Bệnh học suy giáp trạng

2012-10-06 05:28 PM

Suy giáp là một bệnh cảnh xuất hiện do sự thiếu hụt hormone giáp, gây nên những tổn thương ở mô, những rối loạn chuyển hóa. Những thay đổi bệnh lý này được gọi là triệu chứng giảm chuyển hóa (hypometabolism).

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Suy giáp (SG) là một bệnh cảnh xuất hiện do sự thiếu hụt hormone giáp, gây nên những tổn thương ở mô, những rối loạn chuyển hóa. Những thay đổi bệnh lý này được gọi là triệu chứng giảm chuyển hóa (hypometabolism).

Bệnh khá thường gặp, tỷ lệ trội ở nữ, tỉ lệ bệnh gia tăng theo tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1% ở nữ và 0,1% ở nam, tỷ lệ suy giáp tăng hơn nhiều ở những vùng có bướu giáp địa phương.

Nguyên nhân

Suy giáp tiên phát

Bệnh xảy ra do tổn thương tại chính tuyến giáp, chiếm hơn 90% các trường hợp suy giáp.

Viêm tuyến giáp Hashimoto: Đây là nguyên nhân hay gặp nhất. Tuyến giáp có thể lớn hoặc teo, có khi đi kèm với Addison và các rối loạn nội tiết khác.

Tai biến do điều trị: Nhất là với iode phóng xạ, phẫu thuật tuyến giáp, riêng với thuốc kháng giáp tổng hợp, ít gặp hơn.

Cung cấp iode không hợp lý (thừa iode, thiếu iode): Suy giáp do thiếu iode đang còn là vấn đề ở Việt Nam.

Viêm tuyến giáp bán cấp, viêm giáp sau sinh: thường xảy ra sau giai đoạn nhiễm độc giáp trước đó, suy giáp ở đây chỉ tạm thời.

Các nguyên nhân suy giáp tiên phát khác:

Thiếu enzyme tổng hợp hormne giáp bẩm sinh.

Các chất kháng giáp trong thức ăn

Lithium: điều trị bệnh tâm thần.

Suy giáp thứ phát

Suy tuyến yên do u lành (adenoma) tuyến yên, do phẫu thuật tuyến yên, hoặc do tuyến yên bị hoại tử trong bệnh Sheehan.

Suy giáp đệ tam cấp. Do rối loạn chức nănẵhớng yên giáp tại vùng dưới đồi, bệnh cảnh hiếm.

Suy giáp do đề kháng hormone giáp ở ngoại biên. Bệnh ít gặp.

Bệnh học

Suy giáp tiên pháp - Bệnh phù niêm (myxedema). Hay gặp ở nữ,î xung quanh lứa tuổi 50. Bệnh thường xuất hiện từ từ dễ lẫn với các triệu chứng của mãn kinh.

Lâm sàng

Da, niêm mạc bị thâm nhiễm bởi một chất dạng nhầy chứa nhiều polysaccarid acid hút nước, gây phù cứng ấn không lõm.

Da niêm mạc:

Mặt tròn như mặt trăng, vẻ mặt vô cảm. Nhiều nếp nhăn ở trán trông già trước tuổi. Mi mắt phù, rõ ở mi dưới, gò má hơi tím, có nhiều mao mạch giãn, môi dày tím tái, phần còn lại của da mặt có màu vàng bủng.

Bàn tay dày, các ngón tay khó gấp, da lạnh đôi khi tím tái, gang bàn tay bàn chân có màu vàng (xanthoderma).

Lưỡi to, giọng khàn trầm (do thâm nhiễm dây thanh đới), ù tai, nghe kém (do thâm nhiễm vòi Eustache). Khi ngủ tiếng ngáy to (do niêm mạc mũi, hầu họng bị phù niêm).

Da phù cứng, khô, bong vảy. Tóc khô dễ rụng, đuôi mày rụng, lông nách, lông mu rụng. Móng tay, chân có vạch, dễ gãy.

Triệu chứng giảm chuyển hóa:

Là dấu soi gương của nhiễm độc giáp.

Sợ lạnh, thân nhiệt giảm, tay chân lạnh, khô.

Uống ít, tiểu ít, bài tiết nước tiểu chậm sau uống.

Tăng cân dù ăn kém.

Tiêu hóa: táo bón kéo dài, kèm giảm nhu động ruột.

Yếu cơ, chuột rút, đau cơ.

Dấu tâm thần kinh và rối loạn thần kinh thực vật: trạng thái vô cảm, thờ ơ. Suy giảm các hoạt động cơ thể, hoạt động trí óc, hoạt động sinh dục.

Giảm tiết mồ hôi.

Tim mạch:

Tim chậm < 60l/ phút, huyết áp thấp (chủ yếu tâm thu), tốc độ tuần hoàn giảm các biểu hiện này do giảm chuyển hóa.

Các dấu thâm nhiễm cơ tim, màng ngoài tim.

Đau trước tim hoặc cơn đau thắt ngực thật sự, khó thở khi gắng sức. Nghe tim: tiếng tim mờ, chậm,có khi tiếng tim không đều.

ECG: nhịp chậm, điện thế thấp các phức bộ QRS, có khi ST chênh xuống, sóng T dẹt hoặc đảo ngược. Hình ảnh điện tim sẽ trở lại bình thường sau điều trị bằng hormone giáp.

X quang bóng tim to, đập yếu. Có khi tràn dịch màng ngoài tim, dịch có nhiều protein và cholesterol. Siêu âm tim giúp phân biệt tràn dịch màng tim với thâm nhiễm mucoid ở cơ tim. Có khi huyết áp tăng do xơ vữa động mạch.

Triệu chứng hô hấp:

Thở nông, tần số chậm, đáp ứng hô hấp kém đối với sự tăng CO2 máu hoặc giảm

O2 máu. Suy hô hấp cấp là một triệu chứng chủ yếu của hôn mê phù niêm.

Chức năng thận:

Giảm chức năng thận, giảm mức lọc cầu thận, giảm khả năng thải nước khi quá tải, do đó dễ dẫn đến ngộ độc nước ở bệnh nhân suy giáp nếu nước tụ do được đưa vào cơ thể quá nhiều.

Thiếu máu:

Có ít nhất 4 cơ chế dẫn đến thiếu máu ỏ bệnh nhân suy giáp:

Giảm tổng hợp hemoglobuline do thiếu Thyroxine.

Thiếu sắt do mất nhiều sắt vì rong kinh, đồng thời giảm hấp thu sắt ở ruột.

Thiếu mác ác tính: thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ với thiếu vitamine B12. Thiếu máu ác tính thường là một phần trong bệnh cảnh bệnh tự miễn gồm phù niêm do viêm giáp mãn tính phối hợp với tự kháng thể kháng tế bào thành, đái tháo đường phối hợp với tự kháng thể kháng đảo tụy và suy thượng thận phối hợp với tự kháng thể kháng thượng thận (Hội chứng Schmidt)

Triệu chứng nội tiết:

Tuyến giáp: Có thể lớn, tuy nhiên đa số trường hợp tuyến giáp bị teo..

Các rối loạn nội tiết khác như rong kinh, kinh ít kèm chảy sữa hoặc mất kinh - chảy sữa, chảy sữa đơn thuần.

Lãnh cảm.

Các triệu chứng thường có trong suy giáp (Theo Perlemuter và Hazard):

Triệu chứng giảm chuyển hóa: Mệt mỏi:99%. Sợ rét:89%. Tăng cân:59%.

Triệu chứng tim mạch: Nhịp tim chậm:95%. Hồi hộp:31%. Đau vùng trước tim:25%.

Triệu chứng da niêm mạc: Da khô:97%. Giảm tiết mồ hôi:89%. Lưỡi lớn và dày:82%.

Rụng lông: 76%. Xanh tái: 67%. Rụng tóc: 57%. Phù ngoại vi:55%. Giọng khàn: 52%. Điếc: 32%.

Triệu chứng tiêu hóa: Táo bón dai dẳng: 23%.

Triệu chứng cơ bắp: Chuột rút (vọp bẻ) >         70%

Triệu chứng thần kinh: Lừ đừ (Léthargie): 91%. Nói chậm: 91%. Giảm trí nhớ: 66%. Rối loạn tâm thần: 35%.

Hôn mê suy giáp:

Là một biến chứng nặng của suy giáp, hiếm, thường chỉ gặp ở xứ lạnh, xảy ra trên bệnh nhân suy giáp điều trị không đầy đủ hoặc không được điều trị, với các yếu tố thuận lợi như: nhiễm trùng, phẩu thuật, chấn thương, nhiễm độc... hoặc ngưng điều trị thyroxine đột ngột. Tiên lượng thường nặng, tỷ lệ tử vong hơn 50%. Lâm sàng là một tình trạng hôn mê im lặng kèm các dấu hiệu sau:

Thân nhiệt hạ, đây là dấu hiệu hằng định, nhiệt độ khoảng 32-350C có khi thấp hơn.

Rối loạn hô hấp, luôn luôn có, với những đợt ngưng thở, giảm thông khí phế nang.

Các biểu hiện tim mạch như nhịp tim chậm, hạ huyết áp, cung lượng tim giảm, tim lớn.

Ngoài xét nghiệm hormone khẳng định bệnh cảnh suy giáp, trong đợt hôn mê suy giáp còn cho thấy: Điện giải đồ máu và nước tiểu: Luôn luôn có giảm natri máu, kèm giảm clor, giảm protid máu, gây ứ nước nội bào dễ dẫn đến phù não, glucose máu có thể giảm, ADH tăng.

Cận lâm sàng

Ảnh hưởng thiếu hormone giáp lên chuyển hóa và tổ chức ngoại vi:

Chuyển hóa cơ bản giảm dưới 10% so với bình thường.

Thời gian phản xạ gân gót kéo dài trên 320ms.

Cholesterol máu trên 3g/l (dấu không hằng định). Triglyceride tăng song song với Cholesterol.

CPK (créatin phosphokinaza) tăng do cao iso - enzym cơ của CPK tăng 70UI/l.

Thiếu máu đẳng sắc hay nhược sắc, hồng cầu bình thường hoặc hồng cầu lớn.

Định lượng hormone giáp lưu hành:

Iode toàn phần (iode trong hormone) < 4(g/ 100ml. T4 < 3μg/dl.

FT4I giảm.

T3 < 80mg/dl (< 1,2 mmol/l).

Nếu chỉ T3 giảm đơn độc thì chưa đủ vì T3 có thể giảm do những nguyên nhân không phải do tuyến giáp (hội chứng T3 thấp).

FT4 < 0,8(g/dl.(T4 tự do).

Định lượng TSH:

Nếu suy giáp tiên phát TSH luôn luôn tăng trên 10 (UI/ml (TSH > 20 (UI/ml khẳng định chẩn đoán): chứng tỏ tổn thương tuyến giáp tiên phát. Đáp ứng của TSH với TRH rất mạnh (test này không cần thiết nếu TSH tăng rõ).

Nếu suy giáp do nguyên nhân ở cao TSH không tăng.

Đo độ tập trung iode phóng xạ tại tuyến giáp:

Độ tập trung iode phóng xạ đạt dưới 5%, 10% và 20% vào các thời điểm 2h, 6h và

24h, có khi thấp hơn nữa (bình thường: 20%, 30%, 40% vào các thời điểm trên). Xạ hình tuyến giáp thấy hình ảnh iode tập trung rời rạc, không đồng chất, xạ hình ít ích lợi trong chẩn đoán và tiên lượng suy giáp

Chẩn đoán xác định

Không khó đói với những trường hợp điển hình. Cần nghĩ đến suy giáp trước tất cả những trường hợp có biểu hiện nghi ngờ như tuyến giáp lớn hoặc có điều trị iode phóng xạ hoặc phẫu thuật giáp.

Nếu nghi ngờ suy giáp tiên phát: TSH là xét nghiêm tốt nhất giúp chẩn đoán xác định. TSH bình thường, loại trừ suy giáp tiên phát. TSH tăng rõ (>20(U/ml), xác định chẩn đoán. Nếu TSH tăng nhẹ (<20(U/ml), cần định lượng FT4, nếu FT4 thấp: suy giáp lâm sàng, nếu FT4 bình thường: suy giáp dưới lâm sàng (subclinical), những trường hợp này giáp suy nhẹ, nhưng TSH tăng giúp duy trì T4 bình thường, triệu chứng lâm sàng ở những trường hợp này không rõ.

Nếu nghi ngờ suy giáp thứ phát: Do gợi ý thương tổn tuyến yên, TSH thường giảm nhưng có khi bình thường do đó cần định lượng FT4, không nên chỉ dựa vào định lượng TSH để chẩn đoán suy giáp thứ phát. Những trường hợp này nên thăm dò thêm tuyến yên, dưới đồi.

Chẩn đoán phân biệt

Tuổi già: Do suy thoái cơ thể, biểu hiện chậm chạp về tinh thần và thể chất, da khô, rụng lông (nhất là lông mày), kém chịu lạnh, độ tập trung I131 có thể giảm. Các biểu hiện trên cũng có thể có một phần do giảm hoạt giáp.

Suy thận mạn: Chán ăn, chậm chạp, phù nhẹ, thiếu máu, phân biệt dựa vào huyết áp tăng, urê, créatinin máu tăng...

Hội chứng thận hư: Phù, thiếu máu, cholesterol máu tăng, phân biệt dựa vào hội chứng thể dịch và nước tiểu.

Bệnh Langdon Down: Trí tuệ, tay chân kém phát triển, lùn nhưng trẻ năng động hơn, da không khô, mắt xếch, mống mắt có vết trắng (Brushfield).

Thiếu máu, suy dinh dưỡng: Da tái, phù nhẹ, tóc lông có thể rụng nhưng tinh thần không chậm chạp, cholesterol máu không tăng, cần xét nghiệm sinh hóa, hormone để phân biệt.

Béo phì: Tăng cân, nặng nề trong vận động, cholesterol máu tăng, nhưng lông không rụng, tinh thần bình thường, không sợ lạnh, mạch không chậm, thở không chậm.

Nguyên tắc điều trị suy giáp

Tất cả trường hợp suy giáp đều cần được điều trị ngoại trừ các thể suy giáp chỉ có biểu hiện các dấu sinh học nhẹ như:

Tăng TSH vừa (< 10 (U/ml).

T3 T4 bình thường.

Đang ở thời điểm không có biểu hiện bệnh đang phát triển.

Điều trị suy giáp nói chung là đơn giản và hiệu quả: chủ yếu dựa vào điều trị hormone giáp thay thế.

Ngoại trừ hôn mê phù niêm, sự điều trị suy giáp không nên vội vàng, cần xác định chẩn đoán chắc chắn trước khi thực hiện điều trị.

Cần giải thích cho bệnh nhân sự cần thiết dùng thuốc đều đặn và vĩnh viễn. Ngược lại cũng cần hiểu rằng có những trường hợp suy giáp thoáng qua không cần thiết phải điều trị lâu dài.

Sự điều trị cần rất thận trọng ở người già, suy tim, suy vành, phải biết chấp nhận một điều trị thay thế một phần.

Thuốc Hormone giáp

Tinh chất tuyến giáp (extrait thyroidien) Thuốc được chế từ tuyến giáp gia súc.

Hàm lượng: 1cg, 5cg, 10cg (Pháp). 16, 32, 60 , 325mg/ viên (Mỹ) (Biệt dược: Amour Thyroid. Thyroteric, Extrait thyroidien choay).

Hormone giáp tổng hợp:

Levothyroxine, LT4:

Dạng thuốc: Viên nén, thuốc nước, tiêm. Hàm lượng ; 1 giọt = 5μg.

Viên nén: 25 - 50 - 75 - 100 - 300(g. Thuốc tiêm ; 200 - 500μg (100μg/ml) (Biệt dược:Synthroid- levothroid, L Thyroxine - Roche, Levothyrox...)

Liothyronine, LT3:

Dạng uống: Viên nén.

Hàm lượng ; 5 - 25 - 50 μg. (Biệt dược: Cynomel).

LT4 phối hợp với LT3:

Có nhiều phối hợp với những tỷ lệ khác nhau giữa T4 và T3 (4/1, 5/1, 7/1). Tên chung ở Mỹ là Liothrix.

Hàm lượng: nhiều loại, thông thường nhất là 100mcg LT4 / 25 mcg LT3 dạng viên nén cũng có những hàm lượng khác. (Biệt dược: Euthyroid, Thyrolar, Euthyral, Thyreotoin, Thyreocomb)

Trong  điều  trị  còn  có  dạng  D.  Thyroxine.  (Dextro  -  Thyroxine)  nhưng  dạng  L Thyroxine được ưa chuộng vì tác dụng mạnh hơn.

Ưu nhược điểm của các loại thuốc:

Thời gian bán hủy của L Thyroxine khoảng 8 ngày, giải thích một sự ổn định nồng độ thuốc trong máu, chỉ cần cho uống một lần theo giờ cố định trong ngày. L Thyroxine được khử iode ở ngoại biên trở thành Triiodothyronine (T3).

Riêng đối với T3 (cynomel) được dùng riêng lẻ sẽ có tác dụng nhanh hơn nhiều nhưng nồng độ thuốc tăng đột ngột sau mỗi lần uống gây khó chịu cho bệnh nhân. Thời gian bán hủy của T3 là 48h, thuốc cần dùng 2-3 lần/ ngày. T3 thường chỉ được chỉ định tạm thời cho K giáp biệt hóa trước thăm dò hoặc xạ trị liệu.

Với Euthyral (phối hợp T3 và T4) thuốc cũng có thể gây tăng T3 đột ngột trong máu,do đó cũng ít được lựa chọn trong điều trị, còn tinh chất tuyến giáp (extrait thyroidien) không được dùng nữa trong điều trị suy giáp với những tỷ lệ khác nhau giữa T3 và T4 khó đánh giá kết quả.

Điều trị cụ thể

Thyroxine là thuốc được chọn lựa ưu tiên hiện nay, liều thay thế trung bình 75- 125(g/ngày. Trên bệnh nhân già thường thấp hơn, lưu ý bệnh cần điều trị suốt đời.

Khởi đầu:

Nếu bệnh nhân trẻ, còn khoẻ nên bắt đầu liều 100μg/ngày. Với liều lượng này tình trạng suy giáp sẽ cải thiện dần, nhưng phải mất nhiều tuần T4 đạt hằng định. Triệu chứng giảm sau vài tuần điều trị. Với bệnh nhân già nên bắt đầu với liều 50μg/ngày. Bệnh nhân có bệnh tim liều khởi đầu nên là 25μg/ngày đồng thời theo dõi sát các biểu hiện về tim trong quá trình điều trị. Những bệnh nhân này tăng liều 25μg/ngày mỗi tuần cho đến khi đạt hiệu quả điều trị mong muốn

Theo dõi và điều chỉnh liều lượng:

Với suy giáp tiên phát:

Mục đích điều trị là duy trì TSH ở mức bình thường. Cần định lượng TSH 2-3 tháng sau khi bắt đầu điều trị. Liều thyroxine được điều chỉnh từ 12-25μg/ngày mỗi 6-8 tuần cho đến khi TSH trở về bình thường. Sau đó chỉ cần định lượng TSH từng năm để kiểm soát điều trị như mong muốn, không nên áp dụng liều thyroxine cao biểu hiện nồng độ TSH dưới mức bình thường, có thể gây nguy cơ loãng xương, rung nhĩ.

Với suy giáp thứ phát:

Không thể dựa vào TSH để điều chỉnh điều trị. Mục đích điều trị nhằm duy trì FT4 đạt mức bình thường. Liều thyroxine được điều chỉnh mỗi 6-8 tuần cho đến khi đạt mục đích điều trị. Sau đó theo dõi FT4 mỗi năm một lần là đủ để kiểm soát bệnh.

Trong suy giáp thứ phát (hội chứng Sheehan) thường kèm cả suy thượng thận, suy sinh dục cùng vớí suy giáp, do đó phải cho kèm cho theo các hormone thích hợp. Nên cho hormone thượng thận trước để đề phòng suy thượng thận cấp khi cho hormone giáp làm tăng chuyển hóa của cơ thể.

Với bệnh nhân có bệnh mạch vành:

Thyroxine có thể làm nặng thêm bệnh lý mạch vành nói riêng cũng như các bệnh tim như suy tim, rối loạn nhịp, cần cho liều nhỏ, tăng liều rất chậm theo dõi kỷ tình trạng tim mạch, điện tim, cho kèm thuốc chẹn beta nếu cần (chú ý các chống chỉ định). Nếu vẫn xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực, dù nhẹ, cũng nên ngưng điều trị hormone giáp, có thể xem xét chỉ định các biện pháp can thiệp trong điều trị mạch vành (lưu ý phải an toàn trên bối cảnh suy giáp).

Những khó khăn trong kiểm soát suy giáp

Thường do không bằng lòng với điều trị. Một số trường hợp cần phải tăng liều thyroxine như:

Kém hấp thu thuốc:

Do bệnh đường ruột hoặc một số thuốc cản trở hấp thu thuốc như cholestyramine, sucralfate, hydroxyde nhôm, sulfate sắt.

Tương tác với các thuốc khác:

Làm tăng sự thải thuốc như rifampin, carbamazepine, phenytoine hoặc ức chế sự

chuyển T4 thành T3 ở ngoại biên như amiodarone.

Mang thai:

Nhu cầu thyroxine tăng trong 3 tháng đầu. Nói chung cần tăng liều thyroxine vừa cho mẹ vừa để tránh bướu giáp lớn cho con.

Chức năng tuyến giáp còn lại:

Thường suy giảm dần sau điều trị suy giáp.

Suy giáp dưới lâm sàng:

Nên dùng thyroxine trong những trường hợp sau:

Có triệu chứng suy giáp.

Có bướu giáp lớn.

Tăng cholesterol máu đến mức phải điều trị.

Những bệnh nhân suy giáp dưới lâm sàng còn lại chưa cần điều trị phải được theo dõi mỗi năm, nên bắt đầu cho thyroxine khi triệu chứng suy giáp xuất hiện hoặc TSH > 20μg/ml.

Suy giáp và phẩu thuật

Mặc dầu suy giáp có tăng nguy cơ những biến chứng của phẩu thuật nhưng nói chung không nặng. Khi cần phẩu thuật cấp cứu theo yêu cầu chỉ định có thể tiến hành ngay, tuy nhiên cần cho thyroxine ngay trước phẩu thuật, liều đầu tiên bằng đường tĩnh mạch. Những trường hợp phẩu thuật theo chương trình có thể hoản lại cho đến khi suy giáp điều trị được nhiều tuần..

Điều trị hôn mê do suy giáp

Mặc dù hiếm gặp, nhất là ở các xứ nóng, nhưng hôn mê suy giáp là một cấp cứu cần điều trị khẩn cấp. Phác đồ điều trị gồm:

Điều trị triệu chứng

Hỗ trợ hô hấp; oxy liệu pháp, đặt nội khí quản, giúp thở, đồng thời điều trị tình trạnh truỵ mạch một cách tích cực. Nhanh chóng xác định chẩn đoán bằng định lượng TSH, FT4 trước khi cho thyroxine.

Sưởi ấm từ từ ở nhiệt độ phòng là 220C. Sưởi ấm nhanh quá có thể làm nặng tình trạng trụy mạch và rung thất.

Bù nước điện giải, glucose.

Thyroxine: 50-100μg TM mỗi 6-8 giờ trong 24 giờ, sau đó 75-100μg/ngày TM cho đến khi uống được. Điều trị hormone thay thế được tiếp tục sau đó như thường quy khi mà suy giáp được chẩn đoán xác định. Cần theo dõi kỹ về tim mạch để nhanh chóng phát hiện tác dụng không mong muốn trên tim do thyroxine.

Hydrocortisone:100mg tĩnh mạch sau đó tiêm bắp 50mg mỗi 8h trong đợt cấp, tiếp đó tùy tiến triển có thể giảm bớt liều lượng.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học cường aldosteron nguyên phát

Nhịn đói qua đêm, nằm; truyền tĩnh mạch 2L dung dịch NaCl 0,9%. Sau đó đo aldosteron huyết tương (PAC). Chẩn đoán xác định khi PAC > 10 ng/mL.

Bệnh học viêm ống thận cấp

Tổn thương chủ yếu của bệnh lý này là hoại tử liên bào ống thận, là một bệnh lý nặng và tỷ lệ tử vong còn rất cao nếu không được xử trí một cách kịp thời và có hiệu quả.

Bệnh học suy thận mạn

Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh thận mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giàm xuống dưới 50% (60ml/phút) so với mức bình thường (120ml/phút) thì được xem là có suy thận mạn.

Bệnh học suy tuyến yên

Một sự thừa hoặc thiếu hormon tuyến yên sẽ biểu hiện lâm sàng học bằng sự tăng hay giảm hoạt động của các tuyến đó, đây là hiện tượng Feed- Back. Tuyến yên có hai thùy chính, thùy trước và thùy sau.

Các thuốc chống loạn nhịp tim theo bệnh học

Ngoài ra còn có một số thuốc có tác dụng chống rối loạn nhịp tim nhưng chưa phân loại chính thức vào nhóm của Vaughan-Williams. Đó là digital và ATP.

Bệnh học bệnh gout

Từ khi bị tăng acid uric máu đến cơn gút đầu tiên thường phải qua 20 - 30 năm và người ta thấy 10 - 40% số bệnh nhân gút có cơn đau quặn thận cả trước khi viêm khớp.

Bệnh học suy hô hấp mạn

Nguyên nhân gây suy hô hấp mạn có rất nhiều, đa dạng, có thể ở bộ máy hô hấp và ngoài bộ máy hô hấp.

Bệnh học viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một bệnh viêm khớp mạn tính, chưa rõ nguyên nhân, gặp chủ yếu ở nam giới trẻ tuổi, gây tổn thương các khớp gốc chi và cột sống, nhanh chóng dẫn đến dính khớp, biến dạng và tàn phế.

Bệnh học viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai là một bệnh bao gồm những trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai và tổn thương ở phần mềm quanh khớp chủ yếu là gân, cơ, dây chằng và bao khớp. Không có tổn thương của đầu xương, sun khớp và màng hoạt dịch.

Bệnh học viêm thận bể thận mạn

Cầu thận bị hyalin hóa, mất hình thể bình thường hoặc bị tổ chức xơ bao quanh ngoài màng Bowman, hoặc trong màng Bowman. Mạch thận bị xơ cứng, chèn ép bởi tổ chức xơ.

Bệnh học bệnh mạch vành (suy vành)

Dòng vành thường tối đa kỳ tâm trương. Do khả năng dãn các mạch máu nội tâm mạc rất yếu, vì vậy khi có giảm lưu lượng vành sự tưới máu sẽ xảy ra chủ yếu ở dưới nội mạc.

Bệnh học ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp chiếm tỷ lệ 1% trong số những trường hợp tử vong do ung thư, đây là một nhóm bệnh có tiên lượng rất khác nhau, người ta chia ra: Những ung thư biểu mô tế bào tuyến giáp bao gồm:

Bệnh học viêm ruột mạn

Do không có tiêu chuẩn đặc hiệu nên chẩn đoán bệnh cần dựa vào tổng thể các triệu chứng lâm sàng và các thăm dò sau.

Bệnh học thấp tim

Chưa rõ, nghiêng về tự miễn. Có sự tương tự giữa kháng nguyên của liên cầu và kháng nguyên tim

Bệnh học viêm màng ngoài tim

Trên thực tế lâm sàng khi có tràn dịch màng ngoài tim số lượng nhiều, có fibrin tạo vách ngăn khu trú lúc đó nghe vẫn thấy tiếng tim rõ. Có thể có tiếng cọ màng ngoài tim.

Bệnh học nội khoa bệnh cơ tim phì đại

Bệnh cơ tim tắc nghẽn cơ tim (BCTTN) là sự phì đại tất cả hay một phần làm tắc nghẽn đường tống máu kỳ tâm thu. Thể phì đại vách tim thường gặp nhất và là nguyên nhân do tắc nghẽn buồng đẩy thất trái.

Bệnh học béo phì

Gần đây, thuốc được thêm vào danh mục nguyên nhân của các yếu tố béo phì, bởi vì gia tăng dược liệu pháp. Tăng cân có thể là sản phẩm của các hormone steroides.

Bệnh học nhiễm trùng (viêm) đường mật túi mật cấp

Viêm đường mật túi mật cấp là một cấp cứu nội - ngoại khoa thường gặp, có thể có biến chứng nặng thậm chí tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh học thoái khớp

Một số phương pháp chụp đặc biệt có thể phát hiện sớm các tổn thương của sụn khớp và đĩa đệm như: chụp cắt lớp, chụp cắt lớp tỷ trọng. Bệnh gặp ở mọi dân tộc, nam và nữ mắc bệnh ngang nhau. Tuổi càng tăng tỷ lệ càng cao.

Bệnh học viêm cầu thận mạn

Viêm cầu thận mạn là một bệnh có tổn thương tiểu cầu thận tiến triển từ từ kéo dài nhiều năm có biểu hiện lâm sàng có thể có tiền sử phù, protein niệu, hồng cầu niệu.

Bệnh học tâm phế mạn

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân chính gây nên tăng áp phổi và tâm phế mạn. Sự tăng áp phổi chủ yếu thứ phát sau tình trạng thiếu oxy máu

Bệnh học nội khoa hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư đơn thuần nguyên phát nhạy cảm với Corticoides thường không có tăng huyết áp, suy thận và tiểu máu.

Bệnh học ung thư dạ dày

Khoảng 85% ung thư dạ dày thuộc loại adenocarcinomas, 15% là loại lymphomas-non-Hodgkin và leio-myosarcomas và các loại u thứ phát ít gặp.

Bệnh học xơ gan

Cổ trướng: thể tự do. Nguyên nhân chính là do tăng áp tĩnh mạch cửa, ngoài ra còn do các yếu tố khác như giãm áp lực keo, giãm sức bền thành mạch, yếu tố giữ muối và nước.

Bệnh học viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở bệnh nhân chích ma túy: thường gặp ở nam trẻ tuổi không có bệnh tim, da thường là nguồn lây nhiễm, van 3 lá thường hay bị tổn thương hơn cả.