Bệnh học viêm thận bể thận cấp

2012-10-03 09:02 AM

Viêm thận bể thận cấp không có yếu tố thuận lợi: tiến triển thường tốt nếu điều trị kháng sinh đúng và đủ liều. Các triệu chứng lâm sàng sẽ giảm nhanh, nước tiểu trở về bình thường sau 1-2 tuần.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Giải phẫu bệnh

Thận hơi lớn vì xung huyết, phù nề tổ chức kẻ của thận.

Xâm nhập bạch cầu đa nhân, tế bào lympho ở tổ chức kẻ.

Cầu thận, ống thận, mạch thận không hoặc rất ít tổn thương.

Tổn thương thường khỏi hẳn hoặc cũng có thể để lại sẹo xơ và các cầu thận ở vùng này bị mất chức năng.

Thể nặng có thể áp-xe hóa gây mủ thận.

Lâm sàng

Hội chứng nhiễm trùng:

Xuất hiện rầm rộ, sốt cao rét run, sốt dao động.

Tổng trạng suy sụp nhanh, môi khô lưỡi bẩn.

Mạch nhanh, huyết áp bình thường.

Đau:

Đau vùng hố sườn lưng, một hoặc cả hai bên.

Thường đau âm ỉ với những cơn đau trội lên dữ dội, có khi lan xuống bàng quang, đùi (cơn đau quặn thận).

Khám có thể thấy thận lớn, ấn đau tức, có dấu chạm thận.

Hội chứng kích thích bàng quang:

Thường gặp tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó.

Đau vùng hạ vị, ấn điểm bàng quang đau.

Hội chứng nước tiểu:

Nước tiểu đục, tiểu ra mủ hoặc đôi khi có thể tiểu ra máu.

Cận lâm sàng

Xét nghiệm máu:

Bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng, lắng máu tăng.

Có thể có nhiễm trùng máu, cấy máu dương tính.

Urê, creatinin máu bình thường, nếu tăng cao là có suy thận cấp hoặc đợt cấp của suy thận mạn.

Nước tiểu:

Nhiều bạch cầu, có thể có trụ bạch cầu, tế bào mủ, hồng cầu.

Vi trùng thường một loại, đa số là trực khuẩn Gram âm, 80% là E. Coli.

Protein niệu khoảng 1g/24 giờ.

X quang (không chuẩn bị, UIV) và siêu âm thận tiết niệu:

Giúp phát hiện các yếu tố thuận lợi: sỏi, các dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, hình dáng kích thước thận.

Chụp cắt lớp tỉ trọng (TDM, CT-Scanner):

Cho thấy những vùng giảm tỷ trọng, xuất hiện sẹo võ thận, giúp chẩn đoán những thể không điển hình, đánh giá độ trầm trọng và tiên lượng.

Tiến triển

Viêm thận bể thận cấp không có yếu tố thuận lợi: tiến triển thường tốt nếu điều trị kháng sinh đúng và đủ liều. Các triệu chứng lâm sàng sẽ giảm nhanh, nước tiểu trở về bình thường sau 1-2 tuần.

Viêm thận bể thận cấp có yếu tố thuận lợi làm nghẽn đường tiểu gây ứ nước tiểu như sỏi, u xơ tiền liệt tuyến.

Điều quan trọng là phải loại bỏ được các yếu tố này, và nếu điều trị không đủ liều, không đủ lâu thì bệnh có thể tái phát nhiều lần, trở thành mạn tính đưa đến tăng huyết áp, cuối cùng là suy thận.

Biến chứng

Thường do điều trị muộn, độc tính vi trùng cao gây tổn thương thận nặng, cơ địa xấu, sức đề kháng cơ thể kém.

Nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng:

Có thể tử vong, cấy máu dương tính cùng một loại vi trùng với cấy nước tiểu.

Áp xe thận hoặc quanh thận:

Chẩn đoán dựa vào siêu âm thận, CT-Scanner giúp định vị chính xác ổ áp xe.

Tình trạng kháng kháng sinh:

Một phần do bản chất loại vi trùng đa đề kháng, một phần do dùng kháng sinh không phù hợp, không đủ liều và không đủ lâu.

Viêm thận bể thận khí thủng:

Hiếm, gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường (70%), chẩn đoán dựa vào siêu âm thận thấy các túi hơi ở trong nhu mô thận.

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng: Sốt rét run, đau hố sườn lưng, tiểu đục, thận lớn.

Nước tiểu: Cấy nước tiểu trên 100.000 khuẩn lạc /ml, nước tiểu nhiều bạch cầu.

Tìm các yếu tố thuận lợi:

Sau đặt sonde tiểu, có sỏi hệ tiết niệu, phụ nữ có thai, u xơ tiền liệt tuyến,... các yếu tố này thường được phát hiện nhờ X quang và siêu âm thận tiết niệu.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm thận bể thận bên phải: cần phân biệt với ruột thừa viêm hoặc viêm túi mật cấp.

Ở phụ nữ: với triệu chứng đau cần phân biệt với viêm phần phụ, thai ngoài tử cung.

Trong các trường hợp trên phân biệt chủ yếu dựa vào xét nghiệm nước tiểu.

Phân biệt viêm thận bể thận cấp với đợt cấp của Viêm thận bể thận mạn: dựa vào tiển sử, thăm dò bằng Xquang, siêu âm thấy thận teo nhỏ không đều hai bên, bờ gồ ghề.

Điều trị kháng sinh

Chọn kháng sinh: Tốt nhất là theo kháng sinh đồ. Khi chưa có kháng sinh đồ thì chọn kháng sinh:

Có tác dụng với vi trùng Gr(-), chú ý tỷ lệ hiện nay đề kháng với Ampicilline (25- 30%).

Có tác dụng diệt khuẩn, đạt đỉnh huyết thanh nhanh, nồng độ cao trong nhu mô thận, đào thải chủ yếu qua nước tiểu.

Kháng sinh đáp ứng các yêu cầu trên là:

Aminopénicillines: Dùng đơn độc hay phối hợp với Acide clavulanique.

Aminoglycosides: Đơn độc hay phối hợp với aminopénicillines.

Aztréonam, Cephalosporines thế hệ 2 hoặc thế hệ 3…

Cotrimoxazole, Fluoroquinolones.

Thời gian điều trị

Từ 2-6 tuần, phụ thuộc vào:

Có hoặc không có yếu tố thuận lợi, biến chứng.

Cơ địa, độ trầm trọng lâm sàng.

Triệu chứng sinh học và nhất là thăm dò hình thái.

Liều lượng và cách dùng

Dùng một loại kháng sinh hoặc kết hợp hai loại trong những ngày đầu hoặc suốt liệu trình; đường uống hoặc đường ngoài tiêu hóa.

Amoxicilline - acide clavulanique: 1,5g/ngày.

Gentamycine 1mg/kg/8 giờ.

Aztréonam: 1g/mỗi 12 giờ.

Ceftriaxone 2g/ngày.

Cotrimoxazole: 960mg x 2v/ngày.

Ofloxacine: 200mg x 2v/ngày.

Điều trị triệt để các yếu tố thuận lợi

Sỏi, u xơ tiền liệt tuyến... để loại bỏ nguyên nhân làm ứ nước tiểu.

Ăn nhẹ, uống nhiều nước.

Trường hợp nhiễm trùng nặng, mất nhiều nước: phải bù nước điện giải bằng đường tĩnh mạch.

Phòng bệnh

Giáo dục bệnh nhân bị sỏi thận tiết niệu có hướng đề phòng.

Chế độ ăn uống.

Khám định kỳ, phát hiện nhiễm trùng tiềm tàng để điều trị dứt điểm. Vệ sinh bộ phận tiết niệu sinh dục.

Tránh các thủ thuật: Thông tiểu, soi bàng quang khi không cần thiết.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học viêm khớp dạng thấp

Tiêu chuẩn của hội thấp học Mỹ 1987: Gồm 7 điểm, trong đó tiêu chuẩn từ 1 - 4 phải có thời gian ít nhất 6 tuần, chẩn đoán dương tính cần ít nhất 4 tiêu chuẩn.

Bệnh học viêm cầu thận mạn

Viêm cầu thận mạn là một bệnh có tổn thương tiểu cầu thận tiến triển từ từ kéo dài nhiều năm có biểu hiện lâm sàng có thể có tiền sử phù, protein niệu, hồng cầu niệu.

Bệnh học tim bẩm sinh

Các bệnh người mẹ mắc phải trong thời kỳ thai nghén: Nhiễm siêu vi chủ yếu là bệnh đào ban (Rubella), hội chứng Rubella thường có điếc, đục thủy tinh thể, đầu bé và có thể phối hợp với còn ống động mạch, hẹp van động mạch phổi, thông liên thất.

Bệnh học hẹp van hai lá

Hẹp van hai lá là một bệnh khá phổ biến ở nước ta chiếm khoảng 40,3% các bệnh tim mắc phải. Bệnh được phát sinh ở loài người từ khi bắt đầu sống thành từng quần thể do điều kiện sinh sống thấp kém, chật chội thiếu vệ sinh dễ gây lây nhiễm bệnh.

Bệnh học lao cột sống

Bệnh được mô tả lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19 do một thầy thuốc ngoại khoa người Anh tên là Percivall Pott, nên còn gọi là bệnh Pott. Thường thứ phát nhất là sau lao phổi, vi khuẩn lao đến cột sống bằng đường máu.

Bệnh học nội khoa hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư đơn thuần nguyên phát nhạy cảm với Corticoides thường không có tăng huyết áp, suy thận và tiểu máu.

Bệnh học viêm nhu mô gan do vi khuẩn

Bạch cầu tăng đa nhân trung tính tăng, thiếu máu, máu lắng tăng cao, Phosphatase kiềm tăng, cấy máu có thể xác định được nguyên nhân.

Bệnh học suy giáp trạng

Suy giáp là một bệnh cảnh xuất hiện do sự thiếu hụt hormone giáp, gây nên những tổn thương ở mô, những rối loạn chuyển hóa. Những thay đổi bệnh lý này được gọi là triệu chứng giảm chuyển hóa (hypometabolism).

Bệnh học thấp tim

Chưa rõ, nghiêng về tự miễn. Có sự tương tự giữa kháng nguyên của liên cầu và kháng nguyên tim

Bệnh học ung thư phế quản phổi

U phát triển trong lòng phế quản gây nghẽn phế quản không hoàn toàn làm rối loạn thanh thải nhầy lông, gây ú trệ, từ đó dễ dàng bị viêm phế quản phổi ở thuỳ phổi tương ứng.

Bệnh học suy tuyến yên

Một sự thừa hoặc thiếu hormon tuyến yên sẽ biểu hiện lâm sàng học bằng sự tăng hay giảm hoạt động của các tuyến đó, đây là hiện tượng Feed- Back. Tuyến yên có hai thùy chính, thùy trước và thùy sau.

Bệnh học viêm gan mạn

Viêm gan mạn (VGM) là biểu hiện của nhiều loại tổn thương gan do nhiều loại nguyên nhân khác nhau trong đó viêm và hoại tử tế bào gan kéo dài > 6 tháng.

Bệnh học viêm màng ngoài tim

Trên thực tế lâm sàng khi có tràn dịch màng ngoài tim số lượng nhiều, có fibrin tạo vách ngăn khu trú lúc đó nghe vẫn thấy tiếng tim rõ. Có thể có tiếng cọ màng ngoài tim.

Bệnh học bệnh cơ tim hạn chế

Bệnh cơ tim hạn chế là một triệu chứng liên quan đến trở ngại làm đầy thất với bất thường chức năng tâm trương (sự dãn cơ tim) do bệnh nội tâm mạc, dưới nội mạc và cơ tim.

Bệnh học bệnh gout

Từ khi bị tăng acid uric máu đến cơn gút đầu tiên thường phải qua 20 - 30 năm và người ta thấy 10 - 40% số bệnh nhân gút có cơn đau quặn thận cả trước khi viêm khớp.

Bệnh học suy hô hấp cấp

Suy hô hấp cấp là sự rối loạn nặng nề của sự trao đổi oxy máu; một cách tổng quát, suy hô hấp cấp là một sự giảm thực sự áp lực riêng phần khí oxy trong động mạch < 60 mmHg, áp lực riêng phần khí carbonic trong động mạch có thể bình thường, giảm hay tăng.

Bệnh học tràn khí màng phổi

Thông thường thì không khí lọt vào màng phổi khi thở vào và thoát ra khi thở ra, nếu thở ra mà khí không thoát ra được là tràn khí có van do đó gây nên khó thở tăng dần

Bệnh học bướu cổ đơn thuần

Định nghĩa bướu cổ rải rác là sự phì đại tổ chức tuyến giáp có tính chất lành tính toàn bộ hay từng phần không có triệu chứng suy hay cường giáp, không do viêm, không có tính chất địa phương.

Bệnh học nội khoa bệnh cơ tim phì đại

Bệnh cơ tim tắc nghẽn cơ tim (BCTTN) là sự phì đại tất cả hay một phần làm tắc nghẽn đường tống máu kỳ tâm thu. Thể phì đại vách tim thường gặp nhất và là nguyên nhân do tắc nghẽn buồng đẩy thất trái.

Bệnh học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với môt sự đáp ừng viêm bất thường của phổi.

Bệnh học viêm thận bể thận mạn

Cầu thận bị hyalin hóa, mất hình thể bình thường hoặc bị tổ chức xơ bao quanh ngoài màng Bowman, hoặc trong màng Bowman. Mạch thận bị xơ cứng, chèn ép bởi tổ chức xơ.

Bệnh học hen phế quản

Do tác động của các chất trung gian hóa học gây viêm và vai trò của hệ thần kinh tự động gồm hệ cholinergic, hệ adrenergic và hệ không cholinergic không adrenergic.

Bệnh học nội khoa hội chứng cushing

Sự tăng tiết ACTH xảy ra từng đợt ngẫu nhiên gây ra sự tăng tiết cortisol không còn tuân theo nhịp điệu trong ngày. 90% trường hợp bệnh Cushing gây ra do u tuyến của tuyến yên.

Bệnh học sỏi hệ tiết niệu

Sỏi thận và hệ tiết niệu là bệnh thường gặp nhất của đường tiết niệu và thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Tuổi mắc bệnh thường là từ 30 - 55, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ em (sỏi bàng quang).

Bệnh học viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở bệnh nhân chích ma túy: thường gặp ở nam trẻ tuổi không có bệnh tim, da thường là nguồn lây nhiễm, van 3 lá thường hay bị tổn thương hơn cả.