh xảy ra sau viêm tuyến mang tai thì dễ liên hệ đến căn nguyên do virus quai bị.
Chọc dò dịch não tuỷ biểu hiện như một viêm màng não nước trong tăng lympho bào. Protein dịch não tuỷ tăng vừa (50 - 100mg%), đường bình thường.
Viêm não
Hiếm xảy ra hơn so với viêm màng não (0,5%), cũng có thể xảỷ ra đồng thời hoặc sau khi viêm tuyến mang tai khoảng 2-3 tuần.
Biểu hiện lâm sàng: cũng có bệnh cảnh giống như các viêm não virus khác với sốt cao, nhức đầu, co giật, tăng trương lực cơ, rối loạn hành vi tác phong, cấm khẩu, có thể liệt khu trú.
Xét nghiệm dịch não tuỷ trong, áp lực tăng nhưng thành phần không có biến đổi.
Các rối loạn ý thức và vận động trong tổn thương thần kinh do virus quai bị thường cuối cùng sẽ tự phục hồi, rất hiếm có di chứng vĩnh viễn.
Viêm tụy cấp
Thường ít gặp, theo từng tác giả thường gặp 3 - 7% ở người lớn, phần lớn là thể ẩn, chỉ biểu hiện biến đổi sinh hoá qua xét nghiệm.
Bệnh xảy ra vào tuần thứ hai (ngày thứ 4-10) khi viêm tuyến mang tai đã đỡ.
Bệnh nhân sốt trờ lại, đau thượng vị cấp ở điểm giữa đường nối từ mũi ức đến rốn. Nôn, đầy bụng, ỉa lỏng, chán ăn là những dấu hiệu hay gặp.
Xét nghiệm amylase huyết thanh và trong nước tiểu tăng cao từ ngày thứ 3 của bệnh và trờ về bình thường sau 15 ngày.
Bệnh diễn biến lành tính, khỏi sau 1 -2 tuần, hiếm để lại di chứng.
Viêm buồng trứng: 7% sau dậy thì, sốt và đau hạ vị (hiếm khi vô sinh).
Dịch tễ học
Mùa đông xuân.
Sống ở nơi đang có bệnh nhân quai bị, hay lớp học, công trường, cơ quan có người bị quai bị.
Xét nghiệm
Công thức máu: bạch cầu máu bình thường hay giảm nhẹ, bạch cầu lympho tăng.
Sinh hoá: amylase máu và nước tiểu tăng cao.
Phân lập virus quai bị ở tuyến nước bọt và dịch não tuỳ.
Làm phản ứng huyết thanh chẩn đoán: phản ứng kết hợp bổ thể hay phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu. Phản ứng ELISA, hay phương pháp miễn dịch huỳnh quang phát hiện kháng thể IgM, IgG đặc hiệu.
Chẩn đoán phân biệt
Viêm tuyến nước bọt mang tai
Vi khuẩn:
Có biểu hiện nhiễm trùng vùng tuyến mang tai sưng, nóng, đỏ, đau và khi ấn vào có mủ chảy qua lỗ ống sténon.
Xét nghiệm máu số lượng bạch cầu tăng và tăng tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính.
Tắc ống dẫn tuyến do sỏi:
Chẩn đoán: chụp cản quang ống sténon.
Bệnh khác:
Virus khác: Virus Influenza, Parainfluenza (dựa vào xét nghiệm để chẩn đoán).
Lymphosarcom, Hodgkin, lupus ban đỏ: thăm khám toàn thân, sinh thiết hạch, xét nghiệm máu để có chẩn đoán xác định.
Lao hạch: chọc hạch làm tế bào học, chụp phổi và xét nghiệm máu.
Viêm tinh hoàn
Lao tinh hoàn và mào tinh hoàn:
Thăm khám toàn thân, diễn biến bệnh ít biểu hiện cấp tính, sốt về chiều, kết hợp thêm chụp phổi, siêu âm có dịch màng tinh hoàn và các xét nghiệm máu, đờm tìm trực khuẩn kháng cồn, toan (AFB: acid fast bacilli) và PCR lao trong dịch màng tinh hoàn.
Viêm tuyến tiền liệt và viêm mào tinh hoàn trong bệnh lậu:
Xuất hiện sau khi quan hệ tình dục không an toàn, có đái máu, đái mủ.
Xét nghiệm nước tiểu nuôi cấy có vi khuẩn lậu.
Viêm màng não - não
Viêm màng não do vi khuẩn:
Biển hiện cấp tính, tình trạng nhiễm trùng - nhiễm độc nặng, hội chứng màng não rõ.
Chọc dịch não tuỷ để chẩn đoán.
Viêm màng não do lao: khờl phát từ từ, thăm khám toàn diện, chụp phổi, chọc dịch não tuỷ phân tích chẩn đoán.
Điều trị
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Kháng sinh không có tác dụng. Chỉ điều trị theo cơ chế và triệu chứng.
Viêm tuyến nước bọt
Bệnh nhân phải được cách li tối thiểu là 2 tuần. Người bệnh hạn chế đi lại nhất là đối với thanh niên và đang trong thời gian còn sốt + sưng tuyến nước bọt (6-8 ngày đầu).
Chườm nóng vùng hàm, nếu cần dùng thuốc an thần nhẹ, giảm đau (aspirin, paracetamol). Thường xuyên súc miệng nước muối 0,9% hoặc acid boric 5% sau khi ăn. Ăn nhẹ và lỏng những ngày đầu.
Hạ sốt nếu sốt quá cao bằng paracetamol 10mg/kg/mỗi 8 giờ.
Viêm tinh hoàn
Phải nằm nghỉ tại giường cho đến khi tinh hoàn hết sưng. Hạn chế các hoạt động nặng trong 3 đến 6 tháng.
Mặc quần lót chặt để treo tinh hoàn, chườm nóng.
Dùng thuốc giảm đau như paracetamol 10mg/kg/mỗi 8 giờ.
Dùng corticoid (prednisolon, dexamethason) 25 - 30mg/ngày.
Thuốc corticoid sử dụng từ 5 - 7 ngày thì dừng, chỉ có tác dụng chống viêm vả giảm đau chứ không hạn chế được khả năng teo tinh hoàn. Khi cho các loại thuốc này phải chú ý đến các trường hợp không dùng được thuốc, như người bệnh có tiền sử dạ dày vả phải kết hợp với các thuốc bọc niêm mạc dạ dày.
Viêm não-màng não
Nếu bệnh nhân có biểu hiện tăng áp lực nội sọ nhiều (nhức đầu, nôn vọt); có thể chọc dò tuỷ sống lấy dịch não tuỷ làm giảm bớt áp lực, nhưng mỗi lần lấy không quá 15ml.
Dung dịch glucose 30% hoặc các dịch ưu trương khác với liều 250ml/ngày.
Manitol 20% 300ml/ngày.
Sử dụng corticoid tĩnh mạch (prednisolon, dexamethason) 25 - 30mg/ngày.
Trợ tim mạch, thăng bằng nước điện giải.
Chú ý đến chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc hộ lí cho bệnh nhân.
Sử dụng kháng sinh thích hợp khi có bội nhiễm.
Viêm tuỵ
Chườm nóng vùng thượng vị, ăn nhẹ và lỏng, dùng thuốc giảm đau nếu cần, chú ý loại trừ các bệnh cảnh phải can thiệp ngoại khoa.
Phòng bệnh
Không tiếp xúc với người bệnh trong 14 - 21 ngày.
Tạo miễn dịch chủ động
Tiêm vaccin:
Đơn giá.
Đa giá: ba trong một (quai bị, sời, rubella).
Chỉ định:
Người > 1 tuổi (mọi thời điểm), đặc biệt tuổi dậy thì, trường thành, thanh thiếu niên, cá nhân sống trong tập thể đông đúc.
Người nhiễm HIV không triệu chứng (thậm chí cả người có triệu chứng).
Tái tiêm chủng ở người đã tiêm vaccin quai bị dùng virus chết (không thấy nguy cơ phản ứng phụ).
Tạo miễn dịch thụ động
Dự phòng đặc hiệu bằng 7 globulin miễn dịch chống quai bị, dùng sớm cho phụ nữ có thai khi tiếp xúc với bệnh nhân quai bị, 3-4ml tiêm bắp, tuy vậy khả năng bảo vệ không.
Bài viết cùng chuyên mục
Viêm da dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Biểu hiện tổn thương da, trên một bệnh nhân có cơ địa dị ứng, đặc trưng bời những dấu hiệu lâm sàng, của hiện tượng quá mẫn tức thì.
Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.
Bệnh uốn ván: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Ngoại độc tố uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây nên biểu hiện lâm sàng của bệnh là cứng hàm, co cứng cơ liên tục, các cơn giật cứng toàn thân và nhiều biến chứng khác gây tử vong.
Viêm màng não mủ: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Có nhiều vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ. Tuy nhiên, tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn tùy thuộc vào tuổi cũng như một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng cơ thể.
Thoái hoá cột sống: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Do cột sống phải chịu đựng nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hoá ở các đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau và tình trạng hư hại phần sụn.
Ngộ độc cấp opioid (ma túy): chẩn đoán và điều trị hồi sức cấp cứu
Các hợp chất opioid, gồm các hợp chất có tự nhiên trong nhựa cây thuốc phiện, các dẫn chất, là các opiat, và các chất tổng hợp
Viêm quanh khớp vai: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Chẩn đoán viêm quanh khớp vai chủ yếu dựa vào lâm sàng ấn đau chói tại chỗ các vị trí tương ứng của gân như đầu dài gân nhị đầu, điểm bám gân trên gai, gân dưới gai, kết hợp cận lâm sàng mà chủ yếu là siêu âm phần mềm quanh khớp vai.
Nhiễm trùng do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): chẩn đoán và điều trị nội khoa
Tụ cầu vàng là cầu khuẩn Gram dương, không di động, không sinh nha bào, đứng riêng lẻ hoặc thành từng đôi. S.aureus có mặt ở khắp nơi, sự lây truyền trực tiếp từ các thương tổn mở hoặc gián tiếp.
Bệnh gút: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hoá các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu. Tình trạng viêm khớp trong bệnh gút là do sự lắng đọng các tinh thể monosodium urat trong dịch khớp hoặc mô.
Ngộ độc cấp ethanol (rượu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Con đường chính của quá trình chuyển hóa ethanol xảy ra ở gan thông qua alcohol dehydrogenase, các mô khác đóng góp
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị tích cực
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, là một biến chứng rất nặng của bệnh đái tháo đường, thường gặp ở người bệnh đái tháo đường typ 2
Ung thư tuyến giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Ung thư tuyến giáp, là ung thư của tế bào biểu mô nang giáp, gồm ung thư thể nhú, ung thư thể nang, ung thư thể kém biệt hóa, hoặc từ tế bào cạnh giáp.
Suy cận giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Chức năng chủ yếu của tuyến cận giáp, là cân bằng nồng độ calci máu, suy cận giáp gây hạ calci máu biểu hiện triệu chứng thần kinh cơ.
Hạ natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Hạ natri máu, là một rối loạn nướ điện giải, nồng độ natri trong máu hạ gây nên tình trạng giảm áp lực thẩm thấu ngoài tế bào, dẫn tới thừa nước trong tế bào
Tăng áp lực nội sọ: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Tăng áp lực nội sọ, cần phải được chẩn đoán sớm và xử trí tích cực vì có nguy cơ gây tụt não rất nhanh, là một biến chứng gây tử vong, hoặc tổn thương không hồi phục
Đau ngực cấp: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Đau ngực cấp phổ biến nhất ở khoa cấp cứu, đánh giá ngay lập tức là bắt buộc, để đảm bảo chăm sóc thích hợp, không có hướng dẫn chính thức về đau ngực có nguy cơ thấp
Bệnh thủy đậu: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Virus thủy đậu tăng cường sự lây nhiễm, bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch vật chủ, chẳng hạn như giảm biểu hiện phức hợp tương hợp mô học chính.
Hôn mê: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Hôn mê là một cấp cứu, hành động nhanh chóng là cần thiết để bảo tồn cuộc sống và chức năng não, thường kiểm tra máu và chụp CT não để xác định nguyên nhân
Tăng natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Mặc dù tăng natri máu thường xuyên nhất là do mất nước, nó cũng có thể được gây ra bởi việc ăn muối, mà không có nước, hoặc sử dụng các dung dịch natri ưu trương
Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột natri fluoroacetat và fluoroacetamid
Fluoroacetat gây độc bằng ửc chế chu trình Krebs, làm giảm chuyển hóa glucose, ức chế hô hấp của tế bảo, mất dự trữ năng lượng gây chết tế bào
Nhiễm khuẩn huyết: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Tất cả các vi khuẩn có độc tính mạnh, hay yếu đều có thể gây nhiễm trùng huyết, trên cơ địa suy giảm sức đề kháng, hay suy giảm miễn dịch.
Đau thần kinh tọa: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Điều trị nội khoa là chính. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài ảnh hường nhiều đến khả năng vận động, cần xem xét phương pháp phẫu thuật.
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, trong đó màng phế nang mao mạch bị tổn thương cấp tính, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng, không đáp ứng với thở oxy liều cao
Viêm phổi nặng do virus cúm A: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Viêm phổi do virus có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi, do cơ thể chống lại virus kém hơn, so với những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
Viêm khớp phản ứng: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm khớp phản ứng là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau nhiễm khuẩn chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa,... Bệnh gây tổn thương ở khớp và các cơ quan khác như mắt, hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa…