Gãy xương ở trẻ em

2011-12-08 10:30 AM

Xương trẻ em liền nhanh do cốt mạc liên tục, sự cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ liền xương càng sớm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đặc điểm xương trẻ em

Xương trẻ em mềm và dễ uốn cong, nhiều lỗ xốp, chịu được biến dạng và nén ép.

Xương trẻ em tự nó có thể làm thẳng được nhưng không phải là tất cả.

Cốt mạc vững lên duy trì liên tục giúp ngăn ngừa di lệch và dễ liền xương.

Trong gẫy xương trẻ em tổn thương sụn tiếp hợp cao từ 10 - 15% ít gặp gẫy vụn trừ chấn thương mạnh.

Sụn tiếp hợp yếu hơn giây chằng bao khớp, gân, cùng một lực chấn thương người lớn có thể tách hoặc rách dây chằng - trật khớp nhưng trẻ em lại có thể bị tổn thương sụn tiếp hợp dẫn đến rối loạn phát triển xương.

Ổ gẫy tự nó kích thich sự phát triển của xương nhờ tăng cấp máu cho sụn tiếp hợp.

Xương trẻ em liền nhanh do cốt mạc liên tục, sự cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ liền xương càng sớm (sơ sinh 2 - 3 tuần, 7 - 10 tuổi là 6 tuần, trên 10 tuổi là  8 - 10 tuần).

Không liền xương ở trẻ em thường không xẩy ra (trừ một số chấn thương nặng gẫy hở, viêm, xương bệnh lý).

Do đó phẫu thuật chỉnh lại ổ gẫy không có chỉ định ở trẻ em vì ảnh hưởng tới sụ liền xương.

Phân loại gãy xương có tổn thương sụn tiếp hợp

Salter và Halrris chia làm 5 nhóm.

Nhóm 1: Tách đầu xương khỏi hành xương.

Nhóm 2: Đường gẫy theo khu vực nở to của sụn tiếp hợp làm thay đôi đầu dưới và xuyên ra ngoài hành xương.

Nhóm 3: Gẫy đầu xương trong khớp, mặt tách kéo dài từ khu vực yếu của tế bào nổ to sau đó kéo dài song song với sụn tiếp hợp ra ngoại vi (hay gặp ở xương chày).

Nhóm 4: Đường gẫy bắt đầu từ mật khớp kéo dài xuyên qua đầu xương đi hết phần dầy nhất của sụn. tiếp hợp sau đó đi qua một phần hành xương (hay gặp
ở đầu dưới xương cánh tay).

Nhóm 5: Trong trường hợp khép hoặc dạng một lực ép lớn chuyển qua đầu xương tới một phần sụn tiếp hợp ép lớp tế bào mầm của tế bào sụn, di lệch tối thiểu nhưng dễ nhầm với bong gân. (Hay gặp trong khớp gối, cổ chân )

Chẩn đoán

Bệnh sử khó xác định với trẻ nhỏ.

Gẫy hoàn toàn có đủ triệu chứng:

Đau vùng gẫy.

Bớt lực vận động.

Sưng nề.

Biến dạng.

Có thể có bầm tím.

X- quang: Ở trẻ em cần được chụp toàn bộ 2 khớp trên dưới ổ gẫy và chụp đối xứng để so sánh , ở trẻ nhỏ có tổn thương đầu xương dài , trong đó tâm cốt hoá chưa xuất hiện trên x – quang, nên chẩn đoán sẽ gập khó khăn.

Điều trị

Tuỳ theo mức độ tổn thương, tuổi để có quyết định sử trí.

Điều trị bảo tồn là chính, với gây mê và tê vùng kéo nắn hoặc kéo liên tục, bất động bột trên dưới, thời gian theo lứa tuổi. Bất động bột trên dưới khớp  của ổ gẫy.

Tiếp súc chính xác mặt gẫy là không cần thiết và gấp góc ở đầu xương < 200 là chấp nhận được.

Điều trị phẫu thuật khi có các yếu tố sau:

Tổn thương mạch máu, thần kinh, gẫy hở, chèn ép khoang- hoặc có tổn thương khác kèm theo.

Điều trị bảo tồn thất bại.

Gẫy phạm khớp độ IV.

Gẫy trên lồi cầu xương cánh tay

Gây mê kéo nắn bó bột, nếu thất bại mổ xuyên đinh Kirschner cố định ngoại vi.

Bột ở tư thế cẳng tay sấp. 7 - 10 ngày thay bột, tránh di lệch thứ phát trong bột

Nếu gẫy hở tổn thương mạch, thần kinh - mổ kết xương.

Gẫy đầu trên xương cánh tay

Gây mê, nắn bột ngực vai cánh tay giang 90, gấp trước 60 và xoay trung gian.

Mổ khi kéo nắn thất bại, gân cơ nhị đầu chèn ổ gẫy - xuyên đinh Kirschner.

Gẫy thân xương cánh tay

Nắn bó bột ngực vai cánh tay cẳng tay.

Mổ khi tổn thương thần kinh, mạch máu, hở.

Gẫy lồi cầu ngoài xương cánh tay

Gẫy không di lệch, bó bột chụp lại sau 2 tuần.

Gẫy di lệch, mổ cố định bên trong.

Gẫy mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay

Ít di lệch, bó bột.

Di lệch rõ, phẫu thuật cố định.

Nếu trẻ lớn lấy bỏ mảnh gẫy và cố định gẫy.

Gẫy Monteggia

(Gẫy xương và sai khớp (Gẫy 1/3 trên xương trụ và sai khớp quay trụ trên).

Nắn bó bột sớm.

Nếu thất bại kết xương trụ đặt lại đầu xương quay và tái tạo giây chằng vòng khi cần thiết .

Gãy 2 xương cẳng tay

Gãy ít hoặc không có di lệch, bột cẳng bàn tay.

Di lệch nhiều nên chỉnh bột bất động.

Gẫy 1/3 trên, để cẳng tay ngửa tối đa.

Gẫy 1/3 giữa, cẳng tay trung gian.

Gẫy 1/3 dưới, cẳng tay sấp tối đa.

Gẫy Galeazzi và sai khớp quay trụ dưới

(gẫy 1/3   ưới xương quay).

Gây mê nắn bó bột.

Gẫy xương ngón và bàn tay

Gẫy vụn đầu dưới đốt ngón - nẹp.

Gẫy giữa đốt - nắn chỉnh nẹp từ khuỷu tới ngón.

Gẫy xương bàn tay - nắn bó bột.

Gẫy chữ T - Mổ xuyên đinh Kischner.

Gẫy cổ xương đùi

Điều trị có nhiều phương pháp.

Kéo liên tục.

Nắn chỉnh - bột whitman.

Nắn chỉnh - nẹp Thomas.

Mổ nắn chỉnh cố định trong bằng nẹp vít.

Biến chứng:

Hoại tử vô khuẩn.

Biến dạng coxavara.

Lùn sớm đầu xương - ngắn chi.

Gẫy thân xương đùi

Chống shock.

Gây  mê kéo nắn bó bột có thể chấp nhận được di lệch chồng < 2cm và gấp góc không quá 20 (ở trẻ dưới 10 tuổi).

Mổ khi có biến chứng mạch, thần kinh, gẫy hở hoặc theo nguyện vọng.

Vỡ xương bánh chè

Ít di lệch, bất động bột với gối duỗi.

Di lệch, khâu lại mặt ngoài và trong cơ tứ đầuvà nắn lại xương.

Gẫy thân xương chày mác

Nắn chỉnh bó bột.

Gẫy cột sống

Không liệt, kéo liên tục - giường bột trong 2 tháng.

Có liệt, mổ cố định hoặc dính khớp

Vỡ xương chậu

Chống shock.

Tuỳ vị trí và tổn thương cụ thể để điều trị.

Gẫy không vững có làm rời cung xương chậu.

Gẫy ép trước sau tạo lên gẫy cung xương chậu và khớp mu - bất động khớp háng ở tư thế xoay trong.

Gẫy ép ngoài, gẫy cả 2 xương chậu + 2 xương mu - nằm giường bột.

Gẫy xương trong sản khoa

Gẫy thân xương dài, băng hoặc nẹp tuỳ vị trí

Gẫy sụn tiếp hợp.

Biến chứng tức thì

Shock.

Gẫy hở.

Chèn ép khung.

Tím ngay khi nắn có thể xảy ra

Biến chứng sớm

Rối loạn dinh dưỡng.

Hội chứng Volkman.

Biến chứng muộn

Liệt thần kinh.

Vẹo trục và can lệch.

Tiêu chỏm hoặc đầu xương sụn.

Viêm xương.

Khớp giả.

Bài viết cùng chuyên mục

Đặc điểm da cơ xương trẻ em

Trong những tháng đầu sau đẻ, trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý, trong đó trương lực của các cơ co tăng hơn các cơ duỗi. Do vây, trẻ thường nằm trong tư thế chân co, tay co, bàn tay nắm chặt.

Sốt cao gây co giật ở trẻ em

Co giật do sốt xảy ra khoảng 3% trẻ em. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ, từ 3 tháng đến 5 tuổi. Bệnh liên quan đến sốt nhưng không có bằng chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

Bệnh học táo bón ở trẻ em

Táo bón là sự đào thải phân khô cứng ra ngoài, và đau khi thải phân. Đây là một hiện tượng thường thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 3-5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa và 35 % trẻ đến khám ở các Bác sĩ nhi khoa tiêu hoá.

Bệnh học đau bụng ở trẻ em

Có thể phát hiện dấu hiệu viêm hạch mạc treo, búi lồng, hay hình ảnh ruột thừa viêm hay dịch tự do hay khu trú trong ổ bụng hay hình ảnh giun ở đường mật, đường tụy..

Loạn sản phổi ở trẻ em

Lọan sản phổi còn gọi là bệnh phổi mạn tính, biểu mô các phế quản nhỏ bị họai tử và sừng hóa, giảm chất họat diện (surfactant), mô kẻ tăng sinh dạng sợi, hậu quả gây xơ hóa phổi.

Điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em

Cho Dexamethazone 0,6mg/kg x 1 lần/ngày x 4 ngày nếu trẻ đến sớm và chưa dùng kháng sinh. Liều đầu tiên dùng trước khi cho bệnh nhân dùng kháng sinh

Hướng dẫn tiếp nhận và sơ cứu khi cấp cứu

Một bệnh nhân được coi là ở trong tình trạng cấp cứu khi người đó bị rối loạn nghiêm trọng một hay nhiều chức năng sống, đe doạ gây tử vong. Do đó nhiệm vụ của người thầy thuốc cấp cứu tại tuyến cơ sở theo thứ tự ưu tiên.

Thiếu máu tan máu tự miễn ở trẻ em

Bệnh thường xảy ra phối hợp với một số bệnh nhiễm khuẩn như viêm gan, viêm phổi do vius, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, hoặc trên cơ sở bị một số bệnh như U lympho Hodgkin, Lupus ban đỏ, hội chứng suy giảm miễn dịch.

U tuỷ thượng thận ở trẻ em

U tuỷ thượng thận là u tiết ra Catecholamine quá thừa từ u vùng tuỷ thượng thận sinh ra. Nhưng cũng có thể phát sinh từ nhiều nơi khác thuộc hệ thống giao cảm của chuỗi hạch giao cảm.

Bệnh học luput ban đỏ rải rác ở trẻ em (Luput ban đỏ hệ thống)

Chưa biết chắc chắn, có nhiều giả thuyết cho là do nhiễm khuẩn tiềm tàng ( Nhiễm vi khuẩn , Virut ...). Có thuyết cho là do hoá chất, có thuyết cho là do rối loạn chuyển hoá, nội tiết.

Viêm tiểu phế quản cấp tính

Viêm tiểu phế quản cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi thường do virus hợp bào hô hấp gây ra (Respiratory Syncytial Virus - RSV). Trẻ đẻ non, có bệnh tim bẩm sinh, có thiểu sản phổi dễ có nguy cơ bị bệnh.

Viêm mủ màng phổi ở trẻ em

Viêm mủ màng phổi (VMMP) là một tình trạng bệnh lý gây nên bởi quá trình viêm kèm theo tích mủ trong khoang màng phổi do các vi khuẩn sinh mủ.

Viêm màng não do lao ở trẻ em

Từ ngày thứ 5 xuất viện, các dấu hiệu và triệu chứng của màng não như đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, ỉa lỏng (hoặc táo bón) thậm chí co giật. Khám có thể thấy các dấu hiệu màng não như gáy cứng, Kerning và thóp phồng.

Các thời kỳ phát triển của trẻ em

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Khác với người lớn, trẻ em là một cơ thể đang phát triển. Phát triển là sự lớn lên về khối lượng và sự trưởng thành về chất lượng (sự hoàn thiên về chức năng các cơ quan).

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi nặng

Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng.

Bệnh học dị tật bẩm sinh ống tiêu hóa ở trẻ

Không điều trị trực tiếp vào thoát vị mà điều trị lên hồi lưu thực quản dạ dày. Để trẻ ở tư thế nữa nằm nữa ngồi, ăn thức ăn đặc, có thể có kết quả/

Xuất huyết não màng não sớm ở trẻ em

Xuất huyết não màng não sớm xảy ra ở trẻ dưới 15 ngày tuổi, Nguy cơ mắc bệnh càng cao nếu càng non tháng

Bệnh học nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em

Đau một bên hoặc cả hai bên lan xuống dưới; sờ, vỗ vào vùng hố thắt lưng bệnh nhân đau; có khi bệnh nhân đau như cơn đau quặn thận. Có khi sờ thấy thận to.

Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em

Tim của trẻ sơ sinh tương đối to hơn so với trẻ lớn và chiếm 0,8% trọng lượng cơ thể. Sau 1 tuổi, sự phát triển của tim tỷ lê thuận với sự phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ và chiếm 0,5% trọng lượng cơ thể.

Co giật ở trẻ em

Co giật là tình trạng rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác, thần kinh tự động do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của một số neuron thần kinh.

Vàng da do bất đồng nhóm máu ABO ở trẻ em

Bất đồng nhóm máu ABO thường gặp ở trẻ có nhóm máu A hay B với bà mẹ có nhóm máu O. Đây là tình trạng tán huyết đồng miễn dịch gây nên khi có bất đồng nhóm máu ABO giữa bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Bệnh học nôn trớ ở trẻ em

Nôn trớ là sự bắn tung mạnh mẽ những chất chứa trong dạ dày ra ngoài do co bóp của cơ hoành, cơ bụng và cơ trơn của dạ dày. Ợ là một hiện tượng mà một lượng nhỏ thức ăn từ dạ dày được bắn ra ngoài do sự co bóp của thành dạ dày.

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

Da khô, trên da có thể xuất hiên các mảng sắc tố ở bẹn, đùi: lúc đầu là những chấm đỏ rải rác, lan to dần rồi tụ lại thành những đám màu nâu sẫm, sau vài ngày bong ra.

Bệnh học hội chứng cầu thận cấp ở trẻ em

Viêm cầu thận cấp không chỉ là một bệnh thông thường mà là một hội chứng gọi là Hội chứng cầu thận cấp. Bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, nguyên nhân phát sinh không chỉ do liên cầu mà còn do Tụ cầu, Phế cầu, Vi rút.

Chẩn đoán và xử trí co giật ở trẻ em

Ở trẻ em, vì nguyên nhân gây co giật rất phong phú nên hình thái lâm sàng cũng rất đa dạng, do đó người thầy thuốc phải nắm vững cơ chế bệnh sinh, cách phân loại.