Sốt cao gây co giật ở trẻ em

2011-12-13 08:42 PM

Co giật do sốt xảy ra khoảng 3% trẻ em. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ, từ 3 tháng đến 5 tuổi. Bệnh liên quan đến sốt nhưng không có bằng chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Co giật do sốt xảy ra khoảng 3% trẻ em. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ, từ 3 tháng đến 5 tuổi. Bệnh liên quan đến sốt nhưng không có bằng chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương hoặc một nguyên nhân khác đã xác định như rối loạn chuyển hoá hay động kinh trước đó không do sốt.

Co giật do sốt thường biểu hiện co giật toàn thể (co cứng - co giật hay co giật)

Những yếu tố ảnh hưởng co giật do sốt

Di truyền

Yếu tố di truyền có vai trò quan trọng về nguyên nhân co giật do sốt. Việc xác định tính trội hay lặn của nhiễm sắc thể và nhiều cơ chế di truyền khác. Ở những gia đình có người co giật do sốt thì nguy cơ co giật ở trẻ tăng gấp 2- 3 lần. Nếu cả bố lẫn mẹ có tiền sử co giật do sốt thì nguy cơ tăng lên nhiều, cả trai lẫn gái đều có thể bị, những thế hệ con cái cũng có thể bị. Tỷ lệ co giật do sốt cũng tùy theo vùng, theo Duchowny ở các nước Châu Á trẻ em bị nhiều hơn các nuớc phía Tây và Châu Âu.

Tuổi

Co giật do sốt thường xảy ra 3 năm đầu của trẻ em, 4% ca trước 6 tháng, 6 % ca sau 3 năm, 1/2 ca xảy ra năm thứ hai, các tác giả nhấn mạnh đến thời gian “18 -24 tháng” là tuổi thường có co giật do sốt.

Sốt

Co giật sốt xảy ra liên quan sớm bệnh lý nhiễm trùng, khi đang sốt đột ngột nhiệt độ tăng cao theo đường biểu diễn nhiệt độ hình cung, nhiệt độ lúc này khoảng

39.2 độ C (lấy ở hậu môn), xấp xỉ 25% ca xảy ra khi nhiệt độ trên 40.2 độC. Theo dõi mối liên hệ giữa nhiệt độ và cơn co giật thì sự gia tăng hay giảm nhiệt độ không ảnh hưởng đến ngưỡng của cơn. Trong nhóm tuổi 6-18 tháng có nhiệt độ trên 40 độC, co giật tái phát gấp 7 lân trẻ em sốt nhiệt độ dưới 40 độ C.

Co giật sốt thường liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tai giữa, hệ thống tiêu hoá, mà virus là tác nhân chính, trong khi vi trùng có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não thì hiếm hơn có co giật do sốt.

Những bé gái, tuổi càng nhỏ càng dễ bị co giật hơn so với các bé trai cùng nhóm tuổi. Những rối loạn điện giải, Vitamin B6 cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ co giật.

Lâm sàng

Co giật do sốt cao thường xảy ra sớm, cơn co giật hầu hết là cơn toàn thể, vận động hai bên, chỉ có 15% ca là cục bộ: 80 % cơn co giật, 14% ca là cơn trương lực, 6 % là cơn mất trương lực. Dựa theo mức độ trầm trọng của bệnh có 3 dạng lâm sàng cơ bản: co giật sốt đơn thuần, co giật sốt phức tạp, trang thái động kinh do sốt.

Co giật sốt cao đơn giản, có thời gian co giật < 15 phút, không có dấu thần kinh cục bộ và không có cơn thứ hai. Bệnh thường khỏi, 90 % ca kết thúc mà không để lại di chứng nào.

Co giật do sốt phức tạp

Co giật do sốt phức tạp là co giật do sốt kèm một trong những dấu hiệu sau: thời gian co giật kéo dài > 15 phút, co giật vận động cục bộ hoặc sau cơn có liệt Todd, trên một cơn trong 24 giờ, tình trạnh thần kinh không bình thường, cha mẹ, anh em có co giật không sốt.

Những bệnh nhân có từ hai dấu hiệu trên trở lên sau 7 tuồi khoảng 6% ca mắc bệnh động kinh. Bệnh viện “Mayo Clinic” nhận thấy khoảng 7% ca co giật do sốt phức tạp sẽ suy giảm thần kinh và tiến tới mắc bệnh động kinh, tỷ lệ này là 2,5% trẻ co giật không có các dấu hiệu trên.

Trạng thái động kinh do sốt

Đa số các bệnh nhân tự khỏi, nhưng co giật kéo dài từng đợt và trạng thái động kinh do sốt không phải là hiếm. Nhiều báo cáo đã cho thấy khi xảy ra trạng thái động kinh do sốt cao gây hoại tử não, hay tử vong. Trong nghiên cứu ghi nhận 1706 trẻ em co giật do sốt (NCCPP) thì 8% trường hợp co giật < 15 phút, 4% trường hợp co giật > 30 phút, 25% trường hợp trạng thái động kinh do sốt trẻ em. Nghiên cứu tử thi những trẻ em trạng thái động kinh do sốt có hoại tử vỏ não, hạch nền, đồi thị, tiểu não và cấu trúc thuỳ thái dương.

Một số trẻ nhỏ có co giật nửa người sau đó yếu hay liệt nửa người, loại co giật này sẽ phát triển thành liệt cứng và động kinh cục bộ vận động.

Các xét nghiệm

Cho đến nay không có một xét nghiệm đặc hiệu nào cho co giật do sốt, các xét nghiệm thực hiện khi co giật do sốt chủ yếu vẫn là những xét nghiệm định hướng và loại trừ. Vì tính phức tạp của co giật do nhiều nguyên nhân gây ra và tính trầm trọng của các nguyên nhân dẫn đến tử vong, nên các xét nghiệm liên quan đến sốt cũng như tìm nguyên nhân co giật phải đặt lên hàng đầu.

Xét nghiệm huyết học

Công thức bạch cầu: Tình trạng nhiễm trùng toàn thân hay cục bộ. Sinh hoá : Đường máu, Calcium, Natrium, Kalium…

Dịch não tuỷ

Lấy dịch não tuỷ khi nghi ngờ là viêm màng não, những trẻ em < 1 tuổi nên chọc dò dịch não tuỷ cho tất cả các trường hợp. Theo dõi sát lâm sàng cần thiết khi nghi ngờ cấy dịch não tuỷ, vì trong giai đoạn đầu viêm màng não chưa có sự thay đổi dịch não tuỷ.

Điện não đồ

Ghi điện não trong khi co giật do sốt có vài trò quan trọng vì giúp xác định đặc tính các cơn hay những biến đổi điện não: trong tuần đầu thường thấy sóng chậm và mất cân đối hai bên bán cầu, trong nhiều trường hợp sóng điện não bất
thường kiểu động kinh xảy ra từ 2-5 tuổi và nó không liên quan đến co giật do sốt. EEG không có tính đặc hiệu cho co giật do sốt, và cũng không phân biệt được co giật do sốt đơn giản và co giật do sốt phức tạp.

Hình ảnh

CTscan và MRI hiếm có các chỉ định trong trường hợp co giật do sốt cao, tuy nhiên khi có một khiếm khuyết về thần kinh như liệt cục bộ, tăng áp lực nội sọ, nghi ngờ một choán chỗ trong sọ thì cách tốt nhất để loại trừ chúng là chụp CT scan hay MRI.

Điều trị cấp

Đa số các cơn co giật do sốt thường tự hết theo thời gian, mà chưa cần xử trí gì, những trường hợp này không cần thiết phải nằm viện. Tuy nhiên nếu đã đến bệnh viện có thể theo dõi tại phòng cấp cứu vài giờ sau đó khám lại lâm sàng, nếu thấy ổn định và nguyên nhân sốt đã rõ thì điều trị sốt và điều trị nguyên nhân. Một số trường hợp cần theo dõi tiếp: nghi ngờ có bệnh nặng đang xảy ra, co giật sốt cao phức tạp, trẻ nhỏ < 18 tháng.

Một số trưòng hợp cơn k o   ài hay tiếp tục cơn thứ hai hay nhiều hơn nhưng không phải là trạng thái động kinh do sốt: Cấp cứu hô hấp như thông thoáng đường hô hấp trên, cung cấp oxy và tiêm TM diazepam với liều 0,3mg/kg hoặc có thể cho bằng đường hậu mộn với liều 0,5 mg/kg. Trạng thái động kinh do sốt cao khoảng 5% ca (co giật kéo dài trên 30 phút) diazepam (0,3mg/kg,TM chậm) hay lorazepam (0,1mg/kgTM, có thể cho tới 4mg), tiếp sau là phenobarbital,
dihydantoin.

Điều trị sốt cao: chưa có bằng chứng gì để nói dùng thuốc hạ sốt để phòng được cơn co giật mặc dù cho thuốc hạ sốt để làm đỡ phần lo lắng. Nhưng điều quan trọng của thuốc hạ sốt có thể làm giảm bớt những tổn thương do sốt cao gây ra

Điều trị phòng ngừa tái phát và động kinh

Co giật do sốt cao tái phát: mặc dù co giật do sốt tái phát không nhiều nhưng khi tái phát cơn thứ hai thì nguy cơ các cơn tiếp theo có thể xảy ra, vì thế cần theo dõi và đề phòng con tái phát. Một số các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sự tái phát: Trẻ càng nhỏ càng dễ tái phát, tiền sử gia đình có sốt cao co giật, sốt xảy ra ngắn đã co giật hay sốt chưa cao đã co giật.

Quan điểm điều trị co giật do sốt cao là cho diazepam đặc biệt là đường hậu môn - trực tràng, vì hấp thu nhanh và ít có biến chứng suy hô hấp. Khi phòng ngừa tái phát co giật diazepam (0,5mg/kg) cứ 12 giờ một lần khi nhiệt độ (38,50C).

Valproate cũng tác dụng phòng ngừa cơn tái phát, tỷ lệ tác dụng phụ thấp nhưng lại độc cho các cơ quan gan thận, tuỵ Do đó thuốc chưa được sử dụng rộng rãi cho trẻ em bị sốt cao co giật.

Carbamazepine và phenytoin: Cả hai thuốc không có hiệu quả để phòng ngừa tái phát co giật do sốt cao.

Động kinh

Khoảng 5% trẻ em bi co giật do sốt cao về sau có thể trở thành động kinh. Nelson và Ellenberg đưa ra một số các yếu tố nguy cơ gây động kinh, nghi ngờ có dấu thần kinh cục bộ trước khi co giât do sốt cao đầu tiên, tiền sử co giật không sốt cao, cơn co giật sốt cao phức tạp đầu tiên.

Chưa có bằng chứng gì để nói việc sử dụng thuốc chống co giật kéo dài cho trẻ co giật do sốt cao có thể phòng ngừa được phát triển động kinh, cũng đã có những báo cáo mặc dù điều trị rất đúng vẫn phát triển bệnh động kinh. Hội nghị về co giật do sốt cao của Viện Sức Khoẻ Quốc Gia tổ chức năm 1980 xác định 5 tình huống trong đó cần thiết xem xét dùng thuốc chống co giật với mục đích phòng sau co giật do sốt cao:

Cơn co giật cục bộ hoặc kéo dài.

Nhiều cơn co giật xảy ra trong 24 giờ.

Các thiếu sót thần kinh.

Cơn co giật không do sốt cao xảy ra trong gia đình.

Trẻ em dưới 1 tuổi.

Thuốc chống co giật

Việc điều trị hàng ngày liên tục với phenobarbital hoặc valproate đã làm giảm nguy cơ tái phát co giật do sốt cao. Riêng phenobarbital thuốc được dùng rộng rãi với trẻ em co giật do sốt cao, hiệu quả của thuốc là rõ ràng, nhưng thuốc làm
giảm chỉ số trí tuệ (IQ) vì thế khi dùng lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của trẻ.

Một vài công trình nghiên cứu cho thấy với mục đích phòng ngừa tái phát cơn, hàng năm có thể cho diazepam vài lần thì giảm tỉ lệ thái phát từ 50-75%. Tuy nhiên cũng cần phải cẩn thận ngừa suy hô hấp mặc dù rất hiếm.

Bài viết cùng chuyên mục

Rối loạn phân ly ở trẻ em

Rối loạn phân ly ở trẻ em! Đặc điểm cơ bản của rối loạn này là bệnh nhân có biểu hiện tăng cảm xúc, tăng tính ám thị và tự ám thị và có thể điều trị nhanh khỏi.

Nhiễm trùng tụ cầu ở trẻ em

Tụ cầu gây nhiễm trùng có hai loại, Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci, nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp.

Viêm não nhật bản ở trẻ em

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính hệ thần kinh trung ương do virus viêm não Nhật Bản gây ra, là một bệnh nặng, nguy cơ tử vong và di chứng cao.

Xuất huyết màng não muộn do thiếu Vitamin K ở trẻ em

Xuất huyết não màng não muộn xảy ra ở trẻ từ 15 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi và nhiều nhất là ở trong khoảng từ 1 đến 2 tháng tuổi. Thường các triệu chứng xuất hiện đột ngột và nhanh nên.

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Chăm sóc sức khỏe ban đầu là một chiến lược hay một giải pháp nhấn mạnh tới sự phát triển phổ câp các dịch vụ y tế. Các dịch vụ này người dân chấp nhân được

Gãy xương ở trẻ em

Xương trẻ em liền nhanh do cốt mạc liên tục, sự cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ liền xương càng sớm.

Nhiễm trùng rốn sơ sinh

Theo tổ chức y tế thế giới, có tới 47% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết có ngõ vào từ nhiễm trùng rốn và khoảng 21% các trường hợp trẻ sơ sinh đến khám vì lý do khác có kèm theo nhiễm trùng rốn.

Bệnh học viêm phổi do virus ở trẻ em

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh lý phổ biến nhất trong bệnh lý nhi khoa. Tuy viêm phổi chỉ chiếm 10-15 % các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, nhưng lại gây một tỷ lệ tử vong đáng kể.

Đặc điểm máu trẻ em

Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh, song không ổn định. Nhiều nguyên nhân gây bệnh dễ ảnh hưởng đến sự tạo máu, do đó trẻ dễ bị thiếu máu, nhưng khả năng hồi phục của trẻ cũng rất nhanh.

Tham vấn cho bà mẹ về các vấn đề bú mẹ

Nếu trẻ không được bú mẹ, tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ và phục hổi sự tiết sữa. Nếu bà mẹ muốn, nhân viên tham vấn sữa mẹ có thể giúp bà tháo gỡ khó khăn và bắt đầu cho bú mẹ trở lại.

Chăm sóc trẻ em thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) hay khối hổng cầu trong một đơn vị thể tích máu, hemoglobin hay khối hổng c ầu thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi.

Bệnh học sốt rét ở trẻ em

Do sự kết dính của hồng cầu làm tắt nghẻn vi quản mạch máu, hồng cầu giảm khả năng chuyên chở oxy, lưu lượng máu đến tưới các mô bị suy giảm.

Hướng dẫn tiếp nhận và sơ cứu khi cấp cứu

Một bệnh nhân được coi là ở trong tình trạng cấp cứu khi người đó bị rối loạn nghiêm trọng một hay nhiều chức năng sống, đe doạ gây tử vong. Do đó nhiệm vụ của người thầy thuốc cấp cứu tại tuyến cơ sở theo thứ tự ưu tiên.

U tuỷ thượng thận ở trẻ em

U tuỷ thượng thận là u tiết ra Catecholamine quá thừa từ u vùng tuỷ thượng thận sinh ra. Nhưng cũng có thể phát sinh từ nhiều nơi khác thuộc hệ thống giao cảm của chuỗi hạch giao cảm.

Rối loạn lo âu ở trẻ em

Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất mơ hồ, vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống.

Xuất huyết não màng não ở trẻ lớn

Xuất huyết não ở trẻ lớn đa số do dị dạng thành mạch bẩm sinh, vỡ phình mạch gặp nhiều hơn vỡ các dị dạng thông động tĩnh mạch. Bệnh xảy ra đột ngột: Đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức, hôn mê, liệt nửa người.

Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em

Não trẻ sơ sinh có trọng lượng tương đối lớn hơn so với người lớn (não trẻ sơ sinh nặng 370 - 390g, chiếm 12 - 13% trọng lượng cơ thể, trong khi não của người lớn nặng 1400g.

Xuất huyết não màng não sớm ở trẻ em

Xuất huyết não màng não sớm xảy ra ở trẻ dưới 15 ngày tuổi, Nguy cơ mắc bệnh càng cao nếu càng non tháng

Chẩn đoán và xử trí hôn mê ở trẻ em

Hôn mê là một tình trạng trong đó người bệnh không có thể mở mắt, không thể thực hiện các động tác theo mệnh lệnh, cũng không nói thành lời được.

Các thời kỳ phát triển của trẻ em

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Khác với người lớn, trẻ em là một cơ thể đang phát triển. Phát triển là sự lớn lên về khối lượng và sự trưởng thành về chất lượng (sự hoàn thiên về chức năng các cơ quan).

Chăm sóc trẻ bị bệnh còi xương

Còi xương là một bệnh toàn thân, xảy ra trên một cơ thể mà hê xương c òn đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh, liên quan đến rối loạn chuyển hoá calci và phosphor do thiếu viamin D.

Suy tim ở trẻ em

Dù bất cứ thay đổi sinh lý hay bệnh lý nào, cơ thể cũng tìm cách thích nghi để duy trì cung lượng tim và cung cấp O2 cho các tổ chức ở giới hạn ổn định hẹp, thông qua hàng loạt cơ chế bù trừ.

Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát ở trẻ em (ITP)

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP) là các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, không rõ nguyên nhân, loại trừ các trường hợp giảm tiểu cầu thứ phát.

Bệnh học sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em

Có 4 type huyết thanh ký hiệu DEN. 1, DEN. 2, DEN. 3, DEN. 4 mà về tính kháng nguyên thì rất gần nhau. Sau một giai đoạn ủ bệnh 4 - 6 ngày, virus hiện diện trong máu.

Viêm mủ màng tim ở trẻ em

Viêm mủ màng ngoài tim nhanh chóng dẫn đến ép tim và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm