Sử dụng thuốc trong nhi khoa

2011-12-06 10:23 PM

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, cần nắm rõ đặc điêm sinh lý, giải phẩu và tình trạng bệnh lý của trẻ. Chức năng gan, thận của trẻ chưa hoàn thiện => Khả năng chuyển hóa, tích lũy, đào thải kém-> dễ ngộ độc thuốc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, sử dụng thuốc cho trẻ em cần phải hiểu rõ tính chất dược lý của thuốc và đặc điểm cơ thể của trẻ.

Các phương pháp điều trị bằng thuốc

Điều trị đặc hiệu: Là dùng thuốc đặc hiệu với nguyên nhân.

Điều trị theo kinh nghiệm.

Điều trị thử: Nhằm định hướng chẩn đoán.

Điều trị triệu chứng.

Điều trị giả dược: Điều trị tâm lý.

Đặc điểm của trẻ liên quan đến dùng thuốc

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, cần nắm rõ đặc điêm sinh lý, giải phẩu và tình trạng bệnh lý của trẻ.

Chức năng gan, thận của trẻ chưa hoàn thiện => Khả năng chuyển hóa, tích lũy, đào thải kém-> dễ ngộ độc thuốc.

Sự cạnh tranh trong việc gắn Protein:

Thuốc vào cơ thể được gắn với Protein để vận chuyển đến nơi tác dụng.

Ở trẻ em khả năng gắn thuốc với protein còn kém và có sự cạnh tranh giữa các thuốc đồng thời cạnh tranh với Bilirubin tự do => một số thuốc không gắn được với Protein => dễ gây ngộ độc thuốc và tăng Bilirubin tự do trong máu => vàng da.

Thuốc + Protein ( Albumin) => Về nơi có tác dụng.

                                        Gluconyltranferaza

Bilirubin tự do + Albumin ===========> Bilirubin-Al

                                                Gan

Bilirubin-Al + Protein Y,Z ===========> Bilirubin trực tiếp

(Trẻ sơ sinh HC nhiều, sau mấy ngày HC vỡ để trở về bình thường => Bilirubin tự do tăng cao => H/C vàng da nhân ở trẻ sơ sinh. Nếu ta sử dụng thuốc cướp mất Albumin => Bilirubin tự   o càng tăng cao => càng dễ dẫn tới H/C vàng da nhân).

Đặc điểm chuyển hóa thuốc và sự phân bố nước trong cơ thể:

Ở trẻ em lượng nước toàn phần và sự phân bố nước ở trong và ngoài tế bào thay đổi theo lứa tuổi, do đó sự phân bố khối lượng thuốc củng rất khác nhau ở từng lứa tuổi.

Đặc điểm thần kinh trung ương và hàng rào máu não:

Não của trẻ em có nhiều nước, nhiều mạch máu và chức năng hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh nên dễ có tình trạng phản ứng thuốc.

Một số thuốc có thể qua rau thai và qua sữa mẹ.

Đường dùng và đặc điểm đường dẫn thuốc

Đường uống

Đây là đường thông dụng và hợp lý nhất đối với trẻ em vì:

Tiện lợi, không gây đau cho trẻ.

Dễ thực hiện.

Khả năng hấp thu thuốc ở dạ dày trẻ em cao hơn người lớn vì hệ thống vi nhung mao dày đặc, ruột trẻ em dài .

Độ pH ở dạ dày của trẻ em kiềm tính hơn người lớn nên trẻ dùng một số thuốc ít bi xuất huyết và chịu được liều hơn người lớn.

Một số men phá hủy chưa hình thành( như men phá hủy Streptomycin) nên khi sử dụng thuốc cần lưu ý:

Các thuốc nên sử dụng dưới dạng lỏng, xirô, nước thơm, ngọt.

Số lượng không quá nhiều các thuốc khó uống, nên chia làm nhiều lần uống.

Nên nghiền nhỏ thuốc đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi

Khi trẻ nôn nhiều không nên dùng thuốc tránh sặc vào phổi.nên chuyển sang đường tiêm.

Không dùng cồn, rượu để pha thuốc.

Đường tiêm

Tiêm TM theo giờ sẻ tập trung được nồng độ thuốc cao nhất.

Tiêm bắp và dưới da: Chỉ dùng trong những trường hợp bắt buộc khi tiêm bắp nên tiêm 1/4 trên ngoài mông.

Qua tủy sống

Dùng để bơm kháng sing khi trẻ bị viêm màng não. Bơm hóa chất trong bệnh BC cấp.

Cách tính liều lượng thuốc cho trẻ em

Theo kinh nghiệm

Trẻ sơ sinh dùng liều = 1/8 liều người lớn

Trẻ dưới 6 tháng dùng liều = 1/5 liều người lớn.

Trẻ 1 tuổi dùng liều = 1/4 liều người lớn

Trẻ 3-4 tuổi dùng liều = 1/3 liều người lớn

Trẻ 7 tuổi dùng liều =1/2 liều người lớn.

Trẻ 12 tuổi dùng liều = 2/3 liều người lớn.

Trẻ = 15 tuổi dùng liều = liều người lớn.

Hoặc tính theo công thức:                                           

Liều trẻ em = Liều người lớn x (Tuổi trẻ em (năm)/ Tuổi ( năm) + 12).

Liều trẻ em= 4/5 Tuổi trẻ em x liều người lớn  

Theo cân nặng

Ví dụ: Người lớn dùng 1mg/kg cân nặng thì:

Trẻ < 1 tuổi là 2 mg/kg.

Trẻ 1- 4 tuổi là 1,75mg/kg.

Trẻ 4-7 tuổi là 1,5 mg/kg.

Trẻ 7-15 tuổi là 1,25mg/kg.

Trẻ >15 tuổi là 1 mg/kg.

Theo diện tích da

Liều lượng thuốc = (Diện tích da trẻ em(m²) x liều người lớn)/ 1,73 m²

*Bảng đối chiếu diện tích da của cơ thể: cân nặng(kg); Diện tích da(m²):

P(kg)...            .3,5...   ..7...     ..12.....19......30... ...40......50

S(m²)...           .0,25... ...0,35...0,5....0,75....1...       .1,25....1,5

Một số liều lượng cần lưu ý

1 gr nước cất = XX giọt.

1 gr cồn = LV giọt.

1 gr dầu = Lgiọt.

1 Thìa cà fê = 5gr nước = 5ml.

1 Thìa cà fê = 4,5gr dầu.

1 Thìa cà fê = 20gr xi rô.

1 Thìa súp = 15gr nước = 15ml.

Nguyên tắc sử dụng thuốc cho trẻ

Nếu thuốc cùng tác dụng thì nên chọn thuốc ít độc hơn.

Hai thuốc cùng tác dụng, cùng độc tính thì nên chọn loại rẻ tiền

Không phối hợp nhiều loại kháng sinh cùng lúc( trừ KS chống lao).

Thận trọng dùng thuốc khi chưa có chẩn đoán rõ ràng.

Một số thuốc không dùng cho trẻ em dưới một tuổi

Acid boric => gây ỉa chảy, trụy mạch, co giật, vô niệu.

Bismuth => Gây MetHemoglobin máu.

Chloramphenicol gây hội chứng xám.

Cocain gây sốt, co giật, mê sảng.

Coramin gây co giật.

Gardenal chuyển hóa rất chậm ở trẻ em.

Lobelin gây suy hô hấp thứ phát.

Mentol gây ngất.

Morphin gây suy hô hấp.

Polimycin B độc với gan và tế bào thần kinh trẻ sơ sinh

Rifammyxin độc với gan và tế bào thần kinh trẻ em.

Một số thuốc thông dụng cho trẻ em

Kháng sinh

Beta - Lactam

Pennicilin G: 500.000-2 triệu UI/kg/24h uống. 200.000-500.000 UI/kg/24h tiêm IM.IV.

Ampicilin: 50-100mg/kg/24h uống, IM,IV.

Methixillin: 200-300mg/kg/24h( pha Bicarbonat natri) tiêm IV (Điều trị viêm phổi tụ cầu).

Oxaxilin: 25-50mg/kg/24h uống.

Cephalosporin

TH1: Cephalothin, Cephazolin, Cephaloridin, Cephalexin. 30-50mg/kg/24h uống

Có tác dụng tụ cầu có sinh men penixillinaza, Gram(-) gồm: E coli, Klebsiella, Enterobacteria, ít tác dụng với Hemophilusinfluenza.

TH2: Cephamandole, Cefaclor, Cefuroxime, Ceforanide, Cefotiam.

TH3: Cefotaxime, Ceftriaxome, Cytazindime, Ceftrizoxime

Amynoglycozid(AG)

Gentamycin: 3-5mg/kg/24h Tiêm IM,IV( ảnh hưởng thính lực)

Kanamycin 15mg/kg/24h Tiêm IM,IV

Neomycin: 100mg /kg/24h uống

Phenicol

Chloramphenicol: 30-50mg/kg/24h uống hoặc tiêm TM(ức chế tủy xương).

Macrolid

Erythromycin: 30-50mg/kg/24h uống.

Quinolon

Acid nalidixic( negram, nelidix): 40-50mg/kg/24h uống

Kháng sinh đa Peptid

Polymycin B: 10-20mg/kg/24h uống, 5mg/kg tiêm IM.

(không hấp thu qua đường tiêu hóa, chỉ uống khi NK tiêu hóa)

Kháng sinh chống lao

Ethambutol: 10-15mg/kg/24h uống

Isoniazit: 5-10mg/kg/24h

Sulfamid

Biseptol 0,48g (Viên 80mg Trimethoprim và 400mg Sulfamethoxazol): 30-
50mg/kg/24h uống.

Colistin 15mg/kg/24h uống; 10mg/kg/24h tiêm bắp.

Rulid: 5-7mg//kg/24h uống.

Thuốc tác dụng trên thần kinh trung ương

Phenobacbital (Gardenal): 4-10mg/kg/24h, Tiêm IM,IV( liều ngủ, chống co giật) + 15-30mg/kg/24h liều điều trị động kinh.

Diazepam( Valium, Seduxen): 0,2-0,8mg/kg/24 uống, IM,IV.

Aminazin: Viên, ống 25mg, liều 1-2mg/kg/24h uống, tiêm bắp sâu.

Carbamazepin (Tegretol): viên 200mg, liều 20mg/kh/24h uống.

Sodanton: 10mg/kg/24h uống.

Depakin: 10-20mg/kg/24h uống.

Elavil : 25mg x 1-2 v/24h x 2 tháng, uống tối chữa đái   ầm ở trẻ > 4 tuổi.

Thuốc hạ nhiệt

Nhóm Salixilat( aspirin, aspegic): 50-100mg/kg/24h.

Nhóm có chứa Paracetamol:

Paracetamol: 10-20mg/kg/lần (Efferagan, dafalgan, algotropyl)

Analgin: 10mg/kg/24h

Thuốc trợ tim

Uabain: 0,01mg/kg/lần, tiêm IV.

Coramin 20%: 0,1mg/kg/lần, tiêm IM ( 15mg/kg/24h).

Dopamin: 2-6mg/kg/p Tiêm TM chậm.

Digoxin: < 2 tuổi: 0,02-0,04 mg/kg/24h -> uống, tiêm bắp hoặc > 2 tuổi: 0,01-0,015mg/kh/24h => tiêm dưới da.

Isupren: 0,1-0,5mg/lần, tiêm dưới da.

Thuốc hạ huyết áp

Thuốc ức chế giao cảm trung ương

Aldomet viên250mg: 5-10mg/kg/24h uống hoặc đặt dưới lưỡi + Reserpin viên0,25mg: 0,03mg/kg/24h uống

Thuốc ức chế beta

Propranolol: viên40mg : 1-3mg/kg/24h, uống.

Thuốc ức chế Canxi

Nifedipin: (tác dụng trung bình) viên nang 5-10-20 mg Liều: 0,5/kg/24h hay 5mg/lần.

Adalat gen:(tác dụng nhanh,mạnh) viên nang 10-20 mg.

Adalat LA: (tác dụng kéo dài) viên giải phóng chậm 30-60-90mg.

Thuốc lợi tiểu

Furosemid (lasix, laisilix): 0,5-1mg/kg/24h uống, IM,IV.

Hydroclorothiazid (Hypothiazid): 1mg/kg/24h.

Spironolacton (Aldacton): 2-3mg/kg/lần uống.

Thuốc giãn phế quản

Nhóm Metylxanthin không dùng cho trẻ < 5 tuổi:

Theophylin viên 0,1g: 5-10mg/kg/24h uống. Syntophylin ống 0,24g

Aminophylin ống 0,48g => Pha dich truyền TM.

Nhóm kích thích giao cảm

Salbutamol viên 2mg( Ventolin- Anh): dạng xi rô 5ml=2mg Liều 0,2mg/kg tiêm   ưới da, uống, khí dung.

Terbutalin sulfat (bicanyl- Thụy Điển), kích thích Adrenergic viên 2,5mg, 5mg: 0,02mg/kg/lần uống, khí dung, tiêm dưới da.

Adrenalin, Epinnephrin: Cường Adrenergic: ống 1ml=1mg Adrenalin 1% dùng liều 0,03 -0,05 mg/kg tiêm dưới da.

Thuốc tẩy giun

Piperazin: 0,3g/ tuổi

Giun đũa x 3 ngày.

Giun kim x 5 ngày.

Decaris( levamisol):

Tẩy 1 lần.

Helmintox:

Viên 125mg, 250mg: 10kg/125mg (tẩy 1 lần).

Bài viết cùng chuyên mục

Tổng quan nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp phổ biến ở thành thị hơn là nông thôn, tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta tăng lên vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Nguyên nhân có thể do yếu tố ấm nóng, gió.

Xuất huyết não màng não ở trẻ nhỏ

Xuất huyết não - màng não hay gặp ở trẻ 1 - 2 tháng tuổi, đa số do thiếu Vitamin K, viêm gan. Siêu âm não qua thóp, chụp cắt lớp điện toán cho biết các vị trí chảy máu não, chảy máu dưới màng cứng, chảy máu dưới màng nhện, ổ máu tụ trong não

Chăm sóc trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp

Virus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em. Những loại virus gây tiêu chảy là Rotavirus, Adenovirus, Norwalk virus, trong đó Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh.

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Viêm thanh quản cấp thường do virut Para - influenza, hay xảy ra ở trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi, vào mùa đông. Cho ăn chất dễ tiêu (sữa, cháo, ăn nhiều bữa). Nếu bệnh nhân không ăn phải cho ăn bằng sonde. Luôn có người ở cạnh bệnh nhân. Khi có nôn phải nhanh chóng hút và làm thông đường thở.

Co giật sơ sinh

Khác với trẻ lớn, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.

Bệnh học nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em

Đau một bên hoặc cả hai bên lan xuống dưới; sờ, vỗ vào vùng hố thắt lưng bệnh nhân đau; có khi bệnh nhân đau như cơn đau quặn thận. Có khi sờ thấy thận to.

Cứng duỗi khớp gối sau tiêm kháng sinh cơ tứ đầu đùi

Cứng duỗi khớp gối là tình trạng bệnh lý với hình thái khớp gối hạn chế gấp với khớp gối ở vị trí trung gian do xơ hoá cơ tứ đâu đùi sau tiêm kháng sinh trong cơ ở trẻ em.

Rối loạn phân ly ở trẻ em

Rối loạn phân ly ở trẻ em! Đặc điểm cơ bản của rối loạn này là bệnh nhân có biểu hiện tăng cảm xúc, tăng tính ám thị và tự ám thị và có thể điều trị nhanh khỏi.

Suy dinh dưỡng trẻ em

Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).

Bệnh học bạch hầu

Người là ổ chứa của vi khuẩn bạch hầu. Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp.

Hướng dẫn tiếp nhận và sơ cứu khi cấp cứu

Một bệnh nhân được coi là ở trong tình trạng cấp cứu khi người đó bị rối loạn nghiêm trọng một hay nhiều chức năng sống, đe doạ gây tử vong. Do đó nhiệm vụ của người thầy thuốc cấp cứu tại tuyến cơ sở theo thứ tự ưu tiên.

Xuất huyết não màng não ở trẻ lớn

Xuất huyết não ở trẻ lớn đa số do dị dạng thành mạch bẩm sinh, vỡ phình mạch gặp nhiều hơn vỡ các dị dạng thông động tĩnh mạch. Bệnh xảy ra đột ngột: Đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức, hôn mê, liệt nửa người.

Hội chứng thận hư tiên phát kháng steroid ở trẻ em

Điều trị khó khăn, kéo dài dễ phát sinh các biến chứng như cao huyết áp, giữ nước, giảm nặng áp lực keo, rối loạn nước điện giải, suy thận. Thận hư kháng Corticoid chiếm khoảng 12 - 14% số bệnh nhân thận hư tiên phát.

Bệnh học sốt rét ở trẻ em

Do sự kết dính của hồng cầu làm tắt nghẻn vi quản mạch máu, hồng cầu giảm khả năng chuyên chở oxy, lưu lượng máu đến tưới các mô bị suy giảm.

Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em

Não trẻ sơ sinh có trọng lượng tương đối lớn hơn so với người lớn (não trẻ sơ sinh nặng 370 - 390g, chiếm 12 - 13% trọng lượng cơ thể, trong khi não của người lớn nặng 1400g.

Chẩn đoán và xử trí co giật ở trẻ em

Ở trẻ em, vì nguyên nhân gây co giật rất phong phú nên hình thái lâm sàng cũng rất đa dạng, do đó người thầy thuốc phải nắm vững cơ chế bệnh sinh, cách phân loại.

Xuất huyết não màng não sớm ở trẻ em

Xuất huyết não màng não sớm xảy ra ở trẻ dưới 15 ngày tuổi, Nguy cơ mắc bệnh càng cao nếu càng non tháng

Xuất huyết màng não muộn do thiếu Vitamin K ở trẻ em

Xuất huyết não màng não muộn xảy ra ở trẻ từ 15 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi và nhiều nhất là ở trong khoảng từ 1 đến 2 tháng tuổi. Thường các triệu chứng xuất hiện đột ngột và nhanh nên.

Bệnh học luput ban đỏ rải rác ở trẻ em (Luput ban đỏ hệ thống)

Chưa biết chắc chắn, có nhiều giả thuyết cho là do nhiễm khuẩn tiềm tàng ( Nhiễm vi khuẩn , Virut ...). Có thuyết cho là do hoá chất, có thuyết cho là do rối loạn chuyển hoá, nội tiết.

Lõm lồng ngực bẩm sinh

Lõm lồng ngực bẩm sinh là một dị tật thành ngực trong đó xương ức và các xương sườn dưới bị lõm về phía sau. Tỷ lệ trẻ trai / trẻ gái = 3/1. 90% các trường hợp có biểu hiện bệnh ở lứa tuổi 1 tuổi.

Đánh giá và xử trí hen phế quản theo IMCI ở trẻ em

Nếu trẻ có tím trung tâm hoặc không uống được: Cho trẻ nhập viện và điều trị với thở oxy, các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh và những thuốc khác được trình bày ở phần sau.

Bệnh học tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Tỉ lệ tử vong là 35%/tử vong tiêu chảy. Tỷ lệ tử vong của tiêu chảy cấp / tỷ lệ mắc phải là 0.7% trong khi đó là 14% đối với tiêu chảy kéo dài (theo công trình nghiên cứu ở Bắc Ấn độ).

Chăm sóc trẻ em thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) hay khối hổng cầu trong một đơn vị thể tích máu, hemoglobin hay khối hổng c ầu thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi.

Chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh khi khám lại

Khi trẻ nhỏ được phân loại nhiễm khuẩn tại chỗ đến khám lại sau 2 ngày, hãy theo những chỉ dẫn ở khung “Nhiễm khuẩn tại chỗ trong phần khám lại của phác đồ.

Bệnh học dị tật bẩm sinh ống tiêu hóa ở trẻ

Không điều trị trực tiếp vào thoát vị mà điều trị lên hồi lưu thực quản dạ dày. Để trẻ ở tư thế nữa nằm nữa ngồi, ăn thức ăn đặc, có thể có kết quả/