- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nhi khoa
- Loạn sản phổi ở trẻ em
Loạn sản phổi ở trẻ em
Lọan sản phổi còn gọi là bệnh phổi mạn tính, biểu mô các phế quản nhỏ bị họai tử và sừng hóa, giảm chất họat diện (surfactant), mô kẻ tăng sinh dạng sợi, hậu quả gây xơ hóa phổi.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Lọan sản phổi còn gọi là bệnh phổi mạn tính, biểu mô các phế quản nhỏ bị họai tử và sừng hóa, giảm chất họat diện (surfactant), mô kẻ tăng sinh dạng sợi, hậu quả gây xơ hóa phổi. Nguyên nhân của loạn sản phổi là do thông khí áp lực ương với áp lực cao hoặc thời gian dài.
Chẩn đoán
Khai thác tiền sử sau sanh
Sinh non.
Suy hô hấp sau sanh có hỗ trợ hô hấp với áp lực dương (CPAP, thở máy) với áp lực cao hoặc nồng độ Oxy cao.
Khám
Biểu hiện suy hô hấp: thở nhanh, rút lõm ngực, tím tái khi ngưng Oxy.
SaO2 < 90% khi ngưng Oxy.
Đề nghị xét nghiệm
X quang:
Các xét nghiệm tầm soát nhiễm trùng (phết máu, CRP).
Siêu âm tim: loại trừ nguyên nhân suy hô hấp do còn ống động mạch.
Chẩn đoán xác định
Lệ thuộc Oxy > 28 ngày + bất thường trên phim X quang phổi:
Giai đoạn 1: Khó phân biệt bệnh màng trong (1-3 ngày).
Giai đọan 2: Đám mờ 2 phế trường (4-10 ngày).
Giai đoạn 3: Đám mờ chuyển sang dạng nang (10-20 ngày).
Giai đọan 4: Tăng thể tích phổi, sợi, nhiều vùng ứ khí (> 1 tháng).
Chẩn đoán phân biệt
Viêm phổi kéo dài do không đáp ứng kháng sinh: X quang phổi tổn thương nhu mô + các xét nghiệm về nhiễm trùng (phết máu, CRP).
Còn ống động mạch: khám tim âm thổi liên tục hoặc tâm thu + siêu âm tim Doppler.
Nguyên tắc điều trị
Hỗ trợ hô hấp.
Thuốc.
Hạn chế dịch.
Cung cấp Oxy
Cung cấp Oxy với nồng độ thấp nhất sao cho SaO2 ở mức 90-95%, nên chọn phương pháp thở Oxy qua cannula, giảm dần lưu lượng Oxy và chuyển dần qua thở Oxy gián đoạn trước khi ngưng thở Oxy.
Nếu bệnh nhân đang giúp thở: tránh gây tăng thông khí phế nang bằng cách giảm áp lực đường thở ở mức thấp nhất sao cho giữ PaCO2 ở mức 45-55 mmHg và SaO2 từ 90-95%.
Hạn chế dịch
Hạn chế dịch nghiêm ngặt chưa có chứng cớ làm cải thiện bệnh mà còn làm giảm cung cấp năng lượng cho bệnh nhân.
Duy trì lượng dịch nhập ở mức 130-150 ml/kg/ngày và tăng ần nếu tình trạng suy hô hấp cải thiện.
Thuốc
Lợi tiểu:
Lợi tiểu có tác dụng làm giảm kháng lực đường thở và cải thiện độ đàn hồi của phổi. Do có nhiều tác dụng phụ và hiệu quả lâu dài hạn chế, chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn không quá 1 tuần.
Furosemide: 0,5 -1 mg/kg tiêm mạch 1-2 lần/ngày, có thể dùng cách ngày để giảm nguy cơ tác ụng phụ của thuốc lợi tiểu, theo dõi ion đồ và bổ sung Kali.
Dexamethasone:
Chỉ định:
Lệ thuộc máy thở hoặc Oxy (2-3 tuần).
Điều kiện: Phải loại trừ các nguyên nhân khác:
Nhiễm trùng.
Còn ống động mạch.
Tắc nghẽn ống nội khí quản.
0,5 mg/kg/ngày chia làm 2 liều × 3 ngày.
0,3 mg/kg/ngày chia làm 2 liều × 3 ngày.
0,2 mg/kg/ngày chia làm 2 liều × 2 ngày.
0,1 mg/kg/ngày chia làm 2 liều × 2 ngày.
0,05 mg/kg/ngày 1 liều 1 ngày × 4 ngày.
Giai đoạn đầu nên tiêm mạch, sau đó có thể chuyển sang đường uống.
Cần theo dõi các tác dụng phụ: Xuất huyết tiêu hóa, tăng đường huyết, nhiễm trùng.
Thuốc và điều trị khác:
Theophylline - Caffein:
Ở trẻ sơ sinh non tháng, Theophylline hoặc Caffein ngoài tác dụng dãn phế quản, còn giúp kích thích nhịp tự thở ở bệnh nhân thở máy, tăng sức co bóp cơ hoành, lợi tiểu.
Có thể cung cấp thuốc dạng tiêm qua đường uống.
Thuốc dãn phế quản khí dung:
Salbutamol khí dung được chỉ định và có hiệu quả trong trường hợp loạn sản phổi có biểu hiện co thắt phế quản. Liều: 0,02 - 0,04 ml/kg dung dịch 0,5% pha thêm 2 ml NaCl 0,9% khí dung mỗi 6-8 giờ.
Truyền máu:
Trong giai đoạn còn lệ thuộc Oxy nên duy trì Hct ở mức 30-35% (Hb: 8-10 g/l), nếu truyền máu lưu { cho lợi tiểu ngay sau khi truyền máu tránh gây quá tải.
Vật lý trị liệu hô hấp:
Vật lý trị liệu hô hấp rất quan trọng trong quá trình điều trị giúp tống đàm ra ngoài làm giảm kháng lực đường thở.
Theo dõi
Trong thời gian nằm viện:
SaO2 nên được theo dõi thường xuyên kể cả lúc ngủ, bú.
Khí máu chỉ cần thiết trong giai đoạn còn giúp thở, giúp điều chỉnh áp lực thích hợp tránh gây tăng thông khí phế nang.
Ion đồ cần theo dõi mỗi ngày trong thời gian sử dụng lợi tiểu.
Hct, xét nghiệm kiểm soát nhiểm trùng nên kiểm tra mỗi tuần.
Xuất viện:
Hẹn tái khám định kỳ để theo dõi hô hấp, tăng trưởng trong thời gian dài 1-2 năm.
Bài viết cùng chuyên mục
Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát ở trẻ em (ITP)
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP) là các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, không rõ nguyên nhân, loại trừ các trường hợp giảm tiểu cầu thứ phát.
Nhiễm trùng huyết não mô cầu ở trẻ em
Nhiễm trùng huyết não mô cầu là bệnh nhiễm trùng huyết do vi trùng Nesseria Meningitidis gây ra, có hoặc không kèm viêm màng não. Bệnh có thể biểu hiện dưới bệnh cảnh tối cấp gây sốc nặng và tỷ lệ tử vong rất cao, cần điều trị tích cực.
Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em
Não trẻ sơ sinh có trọng lượng tương đối lớn hơn so với người lớn (não trẻ sơ sinh nặng 370 - 390g, chiếm 12 - 13% trọng lượng cơ thể, trong khi não của người lớn nặng 1400g.
Suy dinh dưỡng trẻ em
Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).
Hướng dẫn tiếp nhận và sơ cứu khi cấp cứu
Một bệnh nhân được coi là ở trong tình trạng cấp cứu khi người đó bị rối loạn nghiêm trọng một hay nhiều chức năng sống, đe doạ gây tử vong. Do đó nhiệm vụ của người thầy thuốc cấp cứu tại tuyến cơ sở theo thứ tự ưu tiên.
Tinh hoàn lạc chỗ ở trẻ em
Tinh hoàn lạc chỗ hay tinh hoàn ẩn, không xuống bìu là một dị tật rất thường gặp ở trẻ em. Tỷ lệ mắc từ 3 - 4% trẻ bình thường và 30% trẻ sơ sinh đẻ non.
Đặc điểm máu trẻ em
Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh, song không ổn định. Nhiều nguyên nhân gây bệnh dễ ảnh hưởng đến sự tạo máu, do đó trẻ dễ bị thiếu máu, nhưng khả năng hồi phục của trẻ cũng rất nhanh.
Đặc điểm hệ hô hấp trẻ em
Các xoang hàm đến 2 tuổi mới phát triển, xoang sàng đã xuất hiên từ khi mới sinh nhưng tế bào chưa biệt hoá đầy đủ, vì vây trẻ nhỏ ít khi bị viêm xoang.
Viêm tiểu phế quản cấp tính
Viêm tiểu phế quản cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi thường do virus hợp bào hô hấp gây ra (Respiratory Syncytial Virus - RSV). Trẻ đẻ non, có bệnh tim bẩm sinh, có thiểu sản phổi dễ có nguy cơ bị bệnh.
Bệnh học dị tật bẩm sinh ống tiêu hóa ở trẻ
Không điều trị trực tiếp vào thoát vị mà điều trị lên hồi lưu thực quản dạ dày. Để trẻ ở tư thế nữa nằm nữa ngồi, ăn thức ăn đặc, có thể có kết quả/
Tổng quan nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp phổ biến ở thành thị hơn là nông thôn, tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta tăng lên vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Nguyên nhân có thể do yếu tố ấm nóng, gió.
Đục thủy tinh thể bẩm sinh
Đục thủy tinh thể bẩm sinh là đám mây trong thấu kính của mắt có từ lúc sinh. Thông thường thấu kính của mắt là 1 cấu trúc trong suốt, nó tập trung ánh sáng nhận được từ mắt tới võng mạc.
Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận cấp thường xảy ra sau vài tuầ n hoặc vài tháng kể từ khi trẻ bị viêm họng, viêm amydal, chốc đầu, lở loét ngoài da. Do vậy khi thăm khám bệnh nhân phù thận.
Co giật sơ sinh
Khác với trẻ lớn, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.
Bệnh học lao trẻ em
Trong bối cảnh lao đường tiêu hoá, lao ruột, lao phúc mạc, gồm sốt, biếng ăn, đau bụng lâm râm tái đi, tái lại, bụng chướng, bụng báng, dịch khu trú hoặc tự do ổ bụng.
Trạng thái kích động tâm thần ở trẻ em
Kích động tâm thần là một trạng thái hưng phấn tâm lý vận động quá mức hoặc là những cơn xung động do mất sự kiểm soát của ý thức xuất hiện đột ngột.
Suy hô hấp cấp ở trẻ em
Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 và/hoặc tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan đặc biệt là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.
Chăm sóc trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp
Virus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em. Những loại virus gây tiêu chảy là Rotavirus, Adenovirus, Norwalk virus, trong đó Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh.
Viêm ruột hoại tử sơ sinh
Viêm ruột hoại tử sơ sinh là bệnh lý đường tiêu hóa nặng, thường gặp ở trẻ non tháng. Nguyên nhân chưa rõ, nhiều yếu tố có liên quan đến sinh bệnh học.
Đặc điểm da cơ xương trẻ em
Trong những tháng đầu sau đẻ, trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý, trong đó trương lực của các cơ co tăng hơn các cơ duỗi. Do vây, trẻ thường nằm trong tư thế chân co, tay co, bàn tay nắm chặt.
Viêm não nhật bản ở trẻ em
Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính hệ thần kinh trung ương do virus viêm não Nhật Bản gây ra, là một bệnh nặng, nguy cơ tử vong và di chứng cao.
Bệnh học viêm cầu thận mạn ở trẻ (Nephrite Chronique)
Nồng độ Ure máu có giá trị tiên lượng: 2-3g/lit thường chết trong vài tuần hoặc tháng. 1-2g/lit cầm cự không ngoài một năm. 0,5-1g/lit sống được lâu hơn.
Chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh khi khám lại
Khi trẻ nhỏ được phân loại nhiễm khuẩn tại chỗ đến khám lại sau 2 ngày, hãy theo những chỉ dẫn ở khung “Nhiễm khuẩn tại chỗ trong phần khám lại của phác đồ.
Sự phát triển tâm thần và vận động của trẻ em
Trẻ sơ sinh chỉ có những cử động tự phát, không ý thức. Do vây các động tác này thường xuất hiện đột ngột, không có sự phối hợp và đôi khi xảy ra hàng loạt các động tác vu vơ.
Co giật ở trẻ em
Co giật là tình trạng rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác, thần kinh tự động do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của một số neuron thần kinh.