Viêm màng não do lao ở trẻ em

2011-12-08 09:57 PM

Từ ngày thứ 5 xuất viện, các dấu hiệu và triệu chứng của màng não như đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, ỉa lỏng (hoặc táo bón) thậm chí co giật. Khám có thể thấy các dấu hiệu màng não như gáy cứng, Kerning và thóp phồng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viêm màng não do lao là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do trực khuẩn lao M.tuberculosis Hominis gây nên.

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng:

Cần chẩn đoán theo giai đoạn.

Sốt cao 39 – 400C (trẻ suy dinh dưỡng chỉ sốt nhẹ). Trẻ quấy khóc, kém ăn, mệt mỏi.

Hội chứng màng não:

Từ ngày thứ 5 xuất viện, các dấu hiệu và triệu chứng của màng não như đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, ỉa lỏng (hoặc táo bón) thậm chí co giật. Khám có thể thấy các dấu hiệu màng não như gáy cứng, Kerning và thóp phồng.

Từ tuần thứ  2 trở đi dấu hiệu màng não biểu hiện rõ. Ngoài ra các dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt nửa người, liệt dây thần kinh sọ não (hay gặp dây III, VI, IV, VII) hoặc tăng trương lực cơ, tăng phản xạ gân xương xuất hiện tăng dần, muộn hơn trẻ đi vào hôn mê.

Xét nghiệm:

Xét nghiệm dịch não tuỷ thường thấy:

Dịch mầu vàng chanh, nếu bệnh nhân đến sớm dịch có mầu trong.

Số lượng bạch cầu thường dưới 500/ml, lympho chiếm ưu thế.

Protein tăng trong khoảng 1g - 5g/l.

Công thức máu: Số lượng bạch cầu không tăng, lympho chiếm ưu thế.

X-quang phổi (thẳng - nghiêng): Có tổn thương phổi và viêm hạch trung thất (60 - 70% số trường hợp).

Phản ứng Teberculin dương tính.

Nguồn lây bệnh: Là một dấu hiệu chỉ điểm quan trọng.

Chẩn đoán căn nguyên

Tìm vi khuẩn lao bằng một trong các kỹ thuật:

Nhuộm gram soi sính và cấy dịch não tuỷ.

Xét nghiệm Polymerase Chain Reaction (độ nhạy 50%, độ đặc hiệu 100%).

Phát hiện kháng thể kháng lao trong máu hoặc trong dịch não tuỷ.

Chẩn đoán giai đoạn

Giai đoạn 1 (chẩn đoán sớm trong 10 ngày đầu của bệnh): Chưa có thay đổi về ý thức và tổn thương thần kinh.

Giai đoạn 2 (chẩn đoán từ ngày 10 - 14 của bệnh): Có tổn thương thần kinh nhưng chưa có thay đổi về ý thức.

Giai đoạn 3 (chẩn đoán muộn sau 3 tuần): Có thay đổi về ý thức.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm màng não hoặc viêm não do virut: Bệnh xảy ra cấp tính, dịch não tuỷ trong, số lượng bạch cầu thường 500/ml, protein tăng   ưới 1g/l.

Viêm màng não mủ: Bệnh đột ngột, dịch não tuỷ đục, tế bào trên 500 bạch cầu/ml, protein trên 1g/l, đáp ứng với điều trị kháng sinh.

Điều trị

Liệu pháp kháng sinh

Điều trị tấn công: Bằng 4 loại thuốc RHSZ trong 2 tháng.

Điều trị củng cố: Bằng 2 loại thuốc RH trong 6 đến 10 tháng (R = Rifampicin liều 10mg/kg/ngày ; H = Isoniazid liều 5mg/kg/ngày; S = Steptomycinliều15mg/kg/ngày ; Z = Pyazinamid liều 25mg/kg/ngày).

Trường hợp điều trị như trên không kết quả hoặc bệnh tái phát dùng phác đồ:

Điều trị tấn công: Bằng 5 loại thuốc SHRZE trong 2 tháng.

Điều trị củng cố: Bằng 4 loại thuốc RHZE trong 1 tháng.

Điều trị duy trì: Bằng 3 loại thuốc RHE trong 5 tháng (E = Ethabuton liều 15mg/kg/ngày).

Điều trị kết hợp

Chống dầy dính màng não: Prednisolon 1 - 3mg/kg/ngày trong 4 - 6 tuần chú ý giảm liều theo nguyên tắc chung.

Chống phù não cho bệnh nhân có hôn mê: Để nằm đầu cao 30o so với mặt giường, dùng liệu pháp tăng thông khí tốt (thông thoáng đường thở, vỗ rung), truyền tĩnh mạch dung dịch Manitol liều 1g/kg/lần (cần bù nước - điện giải sau mỗi lần truyền).

Cắt cơn giật: Seduxen 0,1mg/kg pha trong 2ml NaCl 0,9% tiêm tĩnh mạch chậm cho đến khi ngừng giật, hoặc thụt hậu môn (cứ 10 phút nhắc lại một lần nếu trẻ vẫn co giật, không quá 3 lần).

Chú ý chế độ chăm sóc và dinh dưỡng. Nên cho ăn thức ăn mềm, chia làm nhiều bữa, chánh ăn no để hạn chế nôn. Nếu bệnh nhân hôn mê để nằm nghiêng một bên tránh ứ đọng đờm rãi, cho ăn qua sonde.

Theo dõi

Theo dõi điều trị : dựa vào sự cải thiện về lâm sàng và dịch não tuỷ. Ngừng điều trị khi dịch não tuỷ đã trở về bình thường (sau 8 - 12 tháng).

Cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc để cân nhắc sử dụng. Đối với Rifamycin trẻ có biểu hiện ăn k m trở lại, đau bụng, tiêu chảy, men gan tăng. Đối với Streptomycin : có biểu hiện ù tai. Đối với Ethambutol trẻ có biểu hiện mờ mắt. Đối với Pyrazinamid có biểu hiện đau khớp.

Phòng bệnh

Miễn dịch dự phòng: Tiêm vaccin theo lịch tiêm chủng.

Phát hiện giải quyết nguồn lây.

Điều trị các thể lao để hạn chế biến chứng viêm màng não lao.

Bài viết cùng chuyên mục

Sự phát triển tâm thần và vận động của trẻ em

Trẻ sơ sinh chỉ có những cử động tự phát, không ý thức. Do vây các động tác này thường xuất hiện đột ngột, không có sự phối hợp và đôi khi xảy ra hàng loạt các động tác vu vơ.

Đặc điểm hệ hô hấp trẻ em

Các xoang hàm đến 2 tuổi mới phát triển, xoang sàng đã xuất hiên từ khi mới sinh nhưng tế bào chưa biệt hoá đầy đủ, vì vây trẻ nhỏ ít khi bị viêm xoang.

Suy dinh dưỡng trẻ em

Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).

Viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu là do virut, biến chứng của việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch, ghép tuỷ, hãn hữu do một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn.

Rối loạn phân ly ở trẻ em

Rối loạn phân ly ở trẻ em! Đặc điểm cơ bản của rối loạn này là bệnh nhân có biểu hiện tăng cảm xúc, tăng tính ám thị và tự ám thị và có thể điều trị nhanh khỏi.

Thoát vị màng não tủy ở trẻ em

Thoát vị màng não tuỷ là do khuyết cung sau rộng làm cho ống sống thông với phần mềm ngoài ống sống, qua đó màng cứng tuỷ dễ dàng phình ra và tạo thành túi thoát vị.

Bệnh học sốt rét ở trẻ em

Do sự kết dính của hồng cầu làm tắt nghẻn vi quản mạch máu, hồng cầu giảm khả năng chuyên chở oxy, lưu lượng máu đến tưới các mô bị suy giảm.

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Viêm thanh quản cấp thường do virut Para - influenza, hay xảy ra ở trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi, vào mùa đông. Cho ăn chất dễ tiêu (sữa, cháo, ăn nhiều bữa). Nếu bệnh nhân không ăn phải cho ăn bằng sonde. Luôn có người ở cạnh bệnh nhân. Khi có nôn phải nhanh chóng hút và làm thông đường thở.

Viêm màng não mủ ở trẻ em

Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do vi khuẩn gây nên. Ba loại vi khuẩn gây bệnh chính là: Hemophilus Influenza, não mô cầu và phế cầu.

Bệnh học viêm phổi do virus ở trẻ em

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh lý phổ biến nhất trong bệnh lý nhi khoa. Tuy viêm phổi chỉ chiếm 10-15 % các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, nhưng lại gây một tỷ lệ tử vong đáng kể.

Co giật sơ sinh

Khác với trẻ lớn, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.

Cứng duỗi khớp gối sau tiêm kháng sinh cơ tứ đầu đùi

Cứng duỗi khớp gối là tình trạng bệnh lý với hình thái khớp gối hạn chế gấp với khớp gối ở vị trí trung gian do xơ hoá cơ tứ đâu đùi sau tiêm kháng sinh trong cơ ở trẻ em.

Viêm khớp mủ ở trẻ em

Viêm mủ khớp là hậu quả của viêm xương tuỷ xương mà vùng hành xương nằm trong bao khớp hoặc có thể ổ viêm xương phá vỡ tổ chức khớp đưa mủ vào trong khớp.

Bệnh học hội chứng cầu thận cấp ở trẻ em

Viêm cầu thận cấp không chỉ là một bệnh thông thường mà là một hội chứng gọi là Hội chứng cầu thận cấp. Bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, nguyên nhân phát sinh không chỉ do liên cầu mà còn do Tụ cầu, Phế cầu, Vi rút.

Gãy xương ở trẻ em

Xương trẻ em liền nhanh do cốt mạc liên tục, sự cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ liền xương càng sớm.

Viêm mủ màng phổi ở trẻ em

Viêm mủ màng phổi (VMMP) là một tình trạng bệnh lý gây nên bởi quá trình viêm kèm theo tích mủ trong khoang màng phổi do các vi khuẩn sinh mủ.

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi nặng

Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng.

Tổng quan nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp phổ biến ở thành thị hơn là nông thôn, tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta tăng lên vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Nguyên nhân có thể do yếu tố ấm nóng, gió.

Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em

Tim của trẻ sơ sinh tương đối to hơn so với trẻ lớn và chiếm 0,8% trọng lượng cơ thể. Sau 1 tuổi, sự phát triển của tim tỷ lê thuận với sự phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ và chiếm 0,5% trọng lượng cơ thể.

Viêm mủ màng tim ở trẻ em

Viêm mủ màng ngoài tim nhanh chóng dẫn đến ép tim và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm

Đục thủy tinh thể bẩm sinh

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là đám mây trong thấu kính của mắt có từ lúc sinh. Thông thường thấu kính của mắt là 1 cấu trúc trong suốt, nó tập trung ánh sáng nhận được từ mắt tới võng mạc.

Tham vấn cho bà mẹ về các vấn đề bú mẹ

Nếu trẻ không được bú mẹ, tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ và phục hổi sự tiết sữa. Nếu bà mẹ muốn, nhân viên tham vấn sữa mẹ có thể giúp bà tháo gỡ khó khăn và bắt đầu cho bú mẹ trở lại.

Bệnh học táo bón ở trẻ em

Táo bón là sự đào thải phân khô cứng ra ngoài, và đau khi thải phân. Đây là một hiện tượng thường thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 3-5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa và 35 % trẻ đến khám ở các Bác sĩ nhi khoa tiêu hoá.

Sốt cao gây co giật ở trẻ em

Co giật do sốt xảy ra khoảng 3% trẻ em. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ, từ 3 tháng đến 5 tuổi. Bệnh liên quan đến sốt nhưng không có bằng chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

Lõm lồng ngực bẩm sinh

Lõm lồng ngực bẩm sinh là một dị tật thành ngực trong đó xương ức và các xương sườn dưới bị lõm về phía sau. Tỷ lệ trẻ trai / trẻ gái = 3/1. 90% các trường hợp có biểu hiện bệnh ở lứa tuổi 1 tuổi.