- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nội khoa
- Bệnh học viêm ruột mạn
Bệnh học viêm ruột mạn
Do không có tiêu chuẩn đặc hiệu nên chẩn đoán bệnh cần dựa vào tổng thể các triệu chứng lâm sàng và các thăm dò sau.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Các bệnh viêm ruột mạn tính thường gồm hai bệnh chính:
Viêm đại trực tràng chảy máu (Recto-colite hémorragique) hoặc viêm loét đại tràng (ulcerative colitis) theo cách gọi của các tác giả Anh Mỹ. Bệnh Crohn hay viêm ruột từng vùng.
Cả 2 đều có các đặc trưng sau:
Một tình trạng viêm mạn tính ở ruột.
Thường gặp ở thiếu niên và người trẻ.
Tiến triển kéo dài, khi tăng khi giảm nhưng không bao giờ lành tự phát.
Bệnh nguyên chưa được biết rõ.
Chưa có phương pháp điều trị nội khoa tận gốc.
Điều trị bằng thuốc kháng viêm, Corticoide, và ức chế miễn dịch có hiệu quả không hằng định.
Bệnh Crohn
Bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh
Thương tổn ở ruột là hậu quả của một sự hoạt hóa không được kiểm soát của hệ thống miễn dịch của niêm mạc.
Các yếu tố nhiễm khuẩn và di truyền cũng tham gia vào cơ chế bệnh sinh.
Các triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng thường gặp:
Đau bụng: thường gặp, có vị trí thay đổi, thường đau quặn dọc khung đại tràng, có khi có hội chứng Koenig.
Đi chảy, có khi đi chảy ra mở hoặc máu, tần số thay đổi.
Trong các đợt cấp thường có suy nhược, chán ăn, sút cân và sốt nhẹ
Có thể phân lập một số biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất:
Đi chảy kéo dài kèm sốt.
Hội chứng giả ruột thừa (thương tổn hồi tràng hoặc hồi tràng-đại tràng phải): Đau hố chậu phải không rõ ràng, mảng giới hạn không rõ ở hố chậu phải. Hội chứng lỵ.
Hội chứng giống bệnh đại tràng chức năng.
Viêm đại tràng cấp nặng: Đi chảy ồ ạt, thường có máu, đau bụng dữ dội toàn bụng, bụng chướng. Toàn thân có sốt, tim nhanh, mệt lả. Xét nghiệm: thiếu máu, giảm albumin máu.
Các thương tổn vùng hậu môn - tầng sinh môn:
Có giá trị gợi ý chẩn đoán. Các vết xước (fissure) và loét cấp hậu môn - trực tràng.
Hẹp xơ hóa ống hậu môn, có khi hẹp rất nặng.
Áp xe và các lỗ dò, có thể có biến chứng dò bàng quang hoặc dò sinh dục
Các triệu chứng ngoài tiêu hóa:
Xương khớp: Viêm khớp:viêm cột sống dính khớp, viêm khớp cùng chậu. Da, niêm mạc: Hồng ban nút, hoại thư da mủ, hồng ban đa dạng.
Mắt: Viêm màng bồ đào, loét giác mạc.
Gan mật: Gan nhiễm mỡ, viêm gan mạn, viêm gan u hạt, sỏi túi mật
Tiến triển và biến chứng
Tiến triển: Bệnh tiến triển thành từng đợt; 90% các đợt tiến triển có thể khống chế được bởi liệu pháp corticoide. Trong trường hợp xấu, các đợt cấp ngày càng dày hơn.
Biến chứng:
Tắc ruột: Lòng ruột hẹp do viêm và do quá trình xơ hóa tiến triển.
Dò và áp xe trong ổ bụng.
Xuất huyết tiêu hóa.
Chẩn đoán bệnh Crohn
Do không có tiêu chuẩn đặc hiệu nên chẩn đoán bệnh cần dựa vào tổng thể các triệu chứng lâm sàng và các thăm dò sau.
Sinh học:
Cấy phân và xét nghiệm ký sinh trùng để loại trừ đi chảy nhiễm khuẩn.
Trong đợt cấp có tăng bạch cầu, tốc độ lắng máu tăng.
Feritine giảm, albumin giảm, thiếu máu hỗn hợp (thiếu chất và do viêm), tăng tiểu cầu.
Các xét nghiệm đặc thù cho hội chứng kém hấp thu.
Nội soi:
Là xét nghiệm cơ bản cho chẩn đoán, đồng thời giúp đánh giá mức độ lan rộng của thương tổn: 70-80% có thương tổn đại tràng, 20-30% chỉ thương tổn riêng biệt ở ruột non.
Thương tổn nông như sung huyết, phù nề niêm mạc, loét aptơ hoặc loét dọc. Thương tổn tiến triển sâu như loét sâu, sẹo xơ (sẹo ổ loét, giả polyp, hẹp..). Giữa các niêm mạc bệnh lý có các khoảng lành.
Tổ chức học:
Phù nề lớp đệm, thâm nhiễm lympho bào, loét và u hạt dạng biểu bì tế bào lớn không có hoại tử bã đậu.
Thăm dò hình ảnh:
Chụp đại tràng cản quang: có ích trong trường hợp nội soi không hoàn toàn hoặc có các lỗ dò không phát hiện được bằng nội soi. Các dấu hiệu X quang bao gồm các thương tổn loét, giả polyp tạo thành hình ảnh lát đá, lỗ dò, hình ảnh hẹp các quai ruột, trường hợp điển hình có hẹp nhiều chỗ cách nhau bởi những đoạn ruột lành bị dãn to.
Chụp cắt lớp vi tính bụng: trong trường hợp có khối ở bụng hoặc nghi có ổ nung mủ.
Điều trị bệnh Crohn
Các thuốc điều trị:
Các dẫn xuất salicylic:
Sulfasalazine: thuốc cổ điển nhất trong nhóm này, cấu tạo bởi sulfapyridine gắn với acid 5 amino salicylic (5 ASA), ít hấp thu ở ruột non, khi vào đại tràng sẽ bị các vi khuẩn ruột phân hủy giải phóng 5 ASA.
Sulfasalazine chỉ tác dụng trong trường hợp có thương tổn đại tràng hoặc hồi - đại tràng, có thể dùng trong các đợt tiến triển, không hiệu quả trong duy trì giai đoạn lui bệnh.
Mesalazine là dẫn xuất Salicylic không có chứa Sulfapyridine và dung nạp tốt hơn.
Các thuốc khác: Asacol, olsalazine, balsalazide:
Cơ chế tác dụng: ức chế sự tăng trưởng của tế bào T, sự trình diện kháng nguyên lên các tế bào T và sự sản xuất kháng thể của té bào B. ngoài ra tác dụng kháng viêm thông qua sự ức chế cyclo-oxygenase làm giảm sự sản xuất prostaglandin.
Corticoid:
Là một phương tiện điều trị quan trọng trong các đợt cấp.
Prednisolon liều 1 mg/kg/ng trong 3-7 tuần, sau đó giảm liều theo kiểu bậc thang mỗi 10 mg cho đến 1/2 liều, sau đó giảm mỗi 5 mg mỗi tuần kéo dài cho đủ liệu trình 12 tuần.
Các loại Corticoid mới: Fluticasone propionate, tixocortol pivalate, beclomethasone dipropionate, và budesonide, các thuốc này có ưu điểm là có ái lực lên các thụ thể corticoid lớn hơn loại corticoid cổ điển, đồng thời tăng sự chuyển hóa qua gan lần đầu nên ít tác dụng phụ toàn thân hơn.
Trong đó, Budesonide thường được sử dụng nhiều trong bệnh crohn, thuốc gải phóng ở hồi tràng và tác dụng chính lên đoạn cuối hồi tràng và đại tràng phải, với liều dùng từ 6-9mg/ng.
Các thuốc ức chế miễn dịch:
Azathioprine: Có hiệu quả rõ nhất, đặc biệt ở các bệnh nhân phụ thuộc Corticoid hoặc để duy trì đợt lui bệnh, cũng hiệu quả trong điều trị các lỗ dò ruột - da hoặc dò hậu môn- tầng sinh môn.
Tác dụng chậm, triệu chứng bắt đầu cải thiện sau 3 tháng.
Tác dụng phụ: Ức chế tủy, viêm tụy cấp, viêm gan cấp, không dung nạp tiêu hóa và phản ứng dị ứng.
Methotrexate cũng hiệu quả trong các thể lệ thuộc Corticoid hoặc không đáp ứng điều trị Azathioprine, tác dụng xuất hiện sớm từ tháng đầu tiên.
Nuôi dưỡng nhân tạo:
Là điều trị tốt trong các đợt cấp, nuôi dưỡng qua đường ngoài ruột hoặc đường ruột đem lại tỷ lệ lui bệnh cao và tương đương Corticoid
Các phương pháp điều trị khác:
Kháng sinh:
Metronidazole tác dụng tốt trong các thương tổn hậu môn – tầng sinh môn.
Ciprofloxacine (Ciflox) cũng có hiệu quả tương tự.
Gần đây clarythromycin cũng được chứng minh là một phương tiện hữu ích trong bệnh Crohn.
Miễn dịch:
Các kháng thể đơn dòng chống yếu tố hoại tử u loại ((Anti-TNF () và Interleukine 10 (IL 10) tỏ ra có kết quả đáng khích lệ trong nhiều nghiên cứu: INFLIXIMAB.
Chỉ định và chiến lược điều trị bệnh Crohn:
Đợt tiến triển nhẹ hoặc trung bình:
Mesalazine 4g/ngày.
Sulfasalazine 3 - 4 g/ngày, duy nhất trong thể đại tràng.
Metronidazole 10 - 20 mg/kg/ngày hoặc Ciprofloxacine 1g/ngày.
Budesonide 9 mg/ngày trong thể hồi tràng (đại tràng phải
Đợt tiến triển nặng hơn hoặc thất bại điều trị nói trên.
Prednisolon 1 mg/kg/ngày.
Nếu thất bại, Corticoid đường toàn thân 1 mg/kg/ng
Đợt tiến triển trầm trọng:
Corticoid đường toàn thân 1 mg/kg/ngày.
Nuôi dưỡng toàn bộ dường ngoài ruột khi suy dưỡng nặng ± kháng sinh.
Nếu thất bại, Cyclosporine TM hoặc phẫu thuật.
Điều trị duy trì đợt lui bệnh:
Mesalazine 2 - 4 g/ngày.
Nếu thất bại, Azathioprine.
Thể lệ thuộc Corticoid hoặc thể tiến triển mạn tính:
Azathioprine.
Nếu thất bại, Methotrexate.
Nếu vẫn thất bại, phẫu thuật hoặc Corticoid liều thấp (<10mg/ng). Thể đề kháng Corticoid.
Nuôi dưỡng đường ngoài ruột hoặc đường ruột
Nếu thất bại, Methotrexate, Cyclosporine.
IL 10 hoặc Anti-TNF.
Phòng tái phát sau mổ:
Mesalazine 2-3 g/ngày.
Viêm đại trực tràng chảy máu
Bệnh nguyên
Nhiều khả năng có vai trò của các yếu tố di truyền. Sự hoạt hóa hệ thống miễn dịch có vai trò quan trọng. Vai trò của các yếu tố nhiễm khuẩn chưa rõ ràng.
Giải phẫu bệnh
Định khu: Chủ yếu ở trực tràng và ít nhiều ở đại tràng, hiếm hơn là thương tổn toàn bộ đại tràng (pancolite).
Lâm sàng
Thể thông thường:
Viêm trực tràng - đại tràng xich ma nhẹ - vừa.
Đi cầu nhầy máu nhiều, có khi không có phân, kèm mót rặn, có khi có táo bón. Toàn trạng ít thay đổi và khám thực thể không phát hiện được gì.
Thăm trực tràng có thể thấy niêm mạc dạng lát đá và có máu dính găng. Thể này không có biến đổi về sinh học.
Chẩn đoán dựa vào:
Loại trừ viêm đại tràng nhiễm khuẩn và ký sinh trùng dựa vào cấy phân và xét nghiệm ký sinh trùng, cần làm trong đợt tiến triển đầu tiên.
Soi đại tràng -hồi tràng: thương tổn trực tràng và đại tràng sich ma đồng nhất, giới hạn trên rõ, phần đại tràng còn lại và đoạn cuối hồi tràng bình thường. Niêm mạc đỏ, dạng lát đá, chảy máu tự nhiên hoặc khi tiếp xúc, thường không có loét.
Sinh thiết toàn bộ khung đại tràng, cả niêm mạc bệnh lẫn niêm mạc lành.
Các biểu hiện ngoài tiêu hóa:
Khớp: Đau hoặc viêm khớp, ảnh hưởng chủ yếu các khớp lớn của chi,
Da: Thường gặp nhất là hồng ban nút, có thể có viêm da mủ hoặc loét ap tơ ở miệng. Mắt: viêm thượng củng mạc, viêm mống mắt và viêm màng bồ đào.
Các thương tổn khớp, mắt và da thường tiến triển song song với các thương tổn ở ruột.
Tiến triển và biến chứng
Tiến triển: Bệnh tiến triển thành từng đợt, giữa các đợt có các đợt lui bệnh không có triệu chứng.
Biến chứng:
Dãn đại tràng, hay đại tràng lớn nhiễm độc: gặp trong các đợt tiến triển cấp nặng.
Thủng: Thường bị che lấp bởi Corticoide.
Xuất huyết lan tỏa.
Nguy cơ ung thư biểu mô đại tràng tăng lên trong trường hợp viêm toàn bộ đại tràng.
Điều trị viêm đại trực tràng chảy máu
Điều trị nội khoa:
Chủ yếu dựa vào các thuốc kháng viêm dùng kéo dài.
Salazosulfapyridine (Salazopyrine) và các dẫn xuất như Pentasa, Rowasa và Dipentum, dùng trong các thể nhẹ hoặc dùng điều trị duy trì các đợi lui bệnh, có chế phẩm dùng dưới dạng thụt vào trực tràng.
Corticoide: Trong các đợt tiến triển vừa hoặc nặng, lưu ý tác dụng phụ khi dùng kéo dài.
Hạn chế tối đa sợi được dùng trong các đợt tiến triển
Điều trị ngoại khoa:
Chỉ định:
Các đợt tiến triển nặng sau thất bại của một đợt điều trị nội khoa mạnh và ngắn.
Biến chứng thủng hoặc xuất huyết lan tỏa.
Trong trường hợp ung thư hoặc loạn sản nặng.
Trong các thể mạn tính liên tục không đáp ứng điều trị nội khoa gây suy kiệt.
Các phương pháp điều trị ngoại khoa:
Cắt đại tràng-trực tràng kèm mở thông hồi tràng.
Cắt đại tràng-trực tràng kèm nối hồi tràng-hậu môn.
Cắt đại tràng kèm nối hồi tràng-trực tràng.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học hạ đường máu
Hệ thống điều hòa glucose bị tổn thương ở bệnh nhân đái tháo đường bị bệnh lâu ngày. Phần lớn bệnh nhân đái tháo đường týp 1 có sự kém đáp ứng glucagon khi hạ đường huyết.
Bệnh học Shock nhiễm khuẩn
Shock nhiễm trùng là một trạng thái lâm sàng phát sinh do sự suy tuần hoàn những mô do nhiễm trùng huyết thường là Gram âm. Sự giảm tuần hoàn ở các tổ chức là nhiều yếu tố bệnh lý:
Bệnh học đa u tủy xương
Đa u tuỷ xương là một bệnh tăng sinh có tính chất ác tính của tương bào (plasmocyte) ở tủy xương và một số cơ quan khác. Tăng sinh tương bào dẫn đến: Tăng các globulin miễn dịch trong máu.
Bệnh học lao cột sống
Bệnh được mô tả lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19 do một thầy thuốc ngoại khoa người Anh tên là Percivall Pott, nên còn gọi là bệnh Pott. Thường thứ phát nhất là sau lao phổi, vi khuẩn lao đến cột sống bằng đường máu.
Bệnh học cường vỏ thượng thận sinh dục
Triệu chứng thay đổi tùy theo bệnh lý khởi đầu từ lúc còn bào thai, sơ sinh, trẻ em hay người lớn. Thường nghĩ đến chẩn đoán cường vỏ thượng thận sinh dục khi có tăng huyết áp, hạ kali máu kết hợp với rậm lông, thiểu kinh, mụn trứng cá và nam hóa.
Bệnh học viêm ống thận cấp
Tổn thương chủ yếu của bệnh lý này là hoại tử liên bào ống thận, là một bệnh lý nặng và tỷ lệ tử vong còn rất cao nếu không được xử trí một cách kịp thời và có hiệu quả.
Bệnh học hen phế quản
Do tác động của các chất trung gian hóa học gây viêm và vai trò của hệ thần kinh tự động gồm hệ cholinergic, hệ adrenergic và hệ không cholinergic không adrenergic.
Bệnh học viêm cầu thận cấp
Hội chứng viêm cầu thận cấp là biểu hiện lâm sàng của một thương tổn viêm cấp của những cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp.
Bệnh học đường tiêu hóa kém hấp thu
Hội chứng kém hấp thu biểu hiện tình trạng suy giảm một phần hoặc hoàn toàn chức năng hấp thu của ống tiêu hóa. Chẩn đoán hội chứng kém hấp thu thường không khó khăn nhưng việc chẩn đoán nguyên nhân thường phức tạp.
Bệnh suy thận cấp
Suy thận cấp là một hội chứng xuất hiện khi chức năng thận (chủ yếu là chức năng lọc cầu thận) bị suy sụp nhanh chóng, xảy ra đột ngột ở bệnh nhân không có suy thận trước đó hoặc ở bệnh nhân đã mắc suy thận mạn.
Bệnh học viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp là một bệnh lý cấp tính của tuyến tụy, có thể thay đỗi từ viêm tụy phù nề cho đến viêm tụy hoại tử cấp tụy, trong đó mức độ hoại tử liên quan đến độ trầm trọng của bệnh.
Bệnh học bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn là tình trạng bệnh lý xảy ra do bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên. Tự kháng nguyên là thành phần của cơ thể.
Bệnh học tràn dịch màng phổi không do lao
Tràn dịch màng phổi là bệnh thường gặp trong các bệnh lý của bộ máy hô hấp, chẩn đoán xác định tràn dịch màng phổi thường không khó lắm, nhưng chẩn đoán nguyên nhân mới là điều quan trọng vì quyết định hướng điều trị.
Bệnh học nhiễm trùng (viêm) đường mật túi mật cấp
Viêm đường mật túi mật cấp là một cấp cứu nội - ngoại khoa thường gặp, có thể có biến chứng nặng thậm chí tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh học thận và thai nghén
Ở phụ nữ có thai, một nồng độ Creatinine máu trên 80 μmol trên lít và nồng độ Urê máu trên 5 mmol trên lít là có thể biểu hiện một suy giảm chức năng thận trong thai kỳ
Bệnh học hẹp van hai lá
Hẹp van hai lá là một bệnh khá phổ biến ở nước ta chiếm khoảng 40,3% các bệnh tim mắc phải. Bệnh được phát sinh ở loài người từ khi bắt đầu sống thành từng quần thể do điều kiện sinh sống thấp kém, chật chội thiếu vệ sinh dễ gây lây nhiễm bệnh.
Bệnh học viêm nhu mô gan do vi khuẩn
Bạch cầu tăng đa nhân trung tính tăng, thiếu máu, máu lắng tăng cao, Phosphatase kiềm tăng, cấy máu có thể xác định được nguyên nhân.
Bệnh học suy hô hấp cấp
Suy hô hấp cấp là sự rối loạn nặng nề của sự trao đổi oxy máu; một cách tổng quát, suy hô hấp cấp là một sự giảm thực sự áp lực riêng phần khí oxy trong động mạch < 60 mmHg, áp lực riêng phần khí carbonic trong động mạch có thể bình thường, giảm hay tăng.
Bệnh học hôn mê gan
Hôn mê gan còn gọi là bệnh não gan, hoặc não- cửa chủ, được định nghĩa là những rối loạn não thứ phát gây ra do một tình trạng suy gan quá nặng ö do nhiều nguyên nhân hoặc khởi phát sau phẫu thuật nối thông cửa chủ.
Bệnh học viêm cầu thận mạn
Viêm cầu thận mạn là một bệnh có tổn thương tiểu cầu thận tiến triển từ từ kéo dài nhiều năm có biểu hiện lâm sàng có thể có tiền sử phù, protein niệu, hồng cầu niệu.
Bệnh học viêm màng ngoài tim
Trên thực tế lâm sàng khi có tràn dịch màng ngoài tim số lượng nhiều, có fibrin tạo vách ngăn khu trú lúc đó nghe vẫn thấy tiếng tim rõ. Có thể có tiếng cọ màng ngoài tim.
Bệnh học lupus ban đỏ hệ thống
Với các thể đặc biệt của Lupút cần phân biệt với các bệnh có triệu chứng tương tự: xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm cầu thận, hội chứng thận hư
Bệnh học tăng huyết áp
Tăng huyết áp là triệu chứng của nhiều bệnh, nhiều nguyên nhân nhưng có thể là một bệnh, bệnh tăng huyết áp, nếu không tìm thấy nguyên nhân. Ở các nước Châu Âu - Bắc Mỹ tỷ lệ tăng huyết áp trong nhân dân chiếm 15 - 20% ở người lớn.
Bệnh học suy tuyến yên
Một sự thừa hoặc thiếu hormon tuyến yên sẽ biểu hiện lâm sàng học bằng sự tăng hay giảm hoạt động của các tuyến đó, đây là hiện tượng Feed- Back. Tuyến yên có hai thùy chính, thùy trước và thùy sau.
Bệnh học viêm tuyến giáp trạng
Viêm tuyến giáp là một nhóm bệnh gây tổn thương tuyến giáp có thể do nhiễm trùng hoặc quá trình viêm xảy ra trên tuyến giáp bình thường. Bệnh cảnh lâm sàng cận lâm sàng, diễn tiến khác nhau tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh.