- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nhi khoa
- Trạng thái kích động tâm thần ở trẻ em
Trạng thái kích động tâm thần ở trẻ em
Kích động tâm thần là một trạng thái hưng phấn tâm lý vận động quá mức hoặc là những cơn xung động do mất sự kiểm soát của ý thức xuất hiện đột ngột.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Kích động tâm thần là một trạng thái hưng phấn tâm lý - vận động quá mức hoặc là những cơn xung động do mất sự kiểm soát của ý thức xuất hiện đột ngột, không mục đích rõ ràng, không thích hợp với hoàn cảnh. Trong trạng thái này người bệnh có thể kêu gào, la hét, chống đối, đập phá, vùng vẫy, chạy nhảy, leo trèo ở những nơi không thích hợp …
Chẩn đoán xác định cơn kích động
Dựa vào các biểu hiện lâm sàng bệnh nhân có những hành vi cảm xúc bất thường xuất hiện đột ngột như gào thét, chống đối, vùng vẫy, đập phá …mang tính chất hưng phấn quá mức và xung động mất sự kiểm soát của lý trí.
Chẩn đoán nguyên nhân của tình trạng kích động tâm thần ở trẻ em và vị thành niên
Cơn giận dữ do mất kiềm chế cảm xúc ở những trẻ bị rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý, rối loạn hành vi chống đối, chậm phát triển tâm thần.
Cơn kích động do lo âu ở những trẻ bị rối loạn lo âu chia ly, rối loạn hoảng sợ, ám ảnh nghi thức, ảo giác do hoảng sợ cấp tính (đặc biệt ở trẻ 2 - 6 tuổi).
Sang chấn tâm thần mạnh gây ra trạng thái kích động ở một số bệnh nhân rối loạn phân ly (hysteria), loạn thần phản ứng.
Ý thức mê sảng do thực tổn gặp trong những trường hợp sau:
Bệnh nội khoa: Sốt, rối loạn thăng bằng điện giải, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, u não, xuất huyết não màng não, co giật, rối loạn nội tiết, bệnh tự miễn, thiếu ôxy não, rối loạn chuyển hoá…
Động kinh có rối loạn tâm thần.
Phản ứng phụ đối với một số thuốc.
Ngộ độc thức ăn.
Phản ứng đối với một số thuốc gây nghiện.
Loạn thần: Tâm thần phân liệt, loạn thần cấp, hưng cảm, trầm cảm kích động.
Bị ngược đãi hoặc bị bỏ mặc.
Xử trí
Ngay từ đầu phải sử dụng những biện pháp thích hợp để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, gia đình và nhân viên y tế.
Hỏi người nhà sơ bộ tìm hiểu hoàn cảnh phát sinh kích động để có cách xử trí kịp thời.
Sử dụng liệu pháp tâm lý tìm cách ổn định ngay trạng thái tâm thần của bệnh nhân, dùng lời lẽ thân mật, ôn tồn giải thích thuyết phục, dỗ ành, có thái độ bình tĩnh lắng nghe ý kiến của bệnh nhân về nguyên nhân kích động. Nếu bệnh nhân mới đến lo sợ bị giam giữ, có thể cho tham quan buồng bệnh và sinh hoạt của những bệnh nhân khác. Nếu bệnh nhân quá kích động chống đối, đập phá không chịu tiếp xúc, có thể nhiều người dùng áp lực đưa bệnh nhân vào buồng riêng để tiêm thuốc (tránh trói buộc). Không đi trước người bệnh. Chú ý kiểm tra bệnh nhân, thu giữ đồ vật nguy hiểm nếu có. Phòng của bệnh nhân không để dụng cụ đồ vật nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người.
Nếu bệnh nhân chịu cho khám bệnh thì nên tiến hành khám ngay:
Tim, phổi, mạch, huyết áp, dấu hiệu nhiễm khuẩn …
Các thương tích trên người.
Các triệu chứng thần kinh khu trú, hội chứng màng não và tăng áp lực nội sọ.
Làm các xét nghiệm cấp: Công thức máu, urê huyết, đường huyết, huyết thanh chẩn đoán (nếu nghi nhiễm khuẩn)…
Nếu bệnh nhân quá kích động không để cho khám bệnh phải tiến hành điều trị ngay:
Giờ đầu: Aminazin 25mg 1/2 -1 ống tiêm bắp tuỳ theo lứa tuổi (liều trung bình 1mg/kg cân nặng).
Giờ thứ 3 nếu bệnh nhân chưa hết kích động dùng thuốc kết hợp sau:
Aminazin 25mg x 1 ống Pipolphen 50mg x 1 ống có thể tiêm bắp 1 lần hoặc chia 2 lần cách nhau 30 phút.
Giờ thứ 6 nếu bệnh nhân chưa hết kích động cho tiêm lại 2 ống thuốc trên một lần nữa. Thường thì hết đợt 3 hầu hết bệnh nhân hết kích động và ngủ yên.
Trong khi bệnh nhân đã yên, cần tiến hành khám bệnh tỷ mỷ về nội khoa, thần kinh và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân nhiễm khuẩn, nhiễm độc, bệnh cơ thể, bệnh thần kinh đồng thời tiếp xúc với người nhà để hoàn thành bệnh án.
Khi bệnh nhân tỉnh dậy, thầy thuốc nên có mặt ngay để tiến hành liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân yên tâm, tránh kích động thứ phát do lo lắng sợ hãi trước môi trường mới.
Khi bệnh nhân hết kích động phải nhanh chóng chẩn đoán nguyên nhân, điều trị theo nguyên nhân của bệnh.
Chăm sóc và chế độ ăn uống:
Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn (nhiệt độ, mạch, huyết áp…), các iễn biến bất thường, trạng thái tâm thần đặc biệt. Trong trạng thái kích động bệnh nhân thường mệt mỏi, suy kiệt cần chú ý bồi ưỡng cơ thể bằng điều chỉnh chuyển hoá (nước, điện giải), chế độ ăn uống đầy đủ calo, vitamin và các nguyên tố vi lượng.
Nếu bệnh nhân không chịu ăn phải cho ăn bằng ống thông. Sau vài ngày tiêm bệnh nhân đỡ kích động có khả năng tiếp xúc, động viên bệnh nhân uống thuốc, tin tưởng điều trị.
Đối với gia đình bệnh nhân hướng dẫn động viên họ, tránh gây sang chấn tâm lý cho bệnh nhân. Khi tình trạng bệnh ổn định giải thích cho gia đình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người bệnh hào nhập trở lại gia đình và cộng đồng, cho đơn thuần thuốc điều trị ngoại trú.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em
Có 4 type huyết thanh ký hiệu DEN. 1, DEN. 2, DEN. 3, DEN. 4 mà về tính kháng nguyên thì rất gần nhau. Sau một giai đoạn ủ bệnh 4 - 6 ngày, virus hiện diện trong máu.
Bệnh học viêm phổi do virus ở trẻ em
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh lý phổ biến nhất trong bệnh lý nhi khoa. Tuy viêm phổi chỉ chiếm 10-15 % các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, nhưng lại gây một tỷ lệ tử vong đáng kể.
Sốt cao gây co giật ở trẻ em
Co giật do sốt xảy ra khoảng 3% trẻ em. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ, từ 3 tháng đến 5 tuổi. Bệnh liên quan đến sốt nhưng không có bằng chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
Suy dinh dưỡng trẻ em
Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).
Bệnh lỵ trực trùng ở trẻ em
Hội chứng lỵ: Đau bụng liên tục và dội lên từng cơn kèm theo bệnh nhi mót đi ngoài, mót rặn và ỉa phân có lẫn nhầy máu hoặc lờ lờ máu cá, 10 - 30 lần/ngày.
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, sắt và Ferritin huyết thanh giảm. Thiếu máu thiếu sắt rất phổ biến và là thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu ở trẻ em.
Viêm tai giữa cấp ở trẻ em
Trong viêm tai giữa cấp ở trẻ em, viêm tai giữa tiết dịch kéo dài nếu không điều trị đúng sẽ gây các di chứng nặng nề trên tai giữa và làm suy giảm chức năng nghe.
Chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh khi khám lại
Khi trẻ nhỏ được phân loại nhiễm khuẩn tại chỗ đến khám lại sau 2 ngày, hãy theo những chỉ dẫn ở khung “Nhiễm khuẩn tại chỗ trong phần khám lại của phác đồ.
Bệnh học sốt rét ở trẻ em
Do sự kết dính của hồng cầu làm tắt nghẻn vi quản mạch máu, hồng cầu giảm khả năng chuyên chở oxy, lưu lượng máu đến tưới các mô bị suy giảm.
Co giật sơ sinh
Khác với trẻ lớn, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.
Viêm màng não mủ ở trẻ em
Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do vi khuẩn gây nên. Ba loại vi khuẩn gây bệnh chính là: Hemophilus Influenza, não mô cầu và phế cầu.
Gãy xương ở trẻ em
Xương trẻ em liền nhanh do cốt mạc liên tục, sự cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ liền xương càng sớm.
Vàng da do bất đồng nhóm máu ABO ở trẻ em
Bất đồng nhóm máu ABO thường gặp ở trẻ có nhóm máu A hay B với bà mẹ có nhóm máu O. Đây là tình trạng tán huyết đồng miễn dịch gây nên khi có bất đồng nhóm máu ABO giữa bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Xuất huyết não màng não ở trẻ lớn
Xuất huyết não ở trẻ lớn đa số do dị dạng thành mạch bẩm sinh, vỡ phình mạch gặp nhiều hơn vỡ các dị dạng thông động tĩnh mạch. Bệnh xảy ra đột ngột: Đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức, hôn mê, liệt nửa người.
Nhiễm trùng tụ cầu ở trẻ em
Tụ cầu gây nhiễm trùng có hai loại, Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci, nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp.
Chăm sóc trẻ bị viêm phổi nặng
Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng.
Chẩn đoán và xử trí ngộ độc cấp ở trẻ em
Ngộ độc ở trẻ em dưới 5 tuổi thường do uống lầm thuốc về liều lượng và chủng loại do cha mẹ hay do trẻ tò mò. Ngộ độc ở trẻ em lớn thường do tự tử.
Hội chứng thận hư tiên phát kháng steroid ở trẻ em
Điều trị khó khăn, kéo dài dễ phát sinh các biến chứng như cao huyết áp, giữ nước, giảm nặng áp lực keo, rối loạn nước điện giải, suy thận. Thận hư kháng Corticoid chiếm khoảng 12 - 14% số bệnh nhân thận hư tiên phát.
Viêm khớp mủ ở trẻ em
Viêm mủ khớp là hậu quả của viêm xương tuỷ xương mà vùng hành xương nằm trong bao khớp hoặc có thể ổ viêm xương phá vỡ tổ chức khớp đưa mủ vào trong khớp.
Thoát vị màng não tủy ở trẻ em
Thoát vị màng não tuỷ là do khuyết cung sau rộng làm cho ống sống thông với phần mềm ngoài ống sống, qua đó màng cứng tuỷ dễ dàng phình ra và tạo thành túi thoát vị.
Suy hô hấp cấp ở trẻ em
Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 và/hoặc tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan đặc biệt là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em
Viêm thanh quản cấp thường do virut Para - influenza, hay xảy ra ở trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi, vào mùa đông. Cho ăn chất dễ tiêu (sữa, cháo, ăn nhiều bữa). Nếu bệnh nhân không ăn phải cho ăn bằng sonde. Luôn có người ở cạnh bệnh nhân. Khi có nôn phải nhanh chóng hút và làm thông đường thở.
Nhiễm trùng huyết não mô cầu ở trẻ em
Nhiễm trùng huyết não mô cầu là bệnh nhiễm trùng huyết do vi trùng Nesseria Meningitidis gây ra, có hoặc không kèm viêm màng não. Bệnh có thể biểu hiện dưới bệnh cảnh tối cấp gây sốc nặng và tỷ lệ tử vong rất cao, cần điều trị tích cực.
Phì đại tuyến hung ở trẻ em
Tuyến hung phì đại hay gặp nhất ở các trường hợp trung thất có khối mà không phải do hạch. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi.
Nhiễm trùng rốn sơ sinh
Theo tổ chức y tế thế giới, có tới 47% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết có ngõ vào từ nhiễm trùng rốn và khoảng 21% các trường hợp trẻ sơ sinh đến khám vì lý do khác có kèm theo nhiễm trùng rốn.