- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Bệnh do nấm Penicillium marneffei: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh do nấm Penicillium marneffei: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh do nấm Penidllium, có biểu hiện lâm sàng đa dạng, với các tổn thương trên da, sốt kéo dài, hạch to, gan lách to, thiếu máu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bệnh do nấm Penicillium là nhiễm trùng cơ hội thường gặp ở người nhiễm HIV/AIDS, khi có tình trạng suy giảm miễn dịch nặng, CD4 dưới 100 tế bào/mm3. Bệnh rất hiếm gặp ở người không nhiễm HIV. Bệnh do nấm Penidllium có biểu hiện lâm sàng đa dạng với các tổn thương trên da, sốt kéo dài, hạch to, gan lách to, thiếu máu.
Nấm Penicillium marneffei thuộc họ Penicillium, được phân lập đầu tiên năm 1956 từ gan bị tổn thương của chuột tre; là loại nấm lưỡng hình, có dạng tế bào nấm men khi phát triển trong tế bào hay nuôi cấy trên môi trường giàu dinh dưỡng ở 37°c, và có dạng sợi khi nuôi cấy ở nhiệt độ 25°c - 30°c.
Nguồn bệnh từ đất hay các động vật hoang dã. Bệnh thường gặp tại các vùng nhiệt đới nóng ẩm: Đông Nam Á, Nam Trung Quốc, Ấn Độ...
Lâm sàng
Nhiễm nấm Penicillium thường diễn ra ở dạng nhiễm nấm huyết với biểu hiện lâm sàng đa dạng.
Khởi phát từ từ.
Người bệnh thường có sốt kéo dài, nhiệt độ dao động 38,5°c - 39°c.
Các biểu hiện toàn thân: gầy sút cân, thiếu máu, đôi khi có phù do suy kiệt.
Tổn thương da: gặp ở khoảng 70% số trường hợp nhiễm nấm R marneffei. Tổn thương da điển hình có dạng sẩn kích thước từ vài millimet tới 1 -2cm, loét hoại tử ở trung tâm, không đau, không ngứa; phân bố toàn thân, tập trung nhiều ở các vùng da hở như mặt cổ. Tổn thương da thường là một phần trong bệnh cảnh nhiễm nấm huyết nhưng cũng có thể không đi kèm các biểu hiện bệnh toàn thân.
Các biểu hiện hô hấp kèm theo như: ho, ho khan không đờm kéo dài.
Hạch to, gan, lách to.
Cỏ thể có phù suy dinh dưỡng, tràn dịch các mảng.
Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm cấy máu dương tính với p. marneffei.
Xét nghiệm
Xét nghiệm máu cơ bản: công thức máu, sinh hoá máu (chức năng gan, thận).
Xét nghiệm tế bào CD4.
Xét nghiệm tổn thương da: cạo tổn thương da.
+ Soi trực tiếp (nhuộm Wright hay Giemsa) tìm các tế bào nấm Penicillium.
+ Cấy tổn thương da tìm nấm Penicillium.
Cấy máu tìm nấm.
Có thể lấy bệnh phẩm: hạch, tuỷ xương, soi và cấy tìm nấm.
Chẩn đoán phân biệt
Tổn thương da do tụ cầu
Có tổn thương báo trước: nhọt ngoài da, có ở nhiều nơi trên cơ thể, thương tổn hoá mủ, cấy dịch mù có tụ cầu. Xét nghiệm máu có bạch cầu máu tăng cao.
Nhiễm trùng huyết tụ cầu
Nhiễm trùng nhiễm độc nặng, có đường vào, tổn thương phủ tạng (phổi hình ảnh áp xe nhỏ), cấy máu mọc vi khuẩn tụ cầu.
Lao
Da hay lao phổi: sốt về chiều, có tiền sử tiếp xúc với nguồn bệnh lao.
Thăm khám toàn diện, Xquang phổi.
Xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm tìm AFB.
Xét nghiệm dịch mủ soi cấy AFB.
Dị ứng thuốc
Có tiền sử dùng thuốc, thương tổn ban đỏ, mày đay, ngứa, có ở toàn thân.
Xét nghiệm phân huỷ tế bào mast với các loại thuốc bệnh nhân đã sử dụng.
MAC
Những bệnh nhân nhiễm nấm p. marneffei chỉ có các biểu hiện sốt kẻo dải, hạch to trong ổ bụng, gan lách to, dựa vào cấy máu dương tính với p. marneffei.
Điều trị đặc hiệu
Amphotericin B 0,7mg/kg/ngày x 2 tuần.
Truyền tĩnh mạch trong 500ml dung dịch glucose 5% trong thời gian 6 -8 giờ.
Chú ý: khi sử dụng amphotericin B người bệnh có thể có phản ứng quá mẫn: sốt cao, nhiễm độc thận. Có thể sử dụng paracetamol 10mg/kg trước khi truyền amphotericin.
Các trường hợp quá mẫn nặng không sử dụng được amphotericin B phải thay thế bằng itraconazol với liều 400mg/ngày trong 8-10 tuần.
Sau đó itraconazol 400mg/ngày trong 10 tuần.
Những trường hợp nhẹ: Itraconazol 400mg/ngày trong 8 tuần.
Điều trị duy trì
Itraconazol 200mg/ngày cho đến khi TCD4 > 200 tế bào/mm3 (ở bệnh nhân được điều trị ARV) kéo dài trên 6 tháng.
Phụ nữ có thai: không dùng itraconazol trong ba tháng đầu của thai kỳ do có nguy cơ dị dạng thai. Thay thế bằng amphotericin B.
Điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng
Hạ sốt bằng paracetamol 10 mg/kg/6giờ.
Bảo vệ chức năng gan thận, thăng bằng nước và điện giải.
Truyền máu tươi toàn phần khi hemoglobin dưới 80g/l.
Các dung dịch dinh dưỡng: Morihepamin, human albumin.
Săn sóc hộ lí.
Bài viết cùng chuyên mục
Viêm tuyến giáp sinh mủ có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm tuyến giáp nhiễm khuẩn rất hiếm gặp, nguyên nhân do vi khuẩn, do nấm hoăc ki sinh trùng gây ra, thường xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi.
Bệnh to các viễn cực: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh gặp cả hai giới, thường gặp ở lứa tuổi 20 đến 50, do adenoma của tuyến yên, hiếm gặp do bệnh lý vùng dưới đồi.
Viêm phổi nặng do virus cúm A: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Viêm phổi do virus có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi, do cơ thể chống lại virus kém hơn, so với những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
Ngộ độc Nereistoxin (thuốc trừ sâu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Nếu không được cấp cứu khẩn trương, ngộ độc Nereistoxin, bệnh nhân sẽ nhanh chóng tử vong hoặc chuyển sang giai đoạn sốc không hồi phục, nhiễm toan, suy thận cấp
Ngộ độc cấp acetaminophen (paracetamol): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Khi uống quá liều acetaminophen, chất chuyển hóa độc là NAPQI tăng lên, vượt quá khả năng trung hòa của glutathion gây độc với gan, thận
Viêm màng não mủ: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Có nhiều vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ. Tuy nhiên, tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn tùy thuộc vào tuổi cũng như một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng cơ thể.
Viêm khớp dạng thấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, diễn biến mạn tính. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm các khớp nhỏ nhở có tính chất đối xứng, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và thường có mặt của yếu tố dạng thấp, đôi khi có tổn thương nội tạng.
Đau cột sống thắt lưng: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đau cột sống thắt lưng là nguyên nhân làm giảm khả năng lao động ở tuổi dưới 45 và chi phí của bản thân cũng như chi phí xã hội trong điều trị rất tốn kém.
Khó thở cấp: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Khó thở là một triệu chứng phổ biến, gây ra do mắc bệnh phổi, thiếu máu cơ tim hoặc rối loạn chức năng, thiếu máu, rối loạn thần kinh cơ, béo phì
Hôn mê nhiễm toan ceton do đái tháo đường
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường, là hậu quả của tình trạng thiếu nghiệm trọng insulin, do bệnh nhân ngừng hay giảm liều insulin, nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim.
Hạ kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện hạ kali máu, có xu hướng tỷ lệ thuận với mức độ, và thời gian giảm kali huyết thanh
Dị ứng thuốc: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Dị ứng thuốc, là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho cơ thể người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc, do đã có giai đoạn mẫn cảm.
Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực
Tràn khí màng phổi là một biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong, ở bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo
Tắc đường hô hấp trên: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp tính có thể do hít phải vật lạ từ ngoài, nhiễm virut hoặc vi khuẩn, dị ứng nặng, bỏng hoặc chấn thương
Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột loại warfarin: điều trị hồi sức tích cực
Hầu hết các loại thuốc diệt chuột warfarin, lượng chính xác rất khó xác định, và hoàn cảnh lâm sàng cũng như loại thuốc được sử dụng để xác định có độc hay không
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị tích cực
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, là một biến chứng rất nặng của bệnh đái tháo đường, thường gặp ở người bệnh đái tháo đường typ 2
Viêm quanh khớp vai: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Chẩn đoán viêm quanh khớp vai chủ yếu dựa vào lâm sàng ấn đau chói tại chỗ các vị trí tương ứng của gân như đầu dài gân nhị đầu, điểm bám gân trên gai, gân dưới gai, kết hợp cận lâm sàng mà chủ yếu là siêu âm phần mềm quanh khớp vai.
Ngộ độc cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức
Ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân, trong vòng vài ba phút đầu tiên, xác định và thực hiện ngay các biện pháp cần tiến hành nhằm bảo đảm tính mạng, và ổn định trạng thái bệnh nhân.
Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau, biểu hiện giống như viêm tuyến giáp sau sinh, nhưng xảy ra không liên quan đến sinh đẻ.
Đái tháo nhạt: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh thường khởi phát ở tuổi thanh niên, nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân của bệnh đái tháo nhạt rất phức tạp.
Tăng natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Mặc dù tăng natri máu thường xuyên nhất là do mất nước, nó cũng có thể được gây ra bởi việc ăn muối, mà không có nước, hoặc sử dụng các dung dịch natri ưu trương
Đột quỵ: chẩn đoán và xử trí cấp cứu trong 3 giờ đầu
Đột quỵ cấp tính, là một vấn đề có thể điều trị khi đảm bảo khẩn cấp chuyên khoa, điều trị bằng thuốc, và chăm sóc đều ảnh hưởng đến sự sống còn và phục hồi
Ung thư tuyến giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Ung thư tuyến giáp, là ung thư của tế bào biểu mô nang giáp, gồm ung thư thể nhú, ung thư thể nang, ung thư thể kém biệt hóa, hoặc từ tế bào cạnh giáp.
Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột loại muối phosphua kẽm và phosphua nhôm
Phosphua kẽm, phosphua nhôm là các muối có gắn gốc phosphua, gặp nước, và acid clohidric của dạ dày, sẽ xảy ra phản ứng hóa học sinh ra khí phosphin
Viêm gan tự miễn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm gan tự miễn, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và ở tất cả các nhóm dân tộc, nhưng nó xảy ra chủ yếu ở phụ nữ.