Rối loạn phân ly ở trẻ em

2011-12-08 10:53 AM

Rối loạn phân ly ở trẻ em! Đặc điểm cơ bản của rối loạn này là bệnh nhân có biểu hiện tăng cảm xúc, tăng tính ám thị và tự ám thị và có thể điều trị nhanh khỏi.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rối loạn phân ly (trước đây được gọi là bệnh tâm căn, hysteria) là những rối loạn thần kinh chức năng thường xuất hiện sau những sang chấn tâm lý ở những người có nhân cách yếu hoặc loại hình thần kinh nghệ sỹ. Rối loạn phân ly biểu hiện rất đa dạng với các triệu chứng giống như các bệnh thực thể của hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá …nhưng không có bằng chứng của tổn thương. Đặc điểm cơ bản của rối loạn này là bệnh nhân có biểu hiện tăng cảm xúc, tăng tính ám thị và tự ám thị và có thể điều trị nhanh khỏi bằng liệu pháp tâm lý ám thị.

Chẩn đoán xác định

Có các nét lâm sàng biệt định cho các loại rối loạn phân ly, biểu hiện bằng những cơn hoặc những trạng thái khác nhau.

Các cơn phân ly:

Cơn co giật phân ly:

Biểu hiện bằng nhiều động tác không tự ý, lộn xộn như vùng vẫy, đạp mạnh chân tay, uốn cong người, rứt tóc, cào cấu, lăn lộn… Trong cơn, ý thức bị thu hẹp mà không bị mất hoàn toàn, vẫn còn khả năng phản ứng với các tác động của môi trường, không tím tái, không có rối loạn đại tiểu tiện… Nếu vạch mắt của bệnh nhân vẫn thấy nhãn cầu đưa qua đưa lại. Lưu ý cơn thường chỉ xuất hiện khi có người ở xung quanh, bệnh nhân biết trước cơn sắp xảy ra nên thường không bị ngã mạnh gây chấn thương. Cơn co giật mất nhanh nếu điều trị liệu pháp ám thị bằng lời nói hoặc kích thích mạnh. Nếu không được điều trị cơn có thể kéo dài trên 15 phút tới vài giờ. Tuy vậy có những cơn xuất hiện rất ngắn nên có thể dễ bị nhầm với cơn động kinh. Sau cơn hỏi bệnh nhân vẫn nhớ về cơn và có thể mô tả lại được một phần của cơn.

Cơn ngất phân ly:

Bệnh nhân cảm thấy người mềm yếu dần, từ từ ngã ra và nằm như ngủ, mắt chớp nhẹ, không tím tái, mạch và huyết áp vẫn ổn định. Cơn kéo dài từ 15 phút đến hàng giờ.

Các rối loạn vận động phân ly:

Run không đều, không có hệ thống, run ở một phần cơ thể hoặc run toàn thân, run tăng lên khi được chú ý.

Liệt cứng hoặc liệt mềm với những mức độ nặng nhẹ khác nhau ở một chi, hai chi hoặc tứ chi nhưng khám thấy trương lực cơ bình thường, không có phản xạ bệnh lý, không bị teo cơ, không có   ấu hiệu tổn thương bó tháp, không rối loạn cơ tròn…Trẻ có thể không đi, không đứng được nhưng khi nằm vẫn cử động bình thường.

Các rối loạn phát âm: Nói khó, nói lắp, không nói, nói thì thào, mất tiếng trong khi cơ quan phát âm vẫn bình thường.

Các rối loạn cảm giác phân ly:

Mất hoặc giảm cảm giác đau: Vùng mất cảm giác không đúng với vùng định khu của thần kinh cảm giác. Đôi khi vị trí mất cảm giác có thể di chuyển khác nhau trong những lần khám lại.

Tăng cảm giác đau: Rất phức tạp, khu trú khác nhau. Có một số đau giống như trong các bệnh nội khoa hoặc ngoại khoa.

Các rối loạn giác quan phân ly:

Mù phân ly.

Điếc phân ly.

Mất vị giác và khứu giác phân ly.

Các rối loạn thực vật nội tạng phân ly:

Thường biểu hiện thành từng cơn như lạnh run, cơn nóng bừng, cơn đau vùng ngực, đau bụng, đau đầu, chóng mặt, cơn khó thở, khó nuốt, cơn nất hoặc nôn phân ly.

Các rối loạn tâm thần:

Rối loạn trí nhớ: Thường quên các sự kiện mới xảy ra hoặc quên các sự kiện sang chấn tâm lý.

Rối loạn cảm xúc: Dễ xúc động, cảm xúc không ổn định, dễ nhạy cảm với các kích thích, dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác.

Rối loạn tư duy: Lời nói mang mầu sắc cảm xúc, thường nói về bản thân, kể về bệnh tật để lôi cuốn sự chú ý của người khác, tưởng tượng phong phú, thích phô trương.

Rối loạn tác phong: Hành vi điệu bộ kịch tính, tự phát, phô trương. Có thể xảy ra hiện tượng trốn nhà phân ly.

Không có bằng chứng của một rối loạn cơ thể nào có thể giải thích cho các triệu chứng.

Có các nguyên nhân tâm lý dưới dạng kết hợp rõ rệt về thời gian với sự kiện gây sang chấn hoặc các mối quan hệ bị rối loạn.

Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt với các bệnh thực thể và tâm thần có biểu hiện giống với các nét lâm sàng của rối loạn phân ly.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị các triệu chứng rối loạn phân ly chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý và rèn luyện nhân cách đề phòng tái phát.

Điều trị triệu chứng

Chủ yếu bằng liệu pháp ám thị khi thức: Bằng lời nói mang tính cương quyết và khẳng định của thầy thuốc hoặc kết hợp với những biện pháp phụ trợ như dùng thuốc mang tính placebo, bấm huyệt, châm cứu…gây cho bệnh nhân tin tưởng và làm mất đi các triệu chứng chức năng.

Sử dụng liệu pháp ám thị trong giấc ngủ thôi miên nếu điều trị ám thị khi thức không thành công.

Cần chú ý tới thái độ đối với bệnh nhân phâm ly: Không cho là trẻ giả vờ vì đây là một trạng thái bệnh lý thật sự, không coi thường, không chế giễu hắt hủi bệnh nhân. Ngược lại cũng nên tránh thái độ quá chiều chuộng, quá lo lắng, vô tình ám thị làm cho người bệnh tưởng rằng bệnh quá nặng điều trị sẽ khó khăn.

Điều chỉnh hoạt động thần kinh cao cấp và tăng cường cơ thể giúp chống đỡ với sang chấn tâm lý bằng các thuốc Bronua, Seduxen, sinh tố (B1, B6, C…), các yếu tố vi lượng (canxi, magie…).

Phối hợp với các liệu pháp tâm lý khác như vui chơi nhóm, lao động, nhận thức - hành vi.

Rèn luyện nhân cách

Cần có sự kết hợp và hỗ trợ chặt chẽ giữa trẻ em - gia đình và nhà trường.

Giúp trẻ hiểu được những thiếu sót của mình và khắc phục sửa chữa, động viên mặt tích cực trong tính cách để trẻ phát huy.

Đưa ra những tình huống để trẻ tập luyện biết cách tự kiềm chế cảm xúc và hành vi của mình, tập thích nghi với các sự kiện tác động của cuộc sống và sẵn sàng đối đầu với những sang chấn khác nhau.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học bạch hầu

Người là ổ chứa của vi khuẩn bạch hầu. Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp.

Chăm sóc trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp

Virus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em. Những loại virus gây tiêu chảy là Rotavirus, Adenovirus, Norwalk virus, trong đó Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh.

Thoát vị màng não tủy ở trẻ em

Thoát vị màng não tuỷ là do khuyết cung sau rộng làm cho ống sống thông với phần mềm ngoài ống sống, qua đó màng cứng tuỷ dễ dàng phình ra và tạo thành túi thoát vị.

Chăm sóc trẻ bị bệnh thận nhiễm mỡ

Đái nhiều protein sẽ dẫn đến giảm protit máu, và như v ây áp lực keo trong máu sẽ giảm, dẫn đến hiên tượng nước trong lòng mạch thoát ra gian bào gây nên phù và đái ít.

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi nặng

Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng.

U tủy thượng thận gây nam hóa

U vỏ thượng thận tại vùng lưới sẽ sản xuất quá thừa một lượng hocmon nam là Androgene, gây cơ thể bị nam hoá chuyển giới với trẻ gái. Bệnh tương đối hiếm gặp.

Cứng duỗi khớp gối sau tiêm kháng sinh cơ tứ đầu đùi

Cứng duỗi khớp gối là tình trạng bệnh lý với hình thái khớp gối hạn chế gấp với khớp gối ở vị trí trung gian do xơ hoá cơ tứ đâu đùi sau tiêm kháng sinh trong cơ ở trẻ em.

Đặc điểm máu trẻ em

Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh, song không ổn định. Nhiều nguyên nhân gây bệnh dễ ảnh hưởng đến sự tạo máu, do đó trẻ dễ bị thiếu máu, nhưng khả năng hồi phục của trẻ cũng rất nhanh.

Trạng thái kích động tâm thần ở trẻ em

Kích động tâm thần là một trạng thái hưng phấn tâm lý vận động quá mức hoặc là những cơn xung động do mất sự kiểm soát của ý thức xuất hiện đột ngột.

Bệnh lỵ trực trùng ở trẻ em

Hội chứng lỵ: Đau bụng liên tục và dội lên từng cơn kèm theo bệnh nhi mót đi ngoài, mót rặn và ỉa phân có lẫn nhầy máu hoặc lờ lờ máu cá, 10 - 30 lần/ngày.

Bệnh học sốt rét ở trẻ em

Do sự kết dính của hồng cầu làm tắt nghẻn vi quản mạch máu, hồng cầu giảm khả năng chuyên chở oxy, lưu lượng máu đến tưới các mô bị suy giảm.

Đặc điểm hệ tiêu hoá trẻ em

Ở trẻ sơ sinh, thường thấy những hạt màu trắng hoặc vàng nhạt, to gần bằng hạt đỗ xanh, mật độ cứng, nằm dọc hai bên đường giữa vòm miệng.

Sự phát triển tâm thần và vận động của trẻ em

Trẻ sơ sinh chỉ có những cử động tự phát, không ý thức. Do vây các động tác này thường xuất hiện đột ngột, không có sự phối hợp và đôi khi xảy ra hàng loạt các động tác vu vơ.

U tuỷ thượng thận ở trẻ em

U tuỷ thượng thận là u tiết ra Catecholamine quá thừa từ u vùng tuỷ thượng thận sinh ra. Nhưng cũng có thể phát sinh từ nhiều nơi khác thuộc hệ thống giao cảm của chuỗi hạch giao cảm.

Loạn sản phổi ở trẻ em

Lọan sản phổi còn gọi là bệnh phổi mạn tính, biểu mô các phế quản nhỏ bị họai tử và sừng hóa, giảm chất họat diện (surfactant), mô kẻ tăng sinh dạng sợi, hậu quả gây xơ hóa phổi.

Bệnh học viêm cầu thận mạn ở trẻ (Nephrite Chronique)

Nồng độ Ure máu có giá trị tiên lượng: 2-3g/lit thường chết trong vài tuần hoặc tháng. 1-2g/lit cầm cự không ngoài một năm. 0,5-1g/lit sống được lâu hơn.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không những có tỷ lê mắc bệnh cao mà còn bị mắc nhiều lần trong năm, trung bình 1 trẻ trong 1 năm có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 3 -5 lần.

Bệnh học táo bón ở trẻ em

Táo bón là sự đào thải phân khô cứng ra ngoài, và đau khi thải phân. Đây là một hiện tượng thường thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 3-5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa và 35 % trẻ đến khám ở các Bác sĩ nhi khoa tiêu hoá.

Xuất huyết não màng não ở trẻ nhỏ

Xuất huyết não - màng não hay gặp ở trẻ 1 - 2 tháng tuổi, đa số do thiếu Vitamin K, viêm gan. Siêu âm não qua thóp, chụp cắt lớp điện toán cho biết các vị trí chảy máu não, chảy máu dưới màng cứng, chảy máu dưới màng nhện, ổ máu tụ trong não

Viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu là do virut, biến chứng của việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch, ghép tuỷ, hãn hữu do một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn.

Co giật sơ sinh

Khác với trẻ lớn, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.

Đặc điểm hệ tiết niệu trẻ em

Mỗi thận có 9 - 12 đài thận, được chia thành 3 nhóm: trên, giữa, dưới. Hình dáng của hệ thống đài bể thận theo các lứa tuổi rất khác nhau do có nhu động co bóp để đẩy nước tiểu xuống phía dưới.

Bệnh học nhi khoa bệnh sởi

Hàng năm toàn thế giới có khoảng 50 triệu trẻ bị sởi, trong đó ước tính khoảng 722.000 trẻ nhở hơn 5 tuổi tử vong do các biến chứng từ sởi và 40% tử vong do suy dinh dưỡng.

Bù nước cho trẻ em tiêu chảy và tiếp tục cho ăn

Không bao giờ cho thuốc cầm tiêu chảy hay thuốc chống nôn cho trẻ. Việc này không giúp ích trong điều trị tiêu chảy và một số thuốc này lại nguy hiểm.

Chăm sóc trẻ bệnh khi khám lại

Vì tầm quan trọng của việc khám lại, bạn cần phải sắp xếp để việc khám lại được thuận tiện cho các bà mẹ. Nếu có thể được, không nên để các bà mẹ phải xếp hàng chờ khám.