Bệnh học viêm cột sống dính khớp

2012-10-04 02:41 PM

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một bệnh viêm khớp mạn tính, chưa rõ nguyên nhân, gặp chủ yếu ở nam giới trẻ tuổi, gây tổn thương các khớp gốc chi và cột sống, nhanh chóng dẫn đến dính khớp, biến dạng và tàn phế.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một bệnh viêm khớp mạn tính, chưa rõ nguyên nhân, gặp chủ yếu ở nam giới trẻ tuổi, gây tổn thương các khớp gốc chi và cột sống, nhanh chóng dẫn đến dính khớp, biến dạng và tàn phế.

Dịch tễ học

Gặp ở mọi nơi trên thế giới, nhưng tỷ lệ mắc bệnh khác nhau do có liên quan đến yếu tố HLA - B27.

Ở Việt Nam: VCSDK chiếm khoảng 20% số bệnh nhân khớp điều trị tại BV Bạch Mai, khoảng 1,5/1000 những người trên 16 tuổi.

Nam giới chiếm khoảng 90-95%, tuổi dưới 30 chiếm 80%, 3-10% có tính chất gia đình.

Khởi phát

Tuổi mắc bệnh: Trên thế giới: Gần 70% trước tuổi 30.

Việt Nam: 80% trước tuổi 30, 60% trước tuổi 20

70% bắt từ từ, 30% bắt đầu đột ngột, 75% bắt đầu từ khớp háng 25% bắt đầu từ cột sống.

Dấu hiệu ban đầu: Đau vùng hông, đau kiểu thần kinh tọa, viêm gân Achille...ở nước ta thường bắt đầu bằng viêm các khớp ở chi dưới (cổ chân, gối, háng) và đau cột sống thắt lưng. Các triệu chứng này kéo dài nhiều tháng, nhiều năm.

Toàn phát

Sưng đau, hạn chế vận động nhiều khớp, teo cơ, biến dạng nhanh. Viêm khớp thường có tính chất đối xứng, đau tăng về đêm.

Các khớp ở chi

Háng: 90% thường bắt đầu một bên, sau đó cả hai bên.

Gối: 80% có thể có nước.

Khớp cổ chân: 30%, có thể không để lại di chứng.

Khớp vai: 30%, thường khỏi không để lại di chứng.

Các khớp khác: Hiếm gặp hơn như khuỷu, ức đòn, cổ tay, không bao giờ thấy tổn thương các khớp nhỏ bàn tay.

Cột sống

Thường xuất hiện muộn hơn các khớp ở chi.

Cột sống thắt lưng: 100% đau liên tục và âm ỉ, hạn chế vận động, teo cơ cạnh cột sống.

Cột sống lưng: thường muộn hơn vùng thắt lưng, đau âm ỉ, hạn chế vận động, biến dạng (gù) hoặc cứng, teo cơ.

Cột sống cổ: có thể muộn hơn hoặc sớm hơn các đoạn khác, biến dạng hạn chế vận động.

Khớp cùng chậu

Là dấu hiệu sớm, đặc hiệu (chủ yếu trên Xquang).

Đau vùng cùng chậu, lan xuống đùi.

Teo cơ mông.

Nghiệm pháp giãn cánh chậu (+).

Những biểu hiện khác

Sốt, gầy sút.

Mắt: Viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mi.

Nước ngoài: Chiếm 20 - 30% trường hợp.

Việt Nam: Khoảng 3%.

Tim: 5% có rối loạn dẫn truyền, hở van động mạch chủ.

Các biểu hiện hiếm gặp khác

Xơ teo da.

Xơ phổi.

Chèn ép rễ thần kinh tuỷ.

Thoát vị bẹn, rốn.

Tiến triển

Xu hướng chung: Nặng dần, dẫn đến dính khớp, biến dạng. Nếu không được điều trị sớm, đúng, bệnh nhân có nhiều tư thế xấu, tàn phế.

Biến chứng: Suy hô hấp, tâm phế mạn, lao phổi, liệt hai chi do chèn ép tuỷ và rễ thần kinh.

Tiên lượng

Xấu: Trẻ tuổi, viêm nhiều khớp ngoại vi, sốt, gầy sút nhiều.

Tốt hơn: Bị bệnh sau 30 tuổi, thể cột sống là chủ yếu.

50% tiến triển liên tục, 10% tiến triển nhanh.

Xét nghiệm

Xét nghiệm chung: It có giá trị chẩn đoán:

Lắng máu tăng (90%).

Sợi huyết tăng (80%).

Điện di Protein: Albumine giảm, Globuline tăng.

XN miễn dịch: Waaler Rose, kháng thể kháng nhân, tế bào Hargraves phần lớn âm tính và không có giá trị chẩn đoán.

Các XN khác ít thay đổi.

Dịch khớp: Thường lấy dịch khớp gối, dịch lỏng và nhạt, lượng Mucin giảm, số lượng tế bào tăng, nhất là đa nhân trung tính, Dịch khớp chỉ biểu hiện viêm không đặc hiệu.

HLA-B27 (1973): Brewerton (Anh) và Schlosstein (Mỹ) nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa HLA B27 và bệnh VCSDK. Người ta thấy rằng trong VCSDK, 75-95% bệnh nhân mang yếu tố này (Việt nam: 87%), trong khi đó thì ở người bình thường chỉ có 4-8% mang HLA B27 (Việt nam 4%).

X quang

Dấu hiệu sớm: Viêm khớp cùng chậu 2 bên giai đoạn 3 (hẹp nhiều, có chỗ dính) và giai đoạn 4 (dính hoàn toàn không còn ranh giới).

Giai đoạn muộn:

Khớp háng: Hẹp khe khớp, diện khớp mờ, khuyết xương, dính

Cột sống: Cầu xương (thân cây tre), dải xơ (đường ray)

Thể theo triệu chứng

Thể gốc chi: 40%, tiên lượng xấu, biểu hiện viêm các khớp háng, gối sớm và nặng.

Thể cột sống: Tiến triển chậm, bắt đầu sau tuổi 30, di chứng nhẹ.

Thể không đau: Cột sống dính dần, không đau và không có biểu hiện viêm.

Thể phối hợp với viêm khớp dạng thấp: Có viêm thêm các khớp nhỏ bàn tay.

Thể theo cơ địa

Phụ nữ: Nhẹ, kín đáo.

Trẻ em dưới 15 tuổi: Tiến triển nhanh, tiên lượng xấu, dính và biến dạng khớp trầm trọng.

Người già: Nhẹ, dễ nhầm với thoái hoá cột sống.

Thể bệnh theo hình ảnh Xquang

Thể không có dấu hiệu viêm khớp cùng chậu.

Thể có cầu xương phía ở trước cột sống.

Thể có hình ảnh phá huỷ, khuyết xương.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chưa rõ, không có bằng chứng về miễn dịch nhưng có bằng chứng về vai trò của nhiễm khuẩn.

Giải phẫu bệnh

Màng hoạt dịch & sụn khớp

Giai đoạn đầu: màng hoạt dịch tăng sinh, thâm nhập tế bào (lympho, plasmocyte).

Giai đoạn sau: sụn khớp bị loét, viêm nội mạc.

Giai đoạn muộn: bao khớp, màng hoạt dịch xơ teo, vôi hoá, cốt hoá dẫn đến dính khớp.

Cột sống

Tổ chức đệm giữa dây chằng dài trước cột sống và thân đốt sống bị viêm, vôi hoá, cốt hoá, hình thành cầu xương.

Các dây chằng cột sống xơ hoá, vôi hoá dưới dây chằng gây dính cột sống.

Chẩn đoán xác định

Tiêu chuẩn của hội thấp khớp NewYork, 1966 a. Lâm sàng

Tiền sử hay hiện tại đau vùng thắt lưng hay lưng - thắt lưng.

Hạn chế vận động vùng thắt lưng cả 3 tư thế.

Độ giãn lồng ngực giảm.

X quang: Viêm khớp cùng chậu 2 bên giai đoạn 3, 4.

Chẩn đoán xác định khi có một tiêu chuẩn lâm sàng và một tiêu chuẩn Xquang.

Áp dụng thực tế ở Việt Nam

Nam giới, trẻ tuổi.

Đau và hạn chế vận động 2 khớp háng.

Đau và hạn chế vận động cột sống thắt lưng.

Tốc độ lắng máu tăng cao.

Xquang: Viêm khớp cùng chậu 2 bên giai đoạn 2 trở lên.

Chẩn đoán phân biệt

Với thể viêm khớp gốc chi

Lao khớp háng.

Chảy máu khớp trong Hemophilie.

Viêm khớp dạng thấp.

Goutte.

Thể cột sống là chủ yếu

Viêm cột sống do vi khuẩn (lao, tụ cầu...).

Tổn thương cột sống trong bệnh Scheuermann: đau, gù, không có biểu hiện viêm.

Dị dạng, di chứng chấn thương gây đau và hạn chế vận động.

Các bệnh cơ cạnh cột sống: viêm, chấn thương, chảy máu

Mối quan hệ giữa VCSDK với các bệnh khớp có HLA - B27 (+)

Hội chứng Reiter, HLA B27 (+) 80%.

Viêm khớp vảy nến: HLA B27 (+) cao với thể cột sống.

Viêm khớp mạn tính thiếu niên thể cột sống: HLA B27 (+) cao.

Điều trị nội khoa

Những thuốc có tác dụng tốt

Phenylbutazone:

Giai đoạn đầu tiêm bắp 600mg/ngày, sau đó chuyển sang uống 150-200mg/ngày. Chú ý tác dụng phụ của thuốc: Máu, tiêu hoá, da, giữ muối nước, tim mạch.

Salazopyrine:

Viêm 500mg, 2 - 4 viên/ngày, thuốc được dùng theo cơ chế chống các nhiễm khuển tiềm tàng (tiêu hoá, sinh dục), tác dụng tốt 50 - 70% trường hợp, uống kéo dài nhiều tháng.

Các thuốc chống viêm khác: Indomethacine, diclofénac, Profénid, Naprosyn.

Những thuốc ít tác dụng

Aspirine: Giảm đau nhưng không hạn chế quá trình viêm.

Stéroid: Dùng đường toàn thân và tại chỗ đều ít tác dụng, không nên sử dụng trong VCSDK.

Chloroquine: Không có tác dụng.

Các thuốc ức chế miễn dịch: Không sử dụng.

Các phương pháp điều trị khác

Phương pháp dùng tia xạ mang lại nhiều kết quả khả quan.

Dùng quang tuyến X chiếu vào cột sống và các khớp viêm, mỗi lần 100r, tổng liều 400-800r.

Dùng đồng vị phóng xạ: Radium 224 tiêm tĩnh mạch mối lần từ 50-200 microgam, tổng liều từ 1000-1500 microgam.

Giai đoạn cấp

Nghỉ ngơi.

Đặt chi ở tư thế cơ năng.

Chống viêm không stéroid tiêm, uống: Phenylbutazone, Diclofenac, Profenid.

Giãn cơ: Mydocalin, coltramyl.

Giai đoạn sau cấp

Tập vận động tăng dần, không gắng sức tránh co cứng thứ phát.

Chống viêm không Stéroid: Phenylbutazone, Diclofénac, Profenid.

Giãn cơ.

Kháng  sinh: Salazopyrine 0,5g  2-4 viên/ngày hoặc Tetracycline 0,25g  2-4viên/ngày, không dùng cho bệnh nhân dưới 15 tuổi.

Vật lý trị liệu

Các biện pháp chống dính khớp, chống tư thế xấu

Khi bệnh đang tiến triển, đau nhiều, nên để khớp ở tư thế cơ năng: nằm ngữa trên nền cứng, gối đầu thấp, chân duỗi thẳng hơi dạng. Với tư thế này nếu có dính khớp thì bệnh nhân vẫn có thể đi lại được. Tuy nhiên chỉ được để cố định trong một thời gian ngắn, khi đã qua giai đoạn cấp thì phải cho vận động ngay.

Tập vận động càng sớm càng tốt, vận động ở mọi tư thế và mọi thời gian, đây là biện pháp tốt nhất để chống dính khớp.

Các phương pháp phục hồi chức năng vận động

Điều trị bằng nhiệt chống hiện tượng co cơ.

Dùng nước (bể bơi), nước khoáng: bệnh nhân tập luyện, nhất là tập bơi mang lại nhiều kết quả.

Xoa bóp, kéo liên tục, thể dục trị liệu.

Ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được chỉ định để phục hồi chức năng vận động khi có dính khớp với tư thế xấu.

Cắt xương hoặc ghép xương để chỉnh lại trục của cột sống, của chi.

Thay khớp giả bằng chất dẻo hoặc kim loại: ghép khớp háng, khớp gối.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học cường vỏ thượng thận sinh dục

Triệu chứng thay đổi tùy theo bệnh lý khởi đầu từ lúc còn bào thai, sơ sinh, trẻ em hay người lớn. Thường nghĩ đến chẩn đoán cường vỏ thượng thận sinh dục khi có tăng huyết áp, hạ kali máu kết hợp với rậm lông, thiểu kinh, mụn trứng cá và nam hóa.

Bệnh học hẹp van hai lá

Hẹp van hai lá là một bệnh khá phổ biến ở nước ta chiếm khoảng 40,3% các bệnh tim mắc phải. Bệnh được phát sinh ở loài người từ khi bắt đầu sống thành từng quần thể do điều kiện sinh sống thấp kém, chật chội thiếu vệ sinh dễ gây lây nhiễm bệnh.

Bệnh học thấp tim

Chưa rõ, nghiêng về tự miễn. Có sự tương tự giữa kháng nguyên của liên cầu và kháng nguyên tim

Bệnh học bệnh cơ tim hạn chế

Bệnh cơ tim hạn chế là một triệu chứng liên quan đến trở ngại làm đầy thất với bất thường chức năng tâm trương (sự dãn cơ tim) do bệnh nội tâm mạc, dưới nội mạc và cơ tim.

Bệnh học tim bẩm sinh

Các bệnh người mẹ mắc phải trong thời kỳ thai nghén: Nhiễm siêu vi chủ yếu là bệnh đào ban (Rubella), hội chứng Rubella thường có điếc, đục thủy tinh thể, đầu bé và có thể phối hợp với còn ống động mạch, hẹp van động mạch phổi, thông liên thất.

Bệnh học bệnh gout

Từ khi bị tăng acid uric máu đến cơn gút đầu tiên thường phải qua 20 - 30 năm và người ta thấy 10 - 40% số bệnh nhân gút có cơn đau quặn thận cả trước khi viêm khớp.

Bệnh học thận đái tháo đường

Bệnh cầu thận đái tháo đường là từ dùng để chỉ những tổn thương cầu thận thứ phát do đái tháo đường. Những tổn thương cầu thận này có những đặc trưng về mặt hình thái được mô tả bởi Kimmelstiel và Wilson từ năm 1936.

Bệnh học viêm cầu thận mạn

Viêm cầu thận mạn là một bệnh có tổn thương tiểu cầu thận tiến triển từ từ kéo dài nhiều năm có biểu hiện lâm sàng có thể có tiền sử phù, protein niệu, hồng cầu niệu.

Bệnh học lao cột sống

Bệnh được mô tả lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19 do một thầy thuốc ngoại khoa người Anh tên là Percivall Pott, nên còn gọi là bệnh Pott. Thường thứ phát nhất là sau lao phổi, vi khuẩn lao đến cột sống bằng đường máu.

Bệnh học nội khoa hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư đơn thuần nguyên phát nhạy cảm với Corticoides thường không có tăng huyết áp, suy thận và tiểu máu.

Bệnh học viêm cầu thận cấp

Hội chứng viêm cầu thận cấp là biểu hiện lâm sàng của một thương tổn viêm cấp của những cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp.

Bệnh học xơ vữa động mạch

Giai đoạn hai, mảng vữa đơn thuần xuất hiện. Mảng vữa dày giữa có vùng hoại tử nằm trong một vỏ xơ. Vùng hoại tử chứa rất nhiều acid béo và cholesterol

Bệnh học áp xe gan amip

Kén Amip theo phân ra ngoài, có thể tồn tại 10-15 ngày. Kén không bị tiêu hủy bởi thuốc tím và clor, trong formol 0, 5% sau 30 phút kén mới chết.

Bệnh học đa u tủy xương

Đa u tuỷ xương là một bệnh tăng sinh có tính chất ác tính của tương bào (plasmocyte) ở tủy xương và một số cơ quan khác. Tăng sinh tương bào dẫn đến: Tăng các globulin miễn dịch trong máu.

Bệnh học cường aldosteron nguyên phát

Nhịn đói qua đêm, nằm; truyền tĩnh mạch 2L dung dịch NaCl 0,9%. Sau đó đo aldosteron huyết tương (PAC). Chẩn đoán xác định khi PAC > 10 ng/mL.

Bệnh học viêm khớp dạng thấp

Tiêu chuẩn của hội thấp học Mỹ 1987: Gồm 7 điểm, trong đó tiêu chuẩn từ 1 - 4 phải có thời gian ít nhất 6 tuần, chẩn đoán dương tính cần ít nhất 4 tiêu chuẩn.

Bệnh học ung thư phế quản phổi

U phát triển trong lòng phế quản gây nghẽn phế quản không hoàn toàn làm rối loạn thanh thải nhầy lông, gây ú trệ, từ đó dễ dàng bị viêm phế quản phổi ở thuỳ phổi tương ứng.

Bệnh học bướu cổ đơn thuần

Định nghĩa bướu cổ rải rác là sự phì đại tổ chức tuyến giáp có tính chất lành tính toàn bộ hay từng phần không có triệu chứng suy hay cường giáp, không do viêm, không có tính chất địa phương.

Bệnh học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với môt sự đáp ừng viêm bất thường của phổi.

Bệnh học Shock nhiễm khuẩn

Shock nhiễm trùng là một trạng thái lâm sàng phát sinh do sự suy tuần hoàn những mô do nhiễm trùng huyết thường là Gram âm. Sự giảm tuần hoàn ở các tổ chức là nhiều yếu tố bệnh lý:

Bệnh học cầu thận

Bệnh cầu thận là sự thương tổn chức năng hay thực thể biểu hiện ở cầu thận với đặc điểm lâm sàng là phù, Protéine niệu, tăng huyết áp, diễn tiến mạn tính và thường đưa đến suy thận mạn.

Bệnh học viêm thận bể thận mạn

Cầu thận bị hyalin hóa, mất hình thể bình thường hoặc bị tổ chức xơ bao quanh ngoài màng Bowman, hoặc trong màng Bowman. Mạch thận bị xơ cứng, chèn ép bởi tổ chức xơ.

Bệnh học viêm màng ngoài tim

Trên thực tế lâm sàng khi có tràn dịch màng ngoài tim số lượng nhiều, có fibrin tạo vách ngăn khu trú lúc đó nghe vẫn thấy tiếng tim rõ. Có thể có tiếng cọ màng ngoài tim.

Bệnh học nhiễm trùng (viêm) đường mật túi mật cấp

Viêm đường mật túi mật cấp là một cấp cứu nội - ngoại khoa thường gặp, có thể có biến chứng nặng thậm chí tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh học hen phế quản

Do tác động của các chất trung gian hóa học gây viêm và vai trò của hệ thần kinh tự động gồm hệ cholinergic, hệ adrenergic và hệ không cholinergic không adrenergic.