Viêm cầu thận cấp tiên phát ở trẻ em

2011-12-14 05:55 PM

Viêm cầu thận cấp tiên phát là bệnh viêm cầu thận lan toả sau nhiễm khuẩn, phần lớn sau nhiễm liên cầu tán huyết kiểu b nhóm A. Bệnh diễn biến lành tính.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viêm cầu thận cấp tiên phát (VCTC) là bệnh viêm cầu thận lan toả sau nhiễm khuẩn, phần lớn sau nhiễm liên cầu tán huyết kiểu b nhóm A. Bệnh diễn biến lành tính, nhưng có thể gây ra một số biến chứng trong giai đoạn cấp dẫn đến tử vong.

Chẩn đoán xác định

Dựa vào tam chứng cổ điển

Phù: Thường phù nhẹ, bắt đầu từ mặt đến chân.

Tăng huyết áp: Thường tăng cả huyết áp tâm thu và tâm trương từ 10 - 20mmHg.

Tiểu ít, và đái máu đại thể hoặc vi thể.

Xét nghiệm nước tiểu

Có giá trị quyết định.

Có nhiều hồng cầu.

Protein niệu tăng, nhưng ít khi quá 2g/m2/24h.

Xét nghiệm máu

Ure và Creatinin huyết thanh bình thường hoặc tăng, nhưng mức lọc cầu thậnthường giảm.

Bổ thể toàn phần, yếu tố 3 của bổ thể (C’3) trong huyết thanh giảm trong giai đoạn cấp.

Kháng thể kháng dung huyết liên cầu (ASLO) thường tăng > 250 đơn vị Todd.

Điều trị

Trước hết phải phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng.

Những trường hợp VCTC có biến chứng hoặc có nguy cơ phải được điều trị tạibệnh viện để theo dõi sát.

Thể VCTC thông thường (không có biến chứng)

Chế độ ăn và nghỉ ngơi:

Ăn nhạt trong khoảng 2 - 3 tuần.

Hạn chế lượng nước uống tuỳ theo số lượng nước tiểu nhiều hay ít.

Trẻ cần được nghỉ ngơi tại giường.

Kháng sinh:

Nhằm loại trừ các ổ nhiễm khuẩn do liên cầu nhóm A.

Penicillin G 50.000 đv/kg/ng, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, trong 10 ngày.

Nếu trẻ dị ứng với Penicillin, thì thay bằng Erythromycin 25 - 30mg/kg, uống chia 2 - 3 lần ngay trước bữa ăn, trong 7 ngày.

Không dùng các kháng sinh nhóm aminosid hoặc các kháng sinh độc đối với thận khác.

Chăm sóc và theo dõi:

Hàng ngày cân, đo số lượng nước tiểu, huyết áp.

Giữ ấm và vệ sinh răng miệng và thân thể.

Tiêu chuẩn xuất viện:

Đa số trường hợp chỉ cần điều trị tại bệnh viện 10 - 14 ngày, khi hết các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu thuyên giảm.

Viêm cầu thận cấp có biến chứng tim mạch

(có dấu hiệu suy tim cấp hoặc doạ phù phổi cấp)

Chế độ ăn uống: Như thể thông thường.

Chăm sóc:

Chế độ hộ lý cấp I.

Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở thường xuyên cho đến khi hết suy tim.

Cho thở ôxy nếu cần.

Thuốc lợi niệu tác dụng nhanh:

Furosemid (Lasix): 1 - 2mg/kg tiêm tĩnh mạch.

Thuốc hạ áp tác dụng nhanh:

Nifedipin (Adalate) 0,25mg/kg/1 lần x 2 lần, liều tối đa 1 - 2 mg/kg/ng

Hoặc Hydralazin (Apresolin) 0,1 - 0,2mg/kg/1 lần, uống hoặc tiêm tĩnh mạch, 6 giờ 1 lần (tổng liều 1,7 - 3,5mg/kg/24giờ).

Nếu bệnh nhân có mạch nhanh không suy thận, suy tim cấp có thể cho uống propranolol 1mg/kg/lần x 3 lần/ng.

Thuốc trợ tim:

Digoxin: 0,04 mg/kg/ng, tiêm tĩnh mạch 1/2 liều, sau 8 giờ tiêm lần lượt 1/4 liều (khi nhịp còn trên 90 lần/phút).

Thể viêm cầu thận cấp gây phù não

(Co giật toàn thân, hôn mê)

Chế độ ăn uống:

Như trên.

Chăm sóc:

Chú ý đề phòng cắn phải lưỡi. Làm thông thoáng đường thở.

Thuốc lợi niệu:

Như trên

Thuốc hạ huyết áp:

Nifedipin (A alat) như trên. hoặc: Diazoxid 3 - 5mg/kg/lần, tiêm tĩnh mạch.

Nếu không có kết quả, có thể tiêm nhắc lại sau 30 phút.

Chống co giật:

Diazepam (Seduxen, Valium) 0,2 - 0,3mg/kg tiêm chậm vào tĩnh mạch, liều tối đa 1 lần là 10mg.

Magie sulfat 15% - 0,3ml/kg, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm.

Viêm cầu thận cấp thể vô niệu hoặc suy thận cấp

Chế độ ăn: Hạn chế muối và Protid, tối đa 1g/kg/ng, nhưng vẫn phải bảo đảm nhu cầu năng lượng tối thiểu 50 cal/kg/ng.

Chú ý cân bằng lượng dịch cho vào và thải ra hàng ngày.

Thuốc lợi niệu: Furosemid liều cao tiêm tĩnh mạch, 3 mg/kg/lần x 3 lần/ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Viêm thanh quản cấp thường do virut Para - influenza, hay xảy ra ở trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi, vào mùa đông. Cho ăn chất dễ tiêu (sữa, cháo, ăn nhiều bữa). Nếu bệnh nhân không ăn phải cho ăn bằng sonde. Luôn có người ở cạnh bệnh nhân. Khi có nôn phải nhanh chóng hút và làm thông đường thở.

Bệnh học nhi khoa bệnh sởi

Hàng năm toàn thế giới có khoảng 50 triệu trẻ bị sởi, trong đó ước tính khoảng 722.000 trẻ nhở hơn 5 tuổi tử vong do các biến chứng từ sởi và 40% tử vong do suy dinh dưỡng.

Loạn sản phổi ở trẻ em

Lọan sản phổi còn gọi là bệnh phổi mạn tính, biểu mô các phế quản nhỏ bị họai tử và sừng hóa, giảm chất họat diện (surfactant), mô kẻ tăng sinh dạng sợi, hậu quả gây xơ hóa phổi.

U tủy thượng thận gây nam hóa

U vỏ thượng thận tại vùng lưới sẽ sản xuất quá thừa một lượng hocmon nam là Androgene, gây cơ thể bị nam hoá chuyển giới với trẻ gái. Bệnh tương đối hiếm gặp.

Rối loạn lo âu ở trẻ em

Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất mơ hồ, vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống.

Co giật sơ sinh

Khác với trẻ lớn, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.

Cứng duỗi khớp gối sau tiêm kháng sinh cơ tứ đầu đùi

Cứng duỗi khớp gối là tình trạng bệnh lý với hình thái khớp gối hạn chế gấp với khớp gối ở vị trí trung gian do xơ hoá cơ tứ đâu đùi sau tiêm kháng sinh trong cơ ở trẻ em.

Sự phát triển về thể chất của trẻ em

Để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em, có thể dựa vào việc theo dõi sự phát triển về cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay, vòng đùi và tỷ lệ giữa các phần của cơ thể​.

Chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh khi khám lại

Khi trẻ nhỏ được phân loại nhiễm khuẩn tại chỗ đến khám lại sau 2 ngày, hãy theo những chỉ dẫn ở khung “Nhiễm khuẩn tại chỗ trong phần khám lại của phác đồ.

Bệnh học sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em

Có 4 type huyết thanh ký hiệu DEN. 1, DEN. 2, DEN. 3, DEN. 4 mà về tính kháng nguyên thì rất gần nhau. Sau một giai đoạn ủ bệnh 4 - 6 ngày, virus hiện diện trong máu.

Đặc điểm máu trẻ em

Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh, song không ổn định. Nhiều nguyên nhân gây bệnh dễ ảnh hưởng đến sự tạo máu, do đó trẻ dễ bị thiếu máu, nhưng khả năng hồi phục của trẻ cũng rất nhanh.

Bệnh học viêm cầu thận mạn ở trẻ (Nephrite Chronique)

Nồng độ Ure máu có giá trị tiên lượng: 2-3g/lit thường chết trong vài tuần hoặc tháng. 1-2g/lit cầm cự không ngoài một năm. 0,5-1g/lit sống được lâu hơn.

Hướng dẫn tiếp nhận và sơ cứu khi cấp cứu

Một bệnh nhân được coi là ở trong tình trạng cấp cứu khi người đó bị rối loạn nghiêm trọng một hay nhiều chức năng sống, đe doạ gây tử vong. Do đó nhiệm vụ của người thầy thuốc cấp cứu tại tuyến cơ sở theo thứ tự ưu tiên.

Viêm mủ màng phổi ở trẻ em

Viêm mủ màng phổi (VMMP) là một tình trạng bệnh lý gây nên bởi quá trình viêm kèm theo tích mủ trong khoang màng phổi do các vi khuẩn sinh mủ.

Bệnh học HIV AIDS ở trẻ em

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh do HIV là các biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội và các bệnh u. Biểu hiện lâm sàng rất thay đổi ở nhiều cơ quan, dễ nhầm với nhiều bệnh.

Hội chứng thận hư tiên phát kháng steroid ở trẻ em

Điều trị khó khăn, kéo dài dễ phát sinh các biến chứng như cao huyết áp, giữ nước, giảm nặng áp lực keo, rối loạn nước điện giải, suy thận. Thận hư kháng Corticoid chiếm khoảng 12 - 14% số bệnh nhân thận hư tiên phát.

Hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em

Hội chứng thận hư tiên phát trẻ em là một tập hợp triệu chứng thể hiện bệnh lý cầu thận mà nguyên nhân phần lớn là vô căn 90% dù khái niệm thận hư đã được Müller Frie rich Von nói đến.

Thoát vị màng não tủy ở trẻ em

Thoát vị màng não tuỷ là do khuyết cung sau rộng làm cho ống sống thông với phần mềm ngoài ống sống, qua đó màng cứng tuỷ dễ dàng phình ra và tạo thành túi thoát vị.

Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em

Não trẻ sơ sinh có trọng lượng tương đối lớn hơn so với người lớn (não trẻ sơ sinh nặng 370 - 390g, chiếm 12 - 13% trọng lượng cơ thể, trong khi não của người lớn nặng 1400g.

Tham vấn cho bà mẹ về các vấn đề bú mẹ

Nếu trẻ không được bú mẹ, tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ và phục hổi sự tiết sữa. Nếu bà mẹ muốn, nhân viên tham vấn sữa mẹ có thể giúp bà tháo gỡ khó khăn và bắt đầu cho bú mẹ trở lại.

Trạng thái động kinh ở trẻ em

Là trạng thái trong đó các cơn co giật liên tiếp trên 15 phút, giữa 2 cơn bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, rối loạn thần kinh thực vật, biến đổi hô hấp, tim mạch.

Đặc điểm hệ tiết niệu trẻ em

Mỗi thận có 9 - 12 đài thận, được chia thành 3 nhóm: trên, giữa, dưới. Hình dáng của hệ thống đài bể thận theo các lứa tuổi rất khác nhau do có nhu động co bóp để đẩy nước tiểu xuống phía dưới.

Phì đại tuyến hung ở trẻ em

Tuyến hung phì đại hay gặp nhất ở các trường hợp trung thất có khối mà không phải do hạch. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi.

Chăm sóc trẻ bị bệnh thấp tim

Không phải bất kỳ trẻ em nào nhiễm liên cầu trùng beta tan huyết nhóm A cũng bị bệnh thấp tim. Trong số 90-95% trẻ em bị viêm họng do liên cầu, chỉ có 0,2 -3% trẻ bị thấp tim.

Viêm màng não do lao ở trẻ em

Từ ngày thứ 5 xuất viện, các dấu hiệu và triệu chứng của màng não như đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, ỉa lỏng (hoặc táo bón) thậm chí co giật. Khám có thể thấy các dấu hiệu màng não như gáy cứng, Kerning và thóp phồng.