Viêm mủ màng phổi ở trẻ em

2011-12-16 11:01 AM

Viêm mủ màng phổi (VMMP) là một tình trạng bệnh lý gây nên bởi quá trình viêm kèm theo tích mủ trong khoang màng phổi do các vi khuẩn sinh mủ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viêm mủ màng phổi (VMMP) là một tình trạng bệnh lý gây nên bởi quá trình viêm kèm theo tích mủ trong khoang màng phổi do các vi khuẩn sinh mủ.

Lâm sàng

Bệnh nhân được chẩn đoán VMMP khi có các dấu hiệu sau:

Hội chứng nhiễm trùng như sốt.

Khó thở.

Hội chứng 3 giảm ở phổi (ở trẻ nhỏ: rì rào phế nang giảm + gõ đục)

Chọc dò màng phổi có mủ.

Xét nghiệm

Máu ngoại biên: Bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, máu lắng tăng.

X - quang phổi (thẳng nghiêng): Hình ảnh góc sườn hoàn tù, mờ nhiều hay ít tuỳ mức độ tràn dịch hoặc có hình ảnh vách hoá khoang màng phổi.

Siêu âm khoang màng phổi: Có hình ảnh tràn dịch toàn bộ hay vách hoá tạo thành ổ cặn.

Các xét nghiệm dịch màng phổi: Nhuộm gram, sinh hoá, tế bào, cấy mủ tìm vi khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh phổ biến là nhóm vi khuẩn gram (+), hầu hết là tụ cầu vàng. Nhóm vi khuẩn gram (-) chủ yếu là K.pneumoniae, ngoài ra có thể gặp P.aeruginosa, H.influenza…

Điều trị

Nguyên tắc

Dùng kháng sinh - điều trị căn nguyên vi khuẩn.

Làm sạch mủ khoang màng phổi.

Điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng.

Điều trị kháng sinh

Qua quá trình nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây bệnh 3/4 là gram (+) trong đó chủ yếu là tụ cầu vàng, 1/4 là gram (-) ưu thế là K.pneumoniae. Do vậy các kháng sinh sử dụng trong điều trị nên như sau:

Với nhóm vi khuẩn gram (+).

Kết hợp nhóm beta - lactam và aminozit.

Cloxacillin (100 - 150mg/kg/24h/TM) + Amikacin (15mg/kg/24h/TB)

Hoặc Oxacillin (100 - 150mg/kg/24h/TM) + Amikacin (15mg/kg/24h/TB). Bệnh nhân trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết nặng dùng:

Vancomycin 10mg/kg/6h/nhỏ giọt TM + Amikacin (15mg/kg/24h/TB) +  Với nhóm vi khuẩn gram (-).

Ceftazidime (Fortum) (100 - 150mg/kg/24h) + Amikacin.

Hoặc Cefoperazone (Cefobis) (100 - 150mg/kg/24h/TM) + Amikacin.

Hoặc điều trị theo kháng sinh đồ nếu có kết quả nuôi cấy vi khuẩn.

Các biện pháp làm sạch mủ khoang màng phổi

Chọc hút màng phổi.

Bệnh nhân đến sớm < 5 ngày.

X - quang có dịch < 3 khoang liền sườn, hoặc lớp dịch có độ dày ít hơn 20mm trên hình ảnh siêu âm.

Dịch chọc ra đục nhẹ, xét nghiệm bạch cầu < 1g/l.

Mở màng phổi tối thiểu dẫn lưu kín: Áp dụng cho hầu hết các trường hợp.

X - quang có hình ảnh tràn dịch > 3 khoang liên sườn.

Hình ảnh X-quang đã có hiện tượng vách hoá nhưng lượng dịch tồn đọng. nhiều, mở màng phổi tối thiểu dẫn lưu trong khi chờ phẫu thuật.

Thời gian dẫn lưu trung bình là 5-7 ngày, rút ống dẫn lưu khi lượng dịch hút ra <50ml/ngày.

Phẫu thuật bóc tách màng phổi và các ổ cặn mủ khi:

Điều trị bằng kháng sinh và dẫn lưu sau 7 ngày không hiệu quả.

Tình trạng toàn thân xấu đi.

Sốt dai dẳng.

Suy hô hấp dai dẳng.

Có hình ảnh ổ cặn mủ trên X-quang và siêu âm.

Có hiện tượng rò khí phế mạc (chỉ định mổ cấp cứu).

Điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng

Liệu pháp ôxy (khi cần).

Liệu pháp bù dịch, giữ thăng bằng toan kiềm, khi cần.

Đảm bảo ăn đủ về số lượng và chất lượng.

Bài viết cùng chuyên mục

Trạng thái động kinh ở trẻ em

Là trạng thái trong đó các cơn co giật liên tiếp trên 15 phút, giữa 2 cơn bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, rối loạn thần kinh thực vật, biến đổi hô hấp, tim mạch.

Bệnh học sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em

Có 4 type huyết thanh ký hiệu DEN. 1, DEN. 2, DEN. 3, DEN. 4 mà về tính kháng nguyên thì rất gần nhau. Sau một giai đoạn ủ bệnh 4 - 6 ngày, virus hiện diện trong máu.

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Chăm sóc sức khỏe ban đầu là một chiến lược hay một giải pháp nhấn mạnh tới sự phát triển phổ câp các dịch vụ y tế. Các dịch vụ này người dân chấp nhân được

Viêm ruột hoại tử sơ sinh

Viêm ruột hoại tử sơ sinh là bệnh lý đường tiêu hóa nặng, thường gặp ở trẻ non tháng. Nguyên nhân chưa rõ, nhiều yếu tố có liên quan đến sinh bệnh học.

Bệnh học tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Tỉ lệ tử vong là 35%/tử vong tiêu chảy. Tỷ lệ tử vong của tiêu chảy cấp / tỷ lệ mắc phải là 0.7% trong khi đó là 14% đối với tiêu chảy kéo dài (theo công trình nghiên cứu ở Bắc Ấn độ).

Viêm tủy cắt ngang ở trẻ em

Viêm tuỷ cắt ngang là hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi thương tổn cấp tính một đoạn tuỷ sống, biểu hiện liệt vận động, mất cảm giác dưới nơi tổn thương, rối loạn cơ tròn.

Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp thường xảy ra sau vài tuầ n hoặc vài tháng kể từ khi trẻ bị viêm họng, viêm amydal, chốc đầu, lở loét ngoài da. Do vậy khi thăm khám bệnh nhân phù thận.

Bệnh học viêm phổi do virus ở trẻ em

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh lý phổ biến nhất trong bệnh lý nhi khoa. Tuy viêm phổi chỉ chiếm 10-15 % các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, nhưng lại gây một tỷ lệ tử vong đáng kể.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không những có tỷ lê mắc bệnh cao mà còn bị mắc nhiều lần trong năm, trung bình 1 trẻ trong 1 năm có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 3 -5 lần.

Nhiễm trùng tụ cầu ở trẻ em

Tụ cầu gây nhiễm trùng có hai loại, Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci, nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp.

Chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh khi khám lại

Khi trẻ nhỏ được phân loại nhiễm khuẩn tại chỗ đến khám lại sau 2 ngày, hãy theo những chỉ dẫn ở khung “Nhiễm khuẩn tại chỗ trong phần khám lại của phác đồ.

Bệnh học sốt rét ở trẻ em

Do sự kết dính của hồng cầu làm tắt nghẻn vi quản mạch máu, hồng cầu giảm khả năng chuyên chở oxy, lưu lượng máu đến tưới các mô bị suy giảm.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em

Hiện nay chưa có vaccine. Việc cách ly các trẻ bị viêm mũi họng cấp là không cần thiết. Trẻ nhỏ nên tránh cho tiếp xúc với những người đang bị viêm mũi họng cấp.

Bệnh học luput ban đỏ rải rác ở trẻ em (Luput ban đỏ hệ thống)

Chưa biết chắc chắn, có nhiều giả thuyết cho là do nhiễm khuẩn tiềm tàng ( Nhiễm vi khuẩn , Virut ...). Có thuyết cho là do hoá chất, có thuyết cho là do rối loạn chuyển hoá, nội tiết.

Bệnh học viêm ruột hoại tử ở trẻ em

Bình thường thức ăn chứa ít protein, nhưng đột nhiên được ăn nhiều thịt và nhất là thức ăn đó bị nhiễm Clostridium Perfringens do đó cơ thể thiếu hụt tương đối lượng men trypsin.

Bệnh lỵ trực trùng ở trẻ em

Hội chứng lỵ: Đau bụng liên tục và dội lên từng cơn kèm theo bệnh nhi mót đi ngoài, mót rặn và ỉa phân có lẫn nhầy máu hoặc lờ lờ máu cá, 10 - 30 lần/ngày.

Viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu là do virut, biến chứng của việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch, ghép tuỷ, hãn hữu do một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn.

Trầm cảm ở trẻ em

Sững sờ, hoang tưởng và ảo giác có thể gặp trong trầm cảm nặng. Nội dung hoang tưởng thường là có tội, không xứng đáng, bị truy hại hoặc không tồn tại.

Nhiễm trùng rốn sơ sinh

Theo tổ chức y tế thế giới, có tới 47% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết có ngõ vào từ nhiễm trùng rốn và khoảng 21% các trường hợp trẻ sơ sinh đến khám vì lý do khác có kèm theo nhiễm trùng rốn.

Viêm đa rễ và dây thần kinh ngoại biên ở trẻ em

Liệt có tính chất đối xứng, liệt ngọn chi nhiều hơn gốc chi, có nhiều trường hợp liệt đồng đều gốc chi như ngọn chi. Liệt có thể lan lên 2 chi trên, liệt các dây thần kinh sọ não IX, X, XI.

Rối loạn lo âu ở trẻ em

Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất mơ hồ, vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống.

Suy hô hấp cấp ở trẻ em

Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 và/hoặc tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan đặc biệt  là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.

U tủy thượng thận gây nam hóa

U vỏ thượng thận tại vùng lưới sẽ sản xuất quá thừa một lượng hocmon nam là Androgene, gây cơ thể bị nam hoá chuyển giới với trẻ gái. Bệnh tương đối hiếm gặp.

Xuất huyết não màng não sớm ở trẻ em

Xuất huyết não màng não sớm xảy ra ở trẻ dưới 15 ngày tuổi, Nguy cơ mắc bệnh càng cao nếu càng non tháng

Viêm mủ màng tim ở trẻ em

Viêm mủ màng ngoài tim nhanh chóng dẫn đến ép tim và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm