- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nhi khoa
- Viêm tiểu phế quản cấp tính
Viêm tiểu phế quản cấp tính
Viêm tiểu phế quản cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi thường do virus hợp bào hô hấp gây ra (Respiratory Syncytial Virus - RSV). Trẻ đẻ non, có bệnh tim bẩm sinh, có thiểu sản phổi dễ có nguy cơ bị bệnh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Viêm tiểu phế quản cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi thường do virus hợp bào hô hấp gây ra (Respiratory Syncytial Virus - RSV).
Trẻ đẻ non, có bệnh tim bẩm sinh, có thiểu sản phổi dễ có nguy cơ bị bệnh.
Lâm sàng
Có chảy nước mũi, ho, khò khè.
Thở nhanh, co kéo cơ hô hấp.
Biểu hiện thiếu ôxy: Trẻ vật vã, tím tái quanh môi và các đầu chi.
Lồng ngực căng phồng, thông khí phổi giảm, ran rít, ran ẩm.
Các bộ phận khác: Gan to, mạch nhanh.
Xét nghiệm
Công thức máu:
Không đặc hiệu, có thể có tăng bạch cầu lympho.
X-quang phổi:
Phổi ứ khí, cơ hoành hạ thấp.
Biểu hiện mờ các tiểu phế quản.
Đôi khi có biểu hiện xẹp cục bộ các phân thuỳ. Có khi xẹp cả phân thuỳ phổi do bít tắc.
Phân tích khí máu, chỉ cần làm với thể nặng.
SaO2 giảm < 92%.
PaO2 giảm < 60 mmHg.
PaCO2 tăng.
Điều trị
Thể nhẹ
Bệnh nhân tỉnh, môi hồng, bú được, SaO2 > 92%, khó thở nhẹ.
Điều trị tại nhà:
Ăn uống đầy đủ.
Hướng dẫn bố mẹ phát hiện những dấu hiệu nặng.
Thể trung bình
Ăn kém.
Mất nước.
Ngủ lịm.
Khó thở rõ.
SaO2 < 92%.
Điều trị tại bệnh viện:
Thở oxy, duy trì SaO2 > 93%.
Ăn qua ống thông dạ dày.
Truyền dịch:
Dung dịch Glucose 5%.
Natri Clorua 9‰: 20 ml/kg/24 giờ, truyền tĩnh mạch 7 - 8 giọt/phút.
Khi có gan to, tĩnh mạch cổ nổi , đái ít, mạch nhanh => không được truyền.
Thể nặng
SaO2 < 92%.
Mệt lả.
Dấu hiệu tăng CO2: Vã mồ hôi, kích thích hay ngừng thở.
Chuyển điều trị tích cực:
Theo dõi chặt chẽ : mạch, nhịp thở SpO2.
Kiểm tra khí máu.
Thở CPAP hay thở máy.
Truyền dịch, glucose 5% hoặc Natri Chlorua 9‰ ; 20ml/kg/24 giờ, 7 – 8 giọt/phút.
Khí dung:
Natri Clorua 9‰ x 2ml.
Hoặc Mucosolvin: 2ml.
4 giờ cho 1 lần.
Khi bệnh nhân ngừng thở, hoặc PaO2 = 50 mmHg và PaCO2 ³ 70 mmHg đặt nội khí quản chạy máy thở với PEEP 2cm H2O.
Kháng sinh
Chỉ dùng khi có biểu hiện bội nhiễm:
Bạch cầu trung tính tăng.
X - quang phổi có đám mờ.
Phổi nghe có ran ẩm rải rác.
Khi bệnh nhân đặt nội khí quản hay chạy máy thở cũng cần cho kháng sinh chống bội nhiễm.
Cần cấy dịch để tìm vi khuẩn và kháng sinh đồ.
Thường dùng 2 loại kháng sinh:
β lactamin.
Aminozid: Amikacin loại 0,5g: 15 mg/kg/24 giờ. Tiêm bắp.
Chăm sóc
Để bệnh nhân nằm đầu cao.
Hút đờm rãi.
Cho ăn sữa, cháo. Nếu bệnh nhân nặng đặt sonde để cho ăn.
Vỗ rung, dẫn lưu tư thế.
Theo dõi: Mạch, nhiệt độ, nhịp thở và độ bão hoà oxy.
Xuất viện
Bệnh nhân tỉnh táo, hết sốt, ăn tốt.
Nhịp thở trẻ về bình thường.
Chỉ số khí trong máu trở về bình thường.
Bài viết cùng chuyên mục
Xuất huyết não màng não sớm ở trẻ em
Xuất huyết não màng não sớm xảy ra ở trẻ dưới 15 ngày tuổi, Nguy cơ mắc bệnh càng cao nếu càng non tháng
Hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em
Hội chứng thận hư tiên phát trẻ em là một tập hợp triệu chứng thể hiện bệnh lý cầu thận mà nguyên nhân phần lớn là vô căn 90% dù khái niệm thận hư đã được Müller Frie rich Von nói đến.
Thoát vị màng não tủy ở trẻ em
Thoát vị màng não tuỷ là do khuyết cung sau rộng làm cho ống sống thông với phần mềm ngoài ống sống, qua đó màng cứng tuỷ dễ dàng phình ra và tạo thành túi thoát vị.
Viêm màng não mủ ở trẻ em
Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do vi khuẩn gây nên. Ba loại vi khuẩn gây bệnh chính là: Hemophilus Influenza, não mô cầu và phế cầu.
Cứng duỗi khớp gối sau tiêm kháng sinh cơ tứ đầu đùi
Cứng duỗi khớp gối là tình trạng bệnh lý với hình thái khớp gối hạn chế gấp với khớp gối ở vị trí trung gian do xơ hoá cơ tứ đâu đùi sau tiêm kháng sinh trong cơ ở trẻ em.
Tổng quan nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp phổ biến ở thành thị hơn là nông thôn, tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta tăng lên vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Nguyên nhân có thể do yếu tố ấm nóng, gió.
Sử dụng thuốc trong nhi khoa
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, cần nắm rõ đặc điêm sinh lý, giải phẩu và tình trạng bệnh lý của trẻ. Chức năng gan, thận của trẻ chưa hoàn thiện => Khả năng chuyển hóa, tích lũy, đào thải kém-> dễ ngộ độc thuốc.
Phì đại tuyến hung ở trẻ em
Tuyến hung phì đại hay gặp nhất ở các trường hợp trung thất có khối mà không phải do hạch. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi.
Bệnh lỵ trực trùng ở trẻ em
Hội chứng lỵ: Đau bụng liên tục và dội lên từng cơn kèm theo bệnh nhi mót đi ngoài, mót rặn và ỉa phân có lẫn nhầy máu hoặc lờ lờ máu cá, 10 - 30 lần/ngày.
Viêm mủ màng phổi ở trẻ em
Viêm mủ màng phổi (VMMP) là một tình trạng bệnh lý gây nên bởi quá trình viêm kèm theo tích mủ trong khoang màng phổi do các vi khuẩn sinh mủ.
Viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em
Nguyên nhân chủ yếu là do virut, biến chứng của việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch, ghép tuỷ, hãn hữu do một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn.
Sự phát triển về thể chất của trẻ em
Để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em, có thể dựa vào việc theo dõi sự phát triển về cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay, vòng đùi và tỷ lệ giữa các phần của cơ thể.
Hội chứng thận hư tiên phát kháng steroid ở trẻ em
Điều trị khó khăn, kéo dài dễ phát sinh các biến chứng như cao huyết áp, giữ nước, giảm nặng áp lực keo, rối loạn nước điện giải, suy thận. Thận hư kháng Corticoid chiếm khoảng 12 - 14% số bệnh nhân thận hư tiên phát.
Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng
Da khô, trên da có thể xuất hiên các mảng sắc tố ở bẹn, đùi: lúc đầu là những chấm đỏ rải rác, lan to dần rồi tụ lại thành những đám màu nâu sẫm, sau vài ngày bong ra.
Lõm lồng ngực bẩm sinh
Lõm lồng ngực bẩm sinh là một dị tật thành ngực trong đó xương ức và các xương sườn dưới bị lõm về phía sau. Tỷ lệ trẻ trai / trẻ gái = 3/1. 90% các trường hợp có biểu hiện bệnh ở lứa tuổi 1 tuổi.
Suy tim ở trẻ em
Dù bất cứ thay đổi sinh lý hay bệnh lý nào, cơ thể cũng tìm cách thích nghi để duy trì cung lượng tim và cung cấp O2 cho các tổ chức ở giới hạn ổn định hẹp, thông qua hàng loạt cơ chế bù trừ.
Trạng thái kích động tâm thần ở trẻ em
Kích động tâm thần là một trạng thái hưng phấn tâm lý vận động quá mức hoặc là những cơn xung động do mất sự kiểm soát của ý thức xuất hiện đột ngột.
Hướng dẫn tiếp nhận và sơ cứu khi cấp cứu
Một bệnh nhân được coi là ở trong tình trạng cấp cứu khi người đó bị rối loạn nghiêm trọng một hay nhiều chức năng sống, đe doạ gây tử vong. Do đó nhiệm vụ của người thầy thuốc cấp cứu tại tuyến cơ sở theo thứ tự ưu tiên.
Bệnh học ho gà
Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất, chiếm 20 phần trăm, thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn. Tác nhân có thể do chính bản thân B. pertussis.
Đặc điểm hệ hô hấp trẻ em
Các xoang hàm đến 2 tuổi mới phát triển, xoang sàng đã xuất hiên từ khi mới sinh nhưng tế bào chưa biệt hoá đầy đủ, vì vây trẻ nhỏ ít khi bị viêm xoang.
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, sắt và Ferritin huyết thanh giảm. Thiếu máu thiếu sắt rất phổ biến và là thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu ở trẻ em.
Chăm sóc trẻ em thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) hay khối hổng cầu trong một đơn vị thể tích máu, hemoglobin hay khối hổng c ầu thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi.
Bệnh học hen ở trẻ em
Một số virus ái hô hấp như RSV hoặc parainfluenza virus cũng có thể gây hen thông qua sự tăng sản xuất IgE đặc hiệu đối với virus đó hoặc kích thích thụ thể phản xạ trục.
Tham vấn cho bà mẹ về các vấn đề bú mẹ
Nếu trẻ không được bú mẹ, tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ và phục hổi sự tiết sữa. Nếu bà mẹ muốn, nhân viên tham vấn sữa mẹ có thể giúp bà tháo gỡ khó khăn và bắt đầu cho bú mẹ trở lại.
Đặc điểm hệ tiêu hoá trẻ em
Ở trẻ sơ sinh, thường thấy những hạt màu trắng hoặc vàng nhạt, to gần bằng hạt đỗ xanh, mật độ cứng, nằm dọc hai bên đường giữa vòm miệng.