Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em

2014-11-12 08:28 PM

Tim của trẻ sơ sinh tương đối to hơn so với trẻ lớn và chiếm 0,8% trọng lượng cơ thể. Sau 1 tuổi, sự phát triển của tim tỷ lê thuận với sự phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ và chiếm 0,5% trọng lượng cơ thể.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đặc điểm tuần hoàn rau thai và tuần hoàn sau đẻ

Tuần hoàn bào thai

Tuần hoàn rau thai được hình thành từ cuối tháng thứ 2, tiếp tục phát triển và tổn tại tới lúc sau đẻ.

Tuần hoàn rau thai không tách biệt hoàn toàn thành 2 vòng: đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn, vì chúng thông với nhau qua:

Lỗ Botal ở vách liên nhĩ (lỗ bầu dục).

Ống Botal (ống động mạch) nối động mạch chủ với động mạch phổi.

Do vây, máu đi nuôi bào thai là máu pha trộn.

Tuần hoàn sau đẻ

Từ lúc cắt rốn, vòng đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn mới thực sự được tách biệt nhau do:

Ống Botal dần dần tắc lại vào tuần thứ 6 - 11 sau đẻ để trở thành dây chằng động mạch chủ.

Lỗ Botal khép kín dần vào khoảng thời gian từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7 sau đẻ.

Trẻ bắt đầu thở, phổi bắt đầu thực hiện chức năng trao đổi khí.

Máu đi nuôi cơ thể là máu động mạch.

Đặc điểm hình thể của tim và mạch máu

Tim

Tim của trẻ sơ sinh tương đối to hơn so với trẻ lớn và chiếm 0,8% trọng lượng cơ thể. Sau 1 tuổi, sự phát triển của tim tỷ lê thuận với sự phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ và chiếm 0,5% trọng lượng cơ thể.

Vị trí, tư thế tim: Những tháng đầu tim nằm ngang, nằm cao, nằm gần giữa lổng ngực hơi lêch sang trái; khi 1 tuổi tim nằm nghiêng theo hướng từ trên xuống dưới, từ phải sang trái; sau 4 tuổi tư thế của tim giống như người lớn.

Cơ tim: Trẻ sơ sinh, thành tâm thất phải có độ dầy gần bằng thành tâm thất trái (khoảng 5mm). Sau 14 năm phát triển, thành tâm thất trái tăng thêm được 5 mm, còn thành tâm thất phải chỉ tăng thêm được 1 mm. Trẻ càng nhỏ cơ tim càng yếu, do vậy khi có tăng gánh dễ bị suy tim.

Diên tim (chụp thẳng) trên X quang của trẻ sơ sinh chiếm 50%, trẻ lớn chiếm dưới 50% so với đường kính ngang (bên - bên) của lổng ngực.

Mạch máu

Lòng động mạch chủ và động mạch phổi ở trẻ em thay đổi theo tuổi:

Trước 10 - 12 tuổi: Động mạch phổi > Động mạch chủ.

Từ 10 - 12 đến tuổi dậy thì: Động mạch phổi = Động mạch chủ.

Sau tuổi dậy thì: Động mạch phổi < Động mạch chủ.

Kích thước lòng động mạch chủ và kích thước buổng tim (tính bằng mm) phát triển không đổng đều theo lứa tuổi:

Trẻ sơ sinh:   20 : 25

Trẻ 10 tuổi:    56 : 140

Trẻ ở tuổi dậy thì:     61 : 260

Mao mạch ở trẻ em càng nhỏ tuổi thì càng rộng hơn tương đối so với trẻ lớn và đối với mao mạch phổi, thận, da, ruột thì rộng hơn một cách tuyêt đối.

Những đặc điểm trên nhằm đáp ứng được nhu cầu về dưỡng khí, về dinh dưỡng ở trẻ nhỏ cao hơn so với người lớn và tạo n ên huyết áp thấp, da đỏ hổng song cũng dễ gây truỵ mạch.

Các chỉ số cơ bản về huyết động

Tần số mạch

Trẻ càng nhỏ tuổi mạch càng nhanh, càng dễ thay đổi khi kích thích, khi gắng sức (bú, khóc, sốt). Vì vậy cần lấy mạch lúc yên tĩnh hay lúc tr ẻ ngủ.

Bảng: Tần số mạch của trẻ em trong các lứa tuổi.

Lứa tuổi

Tần số mạch

Sơ sinh

140-160

6 tháng

130- 135

12 tháng

120 - 125

2 tuổi

110- 115

3 tuổi

105 - 110

4 tuổi

100 - 105

5 tuổi

100

6 tuổi

90- 95

7 tuổi

85 - 90

8-11 tuổi

80- 85

12-13 tuổi

75 - 80

14-16 tuổi

70- 75

Huyết áp động mạch

Trẻ càng nhỏ huyết áp đông mạch càng thấp: - Huyết áp tối đa:

Trẻ sơ sinh:   70mmHg

Trẻ 1 tuổi (12 tháng): 80mmHg

Trẻ > 1 tuổi tính theo công thức:

Huyết áp max = 80 + 2n

(n: số tuổi)

Huyết áp tối thiểu:

Huyết áp min =  Huyết áp Max/2 + K

Hê số K phụ thuộc vào tuổi:

Trẻ < 7 tuổi :                         10.

Trẻ 7-12 tuổi:                         15.

Trẻ 13-15 tuổi:                       20.

Vòng tuần hoàn

Vòng tuần hoàn ở trẻ em ngắn hơn so với người lớn. Thời gian để thực hiên được trọn một vòng tuần hoàn là:

Trẻ sơ sinh:                           12 giây.

Trẻ 3 tuổi:                              15 giây.

Trẻ 14 tuổi:                            18 giây.

Người lớn:                             22 giây.

Khối lượng máu tuần hoàn

Khối lượng máu tuần hoàn tính theo cân nặng ở trẻ em lớn hơn người lớn:

Trẻ sơ sinh:                           110-150ml/kg.

Trẻ dưới 1 tuổi:                     75-100ml/kg.

Trẻ từ 1 tuổi trở lên:               50-90ml/kg.

Bài viết cùng chuyên mục

Hướng dẫn tiếp nhận và sơ cứu khi cấp cứu

Một bệnh nhân được coi là ở trong tình trạng cấp cứu khi người đó bị rối loạn nghiêm trọng một hay nhiều chức năng sống, đe doạ gây tử vong. Do đó nhiệm vụ của người thầy thuốc cấp cứu tại tuyến cơ sở theo thứ tự ưu tiên.

Viêm mủ màng tim ở trẻ em

Viêm mủ màng ngoài tim nhanh chóng dẫn đến ép tim và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm

Bệnh sởi ở trẻ em

Sởi là bệnh được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ X do y sĩ Persan Rhazes. Đến thế kỷ thứ XVIII, Home mới có những công trình thực nghiệm về sự truyền bệnh.

Bệnh học dị tật bẩm sinh ống tiêu hóa ở trẻ

Không điều trị trực tiếp vào thoát vị mà điều trị lên hồi lưu thực quản dạ dày. Để trẻ ở tư thế nữa nằm nữa ngồi, ăn thức ăn đặc, có thể có kết quả/

Chẩn đoán và xử trí ngộ độc cấp ở trẻ em

Ngộ độc ở trẻ em dưới 5 tuổi thường do uống lầm thuốc về liều lượng và chủng loại do cha mẹ hay do trẻ tò mò. Ngộ độc ở trẻ em lớn thường do tự tử.

Bệnh học lao trẻ em

Trong bối cảnh lao đường tiêu hoá, lao ruột, lao phúc mạc, gồm sốt, biếng ăn, đau bụng lâm râm tái đi, tái lại, bụng chướng, bụng báng, dịch khu trú hoặc tự do ổ bụng.

Chăm sóc trẻ bị bệnh còi xương

Còi xương là một bệnh toàn thân, xảy ra trên một cơ thể mà hê xương c òn đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh, liên quan đến rối loạn chuyển hoá calci và phosphor do thiếu viamin D.

Bệnh học bạch hầu

Người là ổ chứa của vi khuẩn bạch hầu. Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không những có tỷ lê mắc bệnh cao mà còn bị mắc nhiều lần trong năm, trung bình 1 trẻ trong 1 năm có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 3 -5 lần.

Đặc điểm máu trẻ em

Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh, song không ổn định. Nhiều nguyên nhân gây bệnh dễ ảnh hưởng đến sự tạo máu, do đó trẻ dễ bị thiếu máu, nhưng khả năng hồi phục của trẻ cũng rất nhanh.

Gãy xương ở trẻ em

Xương trẻ em liền nhanh do cốt mạc liên tục, sự cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ liền xương càng sớm.

Chăm sóc trẻ bị bệnh thận nhiễm mỡ

Đái nhiều protein sẽ dẫn đến giảm protit máu, và như v ây áp lực keo trong máu sẽ giảm, dẫn đến hiên tượng nước trong lòng mạch thoát ra gian bào gây nên phù và đái ít.

Viêm cầu thận cấp tiên phát ở trẻ em

Viêm cầu thận cấp tiên phát là bệnh viêm cầu thận lan toả sau nhiễm khuẩn, phần lớn sau nhiễm liên cầu tán huyết kiểu b nhóm A. Bệnh diễn biến lành tính.

Bệnh học ho gà

Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất, chiếm 20 phần trăm, thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn. Tác nhân có thể do chính bản thân B. pertussis.

Nhiễm trùng tụ cầu ở trẻ em

Tụ cầu gây nhiễm trùng có hai loại, Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci, nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp.

Chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh khi khám lại

Khi trẻ nhỏ được phân loại nhiễm khuẩn tại chỗ đến khám lại sau 2 ngày, hãy theo những chỉ dẫn ở khung “Nhiễm khuẩn tại chỗ trong phần khám lại của phác đồ.

Co giật ở trẻ em

Co giật là tình trạng rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác, thần kinh tự động do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của một số neuron thần kinh.

Viêm não nhật bản ở trẻ em

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính hệ thần kinh trung ương do virus viêm não Nhật Bản gây ra, là một bệnh nặng, nguy cơ tử vong và di chứng cao.

Tham vấn cho bà mẹ về các vấn đề bú mẹ

Nếu trẻ không được bú mẹ, tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ và phục hổi sự tiết sữa. Nếu bà mẹ muốn, nhân viên tham vấn sữa mẹ có thể giúp bà tháo gỡ khó khăn và bắt đầu cho bú mẹ trở lại.

Đặc điểm hệ tiêu hoá trẻ em

Ở trẻ sơ sinh, thường thấy những hạt màu trắng hoặc vàng nhạt, to gần bằng hạt đỗ xanh, mật độ cứng, nằm dọc hai bên đường giữa vòm miệng.

Cứng duỗi khớp gối sau tiêm kháng sinh cơ tứ đầu đùi

Cứng duỗi khớp gối là tình trạng bệnh lý với hình thái khớp gối hạn chế gấp với khớp gối ở vị trí trung gian do xơ hoá cơ tứ đâu đùi sau tiêm kháng sinh trong cơ ở trẻ em.

Xuất huyết não màng não sớm ở trẻ em

Xuất huyết não màng não sớm xảy ra ở trẻ dưới 15 ngày tuổi, Nguy cơ mắc bệnh càng cao nếu càng non tháng

Suy dinh dưỡng trẻ em

Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).

Chăm sóc trẻ em thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) hay khối hổng cầu trong một đơn vị thể tích máu, hemoglobin hay khối hổng c ầu thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi.

Lõm lồng ngực bẩm sinh

Lõm lồng ngực bẩm sinh là một dị tật thành ngực trong đó xương ức và các xương sườn dưới bị lõm về phía sau. Tỷ lệ trẻ trai / trẻ gái = 3/1. 90% các trường hợp có biểu hiện bệnh ở lứa tuổi 1 tuổi.