Sự phát triển về thể chất của trẻ em

2014-11-04 11:36 AM

Để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em, có thể dựa vào việc theo dõi sự phát triển về cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay, vòng đùi và tỷ lệ giữa các phần của cơ thể​.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em, có thể dựa vào việc theo dõi sự phát triển về cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay, vòng đùi và tỷ lệ giữa các phần của cơ thể, nhưng quan trọng nhất là cân nặng. Đường biểu diễn sự phát triển về cân nặng được coi như biểu đổ sức khoẻ của trẻ em.

Sự phát triển về cân nặng

Cân nặng của trẻ mới đẻ

Trung bình: 2,8 - 3kg.

Nếu dưới 2,5kg là đẻ non, đẻ yếu hoặc suy dinh dưỡng trong bào thai.

Nếu từ 4 kg trở lên là trẻ quá to.

Cân nặng của trẻ trong năm đầu

Trong năm đầu, trọng lượng của trẻ tăng rất nhanh: 6 tháng trọng lượng tă ng gấp đôi và cuối năm trọng lượng tăng gấp 3 lần so với lúc đẻ.

Trong 6 tháng đầu, trung bình mỗi tháng trẻ tăng được 600g, do vây ta có thể ước tính cân nặng của trẻ theo công thức sau:

P = Pđẻ + 600 . n

P:        Là trọng lượng của trẻ.

n:         Là tháng tuổi của trẻ.

Pđẻ:    Là trọng lượng của trẻ lúc đẻ.

600:    Là trọng lượng (tính bằng g) tăng trung bình mỗi tháng.

Ví dụ: Một trẻ đẻ ra nặng 3000g, hiện nay trẻ tròn 4 tháng tuổi. Theo công thức trên, trẻ 4 tháng tuổi sẽ có trọng lượng là:

P = 3000 + 600.4 = 5400g

Sáu tháng cuối, trọng lượng của trẻ tăng châm hơn, trung bình mỗi tháng tăng được 400g. Do vây ta có thể ước tính cân nặng của trẻ theo công thức sau:

P = Pđẻ + 3600 + 400 . (n — 6)

P:        Là trọng lượng của trẻ.

Pđẻ:    Là trọng lượng của trẻ lúc đẻ.

n:         Là tháng tuổi của trẻ.

3600:  Là trọng lượng (tính bằng g) của trẻ được tăng thêm trong 6 tháng đầu.

400:    Là trọng lượng (tính bằng g) tăng trung bình mỗi tháng.

Ví dụ: Một trẻ đẻ ra nặng 3000g, hiện tại trẻ tròn 10 tháng tuổi. Theo công thức trên, trẻ 10 tháng tuổi sẽ có trọng lượng là:

P = 3000 + 3600 + 400. (10 - 6) = 8200g

Như vây, trọng lượng của trẻ được 12 tháng tuổi là:

P = 3000 + 3600 + 400. (12 - 6) = 9000g = 9kg

Cân nặng của trẻ trên 1 tuổi

Từ sau 1 tuổi đến 9 tuổi, cân nặng của trẻ tăng châm hơn, trung bình mỗi năm tăng thêm 1,5 kg. Có thể tính gần đúng cân nặng của trẻ trên 1 tuổi đến 9 tuổi theo công thức sau:

P = 9kg + 1,5kg . (N-1)

P:        Là trọng lượng của trẻ trên 1 tuổi tính bằng kg.

9kg:     Là trọng lượng của trẻ 1 tuổi.

1,5kg: Là trọng lượng tăng thêm mỗi năm.

N:        Là số tuổi của trẻ.

Ví dụ: Một trẻ 9 tuổi, có thể tính gần đúng trọng lượng của trẻ theo công thức trên:

P = 9kg + 1,5 (9- 1) = 21 kg.

Từ 10 - 15 tuổi, cân nặng của trẻ tăng nhanh hơn, trung bình mỗi năm tăng thêm 4 kg. Do vây, có thể tính gần đúng cân nặng của trẻ 10 - 15 tuổi theo công thức sau:

P = 21kg + 4 (N - 9)

Ví dụ: Có thể tính gần đúng trọng lượng của một trẻ 13 tuổi theo công thức trên:

P = 21kg + 4 (13- 9) = 37 kg

Biểu đổ tăng trưởng

Biểu đổ tăng trưởng (biểu đổ cân nặng) là một công cụ đơ n giản nhưng hiệu quả nhất có khả năng huy động cộng đổng tham gia vào công tác phòng chống suy dinh dưỡng.

Tác dụng của biểu đổ tăng trưởng

Chẩn đoán nhanh, sớm tình trạng SDD tại cộng đổng.

Giúp cho việc phát hiện sớm các bệnh lý mãn tính khác.

Theo dõi được sự phát triển của trẻ, nếu cân đều đặn hàng tháng.

Giáo dục dinh dưỡng kết hợp với phục hổi dinh dưỡng kịp thời cho từng trẻ cho nên có giá trị phòng bệnh suy dinh dưỡng.

Hỗ trợ cho việc chẩn đoán nguyên nhân suy dinh dưỡng, chẩn đoán chăm sóc cho cá t hể và cộng đổng.

Qua việc theo dõi biểu đổ tăng trưởng, chúng ta có thể đánh giá được tình trạng sức khoẻ của trẻ: Nếu thấy trẻ không lên cân hoặc sụt cân là trẻ không khoẻ mạnh, phải đưa trẻ đi khám để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Cấu tạo của biểu đổ tăng trưởng

Biểu đổ tăng trưởng được Bộ y tế và UNICEF phát hành, dùng chung cho cả bé trai và bé gái.

Về cấu tạo, biểu đổ tăng trưởng bao gổm các đường trục, các đường cong và các khoảng cách được tạo nên bởi các đường cong.

Các đường trục:

Trục đứng (trục tung) tương ứng với các dãy số là cân nặng của trẻ tính bằng kilogam (kg).

Trục ngang (trục hoành) được chia thành các ô đánh số từ 1 - 60 tương ứng với các tháng tuổi của trẻ.

Ngoài ra trên biểu đổ còn có bốn đường cong:

Đường cong trên cùng: Tương ứng với cân nặng trung bình tiêu chuẩn.

Đường cong ở phía dưới kế tiếp: Tương ứng với cân nặng trung bình tiêu chuẩn - 2SD.

Đường cong ở phía dưới tiếp theo: Tương ứng với cân nặng trung bình tiêu chuẩn - 3SD.

Đường cong dưới cùng: Tương ứng với cân nặng trung bình tiêu chuẩn 4SD.

Các khoảng cách giữa các đường cong:

Khoảng cách giữa đường cong trên cùng và đường cong kế tiếp (khoảng A) là phát triển bình thường: “Con đường sức khỏe của trẻ”.

Khoảng cách tiếp theo (khoảng B): suy dinh dưỡng độ I.

Khoảng C: suy dinh dưỡng độ II.

Khoảng dưới đường cong dưới cùng (khoảng D): suy dinh dưỡng độ III.

Cũng có thể sử dụng biểu đổ tăng trưởng bao gồm 2 đường cong: khoảng giữa 2 đường cong là “Con đường sức khỏe của trẻ”, khoảng dưới đường cong d ưới là suy dinh dưỡng.

Tiến hành cân cho trẻ và ghi vào biểu đổ tăng trưởng

Cân trẻ bằng loại cân phù hợp với lứa tuổi và điều kiên của từng địa phương

Trẻ dưới 5 tháng tuổi, có thể để trẻ nằm trong chiếc tã, buộc túm lại và treo lên cân, hoặc có điều kiên thì dùng cân đĩa.

Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi có thể dùng túi treo kiểu silíp hay quần đùi có dây treo để cân cho trẻ.

Cũng có thể dùng các loại cân thông dụng (cân móc hàm) ở nông thôn: đặt trẻ vào cái nôi bằng tre, nứa hay bằng nhựa, rồi dùng cân thông dụng để cân. Chú ý đề phòng quả cân rơi vào trẻ!

Cân trẻ đều đặn hàng tháng, hàng quí bằng một loại cân nhất định:

Trẻ từ 0 - 24 tháng: mỗi tháng cân một lần.

Trẻ từ 25 - 36 tháng: mỗi quí cân một lần.

Trẻ từ 36 tháng đến 5 tuổi: 6 tháng cân một l ần.

Trước hết phải ghi các tháng trong năm (ngày dương lịch), vào các ô vuông ở phía dưới của biểu đồ, bắt đầu bằng tháng sinh của trẻ. Thí dụ trẻ sinh vào tháng 4 thì ghi tháng 4 vào ô đầu tiên, sau đó là tháng 5, 6, ... đến tháng 12. Tiếp theo là tháng 1,2,3,... của năm sau (chú ý ghi thêm số liêu về năm vào ô của tháng, tháng đầu năm: tháng giêng).

Sau mỗi lần cân, phải ghi kết quả vào biểu đồ bằng cách: Chấm một chấm đâm vào giao điểm của đường thẳng kéo từ kết quả cân được (kg) theo trục tung và đư ờng thẳng kéo từ tháng cân cho trẻ theo trục hoành. Như vây, vị trí của dấu chấm được xác định bởi giao điểm giữa 2 đường thẳng: Đường thẳng nằm ngang đi qua chỉ số về cân nặng của trẻ và đường thẳng đứng đi qua điểm giữa của ô tháng trẻ được cân (thống nhất lấy vị trí chính giữa ô, bất kể cháu được cân ở đầu tháng hay cuối tháng).

Ví dụ: Vào tháng 8 (lúc trẻ 5 tháng tuổi) ta cân cho trẻ được 6 kg. Cách ghi kết quả lên biểu đồ như sau:

Từ trục tung, qua điểm 6 kg, ta kéo một đường thẳng nằm ngang (vuông góc với trục tung).

Từ trục hoành, qua điểm giữa ô tháng 8, ta kéo một đường thẳng dựng đứng (vuông góc với trục hoành).

Chấm một chấm đâm vào giao điểm của hai đường thẳng nói trên

Nối kết quả cân nặng của tháng này với kết quả cân nặng của tháng t rước, cứ như vây ta sẽ có đồ thị biểu diễn sự phát triển về cân nặng của trẻ. Đó chính là “con đường sức khoẻ của trẻ”.

Biểu đổ tăng trưởng

Hình: Biểu đổ tăng trưởng - Ghi chép các phần liên quan khác:

Phần trên đường giới hạn trên ghi những vấn đề về: trẻ được tiêm chủng loại gì, tên bệnh mắc phải, và sử dụng loại thuốc nào vào những tháng tương ứng. Ví dụ: vào tháng 8 (lúc trẻ 5 tháng tuổi) trẻ bị viêm phế quản.

Phần dưới đường giới hạn dưới ghi những vấn đề về: Nuôi dưỡng, chăm sóc và sự phát triển về tinh thần, vân động của trẻ vào những tháng tương ứng (biết lẫy, biết bò, biết ngồi, đứng, đi, biết nói, biết hát...).

Đánh giá

Quan sát đường biểu diễn cân nặng của trẻ trên biểu đồ, có thể đánh giá được tình trạng sức khoẻ của trẻ bằng 3 cách:

Theo hướng đi của đường biểu diễn cân nặng:

Nếu đường biểu diễn đi lên là trẻ bình thường (phát triển tốt).

Nếu đường biểu diễn đi ngang là dấu hiệu nguy hiểm, trẻ không lên cân, cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân, theo dõi và chăm sóc một cách chu đáo.

Nếu đường biểu diễn đi xuống là dấu hiệu rất nguy hiểm, trẻ sụt cân, cần đưa trẻ đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và xử trí kịp thời.

Theo vị trí của đường biểu diễn cân nặng:

Nếu đường biểu diễn cân nặng của trẻ nằm ở giữa 2 đường cong trên cùng (khoảng A) và theo chiều hướng đi lên là trẻ khoẻ mạnh, hay trẻ phát triển bình thường.

Nếu đường biểu diễn cân nặng của trẻ nằm ở khoảng B là trẻ bị suy dinh dưỡng độ I.

Nếu đường biểu diễn cân nặng của trẻ nằm ở khoảng C là trẻ bị suy dinh dưỡng độ II.

Nếu đường biểu diễn cân nặng của trẻ nằm ở dưới đường cong dưới cùng (khoảng D) là trẻ bị suy dinh dưỡng độ III.

Nếu đường biểu diễn cân nặng của trẻ nằm ở trên đường cong giới hạn trên cùng là trẻ phát triển rất tốt. Tuy vây, nếu đường biểu diễn đi ngang hoặc đi xuống thì phải đưa trẻ đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân, điều trị và chăm sóc. Mặt khác, trẻ có thể trong tình trạng thừa cân (béo phì) nếu cân nặng của trẻ lớn hơn cân nặng trung bình tiêu chuẩn + 2SD.

Phối hợp 2 cách trên để đánh giá:

Đây là cách đánh giá mang tính biện chứng. Với phương pháp này, ngoài việc đánh giá được tình trạng dinh dưỡng cụ thể của trẻ trong thời điểm nhất định, còn cho phép chúng ta tiên lượng được tình trạng sức khoẻ của trẻ trong tương lai. Ví dụ: Một trẻ có cân nặng thấp, đang nằm tại khoảng C (SDD độ II), nhưng có hướng đi lên trong các tháng tiếp theo thì sẽ có tiên lượng tốt hơn là trẻ có cân nặng cao hơn (nằm trong khoảng B), nhưng lại có hướng đi xuống.

Sự phát triển chiều cao

Chiều cao của trẻ mới đẻ

Trung bình 48 - 50 cm.

Dưới 45 cm là đẻ non.

Chiều cao của trẻ dưới 1 tuổi

Trong năm đầu chiều cao của trẻ tăng thêm được 24 - 25 cm:

Quý I, mỗi tháng tăng được 3,5 cm.

Quý II, mỗi tháng tăng được 2 cm.

Quý III, mỗi tháng tăng được 1,5 cm.

Quý IV, mỗi tháng tăng được 1 cm.

Như vây lúc 1 tuổi, chiều cao của trẻ khoảng 75 cm.

Chiều cao của trẻ trên 1 tuổi

Sau 1 tuổi chiều cao của trẻ tăng không đều trong các năm. Chiều cao tăng nhanh tới 6-10 cm/năm trong các giai đoạn trẻ: 1 -2 tuổi, 6-7 tuổi và tuổi dây thì. Ngược lại, chiều cao của trẻ tăng rất châm, tăng được 3 - 5 cm/năm trong giai đoạn trẻ từ 8 - 12 tuổi. Như vây trung bình mỗi năm chiều cao của trẻ tăng thêm được khoảng 5 cm.

Từ đó có thể tính chiều cao của trẻ trên 1 tuổi theo công thức sau:

                                  h = 75 + 5 . (N-1)

 Trong đó: h: Là chiều cao của trẻ (cm) N tuổi.

75: Là 75 cm - chiều cao của trẻ 1 tuổi.

5: Là 5 cm mà chiều cao được tăng thêm sau mỗi năm.

N: Là tuổi của trẻ.

Vòng đầu và vòng ngực

Vòng đầu

Trong năm đầu, khi còn thóp trước, vòng đầu của trẻ phát triển rất nhanh. Các năm sau, nhất là khi thóp trước đã kín, vòng đầu tăng rất châm:

Trẻ sơ sinh:   34 cm.

Trẻ 1 tuổi:      46 cm.

Trẻ 2 tuổi:      48 cm.

Trẻ 6 tuổi:      50 cm.

Trẻ 12 tuổi:    52 cm.

Trẻ lớn:          54 - 56 cm.

Vòng ngực

Lúc trẻ mới đẻ, vòng ngực của trẻ nhỏ hơn vòng đầu 1 -2 cm, lúc 6 tháng vòng ngực bằng vòng đầu và sau 1 tuổi thì vòng ngực lớn nhanh, vượt xa vòng đầu ở tuổi dây thì:

Trẻ sơ sinh:   32 cm.

Trẻ 1 tuổi:      48 cm.

Trẻ 5 tuổi:      55 cm.

Trẻ 10 tuổi:    63 cm.

Trẻ 15 tuổi:    75-78 cm.

Vòng cánh tay

Vòng cánh tay của trẻ phát triển nhanh trong năm đầu. Từ 1 tuổi đến 5 tuổi vòng cánh tay phát triển rất chậm.

Dựa vào chỉ số vòng cánh tay có thể phát hiên được tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em từ 1 - 5 tuổi:

Dưới 12 cm: Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.

Từ 12 - 14 cm: Trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ hoặc báo động suy dinh dưỡng.

Trên 14 cm: Trẻ phát triển bình thường.

Trong những năm gần đây, chỉ số vòng cánh tay ít được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Một số chỉ số khác

Thóp

Thóp trước: Có hình thoi với kích thước của mỗi chiều trung bình là 2 cm. Trẻ đẻ non có kích thước lớn hơn. Thóp trước thường kín khi trẻ ở lứa tuổi từ 12 - 18 tháng. Nếu thóp trước kín sớm trước 6 - 8 tháng tuổi, cần đưa trẻ đi khám kiểm tra và theo dõi. Trong trường hợp này, nên tránh cho trẻ sử dụng vitamin D. Nếu thóp trước kín trước 3 tháng tuổi, cần được thăm khám để loại trừ bệnh nhỏ đầu (Microcelphalia).

Thóp sau: Có hình tam giác, thường kín ngay sau đẻ. Chỉ có khoảng 25% số trẻ ra đời là còn thóp sau với kích thước nhỏ bằng đầu ngón tay và sẽ kín trong quý đầu.

Răng

Mầm răng được hình thành trong 3 tháng đầu của thời kỳ bào thai.

Khi ra đời, răng vẫn còn nằm trong xương hàm. Sau 6 tháng tuổi răng bắt đầu mọc.

Lớp răng đầu tiên được gọi là răng sữa (răng tạm thời). Răng sữa mọc từ khi trẻ được 6 tháng cho đến 24 - 30 tháng tuổi. Tổng số răng sữa là 20 cái, mọc theo thứ tự như sau :

Hàm trên

9

5

7

3

2

2

3

7

5

9

Hàm dưới

10

6

8

4

1

1

4

8

6

10

Có thể tính số răng của trẻ dựa vào số tháng tuổi theo công thức:

Số răng = số tháng tuổi - 4

Ví dụ: Trẻ 20 tháng tuổi sẽ có số răng là: 20 - 4 = 16 răng.

Từ 6 - 7 tuổi, răng sữa bắt đầu được thay thế dần bằng răng vĩnh viễn; đến 15 tuổi thường có đủ 28 răng và 4 chiếc răng cuối cùng (răng khôn) thường mọc ở độ tuổi từ 18 đến 25.

Tỷ lê các phần cơ thể

Tỷ lê các phần cơ thể trẻ em khác với người lớn. Nhìn chun g trẻ em có đầu tương đối to, chân và tay tương đối ngắn so với kích thước toàn cơ thể. Dần dần về sau, do chân dài ra nhanh nên chiều cao của đầu giảm đi một cách tương đối theo tuổi, còn chiều dài tương đối và tuyệt đối của chân và tay lại được tăng lên rõ rệt (hình 3).

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em và có thể chia làm 2 nhóm là yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh.

Các yếu tố nội sinh (những yếu tố b ên trong cơ thể)

Vai trò của các tuyến nội tiết: Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cân giáp, tuyến thượng thân và tuyến sinh dục.

Yếu tố di truyền liên quan đến chủng tộc, gen.

Các dị tât bẩm sinh.

Vai trò của hệ thần kinh.

Các yếu tố ngoại sinh (những yếu tố bên ngoài cơ thể)

Dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Bệnh tât, nhất là các bệnh mãn tính.

Giáo dục thể dục, thể thao.

Khí hâu và môi trường.

Kết luân:

Sự tăng trưởng về thể chất của trẻ em nước ta trong những tháng hoàn toàn bú mẹ không có gì khác so với trẻ em ở các nước phát triển. Những năm tháng sau đó, kể từ khi cho trẻ ăn sam, nhất là từ khi cho trẻ ăn bình thường như người lớn thì sự tăng trưởng châm dần và thua kém nhiều so với trẻ em ở các nước phát triển. Phấn đấu để cải thiện tình trạng tăng trưởng thể chất, cải thiện giống nòi là một trong những mục tiêu lớn của Đảng và nhà nước ta, trong đó ngành y tế có vai trò và trách nhiệm không nhỏ. Nắm vững những đặc điểm phát triển về thể chất của trẻ em và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển này, chúng ta phải có trách nhiệm thường xuyên khuyến khích, động viên, giáo dục các bâc cha mẹ và trẻ em không ngừng tăng cường dinh dưỡng, luyện tâp thể dục thể thao, phòng chống bệnh tât, tạo điều kiện thuân lợi nhất để thúc đẩy sự lớn lên không ngừng của trẻ.

Bài viết cùng chuyên mục

Sự phát triển tâm thần và vận động của trẻ em

Trẻ sơ sinh chỉ có những cử động tự phát, không ý thức. Do vây các động tác này thường xuất hiện đột ngột, không có sự phối hợp và đôi khi xảy ra hàng loạt các động tác vu vơ.

Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp thường xảy ra sau vài tuầ n hoặc vài tháng kể từ khi trẻ bị viêm họng, viêm amydal, chốc đầu, lở loét ngoài da. Do vậy khi thăm khám bệnh nhân phù thận.

Chẩn đoán và xử trí hôn mê ở trẻ em

Hôn mê là một tình trạng trong đó người bệnh không có thể mở mắt, không thể thực hiện các động tác theo mệnh lệnh, cũng không nói thành lời được.

Bệnh học viêm cầu thận mạn ở trẻ (Nephrite Chronique)

Nồng độ Ure máu có giá trị tiên lượng: 2-3g/lit thường chết trong vài tuần hoặc tháng. 1-2g/lit cầm cự không ngoài một năm. 0,5-1g/lit sống được lâu hơn.

Viêm đa rễ và dây thần kinh ngoại biên ở trẻ em

Liệt có tính chất đối xứng, liệt ngọn chi nhiều hơn gốc chi, có nhiều trường hợp liệt đồng đều gốc chi như ngọn chi. Liệt có thể lan lên 2 chi trên, liệt các dây thần kinh sọ não IX, X, XI.

Bệnh học hen ở trẻ em

Một số virus ái hô hấp như RSV hoặc parainfluenza virus cũng có thể gây hen thông qua sự tăng sản xuất IgE đặc hiệu đối với virus đó hoặc kích thích thụ thể phản xạ trục.

Chăm sóc trẻ bị bệnh thấp tim

Không phải bất kỳ trẻ em nào nhiễm liên cầu trùng beta tan huyết nhóm A cũng bị bệnh thấp tim. Trong số 90-95% trẻ em bị viêm họng do liên cầu, chỉ có 0,2 -3% trẻ bị thấp tim.

Chăm sóc trẻ bệnh khi khám lại

Vì tầm quan trọng của việc khám lại, bạn cần phải sắp xếp để việc khám lại được thuận tiện cho các bà mẹ. Nếu có thể được, không nên để các bà mẹ phải xếp hàng chờ khám.

Thoát vị màng não tủy ở trẻ em

Thoát vị màng não tuỷ là do khuyết cung sau rộng làm cho ống sống thông với phần mềm ngoài ống sống, qua đó màng cứng tuỷ dễ dàng phình ra và tạo thành túi thoát vị.

Hướng dẫn tiếp nhận và sơ cứu khi cấp cứu

Một bệnh nhân được coi là ở trong tình trạng cấp cứu khi người đó bị rối loạn nghiêm trọng một hay nhiều chức năng sống, đe doạ gây tử vong. Do đó nhiệm vụ của người thầy thuốc cấp cứu tại tuyến cơ sở theo thứ tự ưu tiên.

Bệnh học táo bón ở trẻ em

Táo bón là sự đào thải phân khô cứng ra ngoài, và đau khi thải phân. Đây là một hiện tượng thường thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 3-5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa và 35 % trẻ đến khám ở các Bác sĩ nhi khoa tiêu hoá.

Đặc điểm hệ tiết niệu trẻ em

Mỗi thận có 9 - 12 đài thận, được chia thành 3 nhóm: trên, giữa, dưới. Hình dáng của hệ thống đài bể thận theo các lứa tuổi rất khác nhau do có nhu động co bóp để đẩy nước tiểu xuống phía dưới.

Bệnh học sốt rét ở trẻ em

Do sự kết dính của hồng cầu làm tắt nghẻn vi quản mạch máu, hồng cầu giảm khả năng chuyên chở oxy, lưu lượng máu đến tưới các mô bị suy giảm.

Cứng duỗi khớp gối sau tiêm kháng sinh cơ tứ đầu đùi

Cứng duỗi khớp gối là tình trạng bệnh lý với hình thái khớp gối hạn chế gấp với khớp gối ở vị trí trung gian do xơ hoá cơ tứ đâu đùi sau tiêm kháng sinh trong cơ ở trẻ em.

Rối loạn lo âu ở trẻ em

Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất mơ hồ, vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống.

Trầm cảm ở trẻ em

Sững sờ, hoang tưởng và ảo giác có thể gặp trong trầm cảm nặng. Nội dung hoang tưởng thường là có tội, không xứng đáng, bị truy hại hoặc không tồn tại.

Thiếu máu tan máu tự miễn ở trẻ em

Bệnh thường xảy ra phối hợp với một số bệnh nhiễm khuẩn như viêm gan, viêm phổi do vius, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, hoặc trên cơ sở bị một số bệnh như U lympho Hodgkin, Lupus ban đỏ, hội chứng suy giảm miễn dịch.

Bệnh học tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Tỉ lệ tử vong là 35%/tử vong tiêu chảy. Tỷ lệ tử vong của tiêu chảy cấp / tỷ lệ mắc phải là 0.7% trong khi đó là 14% đối với tiêu chảy kéo dài (theo công trình nghiên cứu ở Bắc Ấn độ).

Sử dụng thuốc trong nhi khoa

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, cần nắm rõ đặc điêm sinh lý, giải phẩu và tình trạng bệnh lý của trẻ. Chức năng gan, thận của trẻ chưa hoàn thiện => Khả năng chuyển hóa, tích lũy, đào thải kém-> dễ ngộ độc thuốc.

Viêm tiểu phế quản cấp tính

Viêm tiểu phế quản cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi thường do virus hợp bào hô hấp gây ra (Respiratory Syncytial Virus - RSV). Trẻ đẻ non, có bệnh tim bẩm sinh, có thiểu sản phổi dễ có nguy cơ bị bệnh.

Loạn sản phổi ở trẻ em

Lọan sản phổi còn gọi là bệnh phổi mạn tính, biểu mô các phế quản nhỏ bị họai tử và sừng hóa, giảm chất họat diện (surfactant), mô kẻ tăng sinh dạng sợi, hậu quả gây xơ hóa phổi.

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi nặng

Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng.

Bệnh học nôn trớ ở trẻ em

Nôn trớ là sự bắn tung mạnh mẽ những chất chứa trong dạ dày ra ngoài do co bóp của cơ hoành, cơ bụng và cơ trơn của dạ dày. Ợ là một hiện tượng mà một lượng nhỏ thức ăn từ dạ dày được bắn ra ngoài do sự co bóp của thành dạ dày.

Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát ở trẻ em (ITP)

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP) là các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, không rõ nguyên nhân, loại trừ các trường hợp giảm tiểu cầu thứ phát.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em

Hiện nay chưa có vaccine. Việc cách ly các trẻ bị viêm mũi họng cấp là không cần thiết. Trẻ nhỏ nên tránh cho tiếp xúc với những người đang bị viêm mũi họng cấp.