- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nhi khoa
- Suy hô hấp cấp ở trẻ em
Suy hô hấp cấp ở trẻ em
Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 và/hoặc tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan đặc biệt là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 và/hoặc tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan đặc biệt là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.
Suy hô hấp cấp có thể do bệnh lý của đường thở, tổn thương phổi hoặc bệnh lý não, thần kinh - cơ.
Lâm sàng
Tiền sử suyễn, tim mạch, nhược cơ.
Khởi phát sốt, ho, khò khè.
Hội chứng xâm nhập.
Co giật và hôn mê đi trước trong viêm não màng não.
Ngộ độc: thuốc ngủ, Morphin và dẫn xuất, rượu, Methemoglobin…
Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhịp thở, nhiệt độ, huyêt áp, SaO2.
Dấu hiệu co lõm ngực, tím tái.
Kiểu thở: khó thở thì hít vào hay thở ra, thở bụng, tiếng rít, khò khè.
Khám họng.
Khám phổi: Phế âm, ran phổi.
Khám tim: Nhịp tim, âm thổi, gallop.
Khám bụng: Kích thước gan.
Khám thần kinh: Tri giác, phát triển tâm thần vận động, yếu liệt chi.
Cận lâm sàng
CTM.
X quang phổi.
Khí máu: Khi tím tái không cải thiện với thở oxy.
Siêu âm tim: Khi có tiền căn bệnh tim hay X - quang có bóng tim to hoặc có biểu hiện suy tim.
Chẩn đoán xác định
Lâm sàng:
Thở nhanh: Dưới 2 tháng NT > 60 lần/phút, 2 tháng - 2 tuổi: NT > 50 lần/phút, 2-5 tuổi: NT > 40 lần/phút
Co lõm ngực.
Có hoặc không tím tái: tím tái là dấu hiệu muộn.
Cận lâm sàng:
SaO2 < 90%, hoặc
Khí trong máu: PaO2 < 60 mmHg và /hoặc PaCO2 > 50 mmHg với FiO2=0,21.
Chẩn đoán nguyên nhân
Viêm phổi: Thở nhanh, ran phổi, hội chứng đông đặc phổi, X-quang có hình ảnh tổn thương phế nang.
Suyễn: Tiền căn suyễn, khó thở ra, khò khè, ran rít.
Dị vật đường thở: hội chứng xâm nhập, khó thở vào, rít thanh quản.
Viêm thanh khí phế quản: Viêm hô hấp trên, khàn tiếng, khó thở vào, rít thanh quản.
Bệnh lý não: Hôn mê, thở chậm, không đều.
Bệnh thần kinh cơ: Yếu liệt chi, thở nông.
Chẩn đoán phân biệt
Suy tim, phù phổi cấp: Tim nhanh, nhịp gallop, ran ẩm dâng cao dần, gan to và đau, tĩnh mạch cổ nổi, X-quang có bóng tim to, siêu âm tim: chức năng co bóp cơ tim giảm.
Methemoglobinemia: Tím tái, khám tim phổi bình thường, Methemoglobin máu cao.
Nguyên tắc điều trị
Đảm bảo tốt thông khí và oxy máu.
Duy trì khả năng chuyên chở oxy.
Cung cấp đủ năng lượng.
Điều trị nguyên nhân.
Điều trị ban đầu
Điều trị triệu chứng:
Thông đường thở:
Hôn mê: Hút đàm nhớt, ngửa đầu - nâng cằm, nếu thất bại đặt ống thông miệng hầu.
Tắc nghẽn đường hô hấp trên:
Dị vật đưởng thở: Thủ thuật Heimlich (> 2 tuổi), vỗ lưng ấn ngực (< 2 tuổi) Viêm thanh khí phế quản: khí dung Adrenaline 1‰, Dexamethasone TM, TB (xem phác đồ viêm thanh khí phế quản)
Cung cấp oxy:
Chỉ định:
Tím tái và/hoặc SaO2 < 90% và/hoặc PaO2 < 60 mmHg. Thở co lõm ngực nặng, thở nhanh > 70 lần/phút.
Phương pháp cung cấp:
Oxygen cannula (FiO2 30-40%), trẻ nhỏ: 0.5-3 l/ph, trẻ lớn: 1-6 l/ph. Mask có hay không có túi dự trử (FiO2 40-100%) 6-8 l/ph.
Nếu bệnh nhân ngưng thở, thở không hiệu quả:
Bóp bóng qua mask với FiO2 100%.
Đặt nội khí quản giúp thở.
Điều trị nguyên nhân: Xem phác đồ điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân.
Điều trị tiếp theo
Đáp ứng tốt với thở oxy.
Điều chỉnh lưu lượng oxy đến mức thấp nhất giữ SaO2 92-96% để tránh tai biến oxy liều cao.
Thất bại với oxygen:
Bệnh nhân còn thở nhanh.
Co lõm ngực nặng, hoặc tím tái.
SaO2 < 90%, PaO2 < 60mmHg.
Đang thở oxy canulla: tăng lưu lượng đến mức tối đa (6 lít/phút), nếu vẫn không đáp ứng:
Thở qua mask có túi dự trử 6-10 l/ph, mask thở lại 1 phần (FiO2 60-80%) hoặc mask không thở lại (FiO2 60-100%).
Hoặc thở NCPAP trong các bệnh lý có giảm compliance phổi: viêm phổi, phù phổi, bệnh màng trong...
Thất bại với oxy qua mask hoặc NCPAP: đặt nội khí quản giúp thở.
Điều trị hỗ trợ:
Duy trì khả năng cung cấp oxy cho mô và tế bào:
Duy trì khả năng chuyên chở oxy: giữ Hct từ 30-40%.
Duy trì cung lượng tim đầy đủ: dịch truyền, thuốc tăng co bóp cơ tim.
Giảm tiêu thụ oxygen: hạ sốt nếu nhiệt độ trên 38o5C.
Dinh dưỡng:
Nên cho ăn đường miệng, nếu không bú/ăn được nên đặt sonde dạ dày, gavage sữa hoặc bột mặn 10%. Để tránh viêm phổi hít do trào ngược dạ dày, cần chia làm nhiều cữ ăn và nhỏ giọt chậm.
Năng lượng cần tăng thêm 30-50% nhu cầu bình thường để bù trừ tăng công hô hấp, tránh kiệt sức. Trong trường hợp thở máy do khí cung cấp đã được làm ẩm đầy đủ vì thế lượng dịch giảm còn 3/4 nhu cầu.
Khi nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần, tránh cho quá nhiều Glucose gây tăng CO2, tỉ lệ giữa lipid và glucid là 1:1.
Phòng ngừa nhiễm trùng bệnh viện:
Dụng cụ hô hấp vô trùng.
Kỹ thuật chăm sóc vô trùng: hút đàm, nhất là hút đàm qua NKQ.
Theo dõi:
Lâm sàng:
Nhịp thở, co lõm ngực, tím tái, SaO2, mạch, huyết áp, tri giác, lúc đầu mỗi 30 phút - 1 giờ, khi ổn định mỗi 2-4 giờ.
Biến chứng: tràn khí màng phổi, tắc đàm.
Cận lâm sàng:
Không có CPAP
Khí máu: Không đáp ứng oxy, cần thay đổi phương pháp hỗ trợ hô hấp, thở máy.
X - quang phổi: nghi ngờ tràn khí màng phổi, xẹp phổi.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh lỵ trực trùng ở trẻ em
Hội chứng lỵ: Đau bụng liên tục và dội lên từng cơn kèm theo bệnh nhi mót đi ngoài, mót rặn và ỉa phân có lẫn nhầy máu hoặc lờ lờ máu cá, 10 - 30 lần/ngày.
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là một chiến lược hay một giải pháp nhấn mạnh tới sự phát triển phổ câp các dịch vụ y tế. Các dịch vụ này người dân chấp nhân được
Bệnh sởi ở trẻ em
Sởi là bệnh được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ X do y sĩ Persan Rhazes. Đến thế kỷ thứ XVIII, Home mới có những công trình thực nghiệm về sự truyền bệnh.
Chẩn đoán và xử trí co giật ở trẻ em
Ở trẻ em, vì nguyên nhân gây co giật rất phong phú nên hình thái lâm sàng cũng rất đa dạng, do đó người thầy thuốc phải nắm vững cơ chế bệnh sinh, cách phân loại.
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
Suy dinh dư¬ỡng th¬ờng thấy sau các bệnh nhiễm khuẩn nh¬ư sởi, viêm phổi, tiêu chảy... mà các bà mẹ không biết cách cho ăn khi trẻ ốm nên dễ bị suy dinh dưỡng.
Đặc điểm hệ tiêu hoá trẻ em
Ở trẻ sơ sinh, thường thấy những hạt màu trắng hoặc vàng nhạt, to gần bằng hạt đỗ xanh, mật độ cứng, nằm dọc hai bên đường giữa vòm miệng.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không những có tỷ lê mắc bệnh cao mà còn bị mắc nhiều lần trong năm, trung bình 1 trẻ trong 1 năm có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 3 -5 lần.
Bệnh học hội chứng cầu thận cấp ở trẻ em
Viêm cầu thận cấp không chỉ là một bệnh thông thường mà là một hội chứng gọi là Hội chứng cầu thận cấp. Bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, nguyên nhân phát sinh không chỉ do liên cầu mà còn do Tụ cầu, Phế cầu, Vi rút.
Bệnh học dị tật bẩm sinh ống tiêu hóa ở trẻ
Không điều trị trực tiếp vào thoát vị mà điều trị lên hồi lưu thực quản dạ dày. Để trẻ ở tư thế nữa nằm nữa ngồi, ăn thức ăn đặc, có thể có kết quả/
Xuất huyết não màng não ở trẻ lớn
Xuất huyết não ở trẻ lớn đa số do dị dạng thành mạch bẩm sinh, vỡ phình mạch gặp nhiều hơn vỡ các dị dạng thông động tĩnh mạch. Bệnh xảy ra đột ngột: Đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức, hôn mê, liệt nửa người.
Bệnh học xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em
Tổn thương loét niêm mạc ống tiêu hoá là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hoá; hiếm hơn là vỡ tĩnh mạch trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa và rất hiếm do dị tật bẩm sinh.
Nhiễm trùng huyết não mô cầu ở trẻ em
Nhiễm trùng huyết não mô cầu là bệnh nhiễm trùng huyết do vi trùng Nesseria Meningitidis gây ra, có hoặc không kèm viêm màng não. Bệnh có thể biểu hiện dưới bệnh cảnh tối cấp gây sốc nặng và tỷ lệ tử vong rất cao, cần điều trị tích cực.
Chăm sóc trẻ bệnh khi khám lại
Vì tầm quan trọng của việc khám lại, bạn cần phải sắp xếp để việc khám lại được thuận tiện cho các bà mẹ. Nếu có thể được, không nên để các bà mẹ phải xếp hàng chờ khám.
Viêm màng não mủ ở trẻ em
Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do vi khuẩn gây nên. Ba loại vi khuẩn gây bệnh chính là: Hemophilus Influenza, não mô cầu và phế cầu.
Đặc điểm da cơ xương trẻ em
Trong những tháng đầu sau đẻ, trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý, trong đó trương lực của các cơ co tăng hơn các cơ duỗi. Do vây, trẻ thường nằm trong tư thế chân co, tay co, bàn tay nắm chặt.
Cách dùng thuốc cho trẻ em
Không được dùng hoặc phải rất thận trọng khi dùng cho trẻ những loại thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cơ thể, vì trẻ em là những cơ thể đang phát triển.
Tham vấn cho bà mẹ về các vấn đề bú mẹ
Nếu trẻ không được bú mẹ, tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ và phục hổi sự tiết sữa. Nếu bà mẹ muốn, nhân viên tham vấn sữa mẹ có thể giúp bà tháo gỡ khó khăn và bắt đầu cho bú mẹ trở lại.
Co giật sơ sinh
Khác với trẻ lớn, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.
Xuất huyết màng não muộn do thiếu Vitamin K ở trẻ em
Xuất huyết não màng não muộn xảy ra ở trẻ từ 15 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi và nhiều nhất là ở trong khoảng từ 1 đến 2 tháng tuổi. Thường các triệu chứng xuất hiện đột ngột và nhanh nên.
Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận cấp thường xảy ra sau vài tuầ n hoặc vài tháng kể từ khi trẻ bị viêm họng, viêm amydal, chốc đầu, lở loét ngoài da. Do vậy khi thăm khám bệnh nhân phù thận.
Bệnh học hen ở trẻ em
Một số virus ái hô hấp như RSV hoặc parainfluenza virus cũng có thể gây hen thông qua sự tăng sản xuất IgE đặc hiệu đối với virus đó hoặc kích thích thụ thể phản xạ trục.
Bệnh học táo bón ở trẻ em
Táo bón là sự đào thải phân khô cứng ra ngoài, và đau khi thải phân. Đây là một hiện tượng thường thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 3-5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa và 35 % trẻ đến khám ở các Bác sĩ nhi khoa tiêu hoá.
Chăm sóc trẻ bị viêm phổi nặng
Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng.
Trạng thái kích động tâm thần ở trẻ em
Kích động tâm thần là một trạng thái hưng phấn tâm lý vận động quá mức hoặc là những cơn xung động do mất sự kiểm soát của ý thức xuất hiện đột ngột.
Viêm mủ màng tim ở trẻ em
Viêm mủ màng ngoài tim nhanh chóng dẫn đến ép tim và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm