Rối loạn lo âu ở trẻ em

2011-12-08 03:57 PM

Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất mơ hồ, vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất mơ hồ, vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống.

Nguyên nhân lo âu gồm nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu liên quan tới các sang chấn tâm lý kết hợp với yếu tố nhân cách có xu hướng lo âu.

Chẩn đoán

Các rối loạn lo âu sau hay gặp ở trẻ em.

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ

Ám ảnh sợ đặc hiệu: Sợ các tình huống rất đặc hiệu như sợ tới gần các động
vật, sợ ở chỗ cao, sợ bóng tối, sợ chỗ đóng kín …

Ám ảnh sợ khoảng trống: Lo âu hoảng sợ khi ra khỏi nhà, sợ đi vào các cửa hàng, sợ đám đông và các nơi công cộng, sợ đi một mình…

Ám ảnh sợ xã hội: Sợ ăn uống ở nơi công cộng, sợ nói trước công chúng, sợ gặp người khác giới…

Rối loạn ám ảnh nghi thức

Như rửa tay nhiều lần, kiểm tra nhiều lần một việc, sắp xếp các đồ vật theo một cách thức nhất định, các động tác nghi thức bất thường…

Rối loạn lo âu chia ly

Trẻ lo lắng có điều không may sẽ xảy ra với người mà trẻ gắn bó (thường là mẹ), trẻ không chịu đi học do sợ phải chia ly với người gắn bó, không chịu ngủ một mình hoặc ở nhà một mình, xuất hiện những triệu chứng giận dữ, khóc lóc hoặc buồn rầu.

Rối loạn hoảng sợ (lo âu kịch phát từng giai đoạn)

Có những cơn lo âu xảy ra nhiều lần trong mỗi tháng. Trong cơn có nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh tự trị trầm trọng.

Rối loạn lo âu lan toả

Người bệnh cảm thấy thường xuyên lo lắng sợ hãi về tương lai bất hạnh, căng thẳng vận động, bồn chồn run rẩy, không có khả năng thư giãn và khó tập trung chú ý.

Rối loạn stress sau sang chấn

Các triệu chứng điển hình thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm bị sang chấn, bao gồm sự tái hiện những hình ảnh của sang chấn trong giấc mơ, cảm xúc thờ ơ hoặc tê liệt, né tránh các kích thích thu mình hoặc không đáp ứng với moi trường xung quanh, mất thích thú, hay bị giật mình, mất ngủ.

Các trắc nghiệm tâm lý cần làm để xác định lo âu

Test lo âu của Zung.

Bảng liệt kê hành vi ở trẻ em (thang đo CBCK của Achenbach).

Vẽ tranh, kể theo 10 câu chuyện của Duss, CAT.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị lo âu chủ yếu là bằng các liệu pháp tâm lý, nếu cần dùng thuốc thì không dùng kéo dài và không dùng nhiều loại thuốc.

Sử dụng thuốc

Điều trị thuốc khi co lo âu nặng nhằm làm giảm các triệu chứng rối loạn thân fkinh thực vật và các triệu chứng cơ thể ở giai đoạn đầu.

Nhóm thuốc giải lo âu: Benzo iazepam (Se uxen, Tranxen…) hoặc atarax uống với liều thấp; Seduxen với liều 0,1 - 0,2mg/kg/ngày. Khi người bệnh có cơn hoảng sợ có thể cho tiêm bắp Seduxen liều 5 - 10mg/lần.

Thuốc chống trầm cảm: Amitriptilin có thể chỉ định cho những bệnh nhân có nhiều than phiền về cơ thể hoặc có kết hợp bị trầm cảm, uống theo liều 25 -50mg/ngày. Đối với bệnh nhân có các triệu chứng ám ảnh nên chỉ định anafranin cũng với liều trên. Lưu ý các thuốc chống trầm cảm 3 vòng chỉ phát huy tác dụng điều trị sau khi uống thuốc từ 10 đến 14 ngày.

Các vitamin và các yếu tố vi lượng như magie, can xi …

Các liệu pháp tâm lý

Đây là phương pháp điều trị chủ yếu và lâu dài nhằm thay đổi nhận thức và giúp

người bệnh có khả năng ứng phó với lo âu một cách tích cực và chủ động.

Tham vấn tâm lý.

Liệu pháp thư giãn: Hướng dẫn người bệnh những bài tập thả lỏng cơ kết hợp với tập thở khí công.

Liệu pháp hành vi - nhận thức: Giúp cho người bệnh hiểu về bệnh, nhận ra những suy nghĩ chưa hợp lý và thay vào đó bằng những suy nghĩ hợp lý.

Kết hợp trị liệu gia đình và liệu pháp nhóm.

Các điều trị hỗ trợ

Sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng, tổ chức cho bệnh vui chơi, thường xuyên động viên bệnh nhân và gia đình.

Tiêu chuẩn ra viện và theo dõi ngoại trú

Bệnh nhân được ra viện khi các triệu chứng lo âu thuyên giảm và có khả năng trở lại sinh hoạt học tập bình thường, hẹn khám định kỳ ít nhất 1 lần trong 1 tháng.

Bài viết cùng chuyên mục

Xuất huyết màng não muộn do thiếu Vitamin K ở trẻ em

Xuất huyết não màng não muộn xảy ra ở trẻ từ 15 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi và nhiều nhất là ở trong khoảng từ 1 đến 2 tháng tuổi. Thường các triệu chứng xuất hiện đột ngột và nhanh nên.

Viêm mủ màng phổi ở trẻ em

Viêm mủ màng phổi (VMMP) là một tình trạng bệnh lý gây nên bởi quá trình viêm kèm theo tích mủ trong khoang màng phổi do các vi khuẩn sinh mủ.

Tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH)

Tăng sản thượng thận bẩm sinh là một bệnh l{ gia đình có yếu tố di truyền, do rối loạn tổng hợp hocmon vỏ thượng thận, vì thiếu hụt các enzym, chủ yếu trong CAH là 21 hydroxylase.

Viêm tủy cắt ngang ở trẻ em

Viêm tuỷ cắt ngang là hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi thương tổn cấp tính một đoạn tuỷ sống, biểu hiện liệt vận động, mất cảm giác dưới nơi tổn thương, rối loạn cơ tròn.

Trạng thái kích động tâm thần ở trẻ em

Kích động tâm thần là một trạng thái hưng phấn tâm lý vận động quá mức hoặc là những cơn xung động do mất sự kiểm soát của ý thức xuất hiện đột ngột.

Gãy xương ở trẻ em

Xương trẻ em liền nhanh do cốt mạc liên tục, sự cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ liền xương càng sớm.

Bệnh học nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em

Đau một bên hoặc cả hai bên lan xuống dưới; sờ, vỗ vào vùng hố thắt lưng bệnh nhân đau; có khi bệnh nhân đau như cơn đau quặn thận. Có khi sờ thấy thận to.

Viêm màng não mủ ở trẻ em

Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do vi khuẩn gây nên. Ba loại vi khuẩn gây bệnh chính là: Hemophilus Influenza, não mô cầu và phế cầu.

Suy hô hấp cấp ở trẻ em

Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 và/hoặc tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan đặc biệt  là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.

Hướng dẫn tiếp nhận và sơ cứu khi cấp cứu

Một bệnh nhân được coi là ở trong tình trạng cấp cứu khi người đó bị rối loạn nghiêm trọng một hay nhiều chức năng sống, đe doạ gây tử vong. Do đó nhiệm vụ của người thầy thuốc cấp cứu tại tuyến cơ sở theo thứ tự ưu tiên.

Chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh khi khám lại

Khi trẻ nhỏ được phân loại nhiễm khuẩn tại chỗ đến khám lại sau 2 ngày, hãy theo những chỉ dẫn ở khung “Nhiễm khuẩn tại chỗ trong phần khám lại của phác đồ.

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

Da khô, trên da có thể xuất hiên các mảng sắc tố ở bẹn, đùi: lúc đầu là những chấm đỏ rải rác, lan to dần rồi tụ lại thành những đám màu nâu sẫm, sau vài ngày bong ra.

Hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em

Hội chứng thận hư tiên phát trẻ em là một tập hợp triệu chứng thể hiện bệnh lý cầu thận mà nguyên nhân phần lớn là vô căn 90% dù khái niệm thận hư đã được Müller Frie rich Von nói đến.

Bệnh học hen ở trẻ em

Một số virus ái hô hấp như RSV hoặc parainfluenza virus cũng có thể gây hen thông qua sự tăng sản xuất IgE đặc hiệu đối với virus đó hoặc kích thích thụ thể phản xạ trục.

Xuất huyết não màng não sớm ở trẻ em

Xuất huyết não màng não sớm xảy ra ở trẻ dưới 15 ngày tuổi, Nguy cơ mắc bệnh càng cao nếu càng non tháng

Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát ở trẻ em (ITP)

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP) là các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, không rõ nguyên nhân, loại trừ các trường hợp giảm tiểu cầu thứ phát.

Bệnh học luput ban đỏ rải rác ở trẻ em (Luput ban đỏ hệ thống)

Chưa biết chắc chắn, có nhiều giả thuyết cho là do nhiễm khuẩn tiềm tàng ( Nhiễm vi khuẩn , Virut ...). Có thuyết cho là do hoá chất, có thuyết cho là do rối loạn chuyển hoá, nội tiết.

Tổng quan nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp phổ biến ở thành thị hơn là nông thôn, tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta tăng lên vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Nguyên nhân có thể do yếu tố ấm nóng, gió.

Viêm tiểu phế quản cấp tính

Viêm tiểu phế quản cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi thường do virus hợp bào hô hấp gây ra (Respiratory Syncytial Virus - RSV). Trẻ đẻ non, có bệnh tim bẩm sinh, có thiểu sản phổi dễ có nguy cơ bị bệnh.

Bệnh học bạch hầu

Người là ổ chứa của vi khuẩn bạch hầu. Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là đám mây trong thấu kính của mắt có từ lúc sinh. Thông thường thấu kính của mắt là 1 cấu trúc trong suốt, nó tập trung ánh sáng nhận được từ mắt tới võng mạc.

Đặc điểm hệ tiêu hoá trẻ em

Ở trẻ sơ sinh, thường thấy những hạt màu trắng hoặc vàng nhạt, to gần bằng hạt đỗ xanh, mật độ cứng, nằm dọc hai bên đường giữa vòm miệng.

Bệnh học sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em

Có 4 type huyết thanh ký hiệu DEN. 1, DEN. 2, DEN. 3, DEN. 4 mà về tính kháng nguyên thì rất gần nhau. Sau một giai đoạn ủ bệnh 4 - 6 ngày, virus hiện diện trong máu.

Bệnh học sốt rét ở trẻ em

Do sự kết dính của hồng cầu làm tắt nghẻn vi quản mạch máu, hồng cầu giảm khả năng chuyên chở oxy, lưu lượng máu đến tưới các mô bị suy giảm.

Lõm lồng ngực bẩm sinh

Lõm lồng ngực bẩm sinh là một dị tật thành ngực trong đó xương ức và các xương sườn dưới bị lõm về phía sau. Tỷ lệ trẻ trai / trẻ gái = 3/1. 90% các trường hợp có biểu hiện bệnh ở lứa tuổi 1 tuổi.