Bệnh học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

2012-10-07 05:14 PM

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với môt sự đáp ừng viêm bất thường của phổi.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với môt sự đáp ừng viêm bất thường của phổi đối với các hạt độc hay khí. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm viêm phế quản mạn và khí phế thủng.

Bao gồm  viêm phế quản mạn, khí phế thủng và hen phế quản không hồi phục.

Sự chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính căn cứ vào triệu chứng ho, khạc đàm, khó thở và hay là có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Sự chẩn đoán được xác định bằng phế dung kế. sau khi dùng thuốc giãn phế quản mà FEV1 < 80% so với trị số dự đoàn phối hợp với FEV1/FVC < 70%.

Dịch tễ học

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân hàng đầu của bệnh suất và tử suất trên thế giới. Năm 1990 theo TCYTTG thi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đứng hàng thứ 12 trong số những bệnh nặng. BPTNMT là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 sau bệnh tim, ung thư, bệnh mạch máu não. Theo báo cáo kết quả họp nhóm tư vấn của Châu Á Thái Bình Dương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính lần thứ  VI 1 - 2/6/2002 tại Hồng Kông thì tại các nước Châu Á Thái Bình Dương, tỉ lệ mắc BPTNMT khoảng 3,8%, nhưng gần đây qua một số mẫu nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lên đến 6,3% ở người trên 30 tuổi.

Theo TCYTTG và Ngân hàng Thế giới thì tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giưói năm 1990 là 9,34/1000 dân nam, và 7,33/1000 dân nữ. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nước đang hút thuốc lá nhiều và ngược lại.

Những yếu tố ký chủ

Gènes: Yếu tố di truyền đáng lưu ý nhất là thiếu hụt bẩm sinh α1 antitrypsine. Sự phát triển sớm và nhanh khí phế thủng toàn tiểu thuỳ

Sự tăng đáp ứng phế quản: Ảnh hưởng đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là không rõ.

Sự tăng trưởng phổi: Liên hệ với quá trình xảy ra trong giai đoạn mang thai, cân nặng lúc sinh và sự tiếp xúc với môi trường trong thời kỳ thiếu niên.

Yếu tố ảnh hưởng

Hút thuốc lá: Liên hệ rất chặt chẻ với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều nầy xảy ra có lẽ là do những yếu tố di truyền. Không phải tất cả người hút thuốc lá đều bi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khoảng 15 - 20% người hút thuốc lá bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 85 - 90% bênh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do thuốc lá. Hút thuốc lá > 20 gói / năm có nguy cơ cao dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tiếp xúc thụ động với thuốc lá cũng có thể góp phần gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai cũng là một yếu tố nguy cơ cho bào thai, do ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển phổi trong tử cung

Bụi và chất hoá học nghề nghiệp: Những bụi và chất hoá học nghề nghiệp (hơi nước, chất kích thích, khói) có thể gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính độc lập với hút thuốc lá

Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà: Vai trò của ô nhiễm không khí ngoài nhà gây BPTNMT không rõ. Ô nhiễm môi trường trong nhà như chất đốt, chất đốt cháy từ nấu ăn và hơi nóng là những yếu tố gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên  có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở thời kỳ trưởng thành.

Cơ chế bệnh sinh

Viêm và các yếu tố nguy cơ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Sự liên quan giữa hút  thuốc lá và viêm đã được nghiên cứu rất nhiều. Thuốc lá kích hoạt đại thực bào và tế bào thượng bì sản xuất ra TNFα và một số chất trung gian gây viêm như IL8 và ILB4.

Mất quân bình giũa proteinase và antiproteinase

Thiếu  α1  antitrypsine  là  môt  chất  ức  chế  một  số  proteine  thuyết  thanh  như neutrophile elastase làm gia tăng nguy cơ gây khí phế thủng; elastin là một thành phần chính của thành phế bào bị huỷ bởi neutrophile elastase. Sự mất quân bình giữa proteinase và antiproteinase nội sinh có thể gây nên sự phá huỷ phổi và có thể xảy ra do sự suy giảm hoạt tính của antiproteinase do stress oxy hoá, do thuốc lá và có thể do những yếu tố nguy cơ khác của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Những stress oxy hoá

Trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có một sự mất quân bình rõ ràng chất oxy hóa và chất chống oxy hóa, trong đó chủ yếu là các chất oxy hóa, đó là hydrogen peroxide (H2O2) và nitric oxide (NO). Những stress oxy hóa ngoài việc gây tổn thương trực tiếp phổi còn góp phần vào sự mất quân bình  proteinase - antiproteinase Những chất oxy hóa cũng xúc tiến viêm. Cuối cùng những stress oxy hóa có thể góp phần làm hẹp đường hô hấp.

Sinh lý bệnh

Sự tăng tiết chất nhầy và rối loạn chức năng hô hấp

Sự tăng tiết chất nhầy là do sự kích thích các tuyến tiết chất  bởi những chất trung gian gây viêm như leucotrien, proteinase và neuropeptides. Những tế bào lông bị dị sản dạng vãy dẫn đến sự suy giảm hệ số thanh thải nhầy - lông.

Sự giới hạn lưu lượng khí thở và sự căng phồng phổi

Sự giới hạn lưu lượng khí thở không hồi phục, một số ít có thể hồi phục, do hiện tượng tái cấu trúc, xơ hóa và hẹp đường thở nhỏ. Những vị trí giới hạn đường thở là tiểu phế quản có khẩu kính < 2mm, trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kháng lực đường thở tăng gấp đôi bình thường. Sự phá hủy phế bào gây khí phế thủng. Sự giới hạn lưu lượng khí được biểu hiện bởi sự giảm FEV1 và tỉ FEV1/FVC trong đó tỉ FEV1/FVC giảm thường là dấu hiệu đầu tiên của sự giới hạn lưu lượng khí.

Bất thường về sự trao đổi khí

Sự mất quân bình giữa thông khí / tưới máu là cơ chế chủ yếu do tổn thương thành đường thở ngoại vi và khí phế thủng. Trong khí phế thủng có sự giảm DLCO / L, từ đó gây nên thiếu oxy máu. Tình trạng thiếu oxy máu và tăng khí cácbonic ít xảy ra khi FEV1 < 1.00L. Lúc đầu tình trạng thiếu oxy máu chỉ xẩy ra lúc gắng sức, nhưng khi bệnh tiến triển nặng thì tình trạng thiếu oxy máu xảy ra lúc nghỉ ngơi.

Ở những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng, tình trạng thiếu oxy gây co các động mạch khẩu kính nhỏ và các tiểu động mạch.

Tăng áp phổi và tâm phế mạn

Tăng áp phổi xảy ra chậm trong diễn tiến của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Giai đoạn III), sau đó là tâm phế mạn. Những yếu tố gây nên tăng áp phổi là sự co mạch, sự tái cấu trúc những động mạch phổi. Sự co thắt mạch ngoài nguyên nhân do thiếu oxy máu còn do sự tổng hợp hay phóng thích NO bị giảm và sự tiết bất thường của những peptides co mạch như endothelin 1. Sự tăng áp phổi và sự giảm hệ thống mạch máu phổi do khí phế thủng có thể dẫn đến phì đại thất phải và suy tim phải.

Triệu chứng cơ năng

Ho: Ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Lúc đầu ho cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm. Một số trưường hợp, sự giới hạn lưu lượng khí có thể xảy ra mà không ho.

Khạc đờm: Với số lượng nhỏ đàm dính sau nhiều đợt ho.

Khó thở: Là triệu chứng quan trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và là lý do mà hầu hết bệnh nhân phải đi khám bệnh, khó thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn và bệnh nhân không thể đi bộ được hay không thể mang một xách đồ ăn, cuối cùng là khó thở xảy ra trong những hoạt động hằng ngày (mặc áo quần, rửa tay chân hay cả lúc nghỉ ngơi)

Triệu chứng thực thể

Khám thực thể ít có giá trị trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Những triệu chứng thường gặp là:

Tím trung ương.

Các khoảng gian sườn nằm ngang, lồng ngực hình thùng.

Dấu hiệu Hoover (dẹt 1/2 cơ hoành phối hợp với sự thu lại vào trong nghịch lý của đáy lồng ngực trong kỳ hít vào).

Tần số thở lúc nghỉ > 20 lần / phút, nhịp thở nông.

Bệnh nhân thở ra với môi mím lại với mục đích làm chậm lại luồng khí thở ra để có thể làm vơi phổi có hiệu quả hơn.

Nghe phổi âm phế bào giảm, có ran wheezing.

Những test và những xét nghiêm bổ sung cho chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn II và III, những tét và những xét nghiệm sau đây có thế được sử dụng:

Đánh giá giảm chức năng hô hấp bằng phế dung kế:

Kết quả đo phế dung là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và để theo dõi tiến triển của bệnh.

Đo FEV1 và FEV1/FVC.

Sau khi dùng thuốc giãn phế quản mà FEV1 < 80% so với trị số lý thuyết phối hợp với FEV1/FVC  < 70% chứng tỏ có giới hạn lưu lượng khí không hoàn toàn phục hồi.

FEV1/FVC là tỉ số có độ nhạy cảm cao của sự giới hạn lưu lượng khí và FEV1/FVC < 70% được xem như là dấu hiệu sớm của giới hạn lưu lượng khí ở bệnh nhân bị BPTNMT trong lúc FEV1 vẫn còn bình thường (≥80% so trị số lý thuyết).

Test hồi phục phế quản sau khi khí dung thuốc giãn phế quản:

Những bệnh nhân không sử dụng thuốc giãn phế quản khí dung tác dụng ngắn trước đó 6 giờ,  thuốc đồng vận β2 tác dụng dài trước 12 giờ hay theophylline thải chậm trước 24 giờ.

Đo FEV1 trước khi sử dụng thuốc giãn phế quản.

Thuốc giãn thế quản phải được sử dụng dưới dạng khí dung qua một bầu hít hay khí dung máy. Liều lượng thích hợp là 40μg đồng vận β2, 80μg kháng cholinergic hay phối hợp cả 2 loại.

Đo FEV1  lại 3 - 45 phút sau khi dùng thuốc giãn phế quản.

Kết quả: Một sự tăng FEV1 > 200ml và trên 12% so với FEV1 trước khi sử dụng thuốc giãn phế quản được xem như là có giá tri.

Khí máu: Ở những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã lâu để đánh giá tâm phế mạn.

Chụp phim lồng ngực: Cho thấy khí phế thũng.

Giai đoạn

Giai đoạn 0: Có nguy cơ.

Giai đoạn I (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhẹ): Ho mạn tính và khạc đàm, thường bệnh nhân không chú ý đến.

Giai đoạn II và III (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vừa và nặng): Bệnh nhân thường khó thở khi gắng  sức,  đây  là  giai  đoạn  mà  bệnh  nhân  đi  khám  bệnh  được  chẩn  đoán  là BPTNMT, có thể do nhiễm trùng hô hấp.

Giai đoạn IV (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất nặng): Những triệu chứng ho, khạc đàm tiếp tục xảy ra một cách điển hình, khó thở nặng lên và những biến chứng có thể xuất hiện.

Mức độ trầm trọng

Bảng: Các mức độ trầm trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Giai đoạn

Đặc điểm

0: có nguy cơ

+ Phế dung bình thường

+ Triệu chứng mạn tính (Ho, khạc đàm)

I: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhẹ

+ FEV1/FVC < 70%

+ FEV1 ≥80% trị số lý thuyết.

+ Có hay không có các triệu chứng mạn tính (Ho, khạc đàm)

II. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trung bình

+ FEV1/FVC < 70%

+ 30% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết

50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết

30% ≤ FEV1 < 50% trị số lý thuyết

+ Có hay không có các triệu chứng mạn tính (Ho, khạc đàm, khó thở)

III. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng

+ FEV1/FVC < 70%

+ 30% ≤ FEV1 < 50% trị số lý thuyết

+ Có hay không có các triệu chứng mạn tính (Ho, khạc đàm, khó thở)

IV Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất nặng

+ FEV1/FVC < 70%

+ FEV1 < 30% trị số lý thuyết hay FEV1 < 50% trị số lý thuyết phối hợp với suy hô hấp mạn

Chẩn đoán phân biệt

Bảng: Các chẩn đoán phân biệt thường gặp.

Chẩn đoán

Triệu chứng

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

+ Khởi phát trong khoảng tuổi 1/2 đời người

+ Những triệu chứng tiến triển chậm

+ Có tiền sử hút thuốc lá kéo dài

+ Khó thở khi gắng sức

+ Giới hạn lưu lượng khí không hồi phục nhiều

Hen phế quản

+ Khởi phát sơm thường trong thời kỳ thiếu niên

+ Những triệu chứng thay đổi từng ngày

+ Những triệu chứng xảy ra ban đêm

+ Dị ứng, viêm mũi và hay là chàm

+ Tiền sử gia đình hen phế quản

+ Giới han lưu lượng khí hồi phục nhiều

Suy tim sung huyết

+ Ran ẩm nhỏ hạt ở đáy

+ X quang lồng ngực cho thấy bóng tim lớn, phù phổi

+ Tét chức năng hô hấp cho thấy rối loạn thông khí hạn chế

+ Không có giới hạn lưu lượng khí

Giãn phế quản

+ Khạc đàm mũ số lượng nhiều

+ Thường phối hợp với nhiễm trung mũ

+ Ran ẩm to hạt

+ Phim lồng ngực hay CT scan phổi cho thây có giãn phế quản và

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Ba triệu chứng chính của đợt bộc phát cấp của Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là: gia tăng khó thở, gia tăng đàm mũ, gia tăng lượng đàm.

Bảng: Chẩn đoán mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Nhẹ

Vừa

Nặng

1 trong 3 triệu chứng chính, cũng như 1 trong những dấu chứng sau đây: nhiễm trùng đường hô hấp trên trong 5 ngày qua, sốt mà không có nguyên nhân rõ ràng, gia tăng ran rít, gia tăng ho, gia tăng nhịp thở và tần số tim 20% so với bình thường.

2   trong   3   triệu chứng chính

Tất cả 3 triệu chứng chính

Chức năng hô hấp: Thường thường khi PEF < 100lít/phút, hay FEV1 < 1.00L chứng tỏ một đợt bộc phát cấp nặng, trừ trường hợp bệnh nhân bị giới hạn đường thở nặng mạn tính.

Khí máu: Khi PaO2 < 60mmHg và hay là SaO2 < 90% chứng tỏ suy hô hấp. Khi PaO2 < 50mmHg, PaCO2 > 70mmHg và pH < 7,30 thì cần phải xử trí cấp cứu.

Phim lồng ngực đểí chẩn đoán phân biệt.

Tâm điện đồ giúp chẩn đoán phì đại tim phải, loạn nhịp và thiểu năng vành.

Công thức máu: chủ yếu công thức bạch cầu và đa hồng cầu có thể có Hct > 55%).

Xét nghiệm đàm có thể tìm thấy Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influnzae và Moraxella catarrahalis.

Xử trí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ốn định

Giảm các yếu tố nguy cơ

Ngưng thuốc lá: Là phương pháp điều trị độc nhất có hiệu quả để làm giảm yếu tố nguy cơ. Ngưng thuốc lá sớm ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể cải thiện FEV1, tuy nhiên các đường khí một khi đã bị tắc nghẽn trầm trọng thì sự ngưng thuốc lá ít có lợi.

Thuốc:

Những thuốc thay thế nicotine: dạng viên, dán.

Thuốc chống trầm cảm: như bupropion và nortriptyline, thường dùng loại bupropion thải chậm đơn độc hay kết hợp với cao dán nicotine.

Điều trị bằng thuốc

Điều trị kết hợp:

Có thể làm gia tăng tác dụng giãn phế quản, sự kết hợp giữa một đồng vận β2 tác dụng ngắn với một kháng cholinergic ở những bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định làm cải thiện nhiều hơn và kéo dài hơn FEV1 so với sử dụng một loại thuốc.

Sự sử dụng một đồng vận β2 tác dụng ngắn, một kháng cholinergic và hay là theophylline có thể cải thiện chức năng hô hấp.

Glucocorticosteroid:

Trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính glucocorticosteroid uống và khí dung ít có hiệu quả hơn trong hen và vai trò trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định giới hạn trong nhưng chỉ định đặc biệt.

Những điều trị khác:

Vaccin: Chống cúm và chống phế cầu chứa 23 type huyết thanh.

Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh dự phòng, dùng liên tục không có hiệu quả trên tần suất xuất hiện những đợt bôc phát cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Những chất chống oxy hóa: Đặc biệt là N-acetylcystein làm giảm tần suất xuất hiện những đợt bộc phát cấp hay có thể có vai trò trong điều trị những bệnh nhân có nhữg đợt bộc phát cấp tái phát.

Thuốc giảm ho: Không dùng.

Sự tập luyện

Mục tiêu chính của sự tập luyện hô hấp là giảm những triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và làm tăng sự tham gia hằng ngày các hoạt động về thể chất và tinh thần.

Oxy liệu pháp

Thường được chỉ định ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn III nặng, có thể bằng 3 phương cách bao gồm điều trị lâu dài liên tục, trong các hoạt động thể lực và làm dịu cơn khó thở cấp. Mục tiêu đầu tiên của oxy liệu pháp là làm gia tăng PaO2 tối thiểu là 60mmHg lúc nghĩ và hay là cung cấp SaO2  tối thiểu là 90% để duy trì chức năng sống của các cơ quan.

Oxy liệu pháp lâu dài liên tục thường được chỉ định trong giai đoạn III nặng ở những bệnh nhân có:

PaO2 < 55mmHg hay SaO2 < 88% có hay không có tăng khí cácbonic hay PaO2  từ 55 - 60mmHg hay SaO2  = 89%, nếu có tăng áp phổi, phù ngoại biên gợi ý suy tim hay đa hồng cầu (Hct > 55%).

Điều trị lâu dài oxy (>15giờ/ngày) ở những bệnh nhân bị suy hô hấp mạn có thể làm gia tăng sự sống sót. Oxy liệu pháp liên tục làm giảm áp lực động mạch phổi và có thể ngăn ngừa được sự diễn tiến của tăng áp phổi.

Bảng: Điều trị theo giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Giai đoạn

Điều trị được khuyến cáo sủ dụng

Tất cả

+ Tránh những yếu tố nguy cơ

+ Tiêm phòng cúm

0

+ Như trên

I

+ Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn

II

+ Điều trị đều đặn với một hay hơn thuốc giãn phế quản

+ Tập luyện

+ Glucocorticosteroid khí dung nếu triệu chưng lâm sàng và chức năng hô hấp có đáp ứng

III

+ Điều trị đều đặn với một hay hơn thuốc giãn phế quản

+ Tập luyện

+ Glucocorticosteroid khí dung nếu triệu chứng lâm sàng và chức năng hô hấp có đáp ứng hay nếu có những đợt bộc phát cấp

IV

+ Điều trị đều đặn với một hay hơn thuốc giãn phế quản

Tập luyện.

Glucocorticosteroid khí dung nếu triệu chứng lâm sàng và chức năng hô hấp có đáp ứng hay nếu có những đợt bộc phát cấp.

Điều trị các biến chứng.

Oxy liệu pháp lâu dài nếu có suy hô hấp mạn.

Xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Chụp X quang lồng ngực

Có thể cần thiết vì qua kết quả X quang cho thấy trên 23% bệnh nhân nhập viện có những biểu hiện bệnh lý.

Thuốc giãn phế quản

Khí dung thuốc đồng vận β2 tác dụng ngắn như salbutamol và kháng cholinergic như ipratropium có hiệu quả bằng nhau trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Những loại thuốc này cũng có tác dụng cao trên tất cả tác dụng của tất cả những thuốc giãn phế quản sử dụng bằng đường tiêm bao gồm methylxanthines và những loại thuốc cường giao cảm. Một số nghiên cứu cho thấy phối hợp thuốc đồng vận β2 tác dụng ngắn với kháng cholinergic có hiệu quả cao do tác dụng hiệp lực mà không làm gia tăng tác dụng phụ. Chỉ sau liều tối đa khởi đầu thuốc giãn phế quản, có thể thêm một liều khí dung giãn phế quản tỏ ra có lợi.

Sử dụng corticoide

Trong đợt bộc phát cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sự sử dụng corticoide hệ thống trong 2 tuần là có lợi. Trong 2 tuần đó liều lượng được chia như sau: 3 ngày sử dụng methylprednisolone    125 mg/6 giờ, sau đó cho prednisone trong 2 tuần (60mg/ngày từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, 40mg/ngày từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 11, và 20mg/ngày từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 15).

Kháng sinh

Kháng sinh tỏ ra có hiệu quả trong đợt bộc phát cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuỳ theo loại vi trùng thường gây nhiễm trùng phế quản phổi mà sử dụng kháng sinh thích hợp.Có thể sử dụng Cephalosporine thế hệ 3, Macrolides, Fluoroquinolones hô hấp.

Oxy liệu pháp

Trong đợt bộc phát cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và thiếu khí, sự sử dụng oxy là cần thiết và có lợi cho bệnh nhân. Tuy nhiên vấn đề cần lưu ý chính là khi sử dụng oxy liệu pháp sẽ có nguy cơ gây tăng khí carbonic máu và suy hô hấp.

Thông khí áp lực dương không xâm nhập

Thường được sử dụng cho bệnh nhân nội trú bị đợt bộc phát cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Phương pháp này không những làm cải thiện chức năng hô hấp và làm giảm PaCO2 mà trong một số trường hợp có thể tránh sử dụng  đặt nội khí quản.

Chống chỉ định

Trong điều trị những bệnh nhân bị đợt bộc phát cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, những điều trị sau đây không có lợi: thuốc tan nhầy, vật lý trị liệu lồng ngực, methylxanthines.

Áp dụng thực tế

Mức độ nhẹ: Áp dụng X quang lồng ngực, khí dung giãn phế quản.

 Mức độ vừa: X quang lồng ngực, khí dung giãn phế quản, corticoid hệ thống, oxy liệu pháp, thông khí áp lực dương không xâm nhập.

Mức độ nặng: X quang lồng ngực, khí dung giãn phế quản, corticoid hệ thống, oxy liệu pháp, thông khí áp lực dương không xâm nhập, kháng sinh.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học đái tháo đường

Yếu tố di truyền trội được gợi ý sau khi nghiên cứu ở các cặp song sinh giống nhau, nếu một người mắc đái tháo đường thì 100% người còn lại cũng mắc đái tháo đường.

Bệnh học thận đái tháo đường

Bệnh cầu thận đái tháo đường là từ dùng để chỉ những tổn thương cầu thận thứ phát do đái tháo đường. Những tổn thương cầu thận này có những đặc trưng về mặt hình thái được mô tả bởi Kimmelstiel và Wilson từ năm 1936.

Bệnh học viêm nhu mô gan do vi khuẩn

Bạch cầu tăng đa nhân trung tính tăng, thiếu máu, máu lắng tăng cao, Phosphatase kiềm tăng, cấy máu có thể xác định được nguyên nhân.

Bệnh học viêm dạ dày

Viêm dạ dày là bệnh mà triệu chứng lâm sàng có khi rầm rộ nhưng có khi rất nhẹ nhàng, âm thầm. Chẩn đoán cần có nội soi và sinh thiết. Điều trị có khi đơn giản nhưng có khi còn nhiều khó khăn.

Bệnh học viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một bệnh viêm khớp mạn tính, chưa rõ nguyên nhân, gặp chủ yếu ở nam giới trẻ tuổi, gây tổn thương các khớp gốc chi và cột sống, nhanh chóng dẫn đến dính khớp, biến dạng và tàn phế.

Bệnh học hôn mê gan

Hôn mê gan còn gọi là bệnh não gan, hoặc não- cửa chủ, được định nghĩa là những rối loạn não thứ phát gây ra do một tình trạng suy gan quá nặng ö do nhiều nguyên nhân hoặc khởi phát sau phẫu thuật nối thông cửa chủ.

Bệnh học viêm gan mật

Gan thường to cả hai thùy hoặc ưu thế ở gan trái, có thể gây hiện thượng ứ mật. Ngoài ra có thể có xơ đường mật hoặc xơ gan ứ mật, viêm túi mật mạn.

Bệnh học bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là tình trạng bệnh lý xảy ra do bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên. Tự kháng nguyên là thành phần của cơ thể.

Bệnh học giãn phế quản

Giãn phế quản là sự giãn không hồi phục các phế quản nhỏ và trung bình kèm theo sự loạn dạng các lớp phế quản và đa tiết phế quản, có thể do bẩm sinh hay mắc phải, thường bị bội nhiễm định kỳ.

Bệnh học viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai là một bệnh bao gồm những trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai và tổn thương ở phần mềm quanh khớp chủ yếu là gân, cơ, dây chằng và bao khớp. Không có tổn thương của đầu xương, sun khớp và màng hoạt dịch.

Bệnh học ung thư phế quản phổi

U phát triển trong lòng phế quản gây nghẽn phế quản không hoàn toàn làm rối loạn thanh thải nhầy lông, gây ú trệ, từ đó dễ dàng bị viêm phế quản phổi ở thuỳ phổi tương ứng.

Bệnh học hẹp van hai lá

Hẹp van hai lá là một bệnh khá phổ biến ở nước ta chiếm khoảng 40,3% các bệnh tim mắc phải. Bệnh được phát sinh ở loài người từ khi bắt đầu sống thành từng quần thể do điều kiện sinh sống thấp kém, chật chội thiếu vệ sinh dễ gây lây nhiễm bệnh.

Bệnh học suy tuyến yên

Một sự thừa hoặc thiếu hormon tuyến yên sẽ biểu hiện lâm sàng học bằng sự tăng hay giảm hoạt động của các tuyến đó, đây là hiện tượng Feed- Back. Tuyến yên có hai thùy chính, thùy trước và thùy sau.

Bệnh học thoái khớp

Một số phương pháp chụp đặc biệt có thể phát hiện sớm các tổn thương của sụn khớp và đĩa đệm như: chụp cắt lớp, chụp cắt lớp tỷ trọng. Bệnh gặp ở mọi dân tộc, nam và nữ mắc bệnh ngang nhau. Tuổi càng tăng tỷ lệ càng cao.

Bệnh học viêm phổi (phế quản phế viêm)

Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do thương tổn tổ chức  phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng), gây nên do nhiều tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hóa chất.

Bệnh học ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là nguyên nhân lớn gây tử vong ở các nước Bắc Mỹ, Châu Âu, sau ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú và ung thư phổi. Năm 1996, có khoảng 134 ngàn trường hợp mới mắc ở Hoa Kỳ và 55 ngàn người tử vong đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi.

Bệnh học tràn khí màng phổi

Thông thường thì không khí lọt vào màng phổi khi thở vào và thoát ra khi thở ra, nếu thở ra mà khí không thoát ra được là tràn khí có van do đó gây nên khó thở tăng dần

Bệnh học nội khoa hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư đơn thuần nguyên phát nhạy cảm với Corticoides thường không có tăng huyết áp, suy thận và tiểu máu.

Bệnh học bệnh cơ tim giãn

Bệnh cơ tim dãn là hội chứng dãn thất trái với sự gia tăng khối lượng thất chủ yếu là thất trái với rối loạn chức năng tâm thu hay tâm trương mà không có tổn thuơng nguyên phát màng ngoài tim, van tim hay thiếu máu cơ tim.

Bệnh học áp xe gan amip

Kén Amip theo phân ra ngoài, có thể tồn tại 10-15 ngày. Kén không bị tiêu hủy bởi thuốc tím và clor, trong formol 0, 5% sau 30 phút kén mới chết.

Bệnh học viêm cầu thận mạn

Viêm cầu thận mạn là một bệnh có tổn thương tiểu cầu thận tiến triển từ từ kéo dài nhiều năm có biểu hiện lâm sàng có thể có tiền sử phù, protein niệu, hồng cầu niệu.

Bệnh học viêm cầu thận cấp

Hội chứng viêm cầu thận cấp là biểu hiện lâm sàng của một thương tổn viêm cấp của những cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp.

Bệnh học suy giáp trạng

Suy giáp là một bệnh cảnh xuất hiện do sự thiếu hụt hormone giáp, gây nên những tổn thương ở mô, những rối loạn chuyển hóa. Những thay đổi bệnh lý này được gọi là triệu chứng giảm chuyển hóa (hypometabolism).

Bệnh học suy thận mạn

Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh thận mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giàm xuống dưới 50% (60ml/phút) so với mức bình thường (120ml/phút) thì được xem là có suy thận mạn.

Bệnh học viêm tuyến giáp trạng

Viêm tuyến giáp là một nhóm bệnh gây tổn thương tuyến giáp có thể do nhiễm trùng hoặc quá trình viêm xảy ra trên tuyến giáp bình thường. Bệnh cảnh lâm sàng cận lâm sàng, diễn tiến khác nhau tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh.