- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nhi khoa
- Thoát vị màng não tủy ở trẻ em
Thoát vị màng não tủy ở trẻ em
Thoát vị màng não tuỷ là do khuyết cung sau rộng làm cho ống sống thông với phần mềm ngoài ống sống, qua đó màng cứng tuỷ dễ dàng phình ra và tạo thành túi thoát vị.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thoát vị màng não tuỷ là do khuyết cung sau rộng làm cho ống sống thông với phần mềm ngoài ống sống, qua đó màng cứng tuỷ dễ dàng phình ra và tạo thành túi thoát vị.
Căn cứ vào nội dung túi thoát vị chia ra
Thoát vị màng não tuỷ (Meningocele) túi thoát vị chứa màng cứng, màng nhện, dịch não tuỷ.
Thoát vị màng não tuỷ - tuỷ (Meningomyelocele) túi thoát vị chứa màng cứng , dịch não tuỷ và một phần tuỷ (hoặc đuôi ngựa).
Thoát vị tuỷ (Myelocele) túi thoát vị lấp đầy tuỷ.
Thoát vị ống tuỷ - tuỷ (Syringomyelocele) túi thoát vị chứa tuỷ và ống tuỷ trung tâm.
Lâm sàng
Xuất hiện khối u ở vùng thắt lưng - cùng, u mềm được che phủ lớp da nhănnheo.
Hình thái túi thoát vị có thể thấy:
Lớp da tương đối dầy, rất ít khi vỡ gây rò dịch não tuỷ.
Lớp da mỏng, căng bóng, dễ rách gây rò dịch não tuỷ.
Lớp da và lớp mỡ dưới da ở túi thoát vị khá dày, sờ nắn ngoài như một khối u
Thoát vị màng tuỷ thường không có biểu hiện gì về rối loạn vận động và cảm giác.
Biểu hiện liệt một phần hoặc hoàn toàn hai chân, mất cảm giác và rối loạn cơ thắt thường gặp trong các tường hợp túi thoát vị có các rễ thần kinh và tuỷ (cóthể được phát hiện khi soi đèn pin qua túi thoát vị).
Gần 90% trường hợp thoát vị màng não tuỷ kết hợp tràn dịch não.
Thường có dị tật ở cột sống cổ cao và hố sọ sau gọi là hội chứng Amold - chiari là dị tật bẩm sinh vùng cổ chẩm, làm hành tuỷ và hai hạnh nhân tiểu não tụt xuống ống sống của C1 và C2 đè ép cống Sylvius và lỗ Magendie dịch não tuỷ không ra khoang dưới nhện gây não úng thuỷ.
Chọc ống sống thắt lưng thấy lưu thông dịch não tuỷ bị tắc nghẽn.
Xét nghiệm
X - quang cột sống sẽ thấy vị trí và mức độ khuyết cung sau.
Các xét nghiệm cần thiết cho phẫu thuật.
Điều trị
Chuẩn bị trước mổ
Ngay khi đứa trẻ sinh ra và được chẩn đoán cần đặt ngay một miếng gạc vô trùng có tẩm nước muối lên chỗ tổn thương để tránh khô da. Khám đánh giá mức độ giới hạn vận động và cảm giác và mức độ não úng thuỷ.
Cho kháng sinh phổ rộng: Cephlosporin.
Kỹ thuật mổ
Phẫu thuật nên làm trong vòng 24 giờ đầu.
Tiến hành rạch da quanh túi thoát vị và mở rộng sang 2 bên, bóc tách chân túi thoát vị khỏi tổ chức xung quanh. Cắt bớt một phần túi thoát vị và khâu lại.
Dùng cân vuông thắt lưng hai bên che phủ lỗ khuyết xương.
Chăm sóc và theo dõi sau mổ
Truyền dịch trong những giờ đầu.
Tiếp tục cho kháng sinh tĩnh mạch.
Sau mổ phải luôn theo dõi vòng đầu, kích thước của thóp trước để phát hiện não úng thuỷ.
Bài viết cùng chuyên mục
Chăm sóc trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp
Virus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em. Những loại virus gây tiêu chảy là Rotavirus, Adenovirus, Norwalk virus, trong đó Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không những có tỷ lê mắc bệnh cao mà còn bị mắc nhiều lần trong năm, trung bình 1 trẻ trong 1 năm có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 3 -5 lần.
Xuất huyết não màng não ở trẻ nhỏ
Xuất huyết não - màng não hay gặp ở trẻ 1 - 2 tháng tuổi, đa số do thiếu Vitamin K, viêm gan. Siêu âm não qua thóp, chụp cắt lớp điện toán cho biết các vị trí chảy máu não, chảy máu dưới màng cứng, chảy máu dưới màng nhện, ổ máu tụ trong não
Điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em
Cho Dexamethazone 0,6mg/kg x 1 lần/ngày x 4 ngày nếu trẻ đến sớm và chưa dùng kháng sinh. Liều đầu tiên dùng trước khi cho bệnh nhân dùng kháng sinh
Sự phát triển về thể chất của trẻ em
Để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em, có thể dựa vào việc theo dõi sự phát triển về cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay, vòng đùi và tỷ lệ giữa các phần của cơ thể.
Bệnh học sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em
Có 4 type huyết thanh ký hiệu DEN. 1, DEN. 2, DEN. 3, DEN. 4 mà về tính kháng nguyên thì rất gần nhau. Sau một giai đoạn ủ bệnh 4 - 6 ngày, virus hiện diện trong máu.
Bệnh học ho gà
Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất, chiếm 20 phần trăm, thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn. Tác nhân có thể do chính bản thân B. pertussis.
Sự phát triển tâm thần và vận động của trẻ em
Trẻ sơ sinh chỉ có những cử động tự phát, không ý thức. Do vây các động tác này thường xuất hiện đột ngột, không có sự phối hợp và đôi khi xảy ra hàng loạt các động tác vu vơ.
Trầm cảm ở trẻ em
Sững sờ, hoang tưởng và ảo giác có thể gặp trong trầm cảm nặng. Nội dung hoang tưởng thường là có tội, không xứng đáng, bị truy hại hoặc không tồn tại.
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
Suy dinh dư¬ỡng th¬ờng thấy sau các bệnh nhiễm khuẩn nh¬ư sởi, viêm phổi, tiêu chảy... mà các bà mẹ không biết cách cho ăn khi trẻ ốm nên dễ bị suy dinh dưỡng.
Bệnh học xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em
Tổn thương loét niêm mạc ống tiêu hoá là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hoá; hiếm hơn là vỡ tĩnh mạch trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa và rất hiếm do dị tật bẩm sinh.
Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận cấp thường xảy ra sau vài tuầ n hoặc vài tháng kể từ khi trẻ bị viêm họng, viêm amydal, chốc đầu, lở loét ngoài da. Do vậy khi thăm khám bệnh nhân phù thận.
Viêm tai giữa cấp ở trẻ em
Trong viêm tai giữa cấp ở trẻ em, viêm tai giữa tiết dịch kéo dài nếu không điều trị đúng sẽ gây các di chứng nặng nề trên tai giữa và làm suy giảm chức năng nghe.
Viêm ruột hoại tử sơ sinh
Viêm ruột hoại tử sơ sinh là bệnh lý đường tiêu hóa nặng, thường gặp ở trẻ non tháng. Nguyên nhân chưa rõ, nhiều yếu tố có liên quan đến sinh bệnh học.
Bệnh học lao trẻ em
Trong bối cảnh lao đường tiêu hoá, lao ruột, lao phúc mạc, gồm sốt, biếng ăn, đau bụng lâm râm tái đi, tái lại, bụng chướng, bụng báng, dịch khu trú hoặc tự do ổ bụng.
Đục thủy tinh thể bẩm sinh
Đục thủy tinh thể bẩm sinh là đám mây trong thấu kính của mắt có từ lúc sinh. Thông thường thấu kính của mắt là 1 cấu trúc trong suốt, nó tập trung ánh sáng nhận được từ mắt tới võng mạc.
Xuất huyết màng não muộn do thiếu Vitamin K ở trẻ em
Xuất huyết não màng não muộn xảy ra ở trẻ từ 15 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi và nhiều nhất là ở trong khoảng từ 1 đến 2 tháng tuổi. Thường các triệu chứng xuất hiện đột ngột và nhanh nên.
Viêm màng não mủ ở trẻ em
Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do vi khuẩn gây nên. Ba loại vi khuẩn gây bệnh chính là: Hemophilus Influenza, não mô cầu và phế cầu.
Đặc điểm máu trẻ em
Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh, song không ổn định. Nhiều nguyên nhân gây bệnh dễ ảnh hưởng đến sự tạo máu, do đó trẻ dễ bị thiếu máu, nhưng khả năng hồi phục của trẻ cũng rất nhanh.
Co giật sơ sinh
Khác với trẻ lớn, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.
Viêm tiểu phế quản cấp tính
Viêm tiểu phế quản cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi thường do virus hợp bào hô hấp gây ra (Respiratory Syncytial Virus - RSV). Trẻ đẻ non, có bệnh tim bẩm sinh, có thiểu sản phổi dễ có nguy cơ bị bệnh.
Nhiễm trùng tụ cầu ở trẻ em
Tụ cầu gây nhiễm trùng có hai loại, Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci, nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp.
Nhiễm trùng rốn sơ sinh
Theo tổ chức y tế thế giới, có tới 47% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết có ngõ vào từ nhiễm trùng rốn và khoảng 21% các trường hợp trẻ sơ sinh đến khám vì lý do khác có kèm theo nhiễm trùng rốn.
Bệnh học hen ở trẻ em
Một số virus ái hô hấp như RSV hoặc parainfluenza virus cũng có thể gây hen thông qua sự tăng sản xuất IgE đặc hiệu đối với virus đó hoặc kích thích thụ thể phản xạ trục.
Bệnh học đau bụng ở trẻ em
Có thể phát hiện dấu hiệu viêm hạch mạc treo, búi lồng, hay hình ảnh ruột thừa viêm hay dịch tự do hay khu trú trong ổ bụng hay hình ảnh giun ở đường mật, đường tụy..