- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nhi khoa
- Đặc điểm da cơ xương trẻ em
Đặc điểm da cơ xương trẻ em
Trong những tháng đầu sau đẻ, trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý, trong đó trương lực của các cơ co tăng hơn các cơ duỗi. Do vây, trẻ thường nằm trong tư thế chân co, tay co, bàn tay nắm chặt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đặc điểm da trẻ em
Đặc điểm cấu tạo
Sau đẻ, trên da trẻ em có một lớp chất gây màu trắng xám. Lớp chất gây này có tác dụng bảo vê da, nuôi dưỡng da, giữ nhiệt cho cơ thể và có chức năng miễn dịch. Do đó, chỉ nên lau sạch chất gây sau 48 giờ để tránh hăm đỏ tại các nếp gấp.
Da trẻ em mỏng, mềm mại, có nhiều nước, nhiều mao mạch, sờ vào mịn như nhung; các sợi cơ và sợi đàn hổi phát triển kém; tuyến mổ hôi trong 3 - 4 tháng đầu tuy đã phát triển nhưng chưa hoạt động.
Lớp mỡ dưới da được hình thành từ thấng thứ 7 - 8 trong thời kỳ bào thai, vì vậy, trẻ đẻ non sẽ cố lớp mỡ dưới da mỏng. Bề dày lớp mỡ dưới da bụng của trẻ từ 3 - 6 thấng là 6 - 7 mm; trẻ 1 tuổi là 10 - 12 mm; trẻ 7 - 10 tuổi là 7 mm; trẻ 11 - 15 tuổi là 8mm.
Thành phần lớp mỡ dưới da của trẻ em cố tương đối nhiều acid béo no (acid panmatic, acid stearic) và ít acid béo không no (acid oleic) so với người lớn. Do vậy, khi bị lạnh trẻ dễ bị cứng bì.
Diên tích da của trẻ càng nhỏ thì càng tương đối rộng hơn so với người lớn.
Tóc trẻ em mềm mại vì chưa có lõi tóc; có thể râm, thưa và màu có thể đen hoặc hơi vàng.
Đặc điểm sinh lý
Chức năng bảo vệ: Da của trẻ càng nhỏ thì càng mỏng, do đố càng dễ bị tổn thương, bị xây xất và bị nhiễm khuẩn. Khi bị nhiễm trùng, tổn thương thường lan toả và lan toả nhanh.
Chức năng bài tiết: Trẻ nhỏ tuy không tiết mổ hôi, nhưng dễ bị mất nước qua da do da có nhiều nước và diên tích da rộng.
Chức năng điều nhiệt: Trẻ nhỏ tuyến mổ hôi chưa hoạt động, da mỏn g, diên tích da rộng do vây ít tham gia vào cơ chế điều hoà nhiêt. Trẻ dễ bị mất nhiêt khi gặp lạnh và dễ bị nóng lên khi ở trong môi trường quá nóng.
Chức năng chuyển hoá: Da tham gia vào chức năng chuyển hoá nước và tạo vitamin D. Dưới tác dụng của ti a cực tím có trong ánh nắng mặt trời, chất tiền vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D. Đây là nguổn cung cấp chính cho trẻ em về vitamin D.
Đặc điểm cơ trẻ em
Đặc điểm cấu tạo
Trẻ mới đẻ, hệ cơ chỉ chiếm 23% trọng lượng cơ thể. Hệ cơ của trẻ phát triển dần và đạt 42% trọng lượng cơ thể vào tuổi trưởng thành.
Sợi cơ của trẻ mảnh, ngắn, có nhiều nhân, nhiều nước; có ít chất đạm và mỡ. Do vây, khi mắc bệnh tiêu chảy trẻ dễ bị mất nước nặng và sụt cân nhanh.
Đặc điểm sinh lý
Trong những tháng đầu sau đẻ, trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý, trong đó trương lực của các cơ co tăng hơn các cơ duỗi. Do vây, trẻ thường nằm trong tư thế chân co, tay co, bàn tay nắm chặt.
Cơ của trẻ phát triển không đổng đều: Các cơ lớn như cơ mông, cơ đùi, cơ cánh tay, cơ vai phát triển trước; các cơ nhỏ như cơ bàn tay, cơ ngón tay phát triển muộn hơn. Do vây, không nên bắt trẻ tự xúc cơm ăn và tâp viết quá sớm (vì các cơ nhỏ phát triển muộn) và không nên bắt trẻ lao động quá sức. Mặt khác, cần hướng dẫn cho trẻ luyện tâp thể dục thể thao để cơ phát triển tốt.
Đặc điểm xương trẻ em
Đặc điểm cấu tạo
Xương của trẻ mới đẻ phát triển kém, hầu hết là sụn. Xương trẻ em không ngừng phát triển trong suốt thời kỳ tuổi trẻ và chỉ kết thúc vào tu ổi 25.
Điểm cốt hoá là nơi bắt đầu hình thành tổ chức xương. Điểm cốt hoá thường bắt đầu xuất hiện ở giữa các xương ngắn hoặc ở đầu các xương dài và không đổng thời cùng lúc ở các xương khác nhau. Do vây, dựa vào sự xuất hiện điểm cốt hoá của các xương bàn tay, cổ tay... có thể xác định được tuổi của trẻ (bảng 4).
Đặc điểm một số xương
Xương sọ:
Xương sọ của trẻ em tương đối to hơn so với người lớn. Xương sọ phát triển nhanh trong những năm đầu, nhất là khi còn thóp.
Trên xương sọ của trẻ có 2 thóp là thóp trước và thóp sau. Thóp sau nhỏ, hình tam giác, thường đã kín khi trẻ ra đời; chỉ có khoảng 25% số trẻ đẻ ra là còn thóp sau và nó sẽ kín trong quí đầu sau đẻ. Thóp trước rộng, hình thoi, thường kín khi trẻ được 12-18 tháng tuổi. Nếu thóp trước kín trước 6 - 8 tháng tuổi là dấu hiệu không tốt nên đưa trẻ đi khám kiểm tra; kín trước 3 -4 tháng tuổi là dấu hiệu xấu, báo hiệu nguy cơ bị nhỏ đầu (microcephalia). Trong trường hợp này không nên cho trẻ dùng vitamin D, đôi khi phải cưa khớp chẩm để tạo điều kiện cho não phát triển. Như vây, thóp trước kín quá sớm là một dấu hiệu không phải là tốt — trái với quan niệm của nhiều bâc cha mẹ cho rằng “thóp liền sớm là trẻ khỏe”. Ngược lại, trong trường hợp còi xương, thóp trước thường kín muộn.
Xương sống:
Trẻ mới đẻ, cột sống thẳng; 5 - 6 tháng tuổi, khi trẻ biết ngẩng đầu, cột sống cong về phía trước (đoạn cổ); khi biết ngồi, cột sống cong về phía sau (đoạn ngực); khi trẻ biết đi lại thì cột sống lại thêm một đoạn cong về phía trước ở vùng thắt lưng.
Để trẻ ngồi sớm, ngồi học ở bàn ghế không phù hợp với lứa tuổi, ngồi lâu không đúng tư thế dễ dẫn đến gù vẹo cột sống.
Xương chi:
Trẻ sơ sinh có xương tay và chân ngắn, chỉ bằng 1/3 chiều dài cơ thể. Trong thời kỳ tuổi trẻ, xương chân và tay phát triển rất nhanh, đến tuổi trưởng thành xương chân dài bằng 50%, xương tay bằng 40% chiều dài cơ thể.
Trẻ sơ sinh có chân hơi cong và sẽ hết khi trẻ được 1 - 2 tháng tuổi.
Xương châu:
Xương châu gồm hai xương cánh châu, xương cùng và xương cụt.
Dưới 6 tuổi, khung châu của trẻ trai và gái như nhau.
Sau 7 - 8 tuổi, khung châu của trẻ gái phát triển mạnh hơn của trẻ trai.
Bảng: Thời điểm xuất hiện điểm cốt hoá xương bàn tay trẻ em
Stt |
Tên xương |
Thời điểm xuất hiện điểm cốt hoá |
1 |
Xương thuyền |
5 tuổi |
2 |
Xương nguyệt |
4 tuỏi |
3 |
Xương tháp |
3 tuổi |
4 |
Xương đâu |
10 tuổi |
5 |
Xương thang |
6 tuổi |
6 |
Xương thê |
7 tuổi |
7 |
Xướng cả |
3-6 tháng |
8 |
Xương móc |
3-6 tháng |
9 |
Xương cổ tay |
1 tuổi |
10 |
Xương bàn - ngón tay |
1 - 2 tuổi |
Bài viết cùng chuyên mục
Viêm cầu thận cấp tiên phát ở trẻ em
Viêm cầu thận cấp tiên phát là bệnh viêm cầu thận lan toả sau nhiễm khuẩn, phần lớn sau nhiễm liên cầu tán huyết kiểu b nhóm A. Bệnh diễn biến lành tính.
Chẩn đoán và xử trí ngộ độc cấp ở trẻ em
Ngộ độc ở trẻ em dưới 5 tuổi thường do uống lầm thuốc về liều lượng và chủng loại do cha mẹ hay do trẻ tò mò. Ngộ độc ở trẻ em lớn thường do tự tử.
Bệnh học sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em
Có 4 type huyết thanh ký hiệu DEN. 1, DEN. 2, DEN. 3, DEN. 4 mà về tính kháng nguyên thì rất gần nhau. Sau một giai đoạn ủ bệnh 4 - 6 ngày, virus hiện diện trong máu.
Bệnh học lao trẻ em
Trong bối cảnh lao đường tiêu hoá, lao ruột, lao phúc mạc, gồm sốt, biếng ăn, đau bụng lâm râm tái đi, tái lại, bụng chướng, bụng báng, dịch khu trú hoặc tự do ổ bụng.
Tinh hoàn lạc chỗ ở trẻ em
Tinh hoàn lạc chỗ hay tinh hoàn ẩn, không xuống bìu là một dị tật rất thường gặp ở trẻ em. Tỷ lệ mắc từ 3 - 4% trẻ bình thường và 30% trẻ sơ sinh đẻ non.
Bệnh sởi ở trẻ em
Sởi là bệnh được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ X do y sĩ Persan Rhazes. Đến thế kỷ thứ XVIII, Home mới có những công trình thực nghiệm về sự truyền bệnh.
Nhiễm trùng rốn sơ sinh
Theo tổ chức y tế thế giới, có tới 47% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết có ngõ vào từ nhiễm trùng rốn và khoảng 21% các trường hợp trẻ sơ sinh đến khám vì lý do khác có kèm theo nhiễm trùng rốn.
Hội chứng thận hư tiên phát kháng steroid ở trẻ em
Điều trị khó khăn, kéo dài dễ phát sinh các biến chứng như cao huyết áp, giữ nước, giảm nặng áp lực keo, rối loạn nước điện giải, suy thận. Thận hư kháng Corticoid chiếm khoảng 12 - 14% số bệnh nhân thận hư tiên phát.
Bệnh học xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em
Tổn thương loét niêm mạc ống tiêu hoá là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hoá; hiếm hơn là vỡ tĩnh mạch trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa và rất hiếm do dị tật bẩm sinh.
Bệnh học luput ban đỏ rải rác ở trẻ em (Luput ban đỏ hệ thống)
Chưa biết chắc chắn, có nhiều giả thuyết cho là do nhiễm khuẩn tiềm tàng ( Nhiễm vi khuẩn , Virut ...). Có thuyết cho là do hoá chất, có thuyết cho là do rối loạn chuyển hoá, nội tiết.
Loạn sản phổi ở trẻ em
Lọan sản phổi còn gọi là bệnh phổi mạn tính, biểu mô các phế quản nhỏ bị họai tử và sừng hóa, giảm chất họat diện (surfactant), mô kẻ tăng sinh dạng sợi, hậu quả gây xơ hóa phổi.
Lõm lồng ngực bẩm sinh
Lõm lồng ngực bẩm sinh là một dị tật thành ngực trong đó xương ức và các xương sườn dưới bị lõm về phía sau. Tỷ lệ trẻ trai / trẻ gái = 3/1. 90% các trường hợp có biểu hiện bệnh ở lứa tuổi 1 tuổi.
Thoát vị màng não tủy ở trẻ em
Thoát vị màng não tuỷ là do khuyết cung sau rộng làm cho ống sống thông với phần mềm ngoài ống sống, qua đó màng cứng tuỷ dễ dàng phình ra và tạo thành túi thoát vị.
Đặc điểm hệ tiết niệu trẻ em
Mỗi thận có 9 - 12 đài thận, được chia thành 3 nhóm: trên, giữa, dưới. Hình dáng của hệ thống đài bể thận theo các lứa tuổi rất khác nhau do có nhu động co bóp để đẩy nước tiểu xuống phía dưới.
Đục thủy tinh thể bẩm sinh
Đục thủy tinh thể bẩm sinh là đám mây trong thấu kính của mắt có từ lúc sinh. Thông thường thấu kính của mắt là 1 cấu trúc trong suốt, nó tập trung ánh sáng nhận được từ mắt tới võng mạc.
Viêm khớp mủ ở trẻ em
Viêm mủ khớp là hậu quả của viêm xương tuỷ xương mà vùng hành xương nằm trong bao khớp hoặc có thể ổ viêm xương phá vỡ tổ chức khớp đưa mủ vào trong khớp.
Chăm sóc trẻ bị bệnh thận nhiễm mỡ
Đái nhiều protein sẽ dẫn đến giảm protit máu, và như v ây áp lực keo trong máu sẽ giảm, dẫn đến hiên tượng nước trong lòng mạch thoát ra gian bào gây nên phù và đái ít.
Bệnh học ho gà
Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất, chiếm 20 phần trăm, thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn. Tác nhân có thể do chính bản thân B. pertussis.
Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em
Tim của trẻ sơ sinh tương đối to hơn so với trẻ lớn và chiếm 0,8% trọng lượng cơ thể. Sau 1 tuổi, sự phát triển của tim tỷ lê thuận với sự phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ và chiếm 0,5% trọng lượng cơ thể.
Chăm sóc trẻ bệnh khi khám lại
Vì tầm quan trọng của việc khám lại, bạn cần phải sắp xếp để việc khám lại được thuận tiện cho các bà mẹ. Nếu có thể được, không nên để các bà mẹ phải xếp hàng chờ khám.
Xuất huyết não màng não sớm ở trẻ em
Xuất huyết não màng não sớm xảy ra ở trẻ dưới 15 ngày tuổi, Nguy cơ mắc bệnh càng cao nếu càng non tháng
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không những có tỷ lê mắc bệnh cao mà còn bị mắc nhiều lần trong năm, trung bình 1 trẻ trong 1 năm có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 3 -5 lần.
Viêm mủ màng tim ở trẻ em
Viêm mủ màng ngoài tim nhanh chóng dẫn đến ép tim và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm
Đặc điểm máu trẻ em
Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh, song không ổn định. Nhiều nguyên nhân gây bệnh dễ ảnh hưởng đến sự tạo máu, do đó trẻ dễ bị thiếu máu, nhưng khả năng hồi phục của trẻ cũng rất nhanh.
Tổng quan nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp phổ biến ở thành thị hơn là nông thôn, tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta tăng lên vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Nguyên nhân có thể do yếu tố ấm nóng, gió.