Viêm ruột hoại tử sơ sinh

2011-12-18 12:54 PM

Viêm ruột hoại tử sơ sinh là bệnh lý đường tiêu hóa nặng, thường gặp ở trẻ non tháng. Nguyên nhân chưa rõ, nhiều yếu tố có liên quan đến sinh bệnh học.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Viêm ruột hoại tử sơ sinh là bệnh lý đường tiêu hóa nặng, thường gặp ở trẻ non tháng. Nguyên nhân chưa rõ, nhiều yếu tố có liên quan đến sinh bệnh học, nhiễm trùng, dinh dưỡng qua đường tiêu hóa, tổn thương mạch máu tại chỗ.

Tỉ lệ mắc càng tăng nếu trẻ càng non tháng, bệnh thường khởi phát trong  vòng 3-10 ngày sau sanh.

Chẩn đoán

Công việc chẩn đoán

Khai thác tiền sử tìm các yếu tố nguy cơ.

Tiêu ra máu, bú kém, ọc sữa.

Sanh ngạt.

Suy hô hấp sau sanh (bệnh màng trong).

Có đặt catheter động-tĩnh mạch rốn, thay máu.

Sốc.

Hạ thân nhiệt.

Thiếu máu, đa hồng cầu.

Ăn sữa công thức.

Lượng sữa quá nhiều và tốc độ quá nhanh.

Khám

Triệu chứng toàn thân rất giống nhiễm trùng huyết.

Triệu chứng tiêu hóa.

Tìm triệu chứng toàn thân:

Li bì.

Cơn ngưng thở.

Thân nhiệt không ổn định.

Tưới máu da kém.

Tìm triệu chứng đường tiêu hóa:

Chướng bụng.

Không dung nạp sữa.

Ọc sữa hoặc dịch xanh.

Tiêu máu đại thể hoặc vi thể.

Sờ thấy khối ở bụng.

Thành bụng nề đỏ.

Khởi phát đột ngột:

Trẻ đủ tháng hoặc non tháng.

Tổng trạng diễn tiến xấu rất nhanh.

Suy hô hấp.

Sốc, toan chuyển hóa.

Chướng bụng rõ rệt.

Khởi phát từ từ:

Thường ở trẻ non tháng.

Tổng trạng xấu từ từ trong vòng 1-2 ngày.

Không dung nạp sữa.

Tính chất phân thay đổi.

Bụng chướng từng đợt.

Máu ẩn trong phân.

Xét nghiệm

Các xét nghiệm đánh giá nhiễm trùng: phết máu, CRP, cấy máu.

Khí máu, điện giải đồ, chức năng đông máu.

Tìm máu ẩn trong phân.

X quang bụng:

Hình ảnh hơi trong thành ruột: là dấu hiệu đặc trưng giúp chẩn đoán.

Hơi tự do trong ổ bụng: Cho biết biến chứng thủng ruột.

Quai ruột bất động dãn to trên nhiều phim: cho biết quai ruột hoại tử.

Không có hơi ruột: viêm phúc mạc.

Chẩn đoán

Viêm ruột hoại tử sơ sinh giai đoạn I (chẩn đoán có thể):

Triệu chứng toàn thân: Thân nhiệt không ổn định, cơn ngưng thở, li bì

Triệu chứng tiêu hóa: Sữa cũ tồn đọng tăng dần, chướng bụng, tiêu máu vi thể/đại thể.

X quang bụng: bình thường hoặc liệt ruột nhẹ.

Viêm ruột hoại tử sơ sinh giai đoạn II A (chẩn đoán chắc chắn - nhẹ):

Triệu chứng toàn thân: giống giai đoạn I.

Triệu chứng tiêu hóa: giống  giai đoạn I + mất nhu động ruột.

X quang bụng: quai ruột   ãn, hơi trong thành ruột.

Viêm ruột hoại tử sơ sinh giai đoạn II B (chẩn đoán chắc chắn - trung bình):

Triệu chứng toàn thân: Giống giai đoạn I + toan chuyển hóa và giảm tiểu cầu nhẹ.

Triệu chứng tiêu hóa: giống  giai đoạn IIA + đề kháng thành bụng + viêm mô tế bào thành bụng hoặc sờ bụng thấy khối 1/4 dưới phải.

X quang bụng: Giống IIA+ hơi tĩnh mạch cửa + dịch ổ bụng.

Viêm ruột hoại tử sơ sinh giai đoạn IIIA (chẩn đoán chắc chắn -nặng):

Triệu chứng toàn thân: giống IIB + sốc, DIC.

Triệu chứng tiêu hóa: giống IIB + Viêm phúc mạc toàn thể.

X quang bụng: giống IIB+ nhiều dịch ổ bụng.

Viêm ruột hoại tử sơ sinh giai đoạn IIIB (chẩn đoán chắc chắn - biến chứng thủng ruột):

Triệu chứng toàn thân: giống IIIA.

Triệu chứng tiêu hóa: giống IIIA.

X quang bụng: giống IIB+ hơi tự do trong ổ bụng.

Nguyên tắc điều trị

Điều trị nội khoa: kháng sinh, dinh dưỡng tĩnh mạch, theo dõi biến chứng ngoại khoa.

Điều trị ngoại khoa: Can thiệp phẫu thuật kịp thời.

Điều trị nội khoa

Các biện pháp điều trị nội khoa nên được áp dụng ngay khi nghĩ đến bệnh viêm ruột hoại tử (giai đoạn I) không chờ đến chẩn đoán chắc chắn vì đã muộn.

Nhịn ăn đường miệng, đặt ống thông dạ dày dẫn lưu dịch dạ dày, chỉ cho ăn đường miệng trở lại khi diễn tiến lâm sàng tốt (hết tiêu máu, bụng không chướng) và / hoặc ít nhất 5 ngày sau khi X quang bụng trở về bình thường (không còn hơi thành ruột).

Nếu đang đặt catheter tĩnh mạch rốn: rút bỏ catheter tĩnh mạch rốn.

Bồi hoàn dịch điện giải, chống sốc, điều trị DIC, khi huyết động học ổn định chuyển sang dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch toàn phần (1-2 tuần).

Kháng sinh

Kháng sinh ban đầu: Ampicilline + Cefotaxime/Gentamycine + Metronidazol.

Nếu không đáp ứng, thay đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ, nếu không có kháng sinh đồ: Pefloxacine phối hợp Metronidazole. Thời gian cho kháng sinh: 10 -14 ngày

Theo dõi sát: Dấu hiệu lâm sàng của tắc ruột, vòng bụng,  X quang bụng mỗi 8-12 giờ trong giai đoạn bệnh chưa ổn định để kịp thời phát hiện biến chứng ngoại khoa.

Điều trị ngọai khoa

Chỉ định can thiệp phẫu thuật:

Thủng ruột: Có hơi tự do trong ổ bụng / X quang bụng.

Viêm phúc mạc: Thành bụng nề đỏ, chọc dò dịch ổ bụng ra máu hoặc mủ hoặc soi tươi có vi trùng Gr(-).

Quai ruột dãn bất động trên nhiều phim.

Lâm sàng: tắc ruột, sờ thấy khối trong ổ bụng.

Phòng ngừa

Giảm tối đa các nguy cơ liên quan sản khoa: sanh non, sanh ngạt, suy hô hấp sau sanh.

Sữa mẹ có nhiều yếu tố bảo vệ (IgA,IgG,IgM, lysozyme, lactoperoxi ase, lactoferrin,…), sữa mẹ là sữa duy nhất làm giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử nhất là trẻ non tháng.

Ngưng ăn đường miệng không phải là biện pháp phòng ngừa, đôi khi tác dụng ngược lại vì niêm mạc ruột không phát triển. Biện pháp tốt nhất đối với trẻ non tháng là cho ăn từ từ từng lượng nhỏ, tăng dần không quá 20 ml/kg/ngày và theo dõi sát, đánh giá tình trạng dung nạp.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học viêm cầu thận mạn ở trẻ (Nephrite Chronique)

Nồng độ Ure máu có giá trị tiên lượng: 2-3g/lit thường chết trong vài tuần hoặc tháng. 1-2g/lit cầm cự không ngoài một năm. 0,5-1g/lit sống được lâu hơn.

Viêm màng não do lao ở trẻ em

Từ ngày thứ 5 xuất viện, các dấu hiệu và triệu chứng của màng não như đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, ỉa lỏng (hoặc táo bón) thậm chí co giật. Khám có thể thấy các dấu hiệu màng não như gáy cứng, Kerning và thóp phồng.

Sự phát triển về thể chất của trẻ em

Để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em, có thể dựa vào việc theo dõi sự phát triển về cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay, vòng đùi và tỷ lệ giữa các phần của cơ thể​.

Hướng dẫn tiếp nhận và sơ cứu khi cấp cứu

Một bệnh nhân được coi là ở trong tình trạng cấp cứu khi người đó bị rối loạn nghiêm trọng một hay nhiều chức năng sống, đe doạ gây tử vong. Do đó nhiệm vụ của người thầy thuốc cấp cứu tại tuyến cơ sở theo thứ tự ưu tiên.

Suy dinh dưỡng trẻ em

Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).

Viêm khớp mủ ở trẻ em

Viêm mủ khớp là hậu quả của viêm xương tuỷ xương mà vùng hành xương nằm trong bao khớp hoặc có thể ổ viêm xương phá vỡ tổ chức khớp đưa mủ vào trong khớp.

Tham vấn cho bà mẹ về các vấn đề bú mẹ

Nếu trẻ không được bú mẹ, tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ và phục hổi sự tiết sữa. Nếu bà mẹ muốn, nhân viên tham vấn sữa mẹ có thể giúp bà tháo gỡ khó khăn và bắt đầu cho bú mẹ trở lại.

Nhiễm trùng rốn sơ sinh

Theo tổ chức y tế thế giới, có tới 47% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết có ngõ vào từ nhiễm trùng rốn và khoảng 21% các trường hợp trẻ sơ sinh đến khám vì lý do khác có kèm theo nhiễm trùng rốn.

Trầm cảm ở trẻ em

Sững sờ, hoang tưởng và ảo giác có thể gặp trong trầm cảm nặng. Nội dung hoang tưởng thường là có tội, không xứng đáng, bị truy hại hoặc không tồn tại.

Rối loạn lo âu ở trẻ em

Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất mơ hồ, vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống.

Bệnh học viêm ruột hoại tử ở trẻ em

Bình thường thức ăn chứa ít protein, nhưng đột nhiên được ăn nhiều thịt và nhất là thức ăn đó bị nhiễm Clostridium Perfringens do đó cơ thể thiếu hụt tương đối lượng men trypsin.

Bệnh học nôn trớ ở trẻ em

Nôn trớ là sự bắn tung mạnh mẽ những chất chứa trong dạ dày ra ngoài do co bóp của cơ hoành, cơ bụng và cơ trơn của dạ dày. Ợ là một hiện tượng mà một lượng nhỏ thức ăn từ dạ dày được bắn ra ngoài do sự co bóp của thành dạ dày.

Viêm cầu thận cấp tiên phát ở trẻ em

Viêm cầu thận cấp tiên phát là bệnh viêm cầu thận lan toả sau nhiễm khuẩn, phần lớn sau nhiễm liên cầu tán huyết kiểu b nhóm A. Bệnh diễn biến lành tính.

Đặc điểm hệ hô hấp trẻ em

Các xoang hàm đến 2 tuổi mới phát triển, xoang sàng đã xuất hiên từ khi mới sinh nhưng tế bào chưa biệt hoá đầy đủ, vì vây trẻ nhỏ ít khi bị viêm xoang.

Chăm sóc trẻ bệnh khi khám lại

Vì tầm quan trọng của việc khám lại, bạn cần phải sắp xếp để việc khám lại được thuận tiện cho các bà mẹ. Nếu có thể được, không nên để các bà mẹ phải xếp hàng chờ khám.

Nhiễm trùng tụ cầu ở trẻ em

Tụ cầu gây nhiễm trùng có hai loại, Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci, nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp.

Xuất huyết não màng não ở trẻ nhỏ

Xuất huyết não - màng não hay gặp ở trẻ 1 - 2 tháng tuổi, đa số do thiếu Vitamin K, viêm gan. Siêu âm não qua thóp, chụp cắt lớp điện toán cho biết các vị trí chảy máu não, chảy máu dưới màng cứng, chảy máu dưới màng nhện, ổ máu tụ trong não

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dư¬ỡng th¬ờng thấy sau các bệnh nhiễm khuẩn nh¬ư sởi, viêm phổi, tiêu chảy... mà các bà mẹ không biết cách cho ăn khi trẻ ốm nên dễ bị suy dinh dưỡng.

Suy hô hấp cấp ở trẻ em

Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 và/hoặc tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan đặc biệt  là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.

Nhiễm trùng huyết não mô cầu ở trẻ em

Nhiễm trùng huyết não mô cầu là bệnh nhiễm trùng huyết do vi trùng Nesseria Meningitidis gây ra, có hoặc không kèm viêm màng não. Bệnh có thể biểu hiện dưới bệnh cảnh tối cấp gây sốc nặng và tỷ lệ tử vong rất cao, cần điều trị tích cực.

Xuất huyết não màng não sớm ở trẻ em

Xuất huyết não màng não sớm xảy ra ở trẻ dưới 15 ngày tuổi, Nguy cơ mắc bệnh càng cao nếu càng non tháng

U tủy thượng thận gây nam hóa

U vỏ thượng thận tại vùng lưới sẽ sản xuất quá thừa một lượng hocmon nam là Androgene, gây cơ thể bị nam hoá chuyển giới với trẻ gái. Bệnh tương đối hiếm gặp.

Cứng duỗi khớp gối sau tiêm kháng sinh cơ tứ đầu đùi

Cứng duỗi khớp gối là tình trạng bệnh lý với hình thái khớp gối hạn chế gấp với khớp gối ở vị trí trung gian do xơ hoá cơ tứ đâu đùi sau tiêm kháng sinh trong cơ ở trẻ em.

Thoát vị màng não tủy ở trẻ em

Thoát vị màng não tuỷ là do khuyết cung sau rộng làm cho ống sống thông với phần mềm ngoài ống sống, qua đó màng cứng tuỷ dễ dàng phình ra và tạo thành túi thoát vị.

Bệnh học lao trẻ em

Trong bối cảnh lao đường tiêu hoá, lao ruột, lao phúc mạc, gồm sốt, biếng ăn, đau bụng lâm râm tái đi, tái lại, bụng chướng, bụng báng, dịch khu trú hoặc tự do ổ bụng.