- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nội khoa
- Bệnh học viêm thận bể thận
Bệnh học viêm thận bể thận
Viêm thận bể thận là bệnh viêm tổ chức kẽ của thận, nguyên nhân do vi trùng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả hai thận cùng một lúc nhưng cũng có thể chỉ ở tại một thận, và ngay ở một thận có thể khu trú ở một phần thận hoặc lan tỏa toàn bộ thận.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Viêm thận bể thận là bệnh viêm tổ chức kẽ của thận, nguyên nhân do vi trùng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả hai thận cùng một lúc nhưng cũng có thể chỉ ở tại một thận, và ngay ở một thận có thể khu trú ở một phần thận hoặc lan tỏa toàn bộ thận. Bệnh có thể cấp tính hoặc mạn tính.
Đặc điểm của viêm thận bể thận
Về nguyên nhân:
Vi trùng gây tổn thương trực tiếp, ngoài ra còn có yếu tố thuận lợi là ứ nước tiểu.
Về giải phẩu bệnh:
Kết hợp tổn thương bể thận, đài thận và nhu mô thận mà tổn thương nhu mô là chính.
Về diễn biến:
Viêm thận bể thận hay tái phát, âm ỉ, nếu điều trị không dứt điểm thì viêm thận bể thận cấp dễ trở thành mạn tính.
Dịch tễ học
Viêm thận bể thận là bệnh lý thường gặp cuả hệ thống thận tiết niệu. Viêm thận bể thận chiếm 15-40% các bệnh thận và 80% là nữ giới, trẻ em người già đều có thể bị bệnh. Riêng viêm thận bể thận cấp chiếm khoảng 0,2-0,4% các bệnh trong khoa Nội chung ở Bệnh viện Trung Ương Huế. Viêm thận bể thận cấp thường thấy xảy ra ở lứa tuổi 20-50 tuổi, nữ nhiều hơn nam và có đến 92% bệnh nhân có một hoặc nhiều yếu tố thuận lợi. Viêm thận bể thận mạn xảy ra nhiều ở lứa tuổi 40-70 tuổi. Theo tác giả Nguyễn Văn Xang, Viêm thận bể thận mạn chiếm 30% các bệnh thận mãn tính.
Bệnh nguyên
Vi trùng
Các tác nhân gây bệnh viêm thận bể thận ngày nay được xác định không chỉ giới hạn ở nhóm vi khuẩn mà còn có cả nấm, ký sinh trùng, virus.
Các tác nhân gây bệnh sau có thể được phát hiện khi phân lập
Escherichia Coli, Proteus Mirabilis, Enterobacter, Klebsiella, Tụ cầu vàng, Pseudomonas, Serratia, trực khuẩn lao, Chlamidia Trachomatis, Ureaplasma Urealyticum, lậu cầu.
Candida Albicans, Candida Tropicalis, Adenovirus, Cytomegalo virus (CMV).
Đường vào của nhiễm trùng:
Đường ngược dòng chiếm đại đa số trường hợp (97%), vi khuẩn sẽ xâm nhập từ dưới lên qua đường niệu đạo. Sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh được làm dễ bởi trào ngược bàng quang-niệu quản.
Đường máu: Chưa đến 3% trường hợp, vi khuẩn đến định vị tại thận thứ phát sau nhiễm trùng huyết.
Yếu tố thuận lợi
Trẻ em: Dị dạng bẩm sinh niệu quản, giãn bể thận.
Người già: U xơ hoặc ung thư tiền liệt tuyến.
Phụ nữ có thai: Tử cung lớn đè vào niệu quản ở những tháng cuối gây ứ nước bể thận - niệu quản, giảm nhu động niệu quản do progesterone tăng.
Người lớn: Sỏi thận tiết niệu, hẹp niệu đạo, trào ngược bàng quang-niệu quản, đái tháo đường.
Các thủ thuật: thông tiểu, soi bàng quang, các nguyên nhân trên sẽ làm ứ nước tiểu, làm dễ nhiễm trùng và duy trì nhiễm trùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học rối loạn thăng bằng nước điện giải toan kiềm
Hệ đệm Bicarbonat có vai trò rất lớn trong điều hòa thăng bằng kiềm toan của cơ thể vì cả hai yếu tố của hệ này có thể được điều chỉnh một cách dễ dàng.
Bệnh học thận và thai nghén
Ở phụ nữ có thai, một nồng độ Creatinine máu trên 80 μmol trên lít và nồng độ Urê máu trên 5 mmol trên lít là có thể biểu hiện một suy giảm chức năng thận trong thai kỳ
Bệnh học bệnh cơ tim hạn chế
Bệnh cơ tim hạn chế là một triệu chứng liên quan đến trở ngại làm đầy thất với bất thường chức năng tâm trương (sự dãn cơ tim) do bệnh nội tâm mạc, dưới nội mạc và cơ tim.
Bệnh học béo phì
Gần đây, thuốc được thêm vào danh mục nguyên nhân của các yếu tố béo phì, bởi vì gia tăng dược liệu pháp. Tăng cân có thể là sản phẩm của các hormone steroides.
Bệnh học sỏi hệ tiết niệu
Sỏi thận và hệ tiết niệu là bệnh thường gặp nhất của đường tiết niệu và thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Tuổi mắc bệnh thường là từ 30 - 55, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ em (sỏi bàng quang).
Bệnh học Shock nhiễm khuẩn
Shock nhiễm trùng là một trạng thái lâm sàng phát sinh do sự suy tuần hoàn những mô do nhiễm trùng huyết thường là Gram âm. Sự giảm tuần hoàn ở các tổ chức là nhiều yếu tố bệnh lý:
Bệnh học viêm ống thận cấp
Tổn thương chủ yếu của bệnh lý này là hoại tử liên bào ống thận, là một bệnh lý nặng và tỷ lệ tử vong còn rất cao nếu không được xử trí một cách kịp thời và có hiệu quả.
Bệnh học lao cột sống
Bệnh được mô tả lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19 do một thầy thuốc ngoại khoa người Anh tên là Percivall Pott, nên còn gọi là bệnh Pott. Thường thứ phát nhất là sau lao phổi, vi khuẩn lao đến cột sống bằng đường máu.
Bệnh học suy hô hấp cấp
Suy hô hấp cấp là sự rối loạn nặng nề của sự trao đổi oxy máu; một cách tổng quát, suy hô hấp cấp là một sự giảm thực sự áp lực riêng phần khí oxy trong động mạch < 60 mmHg, áp lực riêng phần khí carbonic trong động mạch có thể bình thường, giảm hay tăng.
Bệnh học viêm gan mạn
Viêm gan mạn (VGM) là biểu hiện của nhiều loại tổn thương gan do nhiều loại nguyên nhân khác nhau trong đó viêm và hoại tử tế bào gan kéo dài > 6 tháng.
Bệnh học tâm phế mạn
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân chính gây nên tăng áp phổi và tâm phế mạn. Sự tăng áp phổi chủ yếu thứ phát sau tình trạng thiếu oxy máu
Bệnh học hẹp van hai lá
Hẹp van hai lá là một bệnh khá phổ biến ở nước ta chiếm khoảng 40,3% các bệnh tim mắc phải. Bệnh được phát sinh ở loài người từ khi bắt đầu sống thành từng quần thể do điều kiện sinh sống thấp kém, chật chội thiếu vệ sinh dễ gây lây nhiễm bệnh.
Bệnh học suy tuyến yên
Một sự thừa hoặc thiếu hormon tuyến yên sẽ biểu hiện lâm sàng học bằng sự tăng hay giảm hoạt động của các tuyến đó, đây là hiện tượng Feed- Back. Tuyến yên có hai thùy chính, thùy trước và thùy sau.
Bệnh học thận bẩm sinh và di truyền
Thận đa nang di truyền theo kiểu gen lặn (Thận đa nang trẻ em): ít gặp, thường được phát hiện ngay sau sinh hoặc trước 10 tuổi. Tiên lượng rất xấu, ít khi sống được đến tuổi thanh niên.
Bệnh học viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp là một bệnh lý cấp tính của tuyến tụy, có thể thay đỗi từ viêm tụy phù nề cho đến viêm tụy hoại tử cấp tụy, trong đó mức độ hoại tử liên quan đến độ trầm trọng của bệnh.
Bệnh học bệnh gout
Từ khi bị tăng acid uric máu đến cơn gút đầu tiên thường phải qua 20 - 30 năm và người ta thấy 10 - 40% số bệnh nhân gút có cơn đau quặn thận cả trước khi viêm khớp.
Bệnh học viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở bệnh nhân chích ma túy: thường gặp ở nam trẻ tuổi không có bệnh tim, da thường là nguồn lây nhiễm, van 3 lá thường hay bị tổn thương hơn cả.
Bệnh học viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một bệnh viêm khớp mạn tính, chưa rõ nguyên nhân, gặp chủ yếu ở nam giới trẻ tuổi, gây tổn thương các khớp gốc chi và cột sống, nhanh chóng dẫn đến dính khớp, biến dạng và tàn phế.
Bệnh học viêm dạ dày
Viêm dạ dày là bệnh mà triệu chứng lâm sàng có khi rầm rộ nhưng có khi rất nhẹ nhàng, âm thầm. Chẩn đoán cần có nội soi và sinh thiết. Điều trị có khi đơn giản nhưng có khi còn nhiều khó khăn.
Bệnh học ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là nguyên nhân lớn gây tử vong ở các nước Bắc Mỹ, Châu Âu, sau ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú và ung thư phổi. Năm 1996, có khoảng 134 ngàn trường hợp mới mắc ở Hoa Kỳ và 55 ngàn người tử vong đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi.
Bệnh học suy thận mạn
Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh thận mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giàm xuống dưới 50% (60ml/phút) so với mức bình thường (120ml/phút) thì được xem là có suy thận mạn.
Bệnh học viêm cầu thận cấp
Hội chứng viêm cầu thận cấp là biểu hiện lâm sàng của một thương tổn viêm cấp của những cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp.
Bệnh học xơ vữa động mạch
Giai đoạn hai, mảng vữa đơn thuần xuất hiện. Mảng vữa dày giữa có vùng hoại tử nằm trong một vỏ xơ. Vùng hoại tử chứa rất nhiều acid béo và cholesterol
Bệnh học ung thư phế quản phổi
U phát triển trong lòng phế quản gây nghẽn phế quản không hoàn toàn làm rối loạn thanh thải nhầy lông, gây ú trệ, từ đó dễ dàng bị viêm phế quản phổi ở thuỳ phổi tương ứng.
Bệnh học ung thư gan nguyên phát
Khi AFP > 1000ng/ml: Hầu như chắc chắn ung thư gan nguyên phát. Tăng nhẹ trong u quái buồng trứng, tinh hoàn, một số ung thư tiêu hóa, viêm gan hoại tử.