Viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em

2011-12-14 11:05 PM

Nguyên nhân chủ yếu là do virut, biến chứng của việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch, ghép tuỷ, hãn hữu do một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ở trẻ em (có thể cả ở nhũ nhi) có thể viêm bàng quang cấp chảy máu, viêm bàng quang dị ứng.

Nguyên nhân chủ yếu là do virut (Adenovirus typ III), biến chứng của việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch (Cyclophosphami e,…), ghép tuỷ, hãn hữu do một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, E.coli, Klebshiella,Enterobarter, Pseudomonas, Proteus, các loại vi khuẩn trực tiếp gây bệnh tại bàng quang.

Lâm sàng

Có sốt nhẹ < 380C , đái rắt, đái đau, đái rặn, nhiều khi đứa trẻ la khóc khi đái, tỏ ra sợ hãi hốt hoảng lo sợ, bàn tay khai do trẻ nắm hoặc kéo dương vật, bệnh nhi kêu đau vùng hạ vị.

Xét nghiệm

Nước tiểu đỏ như máu,  đa phần có lẫn cục máu đông (bằng hạt đậu xanh, hạt ngô hoặc như hạt vừng), hoặc dây máu đông như sợi tóc, que tăm.

Một số trường hợp trẻ đái máu màu hồng hoặc đỏ nhạt , nhưng cuối bãi rỉ ra vài giọt máu đỏ tươi.

Xét nghiệm: Nước tiểu dầy đặc hồng cầu.

Protein niệu: 100% (+) mức độ nhẹ.

Bạch cầu niệu: Thường > +++ ® rất nhiều.

Chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm: Thành BQ dày, có hình ảnh đậm âm, to nhỏ không đều gần cổ BQ.

Chụp BQ có thuốc cản quang: Thấy niêm mạc BQ dày, sần sùi, hoặc đám to nhỏ không đều khác nhau kém ngấm thuốc, thậm chí thấy khuyết ở trên thành BQ.

Chú ý hình ảnh siêu âm và chụp BQ ngược dòng: Dễ nhầm với sỏi và u BQ.

Nuôi cấy nước tiểu, chụp bụng không chuẩn bị,… không có ý nghĩa gì.

Điều trị

Kháng sinh để chống bội nhiễm do chảy máu và viêm chợt niêm mạc bàng quang: Tuỳ mức độ nặng nhẹ, có thể đổi thuốc sau 3 ngày điều trị nếu không thấy có hiệu quả rõ.

Nhẹ: Bactrim 40 mg/kg/24h hoặc clorocid 75-100 mg/kg/24h trong 7-10 ngày.

Nặng: Gentamicine 4-5 mg/kg/24h + Ampicilline 100 mg/kg/24h tiêm tĩnh mạch chậm chia 2 lần trong 7-10 ngày. (Có thể dùng các chế phẩm khác của β lactam và aminosid).

Vitamin C 0,1  x  4-6 viên/ ngày.

Thuốc kháng histamin:

Claritine 10 mg  x 1/2 - 1 viên/ng.

Siro phenergan 1‰ x 10-15 ml (sáng-chiều, tuz tuổi) + Uống nhiều nước đun sôi để nguội.

Chế độ ăn uống dinh dưỡng tốt.

Trường hợp cần thiết: Dùng giảm đau = Nospa hoặc gardenan 1-2 mg/kg, sáng-chiều.

Chú ý không dùng thuốc lợi tiểu.

Hướng dẫn khi xuất viện:

Vệ sinh thân thể, tiêm chủng đầy đủ theo lịch, không để mắc các bệnh nhiễm trùng đặc biệt các bệnh lý do siêu vi trùng.

Hẹn kiểm tra khám lại sau 1 tháng x 1-2 lần phòng và phát hiện biến chứng: Viêm BQ xơ.

Phòng bệnh tái phát và khi tái phát và khi tái phát được điều trị sớm.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm đa rễ và dây thần kinh ngoại biên ở trẻ em

Liệt có tính chất đối xứng, liệt ngọn chi nhiều hơn gốc chi, có nhiều trường hợp liệt đồng đều gốc chi như ngọn chi. Liệt có thể lan lên 2 chi trên, liệt các dây thần kinh sọ não IX, X, XI.

Suy dinh dưỡng trẻ em

Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).

Trạng thái động kinh ở trẻ em

Là trạng thái trong đó các cơn co giật liên tiếp trên 15 phút, giữa 2 cơn bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, rối loạn thần kinh thực vật, biến đổi hô hấp, tim mạch.

Đặc điểm hệ tiêu hoá trẻ em

Ở trẻ sơ sinh, thường thấy những hạt màu trắng hoặc vàng nhạt, to gần bằng hạt đỗ xanh, mật độ cứng, nằm dọc hai bên đường giữa vòm miệng.

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, sắt và Ferritin huyết thanh giảm. Thiếu máu thiếu sắt rất phổ biến và là thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu ở trẻ em.

Đặc điểm da cơ xương trẻ em

Trong những tháng đầu sau đẻ, trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý, trong đó trương lực của các cơ co tăng hơn các cơ duỗi. Do vây, trẻ thường nằm trong tư thế chân co, tay co, bàn tay nắm chặt.

Rối loạn phân ly ở trẻ em

Rối loạn phân ly ở trẻ em! Đặc điểm cơ bản của rối loạn này là bệnh nhân có biểu hiện tăng cảm xúc, tăng tính ám thị và tự ám thị và có thể điều trị nhanh khỏi.

Cách dùng thuốc cho trẻ em

Không được dùng hoặc phải rất thận trọng khi dùng cho trẻ những loại thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cơ thể, vì trẻ em là những cơ thể đang phát triển.

Chăm sóc trẻ em thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) hay khối hổng cầu trong một đơn vị thể tích máu, hemoglobin hay khối hổng c ầu thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi.

Xuất huyết não màng não ở trẻ lớn

Xuất huyết não ở trẻ lớn đa số do dị dạng thành mạch bẩm sinh, vỡ phình mạch gặp nhiều hơn vỡ các dị dạng thông động tĩnh mạch. Bệnh xảy ra đột ngột: Đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức, hôn mê, liệt nửa người.

Nhiễm trùng huyết não mô cầu ở trẻ em

Nhiễm trùng huyết não mô cầu là bệnh nhiễm trùng huyết do vi trùng Nesseria Meningitidis gây ra, có hoặc không kèm viêm màng não. Bệnh có thể biểu hiện dưới bệnh cảnh tối cấp gây sốc nặng và tỷ lệ tử vong rất cao, cần điều trị tích cực.

Tinh hoàn lạc chỗ ở trẻ em

Tinh hoàn lạc chỗ hay tinh hoàn ẩn, không xuống bìu là một dị tật rất thường gặp ở trẻ em. Tỷ lệ mắc từ 3 - 4% trẻ bình thường và 30% trẻ sơ sinh đẻ non.

Sốt cao gây co giật ở trẻ em

Co giật do sốt xảy ra khoảng 3% trẻ em. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ, từ 3 tháng đến 5 tuổi. Bệnh liên quan đến sốt nhưng không có bằng chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

Suy tim ở trẻ em

Dù bất cứ thay đổi sinh lý hay bệnh lý nào, cơ thể cũng tìm cách thích nghi để duy trì cung lượng tim và cung cấp O2 cho các tổ chức ở giới hạn ổn định hẹp, thông qua hàng loạt cơ chế bù trừ.

Viêm màng não do lao ở trẻ em

Từ ngày thứ 5 xuất viện, các dấu hiệu và triệu chứng của màng não như đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, ỉa lỏng (hoặc táo bón) thậm chí co giật. Khám có thể thấy các dấu hiệu màng não như gáy cứng, Kerning và thóp phồng.

Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em

Tim của trẻ sơ sinh tương đối to hơn so với trẻ lớn và chiếm 0,8% trọng lượng cơ thể. Sau 1 tuổi, sự phát triển của tim tỷ lê thuận với sự phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ và chiếm 0,5% trọng lượng cơ thể.

Viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Trong viêm tai giữa cấp ở trẻ em, viêm tai giữa tiết dịch kéo dài nếu không điều trị đúng sẽ gây các di chứng nặng nề trên tai giữa và làm suy giảm chức năng nghe.

Phì đại tuyến hung ở trẻ em

Tuyến hung phì đại hay gặp nhất ở các trường hợp trung thất có khối mà không phải do hạch. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi.

Viêm mủ màng phổi ở trẻ em

Viêm mủ màng phổi (VMMP) là một tình trạng bệnh lý gây nên bởi quá trình viêm kèm theo tích mủ trong khoang màng phổi do các vi khuẩn sinh mủ.

Nhiễm trùng tụ cầu ở trẻ em

Tụ cầu gây nhiễm trùng có hai loại, Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci, nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp.

Gãy xương ở trẻ em

Xương trẻ em liền nhanh do cốt mạc liên tục, sự cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ liền xương càng sớm.

Chẩn đoán và xử trí ngộ độc cấp ở trẻ em

Ngộ độc ở trẻ em dưới 5 tuổi thường do uống lầm thuốc về liều lượng và chủng loại do cha mẹ hay do trẻ tò mò. Ngộ độc ở trẻ em lớn thường do tự tử.

Hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em

Hội chứng thận hư tiên phát trẻ em là một tập hợp triệu chứng thể hiện bệnh lý cầu thận mà nguyên nhân phần lớn là vô căn 90% dù khái niệm thận hư đã được Müller Frie rich Von nói đến.

U tuỷ thượng thận ở trẻ em

U tuỷ thượng thận là u tiết ra Catecholamine quá thừa từ u vùng tuỷ thượng thận sinh ra. Nhưng cũng có thể phát sinh từ nhiều nơi khác thuộc hệ thống giao cảm của chuỗi hạch giao cảm.

Bệnh học xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Tổn thương loét niêm mạc ống tiêu hoá là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hoá; hiếm hơn là vỡ tĩnh mạch trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa và rất hiếm do dị tật bẩm sinh.