- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nhi khoa
- Đặc điểm máu trẻ em
Đặc điểm máu trẻ em
Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh, song không ổn định. Nhiều nguyên nhân gây bệnh dễ ảnh hưởng đến sự tạo máu, do đó trẻ dễ bị thiếu máu, nhưng khả năng hồi phục của trẻ cũng rất nhanh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đăc điểm sự tạo máu ở trẻ em
Sự tạo máu trong bào thai
Cùng với sự hình thành và phát triển thai nhi, các bộ phân của hê thống tạo máu được hình thành và biệt hoá dần từ mô giữa của phôi thai. Sự tạo máu được bắt đầu rất sớm, vào tuần thứ ba của thời kỳ phôi thai và được thực hiện ở nhiều bộ phân:
Gan:
Sự tạo máu ở gan vào tuần lễ thứ 5 của thời kỳ phôi thai. Gan là nơi tạo máu chủ yếu ở thời kỳ giữa của thai nhi, sau đó yếu dần, rồi ngừng hẳn khi trẻ ra đời. Gan sản sinh ra tất cả các loại tế bào máu, song chủ yếu là hồng cầu.
Tuỷ xương:
Tuỷ xương tuy được hình thành vào tuần lễ thứ 6 của thời kỳ phôi thai, nhưng phải sau tháng thứ 4 - 5 của thời kỳ bào thai, khi sự tạo máu ở gan yếu đi, sự tạo máu ở tuỷ xương mới mạnh dần cho tới lúc đẻ.
Lách, hạch:
Lách bắt đầu tham gia tạo máu từ tháng thứ 3 - 4 của thời kỳ bào thai, lách sản sinh chủ yếu là tế bào lympho và một phần hồng cầu.
Hạch lympho và một phần tuyến ức cũng tham gia tạo máu vào tháng thứ 5 - 6 của thời kỳ bào thai.
Sự tạo máu sau khi sinh
Sau khi sinh, tuỷ xương là cơ quan chủ yếu sản sinh ra các tế bào máu chính.
Ở trẻ nhỏ, tất cả tuỷ xương đều hoạt động sinh tế bào máu.
Ở trẻ lớn và người trưởng thành sự tạo máu chủ yếu ở các xương dẹt như xương xườn, xương ức, xương sọ, xương bả vai, xương đòn, xương cột sống và một phần ở đầu xương dài.
Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh, song không ổn định. Nhiều nguyên nhân gây bệnh dễ ảnh hưởng đến sự tạo máu, do đó trẻ dễ bị thiếu máu, nhưng khả năng hồi phục của trẻ cũng rất nhanh. Hệ thống b ạch huyết ở trẻ em cũng dễ có phản ứng với các nguyên nhân gây bệnh.
Khi bị thiếu máu, các cơ quan tạo máu cũng dễ bị tăng sinh, loạn sản. Do đó trên lâm sàng thấy xuất hiện gan, lách, hạch to và các xét nghiệm máu cho thấy có hiện tượng loạn sản của tổ chức này, tạo ra các tế bào máu giống như trong thời kỳ bào thai.
Đặc điểm máu ngoại biên
Hổng cầu
Số lượng hổng cầu:
Trẻ mới sinh có số lượng hổng cầu rất cao: 4,5 - 6,0 X 1012/L.
Ngày thứ 2 - 3 sau đẻ số lượng hổng cầu giảm nhanh do một số hổng cầu bị vỡ cho nên trên lâm sàng có hiên tượng vàng da sinh lý.
Đến cuối thời kỳ sơ sinh số lượng hổng cầu khoảng 4,0 — 4,5 X 1012/L.
ở trẻ dưới 1 tuổi, nhất là trẻ từ 6 - 12 tháng, số lượng hổng cầu giảm còn khoảng 3,2 - 3,5 X 1012/L. ở thời kỳ này trẻ lớn nhanh, nhu cầu tạo máu cao, song dễ bị thiếu một số yếu tố tạo máu như sắt và do đó sự tạo máu chưa đáp ứng được, vì thế hiên tượng này gọi là thiếu máu sinh lý.
Trẻ trên 1 tuổi có số lượng hổng cầu khoảng 4,0 X 1012/L.
Hổng cầu lưới:
Hổng cầu lưới ở máu ngoại biên: 0,5 - 2%.
Nguyên hổng cầu: Trẻ sơ sinh đủ tháng: 1 - 4%. Trẻ sơ sinh thiếu tháng: 3 - 6%.
Huyết sắc tố:
Số lượng huyết sắc tố (Hb): Trẻ mới đẻ: 170 - 190 g/l. Trẻ < 1 tuổi: 100 - 120 g/l. Trẻ > 1 tuổi: 130 - 140 g/L
Thành phần huyết sắc tố:
Trẻ sơ sinh: HbF: 80 - 60%, HbA1: 20 - 40%. HbA2: 0,03 - 0,6%
Trẻ 6 tháng: HbF: 1-5%. HbA1: 93 - 97%. HbA2: 2- 3%
Trẻ > 1 tuổi: HbF: < 1%. HbA1: 97 - 98%. HbA2: 2- 3%.
Lúc này trẻ có hiên tượng thiếu sắt do sắt dự tr ữ trong thời kỳ bào thai đã sử dụng hết và khả năng hấp thu sắt của trẻ lúc này kém do đó lượng huyết sắc tố giảm.
Bạch cầu
Số lượng bạch cầu:
Số lượng bạch cầu thay đổi theo tuổi, trẻ càng nhỏ số lượng bạch cầu càng cao hơn trẻ lớn.
Trẻ sơ sinh: 10.000 - 30.000/mm3 (10 - 30 X 109/L).
Trẻ < 1 tuổi: 10.000 - 12.000/mm3 (10 - 12 X 109/L).
Trẻ > 1tuổi: 6.000 - 8.000/mm3 (6 - 8 X 109/L).
Công thức bạch cầu: thay đổi dần theo tuổi.
Bạch cầu hạt trung tính:
Trẻ sơ sinh: Trong những giờ đầu sau sinh: 65%. Ngày thứ 5 - 7: 45%.
Trẻ 9 - 10 tháng: 30%.
Trẻ 5 - 7 tuổi: 45%.
Trẻ 14 tuổi: 65%.
Bạch cầu lympho:
Trẻ sơ sinh: Trong những giờ đầu sau sinh: 20 - 30%. Ngày thứ 5- 7: 45%.
Trẻ 9 - 10 tháng: 60%.
Trẻ 5 - 7 tuổi: 45%.
Trẻ 14 tuổi: 30%.
Bạch cầu ưa a xít: 2%.
Bạch cầu đơn nhân:: 6 - 9%.
Bạch cầu ưa kiềm: 0,1 - 1%.
Tiểu cầu
Số lượng tiểu cầu ít thay đổi.
Trẻ sơ sinh: 100.000/mm3 (100 X 109/L)
Ngoài tuổi sơ sinh: 150.000 - 300.000/mm3(150 - 300 X 109/L)
Một vài đặc điểm khác
Khối lượng máu tuần hoàn
So với trọng lượng cơ thể, khối lượng máu tuần hoàn ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Khối lượng máu tuần hoàn ở:
Trẻ sơ sinh: 14% trọng lượng cơ thể.
Trẻ < 1 tuổi: 11% trọng lượng cơ thể.
Trẻ lớn: 7 - 8% trọng lượng cơ thể.
Phức bộ prothrombin (Tỷ lê prothrombin)
Trẻ sơ sinh: 65 ± 20%, hạ thấp nhất vào ngày thứ 3 - 4, sau tăng dần, bình thường vào ngày thứ 10.
Các tuổi khác: 80 - 100%.
Bài viết cùng chuyên mục
Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận cấp thường xảy ra sau vài tuầ n hoặc vài tháng kể từ khi trẻ bị viêm họng, viêm amydal, chốc đầu, lở loét ngoài da. Do vậy khi thăm khám bệnh nhân phù thận.
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là một chiến lược hay một giải pháp nhấn mạnh tới sự phát triển phổ câp các dịch vụ y tế. Các dịch vụ này người dân chấp nhân được
Chẩn đoán và xử trí hôn mê ở trẻ em
Hôn mê là một tình trạng trong đó người bệnh không có thể mở mắt, không thể thực hiện các động tác theo mệnh lệnh, cũng không nói thành lời được.
Bệnh học HIV AIDS ở trẻ em
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh do HIV là các biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội và các bệnh u. Biểu hiện lâm sàng rất thay đổi ở nhiều cơ quan, dễ nhầm với nhiều bệnh.
Suy tim ở trẻ em
Dù bất cứ thay đổi sinh lý hay bệnh lý nào, cơ thể cũng tìm cách thích nghi để duy trì cung lượng tim và cung cấp O2 cho các tổ chức ở giới hạn ổn định hẹp, thông qua hàng loạt cơ chế bù trừ.
Cách dùng thuốc cho trẻ em
Không được dùng hoặc phải rất thận trọng khi dùng cho trẻ những loại thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cơ thể, vì trẻ em là những cơ thể đang phát triển.
Bệnh học nhi khoa bệnh sởi
Hàng năm toàn thế giới có khoảng 50 triệu trẻ bị sởi, trong đó ước tính khoảng 722.000 trẻ nhở hơn 5 tuổi tử vong do các biến chứng từ sởi và 40% tử vong do suy dinh dưỡng.
Sử dụng thuốc trong nhi khoa
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, cần nắm rõ đặc điêm sinh lý, giải phẩu và tình trạng bệnh lý của trẻ. Chức năng gan, thận của trẻ chưa hoàn thiện => Khả năng chuyển hóa, tích lũy, đào thải kém-> dễ ngộ độc thuốc.
Viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em
Nguyên nhân chủ yếu là do virut, biến chứng của việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch, ghép tuỷ, hãn hữu do một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn.
Hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em
Hội chứng thận hư tiên phát trẻ em là một tập hợp triệu chứng thể hiện bệnh lý cầu thận mà nguyên nhân phần lớn là vô căn 90% dù khái niệm thận hư đã được Müller Frie rich Von nói đến.
Hướng dẫn tiếp nhận và sơ cứu khi cấp cứu
Một bệnh nhân được coi là ở trong tình trạng cấp cứu khi người đó bị rối loạn nghiêm trọng một hay nhiều chức năng sống, đe doạ gây tử vong. Do đó nhiệm vụ của người thầy thuốc cấp cứu tại tuyến cơ sở theo thứ tự ưu tiên.
Chẩn đoán và xử trí co giật ở trẻ em
Ở trẻ em, vì nguyên nhân gây co giật rất phong phú nên hình thái lâm sàng cũng rất đa dạng, do đó người thầy thuốc phải nắm vững cơ chế bệnh sinh, cách phân loại.
Bệnh học táo bón ở trẻ em
Táo bón là sự đào thải phân khô cứng ra ngoài, và đau khi thải phân. Đây là một hiện tượng thường thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 3-5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa và 35 % trẻ đến khám ở các Bác sĩ nhi khoa tiêu hoá.
U tủy thượng thận gây nam hóa
U vỏ thượng thận tại vùng lưới sẽ sản xuất quá thừa một lượng hocmon nam là Androgene, gây cơ thể bị nam hoá chuyển giới với trẻ gái. Bệnh tương đối hiếm gặp.
Đặc điểm da cơ xương trẻ em
Trong những tháng đầu sau đẻ, trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý, trong đó trương lực của các cơ co tăng hơn các cơ duỗi. Do vây, trẻ thường nằm trong tư thế chân co, tay co, bàn tay nắm chặt.
Viêm cầu thận cấp tiên phát ở trẻ em
Viêm cầu thận cấp tiên phát là bệnh viêm cầu thận lan toả sau nhiễm khuẩn, phần lớn sau nhiễm liên cầu tán huyết kiểu b nhóm A. Bệnh diễn biến lành tính.
Bệnh học tiêu chảy kéo dài ở trẻ em
Tỉ lệ tử vong là 35%/tử vong tiêu chảy. Tỷ lệ tử vong của tiêu chảy cấp / tỷ lệ mắc phải là 0.7% trong khi đó là 14% đối với tiêu chảy kéo dài (theo công trình nghiên cứu ở Bắc Ấn độ).
Hội chứng thận hư tiên phát kháng steroid ở trẻ em
Điều trị khó khăn, kéo dài dễ phát sinh các biến chứng như cao huyết áp, giữ nước, giảm nặng áp lực keo, rối loạn nước điện giải, suy thận. Thận hư kháng Corticoid chiếm khoảng 12 - 14% số bệnh nhân thận hư tiên phát.
Loạn sản phổi ở trẻ em
Lọan sản phổi còn gọi là bệnh phổi mạn tính, biểu mô các phế quản nhỏ bị họai tử và sừng hóa, giảm chất họat diện (surfactant), mô kẻ tăng sinh dạng sợi, hậu quả gây xơ hóa phổi.
Bù nước cho trẻ em tiêu chảy và tiếp tục cho ăn
Không bao giờ cho thuốc cầm tiêu chảy hay thuốc chống nôn cho trẻ. Việc này không giúp ích trong điều trị tiêu chảy và một số thuốc này lại nguy hiểm.
Chăm sóc trẻ bị viêm phổi nặng
Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng.
Sự phát triển tâm thần và vận động của trẻ em
Trẻ sơ sinh chỉ có những cử động tự phát, không ý thức. Do vây các động tác này thường xuất hiện đột ngột, không có sự phối hợp và đôi khi xảy ra hàng loạt các động tác vu vơ.
Bệnh sởi ở trẻ em
Sởi là bệnh được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ X do y sĩ Persan Rhazes. Đến thế kỷ thứ XVIII, Home mới có những công trình thực nghiệm về sự truyền bệnh.
Đặc điểm hệ hô hấp trẻ em
Các xoang hàm đến 2 tuổi mới phát triển, xoang sàng đã xuất hiên từ khi mới sinh nhưng tế bào chưa biệt hoá đầy đủ, vì vây trẻ nhỏ ít khi bị viêm xoang.
Bệnh học đau bụng ở trẻ em
Có thể phát hiện dấu hiệu viêm hạch mạc treo, búi lồng, hay hình ảnh ruột thừa viêm hay dịch tự do hay khu trú trong ổ bụng hay hình ảnh giun ở đường mật, đường tụy..