Chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh khi khám lại

2014-11-03 07:47 PM

Khi trẻ nhỏ được phân loại nhiễm khuẩn tại chỗ đến khám lại sau 2 ngày, hãy theo những chỉ dẫn ở khung “Nhiễm khuẩn tại chỗ trong phần khám lại của phác đồ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Trẻ nhỏ được khuyên khám lại khi có phân loại nhiễm khuẩn tại chỗ, vấn đề nuôi dưỡng chưa hợp lý hoặc nhẹ cân, nấm miệng. Những chỉ dẫn để tiến hành khám lại cho trẻ nhỏ bị bệnh từ 1 tuần đến 2 tháng tuổi được ghi lại trong phác đổ trẻ nhỏ.

Như đối với trẻ lớn đến khám lại, trong lần khám lại, trẻ nhỏ cũng sẽ được đánh giá khác với lần khám đầu. Khi bạn biết trẻ nhỏ được đưa đến khám lại, hỏi xem có vấn đề gì mới không. Trẻ nhỏ có vấn đề mới cần đánh giá toàn diện như trong lần khám đầu.

Nếu trẻ nhỏ không có vấn đề gì mới, tìm trong phác đổ trẻ nhỏ phần có tiêu đề “Chăm sóc trẻ nhỏ khi khám lại”. Dùng khung phù hợp với phâ n loại trước của trẻ.

Những chỉ dẫn trong khung khám lại (cho phân loại trước đây) giúp bạn cách đánh giá trẻ nhỏ. Những chỉ dẫn này cũng giúp bạn điều trị thích hợp khi khám lại. Không sử dụng những bảng dành cho trẻ nhỏ để phân loại dấu hiệu hoặc xác định điều trị.

Nhiễm khuẩn tại chỗ

Khi trẻ nhỏ được phân loại nhiễm khuẩn tại chỗ đến khám lại sau 2 ngày, hãy theo những chỉ dẫn ở khung “Nhiễm khuẩn tại chỗ trong phần khám lại của phác đồ.

Để đánh giá trẻ nhỏ, quan sát rốn hoặc mụn mủ ở da. Rổi chọ n điều trị thích hợp.

Nếu rốn vẫn có mủ hoặc vẫn tấy đỏ như cũ hoặc nặng hơn, chuyển trẻ nhỏ đi bệnh viện. Cũng chuyển trẻ nếu có nhiều mụn mủ hơn trước.

Nếu đỡ tấy đỏ hoặc đỡ mủ, như vây là tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ đã được cải thiện. Hướng dẫn bà mẹ điều trị với loại kháng sinh đã dùng trong lần khám đầu cho đủ 5 ngày. Cải thiện có nghĩa rốn có ít mủ hơn và đã khô. Rốn cũng bớt đỏ. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục điều trị kháng sinh mặc dù trẻ đã có cải thiện. Bà mẹ cũng cần tiếp tục điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ cho trẻ ở nhà trong 5 ngày (rửa sạch và bôi thuốc sát trùng nhẹ cho mụn mủ hoặc rốn)

Vấn đề nuôi dưỡng chưa hợp lý

Khi trẻ nhỏ có vấn đề nuôi dưỡng chưa hợp lý được đưa đến khám lại sau 2 ngày, theo các chỉ dẫn ở khung “Vấn đề nuôi dưỡng” trong phần khám lại của phác đổ. Đánh giá lại tình trạng nuôi dưỡng bằng cách hỏi bà mẹ những câu hỏi trong khung đánh giá trẻ nhỏ. “Tiếp tục kiểm tra vấn đề nuôi dưỡng hoặc nhẹ cân”. Đánh giá một bữa bú nếu trẻ đang bú mẹ.

Tham khảo phác đổ c ủa trẻ nhỏ hoặc phiếu ghi khám lại mô tả vấn đề nuôi dưỡng đã được phát hiện và những lời khuyên trong lần khám đầu. Hỏi bà mẹ kết quả khi thực hiện những lời khuyên đó và hỏi về bất kỳ vấn đề nào mà bà mẹ dã gặp.

Tham vấn cho bà mẹ về vấn đề nuôi dưỡng mớ i hoặc đang tổn tại. Tham khảo các lời khuyên trong khung “Tham vấn cho bà mẹ về vấn đề nuôi dưỡng” trong phác đổ tham vấn và khung “Hướng dẫn tư thế của trẻ bú và ngâm bắt vú đúng khi bú mẹ” trong phác đổ trẻ nhỏ.

Ví dụ, bạn có thể đã khuyên bà mẹ ngưng cho trẻ uống nước sôi để nguội hoặc nước hoa quả bằng bình, và cho bú mẹ nhiều lần và lâu hơn. Bạn đánh giá hiện nay đang cho trẻ bú mẹ bao nhiêu lần trong 24 giờ và bà đã ngưng dùng bình chưa. Rổi khuyên và động viên bà mẹ nếu cần.

Nếu trẻ nhỏ nhẹ cân so với tuổi, nhắc bà mẹ đưa trẻ khám lại 14 ngày sau lần khám đầu. Lúc đó bạn sẽ đánh giá lại cân nặng của trẻ. Trẻ nhỏ cần được khám lại sớm hơn trẻ lớn để kiểm tra cân nặng. Vì trẻ nhỏ tăng trưởng nhanh hơn và có nguy cơ cao hơn nếu trẻ không tăng cân.

Nhẹ cân

Khi trẻ nhỏ được phân loại nhẹ cân đến khám lại sau 14 ngày, theo các chỉ dẫn ở khung “Nhẹ cân” trong phần khám lại của phác đổ.

Xác định trẻ nhỏ có còn nhẹ cân so với tuổi không. Đánh giá lại tình trạng nuôi dưỡng bằng cách hỏi bà mẹ những câu hỏi trong ô đánh giá, “Tiếp tục kiểm tra vấn đề nuôi dưỡng hoặc nhẹ cân”. Đánh giá một bữa bú mẹ nếu trẻ nhỏ có bú mẹ.

Nếu trẻ nhỏ không còn nhẹ cân so với tuổi, khen ngợi bà mẹ đã nuôi trẻ tốt. Động viên bà tiếp tục nuôi dưỡng trẻ như bà đang làm.

Nếu trẻ nhỏ vẫn còn nhẹ cân so với tuổi, nhưng được nuôi dưỡng tốt, hãy khen ngợi bà mẹ. Nhắc bà mẹ cân trẻ lại trong vòng 1 tháng hoặc khi bà mẹ đưa trẻ trở lại tiêm chủng. Bạn nên kiểm tra trẻ có tiếp tục được nuôi dưỡng tốt và tăng cân và được tăng cân không. Nhi ều trẻ nhỏ nhẹ cân lúc sanh sẽ còn nhẹ cân so với tuổi trong một thời gian, nhưng nếu được nuôi dưỡng tốt sẽ tăng cân nhanh.

Nếu trẻ nhỏ còn nhẹ cân so với tuổi và vẫn còn vấn đề nuôi dưỡng chưa hợplý, tham vấn cho bà mẹ vấn đề đó. Nhắc bà mẹ đưa trẻ khám lại lần nữa sau 14 ngày. Tiếp tục theo dõi trẻ hàng tuần cho đến khi bạn chắc chắn trẻ được nuôi dưỡng tốt và tăng cân đều đặn hoặc không còn nhẹ cân so với tuổi.

Nấm miệng

Nếu trẻ nhỏ có nấm miệng đến khám lại sau 2 ngày, theo các chỉ dẫn ở khung “Nấm miệng” trong phần khám lại của phác đổ.

Kiểm tra nấm miệng và đánh giá lại tình trạng nuôi dưỡng của trẻ.

Nếu nấm miệng nặng hơn hoặc trẻ nhỏ có vấn đề ngâm bắt vú hoặc bú mẹ , chuyển đi bệnh viện. Điều rất quan trọng là trẻ cần được điều trị để có thể bú mẹ tốt trở lại sớm nhất.

Nếu nấm miệng vẫn như cũ hoặc tốt hơn và nếu trẻ nhỏ được nuôi dưỡng tốt, tiếp tục điều trị với tím gentian pha loãng 0,25% hoặc xanh methylen 1% hoặc glycerin borat 3% trong 5 ngày. Ngừng thuốc khi đã được điều trị đủ 5 ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Co giật ở trẻ em

Co giật là tình trạng rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác, thần kinh tự động do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của một số neuron thần kinh.

Các thời kỳ phát triển của trẻ em

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Khác với người lớn, trẻ em là một cơ thể đang phát triển. Phát triển là sự lớn lên về khối lượng và sự trưởng thành về chất lượng (sự hoàn thiên về chức năng các cơ quan).

Viêm ruột hoại tử sơ sinh

Viêm ruột hoại tử sơ sinh là bệnh lý đường tiêu hóa nặng, thường gặp ở trẻ non tháng. Nguyên nhân chưa rõ, nhiều yếu tố có liên quan đến sinh bệnh học.

Chăm sóc trẻ bị bệnh còi xương

Còi xương là một bệnh toàn thân, xảy ra trên một cơ thể mà hê xương c òn đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh, liên quan đến rối loạn chuyển hoá calci và phosphor do thiếu viamin D.

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

Da khô, trên da có thể xuất hiên các mảng sắc tố ở bẹn, đùi: lúc đầu là những chấm đỏ rải rác, lan to dần rồi tụ lại thành những đám màu nâu sẫm, sau vài ngày bong ra.

Nhiễm trùng huyết não mô cầu ở trẻ em

Nhiễm trùng huyết não mô cầu là bệnh nhiễm trùng huyết do vi trùng Nesseria Meningitidis gây ra, có hoặc không kèm viêm màng não. Bệnh có thể biểu hiện dưới bệnh cảnh tối cấp gây sốc nặng và tỷ lệ tử vong rất cao, cần điều trị tích cực.

Rối loạn phân ly ở trẻ em

Rối loạn phân ly ở trẻ em! Đặc điểm cơ bản của rối loạn này là bệnh nhân có biểu hiện tăng cảm xúc, tăng tính ám thị và tự ám thị và có thể điều trị nhanh khỏi.

Suy hô hấp cấp ở trẻ em

Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 và/hoặc tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan đặc biệt  là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.

Chăm sóc trẻ bị bệnh thận nhiễm mỡ

Đái nhiều protein sẽ dẫn đến giảm protit máu, và như v ây áp lực keo trong máu sẽ giảm, dẫn đến hiên tượng nước trong lòng mạch thoát ra gian bào gây nên phù và đái ít.

Bệnh học ho gà

Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất, chiếm 20 phần trăm, thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn. Tác nhân có thể do chính bản thân B. pertussis.

Bệnh học hen ở trẻ em

Một số virus ái hô hấp như RSV hoặc parainfluenza virus cũng có thể gây hen thông qua sự tăng sản xuất IgE đặc hiệu đối với virus đó hoặc kích thích thụ thể phản xạ trục.

Tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH)

Tăng sản thượng thận bẩm sinh là một bệnh l{ gia đình có yếu tố di truyền, do rối loạn tổng hợp hocmon vỏ thượng thận, vì thiếu hụt các enzym, chủ yếu trong CAH là 21 hydroxylase.

Bệnh học lao trẻ em

Trong bối cảnh lao đường tiêu hoá, lao ruột, lao phúc mạc, gồm sốt, biếng ăn, đau bụng lâm râm tái đi, tái lại, bụng chướng, bụng báng, dịch khu trú hoặc tự do ổ bụng.

Viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu là do virut, biến chứng của việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch, ghép tuỷ, hãn hữu do một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn.

Chăm sóc trẻ bệnh khi khám lại

Vì tầm quan trọng của việc khám lại, bạn cần phải sắp xếp để việc khám lại được thuận tiện cho các bà mẹ. Nếu có thể được, không nên để các bà mẹ phải xếp hàng chờ khám.

Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em

Não trẻ sơ sinh có trọng lượng tương đối lớn hơn so với người lớn (não trẻ sơ sinh nặng 370 - 390g, chiếm 12 - 13% trọng lượng cơ thể, trong khi não của người lớn nặng 1400g.

Bệnh học luput ban đỏ rải rác ở trẻ em (Luput ban đỏ hệ thống)

Chưa biết chắc chắn, có nhiều giả thuyết cho là do nhiễm khuẩn tiềm tàng ( Nhiễm vi khuẩn , Virut ...). Có thuyết cho là do hoá chất, có thuyết cho là do rối loạn chuyển hoá, nội tiết.

Viêm đa rễ và dây thần kinh ngoại biên ở trẻ em

Liệt có tính chất đối xứng, liệt ngọn chi nhiều hơn gốc chi, có nhiều trường hợp liệt đồng đều gốc chi như ngọn chi. Liệt có thể lan lên 2 chi trên, liệt các dây thần kinh sọ não IX, X, XI.

Sự phát triển tâm thần và vận động của trẻ em

Trẻ sơ sinh chỉ có những cử động tự phát, không ý thức. Do vây các động tác này thường xuất hiện đột ngột, không có sự phối hợp và đôi khi xảy ra hàng loạt các động tác vu vơ.

Suy tim ở trẻ em

Dù bất cứ thay đổi sinh lý hay bệnh lý nào, cơ thể cũng tìm cách thích nghi để duy trì cung lượng tim và cung cấp O2 cho các tổ chức ở giới hạn ổn định hẹp, thông qua hàng loạt cơ chế bù trừ.

Nhiễm trùng rốn sơ sinh

Theo tổ chức y tế thế giới, có tới 47% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết có ngõ vào từ nhiễm trùng rốn và khoảng 21% các trường hợp trẻ sơ sinh đến khám vì lý do khác có kèm theo nhiễm trùng rốn.

Bệnh học HIV AIDS ở trẻ em

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh do HIV là các biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội và các bệnh u. Biểu hiện lâm sàng rất thay đổi ở nhiều cơ quan, dễ nhầm với nhiều bệnh.

Xuất huyết não màng não ở trẻ nhỏ

Xuất huyết não - màng não hay gặp ở trẻ 1 - 2 tháng tuổi, đa số do thiếu Vitamin K, viêm gan. Siêu âm não qua thóp, chụp cắt lớp điện toán cho biết các vị trí chảy máu não, chảy máu dưới màng cứng, chảy máu dưới màng nhện, ổ máu tụ trong não

Đục thủy tinh thể bẩm sinh

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là đám mây trong thấu kính của mắt có từ lúc sinh. Thông thường thấu kính của mắt là 1 cấu trúc trong suốt, nó tập trung ánh sáng nhận được từ mắt tới võng mạc.

Xuất huyết não màng não ở trẻ lớn

Xuất huyết não ở trẻ lớn đa số do dị dạng thành mạch bẩm sinh, vỡ phình mạch gặp nhiều hơn vỡ các dị dạng thông động tĩnh mạch. Bệnh xảy ra đột ngột: Đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức, hôn mê, liệt nửa người.