Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: suy hô hấp nặng do đợt cấp tính

2020-02-12 12:25 PM
Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, là tình trạng bệnh ở giai đoạn ổn định chuyển sang nặng lên nhanh, không đáp ứng với điều trị thông thường

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Một loạt các yếu tố lâm sàng được cho là ảnh hưởng đến lịch sử tự nhiên và tiên lượng của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Hầu hết các đợt trầm trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là do nhiễm trùng đường hô hấp. Điều trị bằng kháng sinh theo kinh nghiệm được chỉ định cho những bệnh nhân có khả năng bị nhiễm vi khuẩn gây ra tình trạng trầm trọng hơn và cho những người bị bệnh nặng nhất.

Các hướng dẫn toàn cầu về ​​bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính định nghĩa sự gia tăng của COPD là sự gia tăng cấp tính của các triệu chứng vượt xa sự thay đổi hàng ngày, thường đòi hỏi phải thay đổi thuốc, bao gồm glucocorticoids toàn thân, kháng sinh hoặc oxy bổ sung.

Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng bệnh ở giai đoạn ổn định chuyển sang nặng lên nhanh không đáp ứng với điều trị thông thường hàng ngày nữa.

Chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Triệu chứng lâm sàng

Đã được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Xuất hiện các dấu hiệu:

+ Khó thở tăng lên, thở rít.

+ Nghe phổi có nhiều ran ngáy, ran rít; có thể có ran nổ hoặc ran ẩm (nhiễm khuẩn hô hấp và ứ đọng đờm).

+ Khạc đờm nhiều hơn, đờm đục.

+ Có thể có tím, vã mồ hôi.

+ Rối loạn tinh thần, nếu khó thở nguy kịch có thể rối loạn ý thức, thậm chí hôn mê.

Triệu chứng cận lâm sàng

PaO2 giảm nặng, SpO2 giảm, PaCO2 tăng cao, pH giảm.

Xquang phổi: hình ảnh của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có thể thấy đám mờ của tổn thương phổi mới xuất hiện (viêm phổi).

Chẩn đoán nguyên nhân

Nhiễm khuẩn hô hấp: sốt, tăng bạch cầu, đờm nhiều và đục, phổi có ran ẩm nhiều, Xquang phổi có hình ảnh tổn thương phổi.

Điều trị hoặc dùng thuốc không đúng cách, lạm dụng thuốc ngủ, an thần.

Các nguyên nhân khác: tắc mạch phổi, suy tim.

Các rối loạn chuyền hoá: tăng đường máu, giảm kali.

Các nhiễm trùng khác (ổ bụng, não).

Chẩn đoán phân biệt

Lao phổi.

Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Hen phế quản.

Đánh giá mức độ nặng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bảng. Đánh giá mức độ của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đánh giá mức độ của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Chú ý: chỉ cằn có 2 tiêu chuẩn của mức độ nặng trở lên ở một mức độ là đủ.

Điều trị

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có suy hô hấp nặng

Thở oxy qua gọng kính oxy, giữ Sp02: 90% - 92%.

Dùng thuốc giãn phế quản tại chỗ:

+ Thuốc cường 2 giao cảm, khí dung qua mặt nạ 5mg (salbutamol, terbutalin), nhắc lại tùy theo tình trạng bệnh nhân, có thể nhiều lần.

+ Thuốc ức chế phó giao cảm: ipratropium (0,5mg) khí dung qua mặt nạ, nhắc lại nếu cần thiết.

Kết hợp truyền tĩnh mạch các thuốc cường 2 giao cảm (salbutamol, terbutalin).

+ Tốc độ khởi đầu 0,1μg/kg/phút, điều chỉnh liều theo đáp ứng của bệnh nhân (tăng tốc độ truyền 5-10 phút/lần cho tới khi có đáp ứng).

+ Có thể dùng aminophylin 0,24g pha với 100ml dịch glucose 5%, truyền trong 30-60 phút, sau đó truyền duy trì với liều 0,5mg/kg/giờ.

Methylprednisolon 2mg/kg/24 giờ tiêm tĩnh mạch chia 2 lần.

Kháng sinh:

+ Cephalosporin thế hệ 3 (cefotaxim hoặc ceftazidim 3g/ngày).

+ Kết hợp với nhóm aminoglycosid hoặc fluoroquinolon.

+ Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn bệnh viện: dùng kháng sinh theo phác đồ xuống thang, dùng kháng sinh phổ rộng và có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh,

Thở máy không xâm nhập

Nếu không có chống chỉ định.

Thường lựa chọn phương thức BiPAP:

+ Bắt đầu với: IPAP = 8 - 10cm nước.

EPAP = 4 - 5cm nước.

FiO2 điều chinh để có Sp02 > 92%.

+ Điều chỉnh thông số: tăng IPAP mỗi lần 2cm nước.

+ Mục tiêu: bệnh nhân dễ chịu, tần số thở < 30 lần/phút, SpO2 > 92%, xét nghiệm không có nhiễm toan hô hấp.

Nếu thông khí không xâm nhập không hiệu quả hoặc có chống chỉ định: đặt ống nội khí quản và thông khí nhân tạo qua ống nội khí quản.

Thở máy xâm nhập

Phương thức: nên chỉ định thông khí nhân tạo hỗ trợ/điều khiển thể tích.

+ Vt = 5-8ml/kg. + l/E = 1/3.

+ Trigger 3 - 4 lít/phút.

+ Fi02 lúc đầu đặt 100%, sau đó điều chỉnh theo oxy máu.

+ PEEP = 5cm nước hoặc đặt bằng 0,5 autoPEEP.

Các thông số được điều chỉnh để giữ Pplat < 30cm nước, auto-PEEP không tăng, SpO2 > 92%, pH máu trên 7,20. Duy trì tần số thở ở khoảng 20 lần/phút bằng thuốc an thần.

Trong trường hợp bệnh nhân khó thở nhiều, không thở theo máy, có thể chuyển sang thông khí điều khiển (thể tích hoặc áp lực). Tuy nhiên, việc dùng an thần liều cao hoặc giãn cơ có thể làm khó cai thở máy.

Đánh giá tình trạng bệnh nhân hàng ngày để xem xét cai thở máy khi các yếu tố gây mất bù đã được điều trị ổn định.

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có suy hô hấp nguy kịch

Bóp bóng qua mặt nạ với oxy 100%.

Đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo.

Hút đờm qua nội khí quản.

Dùng thuốc giãn phế quản truyền tĩnh mạch.

Tiêm tĩnh mạch corticoid.

Dùng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Bài viết cùng chuyên mục

Loét bàn chân do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Do sự kết hợp của nhiều yếu tố như biến chứng thần kinh, mạch máu làm giảm tưới máu, chậm liền vết thương, tăng áp lực quá mức vùng bàn chân, chấn thương, nhiễm trùng

Rắn cạp nia cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nọc độc của rắn cạp nia bao gồm các protein, enzym tác động cả ở tiền và hậu xynap gây liệt cơ, peptid lợi niệu natri có tác dụng ức chế hấp thu natri tại ống thận

Suy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Điều trị thích hợp, và biện pháp phòng ngừa bổ sung, suy tuyến thượng thận có thể có cuộc sống năng động, và có tuổi thọ bình thường.

Biến chứng mạch máu lớn do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng mạch lớn, cần có nguyên tắc điều trị chung như điều trị các yếu tố nguy cơ gồm, kháng insulin, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì.

Hội chứng Cushing: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tăng cân là triệu chứng đầu tiên, mặt tròn như mặt trăng, da ừng đỏ, gáy có bướu mỡ, rối loạn phân bố mỡ, mỡ tập trung ở mặt, cổ.

Suy gan cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Suy gan cấp, xuất hiện sau tác động, đặc trưng bởi vàng da, rối loạn đông máu và bệnh não gan tiến triển, ở bệnh nhân trước đó có chức năng gan bình thường

Lỵ trực khuẩn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Lỵ trực khuẩn Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.

Lupus ban đỏ hệ thống: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Bệnh nhân có thể chỉ co, một vài đặc điểm lâm sàng của lupus ban đỏ hệ thống, có thể giống với các bệnh tự miễn, nhiễm trùng hoặc huyết học khác.

Viêm màng não mủ: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Có nhiều vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ. Tuy nhiên, tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn tùy thuộc vào tuổi cũng như một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng cơ thể.

Cường cận giáp tiên phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Yếu, mệt, khát nước, tiểu nhiều, chán ăn, sụt cân, táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng do viêm tụy cấp, nhược cơ.

Ngừng tuần hoàn: cấp cứu nâng cao

Cấp cứu cơ bản ngay lập tức là rất quan trọng để điều trị ngừng tim đột ngột, duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng, cho đến khi có chăm sóc nâng cao

Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực

Tràn khí màng phổi là một biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong, ở bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, trong đó màng phế nang mao mạch bị tổn thương cấp tính, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng, không đáp ứng với thở oxy liều cao

Ngộ độc cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức

Ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân, trong vòng vài ba phút đầu tiên, xác định và thực hiện ngay các biện pháp cần tiến hành nhằm bảo đảm tính mạng, và ổn định trạng thái bệnh nhân.

Đau cột sống thắt lưng: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đau cột sống thắt lưng là nguyên nhân làm giảm khả năng lao động ở tuổi dưới 45 và chi phí của bản thân cũng như chi phí xã hội trong điều trị rất tốn kém.

Ngừng tuần hoàn: cấp cứu cơ bản

Cấp cứu ngừng tuần hoàn là thiết lập các bước cụ thể để giảm tử vong do tim ngừng đập, phản ứng được phối hợp cẩn thận đối với các trường hợp khẩn cấp, sẽ làm giảm tử vong

Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn nặng: chẩn đoán và điều trị tích cực

Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn, là bệnh lý nhiễm khuẩn của nhu mô phổi, gây ra tình trạng viêm các phế nang, tiểu phế quản và tổ chức kẽ của phổi

Viêm gan virus cấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm gan virus cấp, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, nhất là ở các nước đang phát triển, do các virus viêm gan, gây viêm nhiễm và hoại tử tế bào gan.

Viêm cột sống dính khớp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Một số yếu tố rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm cột sống dính khớp, bệnh có các biểu hiện lâm sàng đa dạng, liên quan đến một số cấu trúc khác nhau.

Ngộ độc nấm độc: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Ngộ độc nấm thường xảy ra vào mùa xuân, hè, ngộ độc sớm dễ phát hiện, chỉ điều trị triệu chứng và hỗ trợ đầy đủ bệnh nhân thường sống

Tắc động mạch phổi cấp: do bệnh lí huyết khối tắc mạch

Mục tiêu điều trị tắc động mạch phổi cấp, là giảm nhanh sự tắc nghẽn động mạch phổi, bằng cách làm tan huyết khối, phẫu thuật thuyên tắc hoặc phá vỡ cơ học bằng ống thông

Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Sốc nhiễm khuẩn, là một giai đoạn của quá trình liên tục, bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng

Hạ đường huyết: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Hạ đường huyết được định nghĩa là đường huyết nhỏ hơn 3 mmol mỗi lít, ở những bệnh nhân nhập viện, nên điều trị đường huyết nhỏ hơn hoặc bằng 4 mmol

Phù Quincke dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Phù Quincke, đặc trưng bởi tình trạng sưng nề đột ngột, và rõ rệt ở vùng da, và tổ chức dưới da, có cảm giác ngứa.

Viêm phổi nặng do virus cúm A: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Viêm phổi do virus có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi, do cơ thể chống lại virus kém hơn, so với những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh