- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nhi khoa
- Hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em
Hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em
Hội chứng thận hư tiên phát trẻ em là một tập hợp triệu chứng thể hiện bệnh lý cầu thận mà nguyên nhân phần lớn là vô căn 90% dù khái niệm thận hư đã được Müller Frie rich Von nói đến.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Hội chứng thận hư tiên phát trẻ em là một tập hợp triệu chứng thể hiện bệnh lý cầu thận mà nguyên nhân phần lớn là vô căn (90%) dù khái niệm thận hư đã được Müller Frie rich Von nói đến từ năm 1905 với một quá trình bệnh lý ở thận có tính chất thoái hoá mà không phải là do viêm .1913, Munk đưa ra thuật ngữ “ thận hư nhiễm mỡ “ vì nhận thấy thoái hoá mỡ ở thận.1928, Govert ở Bỉ và 1929, Bell ở Mỹ cho rằng tổn thương trong bệnh thận hư chủ yếu là cầu thận. Sau này quan điểm trên được khẳng định nhờ những tiến bộ kỹ thuật như sinh thiết thận, kính hiển vi điện tử, miễn dịch huỳnh quang...
Định nghĩa về Hội chứng thận hư tiên phát trẻ em:
Định nghĩa về Hội chứng thận hư tiên phát chủ yếu theo sinh học-lâm sàng bao gồm tiểu đạm rất nhiều và phù toàn. Nguyên nhân Hội chứng thận hư tiên phát thường không rõ ràng vì thế còn gọi là Hội chứng thận hư vô căn.
Dịch tễ học:
Hội chứng thận hư tiên phát trẻ em là một hội chứng thể hiện bệnh lý cầu thận mãn tính thường gặp ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo tuổi, giới, chủng tộc, địa dư, cơ địa...
Tỷ lệ mắc bệnh:
Tại một số khoa nhi hoặc bệnh viện nhi số trẻ em bị Hội chứng thận hư chiếm khoảng 0,5-1% tổng số bệnh nhi nội trú và chiếm 10-30% tổng số trẻ bị bệnh thận. Tại Khoa Nhi BVTW Huế số trẻ bị Hội chứng thận hư chiếm 0,73% tổng số bệnh nhi nội trú và chiếm 30% tổng số trẻ bị bệnh thận
Tuổi:
Tuổi mắc bệnh trung bình ở trẻ em Việt Nam là 8,7 ( 3,5 ( tuổi đi học) trong lúc đó ở nước ngoài tuổi mắc bệnh thấp hơn thường gặp ở trẻ em trước tuổi đi học.
Giới:
Trẻ nam gặp nhiều hơn trẻ nữ ( tỷ lệ 2:1 )
Chủng tộc:
Trẻ em Châu Á bị bệnh nhiều hơn Châu Âu ( tỷ lệ 6:1 ). Trẻ em Châu Phi ít bị Hội chứng thận hư tiên phát, nhưng nếu trẻ em da đen bị bệnh Hội chứng thận hư tiên phát thì thường bị kháng Steroid.
Địa lý:
Ở Việt Nam , Viện BVSKTE tỷ lệ Hội chứng thận hư tiên phát trẻ em là 1,78% ( 1974-1988 ); BV Nhi đồng I là 0,67% ( 1990-1993 ); Khoa Nhi-BVTW Huế là 0,73% ( 1987-1996 ). Ở Mỹ tỷ lệ mắc bệnh là 16/100.000 trẻ em ưới 16tuổi tức là 0,016% ( Schlesinger, 1986 ).
Một số yếu tố thuận lợi:
Bệnh thường hay xuất hiện sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp và trên cơ địa dị ứng ( chàm, hen..), người mang HLA (Human Leucocyte Antigen) .
Sinh lý bệnh
Hội chứng thận hư tiên phát trẻ em xãy ra là do tăng tính thấm màng mao mạch cầu thận đối với protein, mao mạch cầu thận bị viêm và có phức hợp kháng nguyên - kháng thể lưu hành ( bệnh tự miễn ). Cơ chế tăng tính thấm này có thể do mất phần sạc điện tích âm của mao mạch màng đáy cầu thận và sự hiện diện một số chất Lymphokines ở đây làm thay đổi lổ lọc của màng đáy cầu thận khiến cho các protein mang điện tích âm và có trọng lượng phân tử nhỏ thoát ra ngoài thành mạch.
Tiểu đạm:
Mất protein niệu ở đây có tính chọn lọc, chỉ để thoát các loại protein có trọng
lượng phân tử nhỏ như Albumin 69.000. Mất albumin qua nước tiểu gây ra giảm Albumin máu, khi Albumin máu giảm xuống dưới 25g/l thì phù sẽ xuất hiện.
Phù:
Thường thay đổi và liên quan đến áp lực keo giảm ( làm nước và muối thoát vào gian bào ); giảm thể tích máu tưới cho thận gây cường Aldosterone thứ phát (làm tăng tái hấp thu Na ở ống lượn xa ) và tăng tiết ADH bất thường ( làm tăng tái hấp thu H2O ở ống góp ).
Rối loạn chuyển hóa chất béo tại gan:
Gan tăng tổng hợp đạm (nhằm bù trừ protide máu giảm ) trong đó có Lipoprotein và vì vậy sẽ vận chuyển nhiều Triglyceride, Cholesterol ra máu ngoại vi làm tăng Lipide máu, nếu nhiều sẽ gây tổn thương thành mạch, tắc mạch.
Hiện tượng tăng đông:
Tăng đông liên quan đến tăng tổng hợp các yếu tố đông máu như yếu tố I, II, V ,VII, X, tiểu cầu và nhất là yếu tố VIII, đồng thời giảm Antithrombin III.
Một số chất protein khác (ngoài Albumin) thoát ra trong nước tiểu:
Lipoprotein lipase:
Lipoprotein lipase thoát ra trong nước tiểu làm giảm dị hóa Lipide. Các vật thể lipides qua ống thận tạo thành trụ mỡ.
Globulin kết hợp Thyroxin:
Mất globulin kết hợp Thyroxin làm rối loạn các test chức năng tuyến giáp.
Protein kết hợp Cholecalciferol:
Mất protein kết hợp Cholecalciferol làm thiếu vitamin D và hạ Calci máu.
Transferrin:
Mất Transferrin (trọng lượng phân tử : 80.000) dẫn đến thiếu máu nhược sắc kháng sắt .
Globulin miễn dịch:
Mất IgG miễn dịch (trọng lượng phân tử: 150.000) và các bổ thể làm giảm khả năng opsonin hóa vi khuẩn,dễ bị nhiểm trùng.
Người ta sử dụng chỉ số chọn lọc IgG/ Transferrin trong nước tiểu để tiên lượng: Đáp ứng corticoide tốt nếu chỉ số <0,10 và kém nếu >0,15 ( bệnh nặng).
Các loại protein khác:
Các loại protein gắn với thuốc làm ảnh hưởng đến dược động học và độc tính của thuốc.
Phản ứng viêm:
Phản ứng viêm của bệnh tự miễn hoặc có kèm bội nhiểm làm tăng tốc độ máu lắng liên quan tăng 2globulin. Ngoài ra có thể tăng bạch cầu đa nhân và CRP .
Lâm sàng
Phù:
Phù toàn thân với các đặc tính phù trắng, mềm, ấn lõm, không đau. Thường phù bắt đầu đột ngột từ mặt lan xuống toàn thân, ngoài ra có hiện tượng phù đa màng nghĩa là có phù ở màng bụng, màng tinh hoàn ở trẻ trai, có thể ở màng phổi, màng tim, màng não vì vậy khi khám lâm sàng cần chú ý các cơ quan trên.
Đau bụng:
Đau bụng là triệu chứng không thường xuyên và không đặc hiệu, có thể do căng màng bụng khi dịch báng quá nhiều gây đau hoặc do tắc mạch mạc treo, do rối loạn tiêu hóa, viêm phúc mạc tiên phát...
Xét nghiệm nước tiểu
Sinh hoá: Protein niệu phần nhiều > 100mg/kg/24 giờ, protein niệu có tính chọn
lọc.
Tế bào: Hồng cầu hầu như không có hoặc chỉ ở dạng vi thể nhẹ và nhất thời.Trụ thấu quang.
Xét nghiệm máu
Protid toàn phần giảm nhiều, đa số < 40g/l.
Điện di protid máu thấy: Albumin máu giảm nhiều ( < 25g/l ) alpha2Globulin và bêta Globulin tăng, gama Globulin giảm nhiều vào giai đoạn muộn.
Điện di miễn dịch: IgM tăng cao và IgG giảm nhiều nhất là khi bệnh nặng.
Lipid và Cholesterol máu tăng.
Công thức máu: Hồng cầu giảm, bạch cầu và tiểu cầu có thể tăng.
Tốc độ máu lăng thường rất tăng trong giờ đầu > 50mm.
Điện giải đồ: Natri, Kali, Calci thường giảm.
Ure, Creatinin trong giới hạn bình thường.
Phân loại
Theo nguyên nhân
Hội chứng thận hư bẩm sinh (hiếm gặp).
Hội chứng thận hư tiên phát (vô căn).
Hội chứng thận hư thứ phát.
(sau các bệnh hệ thống, bệnh chuyển hoá, nhiễm trùng-nhiễm độc..).
Theo lâm sàng
Hội chứng thận hư tiên phát đơn thuần.
Hội chứng thận hư tiên phát phối hợp hay không đơn thuần ( thận viêm-thận hư).
Theo tiến triển
Hội chứng thận hư tiên phát lần đầu.
Hội chứng thận hư tiên phát tái phát (phù và tăng protein khi chuyển liều tấn công sang liều duy trì hoặc sau khi ngưng liều duy trì).
Theo điều trị:
Hội chứng thận hư “nhạy cảm corticoi ”(nước tiểu sạch protein trong vòng 2tuần).
Hội chứng thận hư “phụ thuộc corticoi”.(tái phát khi chuyển liều hoặc ngưng thuốc).
Hội chứng thận hư “kháng corticoi”.(protein niệu vẫn tăng nhiều sau điều trị tấn công).
Theo giải phẫu bệnh lý:
Hội chứng thận hư tổn thương tối thiểu (85%).
Hội chứng thận hư tăng sinh màng (5%).
Hội chứng thận hư xơ hóa từng điểm(10%).
Sự tương quan giữa giải phẩu bệnh và lâm sàng:
Một số tác giả nhận thấy rằng nếu Hội chứng thận hư tiên phát đơn thuần thường nhạy cảm corticoi, đáp ứng 90-95% thì tổn thương là tối thiểu hội chứng thận hư tiên phát phối hợp thường phụ thuộc corticoi, đáp ứng 50-60% thì tổn thương là tăng sinh Hội chứng thận hư tiên phát tái phát nhiều lần, kháng corticoid, có suy thận thì tổn thương là xơ hóa cầu thận.
Tiêu chuẩn lành bệnh:
Hội chứng thận hư tiên phát trẻ em gọi là ”lành” khi ngưng điều trị trên 2 năm mà không hề có đợt tái phát nào cả.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán sớm cần dựa vào.
Hoàn cảnh phát hiện
Dịch tể học, yếu tố thuận lợi và dấu hiệu lâm sàng xuất hiện sớm là phù nhanh toàn thân với đặc điểm trắng, mềm, ấn lõm, không đau.
Xét nghiệm sinh học
Xét nghiệm sinh học giúp xác định Hội chứng thận hư với các tiêu chuẩn sau:
Protein niệu trên 3g/24giờ chiếm phần lớn là Albumin. Hoặc trên 50mg/kg/24giờ đối với trẻ em. Protein niệu chọn lọc (nghĩa là > 80% Albumin bị mất ra trong nước tiểu do trọng lượng phân tử nhỏ hơn các globulin).
Protide máu dưới 60g/l và Albumin máu dưới 25g/l.
Phù và tăng lipi e máu thường thấy nhưng không phải là yếu tố cần thiết cho chẩn đoán.
Sinh thiết thận
Ở trẻ emỚinh thiết thận không cần thiết vì đa số (80-90%) có tổn thương tối thiểu và đáp ứng tốt với corticoid, nhất là đối với trẻ trước 8 tuổi. Chỉ sinh thiết thận trong một số ít trường hợp như Hội chứng thận hư bẩm sinh ( trẻ dưới 1tuổi ); Hội chứng thận hư phối hợp; Hội chứng thận hư kháng corticoid.
Tiến triển
Có 4 cách như sau:
Chỉ một đợt:
Chỉ duy nhất một đợt trong vài tuần ( hết phù, protein niệu mất ): đây là thể nhạy cảm corticoid (25%).
Tái phát nhiều đợt:
Tái phát nhiều đợt trong nhiều năm nhưng cuối cùng vẫn lành hoàn toàn (25%)
Tái phát liên tục:
Tái phát liên tục khi giảm liều hoặc dừng thuốc: đây là thể phụ thuộc corticoid (30- 35%)
Thất bại:
(trước đó dùng prednison sau đó Methyl- prednison): đây là thể kháng corticoid (15-20%)
Biến chứng
Biến chứng của bệnh:
Nhiểm trùng là biến chứng phổ biến nhất (viêm phúc mạc tiên phát, viêm phổi, viêm mô tế bào, nhiểm trùng tiết niệu, nhiểm trùng huyết).
Hội chứng thiếu hụt: Chậm phát triển, suy dinh dưỡng, loãng xương, co giật do hạ calci (tetanie) thiếu máu, bướu giáp đơn thuần...
Thyên tắc mạch mạc treo, ở phổi, ở các chi.
Cơn đau bụng: Có thể do phù mạc treo, phù tuỵ, viêm phúc mạc tiên phát, loét
dạ dày.
Biến chứng của điều trị:
Corticoid thường chỉ xãy ra biến chứng khi dùng liều mạnh và kéo dài sẽ gây rối loạn nước - điện giải; rối loạn nội tiết - chuyển hóa; ảnh hưởng hầu hết các cơ quan trong cơ thể...
Thuốc ức chế miễn dịch và ức chế tế bào ung thư: Có thể gây suy tủy, vô sinh, ung thư máu, nhiểm trùng, viêm bàng quan chảy máu, hói tóc...
Thuốc lợi tiểu: Khi dùng nhiều đột ngột có thể gây rối loạn nước điện giải (giảm Natri máu, giảm Kali máu) giảm thể tích (trụy tim mạch, suy thận).
Điều trị và dự phòng
Điều trị triệu chứng (phù)
Nghĩ ngơi.
Chế độ ăn uống. Hạn chế muối-nước và ăn nhiều đạm, đủ các vitamin (muối 2-3g/ngày; nước <15ml/kg/ngày; đạm 2-4g/kg/ngày).
Giữ vệ sinh thân thể; giữ ấm.
Ít khi cho lợi tiểu và chuyền đạm.
Điều trị bệnh sinh (đặc hiệu).
Liệu pháp corticoid (Prednison 5mg). Corticoid có tác dụng kháng viêm và ức chế miễn dịch.
Liều tấn công: Prednison 2mg/kg/ngày x 4-8 tuần.Uống trong hoặc sau ăn một lần buổi sáng hoặc chia 2-3 lần trong ngày. Sau đó tuỳ theo protein niệu đã âm tính hay chưa để chọn liều duy trì.
Liều duy trì:
Nếu protein niệu âm tính: 1mg/kg/ngày x 6 tuần liền rồi ngừng thuốc hoặc cũng cố thêm với liều 0,5mg-0,15mg/kg dùng 4/tuần trong 4-6tháng.
Nếu protein niệu còn dương tính: 2mg/kg/cách nhật x 4 tuần liền.
Nếu liều tấn công thất bại có thể thử cho Methyl-prednison ( Solu-Medron) 30mg/kg (chuyền tĩnh mạch).x 2-3ngày trong tuần. Sau đó đánh giá lại sự đáp ứng điều trị steroid.
Điều trị trở lại như ban đầu nếu tái phát hoặc phụ thuộc. Nếu kháng thuốc thì đổi thuốc khác
Thuốc ức chế miễn dịch và ức chế phát triển tế bào ung thư nhóm Alkyl.
Cyclophosphamide 50mg: Liều dùng 3mg/kg/ngày, uống một lần x 4-8tuần (tổng liều < 170mg/kg).Theo dõi công thức máu (chú ý bạch cầu).
Một số thuốc khác:
Levamisol.
Indomethacin.
Heparin.
Chlorambucil.
Cyclosporin...
Điều trị biến chứng
Kháng sinh trong nhiểm trùng:
Penicillin 100.000đơn vị trên kg cân nặng trong ngày uống hoặc tiêm bắp
Heparin trong tắc mạch:
Heparin liều 200-300đơn vị trên kg cân nặng trong ngày tiêm bắp sâu.
Bù các chất thiếu hụt như Calci, Kali.. .
Dự phòng
Do bệnh thường tái phát nên cần theo dõi đều đặn trong nhiều năm (ít nhất 5 năm) do đó phải thuyết phục bệnh nhân và bố mẹ tuân thủ chế độ điều trị nội trú và đặc biệt là ngoại trú một cách nghiêm túc, chặt chẽ qua chế độ ngoại trú lập y bạ theo dõi ...Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi dẫn đến Hội chứng thận hư tiên phát tái phát
Theo dõi các triệu chứng lâm sàng (chiều cao, cân nặng, huyết áp), cận lâm sàng (tốc độ máu lắng, protein niệu) tác dụng phụ của thuốc.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học nôn trớ ở trẻ em
Nôn trớ là sự bắn tung mạnh mẽ những chất chứa trong dạ dày ra ngoài do co bóp của cơ hoành, cơ bụng và cơ trơn của dạ dày. Ợ là một hiện tượng mà một lượng nhỏ thức ăn từ dạ dày được bắn ra ngoài do sự co bóp của thành dạ dày.
Viêm cầu thận cấp tiên phát ở trẻ em
Viêm cầu thận cấp tiên phát là bệnh viêm cầu thận lan toả sau nhiễm khuẩn, phần lớn sau nhiễm liên cầu tán huyết kiểu b nhóm A. Bệnh diễn biến lành tính.
Bệnh học đau bụng ở trẻ em
Có thể phát hiện dấu hiệu viêm hạch mạc treo, búi lồng, hay hình ảnh ruột thừa viêm hay dịch tự do hay khu trú trong ổ bụng hay hình ảnh giun ở đường mật, đường tụy..
Tham vấn cho bà mẹ về các vấn đề bú mẹ
Nếu trẻ không được bú mẹ, tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ và phục hổi sự tiết sữa. Nếu bà mẹ muốn, nhân viên tham vấn sữa mẹ có thể giúp bà tháo gỡ khó khăn và bắt đầu cho bú mẹ trở lại.
Bệnh học bạch hầu
Người là ổ chứa của vi khuẩn bạch hầu. Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp.
Bệnh học ho gà
Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất, chiếm 20 phần trăm, thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn. Tác nhân có thể do chính bản thân B. pertussis.
Bệnh học HIV AIDS ở trẻ em
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh do HIV là các biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội và các bệnh u. Biểu hiện lâm sàng rất thay đổi ở nhiều cơ quan, dễ nhầm với nhiều bệnh.
Hướng dẫn tiếp nhận và sơ cứu khi cấp cứu
Một bệnh nhân được coi là ở trong tình trạng cấp cứu khi người đó bị rối loạn nghiêm trọng một hay nhiều chức năng sống, đe doạ gây tử vong. Do đó nhiệm vụ của người thầy thuốc cấp cứu tại tuyến cơ sở theo thứ tự ưu tiên.
Các thời kỳ phát triển của trẻ em
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Khác với người lớn, trẻ em là một cơ thể đang phát triển. Phát triển là sự lớn lên về khối lượng và sự trưởng thành về chất lượng (sự hoàn thiên về chức năng các cơ quan).
Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận cấp thường xảy ra sau vài tuầ n hoặc vài tháng kể từ khi trẻ bị viêm họng, viêm amydal, chốc đầu, lở loét ngoài da. Do vậy khi thăm khám bệnh nhân phù thận.
Bệnh học luput ban đỏ rải rác ở trẻ em (Luput ban đỏ hệ thống)
Chưa biết chắc chắn, có nhiều giả thuyết cho là do nhiễm khuẩn tiềm tàng ( Nhiễm vi khuẩn , Virut ...). Có thuyết cho là do hoá chất, có thuyết cho là do rối loạn chuyển hoá, nội tiết.
Bệnh học nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em
Đau một bên hoặc cả hai bên lan xuống dưới; sờ, vỗ vào vùng hố thắt lưng bệnh nhân đau; có khi bệnh nhân đau như cơn đau quặn thận. Có khi sờ thấy thận to.
Đặc điểm hệ hô hấp trẻ em
Các xoang hàm đến 2 tuổi mới phát triển, xoang sàng đã xuất hiên từ khi mới sinh nhưng tế bào chưa biệt hoá đầy đủ, vì vây trẻ nhỏ ít khi bị viêm xoang.
Viêm đa rễ và dây thần kinh ngoại biên ở trẻ em
Liệt có tính chất đối xứng, liệt ngọn chi nhiều hơn gốc chi, có nhiều trường hợp liệt đồng đều gốc chi như ngọn chi. Liệt có thể lan lên 2 chi trên, liệt các dây thần kinh sọ não IX, X, XI.
Chăm sóc trẻ bị viêm phổi nặng
Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng.
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em
Viêm thanh quản cấp thường do virut Para - influenza, hay xảy ra ở trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi, vào mùa đông. Cho ăn chất dễ tiêu (sữa, cháo, ăn nhiều bữa). Nếu bệnh nhân không ăn phải cho ăn bằng sonde. Luôn có người ở cạnh bệnh nhân. Khi có nôn phải nhanh chóng hút và làm thông đường thở.
Nhiễm trùng rốn sơ sinh
Theo tổ chức y tế thế giới, có tới 47% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết có ngõ vào từ nhiễm trùng rốn và khoảng 21% các trường hợp trẻ sơ sinh đến khám vì lý do khác có kèm theo nhiễm trùng rốn.
Trầm cảm ở trẻ em
Sững sờ, hoang tưởng và ảo giác có thể gặp trong trầm cảm nặng. Nội dung hoang tưởng thường là có tội, không xứng đáng, bị truy hại hoặc không tồn tại.
Bệnh học xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em
Tổn thương loét niêm mạc ống tiêu hoá là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hoá; hiếm hơn là vỡ tĩnh mạch trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa và rất hiếm do dị tật bẩm sinh.
Suy hô hấp cấp ở trẻ em
Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 và/hoặc tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan đặc biệt là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.
Bệnh học sốt rét ở trẻ em
Do sự kết dính của hồng cầu làm tắt nghẻn vi quản mạch máu, hồng cầu giảm khả năng chuyên chở oxy, lưu lượng máu đến tưới các mô bị suy giảm.
Chăm sóc trẻ bị bệnh thận nhiễm mỡ
Đái nhiều protein sẽ dẫn đến giảm protit máu, và như v ây áp lực keo trong máu sẽ giảm, dẫn đến hiên tượng nước trong lòng mạch thoát ra gian bào gây nên phù và đái ít.
Bệnh học viêm cầu thận mạn ở trẻ (Nephrite Chronique)
Nồng độ Ure máu có giá trị tiên lượng: 2-3g/lit thường chết trong vài tuần hoặc tháng. 1-2g/lit cầm cự không ngoài một năm. 0,5-1g/lit sống được lâu hơn.
Sử dụng thuốc trong nhi khoa
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, cần nắm rõ đặc điêm sinh lý, giải phẩu và tình trạng bệnh lý của trẻ. Chức năng gan, thận của trẻ chưa hoàn thiện => Khả năng chuyển hóa, tích lũy, đào thải kém-> dễ ngộ độc thuốc.
Chẩn đoán và xử trí hôn mê ở trẻ em
Hôn mê là một tình trạng trong đó người bệnh không có thể mở mắt, không thể thực hiện các động tác theo mệnh lệnh, cũng không nói thành lời được.