Tham vấn cho bà mẹ về các vấn đề bú mẹ

2014-11-04 12:01 PM

Nếu trẻ không được bú mẹ, tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ và phục hổi sự tiết sữa. Nếu bà mẹ muốn, nhân viên tham vấn sữa mẹ có thể giúp bà tháo gỡ khó khăn và bắt đầu cho bú mẹ trở lại.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đã học cách kiểm tra trẻ nhỏ về vấn đề nuôi dưỡng và nhẹ cân. Nếu trẻ bú mẹ và được phân loại có vấn đề nuôi dưỡng hoặc nhẹ cân, bạn cần tham vấn cho bà mẹ về bất cứ vấn đề bú mẹ nào gặp phải khi đánh giá.

Nếu trẻ bú mẹ dưới 8 lần trong 24 giờ, hãy khuyên bà mẹ tăng số lần bú. Cho trẻ bú thường xuyên và lâu hơn, cả ngày lẫn đêm.

Nếu trẻ đang ăn thức ăn hoặc nước uống khác, tham vấn cho bà mẹ cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, giảm thức ăn hoặc nước uống khác. Khuyên bà mẹ nên cho trẻ ăn hoặc uống bằng tách không nên cho trẻ bú chai.

Nếu trẻ không được bú mẹ, tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ và phục hổi sự tiết sữa. Nếu bà mẹ muốn, nhân viên tham vấn sữa mẹ có thể giúp bà tháo gỡ khó khăn và bắt đầu cho bú mẹ trở lại.

Khuyên các bà mẹ có con không được bú mẹ về việc lựa chọn và cách pha đúng các loại sữa thích hợp. Cũng nên khuyên bà mẹ cho trẻ uống sữa bằng tách không nên cho bú bình.

Khám lại trẻ nhỏ có vấn đề nuôi dưỡng sau 2 ngày. Điều này rất quan trọng nếu bạn khuyến cáo nên thay đổi cách nuôi dưỡng trẻ.

Đánh giá một bữa bú nếu trẻ không cần chuyển đi bệnh viện ngay và:

Gặp bất kỳ khó khăn nào khi nuôi dưỡng trẻ hoặc

Bú mẹ dưới 8 lần trong 24 giờ, hoặc

Đang ăn bất cứ thức ăn hoặc nước uống gì khác, hoặc

Nhẹ cân so với tuổi.

Nếu bạn thấy trẻ c ó vấn đề ngâm bắt vú trong khi bú, bạn cần hướng dẫn bà mẹ về tư thế bú và cách ngâm bắt vú.

Lý do ngâm bắt vú kém và bú không hiệu quả

Đây là những lý do quan trọng làm cho trẻ ngâm bắt vú kém hay bú không hiệu quả nhất là nững ngày đầu tiêu sau khi sinh. Bà mẹ có thể không có kinh nghiệm. Bà mẹ có thể gặp những khó khăn và không có người giúp đỡ hoặc khuyên bảo. Ví dụ khi đứa trẻ nhỏ và yếu thì có thể do núm vú của bà mẹ xẹp hoặc không cho trẻ bú mẹ sớm.

Cải thiện tư thế bế trẻ và cách ngâ m bắt vú

Đứa trẻ có thể có tư thế sai khi bú mẹ. Tư thế rất quan trọng vì tư thế không đúng thường gây nên ngâm bắt vú kém, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu trẻ được bế đúng tư thế, việc ngâm vú thường rất tốt.

Tư thế đúng được nhân biết qua các dấu hiệu sau:

Cổ của trẻ thẳng hoặc hơi ngửa.

Thân trẻ hướng vào người mẹ.

Thân trẻ sát với bà mẹ, và

Toàn bộ thân trẻ được bà mẹ đỡ.

Tư thế không đúng được nhân biết bằng một trong các dấu hiệu sau:

Cổ trẻ bị xoay hoặc gập ra trước,

Thân trẻ hướng xoay ra ngoài,

Thân trẻ không sát với bà mẹ, hoặc

Trẻ chỉ được đỡ đầu và cổ.

Nếu trong khi đánh giá bữa bú bạn thấy bất kỳ khó khăn nào khi ngâm bắt vú hoặc bú mẹ, hãy giúp bà mẹ bế trẻ ở tư thế đúng và ngâm bắt vú tốt hơn. Phải chắc chắn là bà mẹ cảm thấy thoải mái và thư giãn. Ví dụ, ngồi trên ghế thấp có tựa lưng thẳng. Sau đó theo các bước dưới đây (theo phác đồ trẻ nhỏ).

Hướng dẫn tư thế bú và ngâm bắt vú đúng

Chỉ cho và mẹ cách bế trẻ:

Đầu và thân trẻ phải ở trên cùng một đường thẳng.

Mặt trẻ đối diên với vú, mũi trẻ đối diên với núm vú.

Thân trẻ thât sát thân bà mẹ.

Đỡ toàn bộ thân trẻ, không chỉ đỡ cổ và vai.

Chỉ cho bà mẹ cách giúp trẻ ngâm bắt vú. Bà mẹ nên:

Chạm núm vú vào môi trẻ.

Chờ cho đến khi miệng trẻ mở rộng.

Nhanh chóng đưa trẻ vào vú, hướng cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.

Quan sát dấu hiệu của ngâm bắt vú tốt và bú có hiệu quả. Nếu ngâm bắt vú hoặc bú không tốt hãy cố gắng làm lại.

Luôn luôn phải quan sát bà mẹ cho bú trước khi bạn giúp bà mẹ, như thế bạn sẽ hiểu rõ tình trạng của bà mẹ. Đừng hối thúc bà mẹ làm việc gì khác. Nếu bạn thấy bà mẹ cần sự giúp đỡ, trước tiên nên nói gì đó để khuyến khích, như:

“Con chị rất thích bú sữa của chị phải không?”

Sau đó giải thích những gì bạn có thể giúp và hỏi bà mẹ có muốn bạn chỉ cho bà không. Ví dụ có thể nói:

“Nếu con chị mở to miệng ngâm vú cháu sẽ bú được dễ dàng hơn. Chị có muốn tôi chỉ cho chị cách làm không?”

Nếu bà mẹ đồng ý, bạn có thể bắt đầu giúp bà mẹ.

Khi bạn chỉ cho bà mẹ cách bế trẻ và cách ngâm bắt vú, hãy thân trọng không được kéo trẻ ra khỏi vú mẹ. Hãy giải thích và minh hoạt những điều bạn muốn bà mẹ làm. Sau đó hãy để bà mẹ tự bế trẻ và cho trẻ ngâm bắt vú.

Sau đó hãy tìm các dấu hiệu ngâm bắt vú đúng và bú có hiệu quả. Nếu ngâm bắt vú hoặc bú không tốt, hãy đề nghị bà mẹ đưa trẻ ra khỏi vú và thử làm lại.

Khi trẻ bú tốt, hãy giải thích với bà mẹ việc cho trẻ bú lâu là rất quan trọng. Bà mẹ không nên cho trẻ ngưng bú khi trẻ đang muốn bú.

Bài viết cùng chuyên mục

Chăm sóc trẻ em thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) hay khối hổng cầu trong một đơn vị thể tích máu, hemoglobin hay khối hổng c ầu thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi.

Suy tim ở trẻ em

Dù bất cứ thay đổi sinh lý hay bệnh lý nào, cơ thể cũng tìm cách thích nghi để duy trì cung lượng tim và cung cấp O2 cho các tổ chức ở giới hạn ổn định hẹp, thông qua hàng loạt cơ chế bù trừ.

Bệnh học táo bón ở trẻ em

Táo bón là sự đào thải phân khô cứng ra ngoài, và đau khi thải phân. Đây là một hiện tượng thường thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 3-5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa và 35 % trẻ đến khám ở các Bác sĩ nhi khoa tiêu hoá.

Bệnh học hen ở trẻ em

Một số virus ái hô hấp như RSV hoặc parainfluenza virus cũng có thể gây hen thông qua sự tăng sản xuất IgE đặc hiệu đối với virus đó hoặc kích thích thụ thể phản xạ trục.

Lõm lồng ngực bẩm sinh

Lõm lồng ngực bẩm sinh là một dị tật thành ngực trong đó xương ức và các xương sườn dưới bị lõm về phía sau. Tỷ lệ trẻ trai / trẻ gái = 3/1. 90% các trường hợp có biểu hiện bệnh ở lứa tuổi 1 tuổi.

Bệnh học dị tật bẩm sinh ống tiêu hóa ở trẻ

Không điều trị trực tiếp vào thoát vị mà điều trị lên hồi lưu thực quản dạ dày. Để trẻ ở tư thế nữa nằm nữa ngồi, ăn thức ăn đặc, có thể có kết quả/

Hội chứng thận hư tiên phát kháng steroid ở trẻ em

Điều trị khó khăn, kéo dài dễ phát sinh các biến chứng như cao huyết áp, giữ nước, giảm nặng áp lực keo, rối loạn nước điện giải, suy thận. Thận hư kháng Corticoid chiếm khoảng 12 - 14% số bệnh nhân thận hư tiên phát.

Hướng dẫn tiếp nhận và sơ cứu khi cấp cứu

Một bệnh nhân được coi là ở trong tình trạng cấp cứu khi người đó bị rối loạn nghiêm trọng một hay nhiều chức năng sống, đe doạ gây tử vong. Do đó nhiệm vụ của người thầy thuốc cấp cứu tại tuyến cơ sở theo thứ tự ưu tiên.

Viêm tủy cắt ngang ở trẻ em

Viêm tuỷ cắt ngang là hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi thương tổn cấp tính một đoạn tuỷ sống, biểu hiện liệt vận động, mất cảm giác dưới nơi tổn thương, rối loạn cơ tròn.

U tủy thượng thận gây nam hóa

U vỏ thượng thận tại vùng lưới sẽ sản xuất quá thừa một lượng hocmon nam là Androgene, gây cơ thể bị nam hoá chuyển giới với trẻ gái. Bệnh tương đối hiếm gặp.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em

Hiện nay chưa có vaccine. Việc cách ly các trẻ bị viêm mũi họng cấp là không cần thiết. Trẻ nhỏ nên tránh cho tiếp xúc với những người đang bị viêm mũi họng cấp.

Điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em

Cho Dexamethazone 0,6mg/kg x 1 lần/ngày x 4 ngày nếu trẻ đến sớm và chưa dùng kháng sinh. Liều đầu tiên dùng trước khi cho bệnh nhân dùng kháng sinh

Bệnh học nôn trớ ở trẻ em

Nôn trớ là sự bắn tung mạnh mẽ những chất chứa trong dạ dày ra ngoài do co bóp của cơ hoành, cơ bụng và cơ trơn của dạ dày. Ợ là một hiện tượng mà một lượng nhỏ thức ăn từ dạ dày được bắn ra ngoài do sự co bóp của thành dạ dày.

Cứng duỗi khớp gối sau tiêm kháng sinh cơ tứ đầu đùi

Cứng duỗi khớp gối là tình trạng bệnh lý với hình thái khớp gối hạn chế gấp với khớp gối ở vị trí trung gian do xơ hoá cơ tứ đâu đùi sau tiêm kháng sinh trong cơ ở trẻ em.

Viêm cầu thận cấp tiên phát ở trẻ em

Viêm cầu thận cấp tiên phát là bệnh viêm cầu thận lan toả sau nhiễm khuẩn, phần lớn sau nhiễm liên cầu tán huyết kiểu b nhóm A. Bệnh diễn biến lành tính.

Chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh khi khám lại

Khi trẻ nhỏ được phân loại nhiễm khuẩn tại chỗ đến khám lại sau 2 ngày, hãy theo những chỉ dẫn ở khung “Nhiễm khuẩn tại chỗ trong phần khám lại của phác đồ.

Viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Trong viêm tai giữa cấp ở trẻ em, viêm tai giữa tiết dịch kéo dài nếu không điều trị đúng sẽ gây các di chứng nặng nề trên tai giữa và làm suy giảm chức năng nghe.

Co giật ở trẻ em

Co giật là tình trạng rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác, thần kinh tự động do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của một số neuron thần kinh.

Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát ở trẻ em (ITP)

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP) là các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, không rõ nguyên nhân, loại trừ các trường hợp giảm tiểu cầu thứ phát.

Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em

Não trẻ sơ sinh có trọng lượng tương đối lớn hơn so với người lớn (não trẻ sơ sinh nặng 370 - 390g, chiếm 12 - 13% trọng lượng cơ thể, trong khi não của người lớn nặng 1400g.

Bệnh học viêm ruột hoại tử ở trẻ em

Bình thường thức ăn chứa ít protein, nhưng đột nhiên được ăn nhiều thịt và nhất là thức ăn đó bị nhiễm Clostridium Perfringens do đó cơ thể thiếu hụt tương đối lượng men trypsin.

Phì đại tuyến hung ở trẻ em

Tuyến hung phì đại hay gặp nhất ở các trường hợp trung thất có khối mà không phải do hạch. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi.

Nhiễm trùng tụ cầu ở trẻ em

Tụ cầu gây nhiễm trùng có hai loại, Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci, nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp.

Chăm sóc trẻ bị bệnh còi xương

Còi xương là một bệnh toàn thân, xảy ra trên một cơ thể mà hê xương c òn đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh, liên quan đến rối loạn chuyển hoá calci và phosphor do thiếu viamin D.

Bệnh học sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em

Có 4 type huyết thanh ký hiệu DEN. 1, DEN. 2, DEN. 3, DEN. 4 mà về tính kháng nguyên thì rất gần nhau. Sau một giai đoạn ủ bệnh 4 - 6 ngày, virus hiện diện trong máu.