Chăm sóc trẻ bị bệnh còi xương

2014-11-05 12:28 PM

Còi xương là một bệnh toàn thân, xảy ra trên một cơ thể mà hê xương c òn đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh, liên quan đến rối loạn chuyển hoá calci và phosphor do thiếu viamin D.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còi xương là một bệnh toàn thân, xảy ra trên một cơ thể mà hê xương c òn đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh, liên quan đến rối loạn chuyển hoá calci và phosphor do thiếu viamin D.

Như vây, còi xương là một bệnh loãng xương do thiếu vitamin D. Bệnh thường xảy ra ở trẻ bụ bẫm dưới 2 tuổi (vì cơ thể của những đứa trẻ này ph át triển mạnh, xương dài ra nhanh, nhu cầu về calci và phosphor cao, nên khi không có sự lắng đọng calci và phosphor thì xương sẽ bị loãng).

Bênh còi xương có tỷ lê cao ở những nước sương mù, ít có ánh nắng mặt trời. Viêt nam, là nước ở vùng nhiêt đới, nhưng tỷ lê còi xương tương đối cao.

Nguyên nhân

Vai trò của vitamin D

Tham gia vào quá trình hấp thu calci và phosphor từ ruột vào máu.

Đưa calci, phosphor từ máu vào lắng đọng ở xương.

Dưới tác dụng của hormon cân giáp, vitamin D làm tăng tái hấp thu calci và phosphor ở ống lượn xa của thân.

Như vây, hàm lượng calci và phosphor trong cơ thể đủ hay thiếu đều phụ thuộc vào vitamin D. Do đó thiếu vitamin D sẽ dẫn đến bệnh lý loãn g xương, hay còn gọi là còi xương.

Nguồn cung cấp vitamin D

Từ nguồn ăn uống: Thức ăn thường có ít vitamin D. Ví dụ: Vitamin D trong sữa mẹ là 50 đv/lít, trong sữa bò là 10 đv/lít. Chỉ có một số thức ăn giầu vitamin D như dầu gan cá, trứng.

Từ nguồn nội sinh: Là nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu. Trên da trẻ em có chất tiền vitamin D là 7 - Dehydrocholesteron. Dưới ánh sáng tử ngoại của mặt trời, tiền vitamin D sẽ chuyển thành vitamin D:

7- Dehydrocholesteron

(Tiền vitamin D)

ánh nắng mặt trời

Vitamin D

(Tia tử ngoại)

Nguyên nhân thiếu vitamin D

Thiếu ánh nắng mặt trời:

Nhà ở chât hẹp, tối tăm.

Không cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Mặc quá nhiều quần áo.

Thời tiết sương mù (mùa đông xuân...).

Ăn uống:

Trẻ em thiếu sữa mẹ: Sữa mẹ có tỷ lê calci/phosphor hợp lý, dễ hấp thu và tỷ lê vitamin D cao hơn sữa bò.

Ăn nhiều bột cũng cản trở quá trình hấp thu calci, phosphor.

Yếu tố nguy cơ:

Tuổi: bệnh còi xương hay xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, là tuổi mà hê xương phát triển mạnh nhất.

Trẻ đẻ non: Có nhu cầu phát triển cao hơn, trong khi đó sự tích luỹ muối khoáng và vitamin D lại kém hơn.

Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhất là ở hê tiêu hoá và hô hấp.

Màu da: Trẻ da màu hay bị còi xương hơn vì có sự cản trở quá trình tổng hợp vitamin D tại da.

Triệu chứng lâm sàng

Dấu hiệu thần kinh

Các dấu hiệu xuất hiên sớm:

Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giât mình.

Ra mồ hôi trộm cả khi trời lạnh.

Rụng tóc ở gáy - gọi là dấu hiêu “chiếu liếm” thường xảy ra muộn hơn do trẻ ngứa ngáy, kích thích, nằm hay lắc đầu.

Dấu hiệu ở xương

Mềm xương là những dấu hiệu sớm:

Xương sọ: mềm, ấn vào có thể gây lõm như ấn vào quả bóng nhựa; thóp rộng, bờ thóp mềm, châm liền thóp.

Răng: thường mọc châm và mọc lộn xộn.

Mềm xương là biểu hiên của tình trạng bệnh đang tiến triển mạnh, cấp tính. Điêu trị đúng trong giai đoạn này sẽ cho kết quả tốt và không để lại những di chứng nặng nề cho trẻ.

Tăng sinh và biến dạng xương:

Xương sọ: Bướu trán, bướu đỉnh tạo cho đầu có hình “lâp phương”.

Xương hàm: Xương hàm dưới thường châm phát triển, hàm trên chìa ra.

Xương lổng ngực:

Khớp sụn sườn ở phía trước ngực tăng sinh phì đại tạo nên “chuỗi hạt sườn”.

Lổng ngực có thể bị biến dạng dô lên ở phía trước như “ngực gà” hoặc bị lõm vào ở vùng ngang vú tạo nên ngực “hình chuông”.

Xương tay:

Đầu dưới xương trụ, xương quay tăng sinh phì đại tạo nên “vòng cổ tay” .

Xương chân:

Đầu dưới xương chày tăng sinh phì đại tạo thành “vòng cổ chân”.

Do xương loãng, mềm và lại phải tải gần như toàn bộ trọng lượng cơ thể cho nên hai chân của trẻ còi xương sẽ bị cong như hình chữ “O”; cơ yếu nên khi đứng chân thường dựa đầu gối vào nhau tạo nên hình chữ “X”.

Xương sống: Cong, gù vẹo cũng do cơ chế trên.

Tăng sinh và biến dạng xương là hâu quả của sự mềm xương và là những biểu hiên muộn của bệnh còi xương. Những biến dạng trên đây thường để lại những di chứng vĩnh viễn, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà đối với trẻ gái còn gây nên những khó khăn đáng kể trong sinh đẻ do sự biến dạng của khung châu.

Hê cơ

Trương lực cơ giảm, gây nên hiên tượng bụng ỏng, trẻ châm biết ngổi, đứng, đi. Do vây dễ bị gù vẹo cột sống, chân hình chữ ‘X’.

Hê tạo máu

Trẻ còi xương thường có thiếu máu nhược sắc, da xanh, niêm mạc nhợt, hổng cầu to, gan lách thường to.

Kế hoạch chăm sóc, điều trị và phòng bệnh còi xương

Nhân định

Thăm khám toàn diên để xác định các dấu hiệu còi xương: Các dấu hiệu thần kinh, thóp có rộng không? bờ thóp có mềm không? có biểu hiên hạ calci huyết không? (có co giât không?) các xương có biến dạng không? Sự biến dạng của xương và giảm trương lực cơ đã ảnh hưởng như thế nào đến các chức năng khác như hô hấp, vân động? Khám xem trẻ có thiếu máu không? Trẻ bụ bẫm hay gầy còm? Khai thác nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ...

Chẩn đoán và chăm sóc

Các chẩn đoán chăm sóc có thể gặp:

Ra mổ hôi trộm nhiều, ngủ hay giât mình do rối loạn thần kinh thực vât liên quan đến thiếu vitamin D.

Thóp châm liền do rối loạn quá trình tạo xương vì thiếu Vitamin D.

Đầu to, đầu có nhiều bướu do rối loạn quá trình tạo xương vì thiếu Vitamin D.

Da xanh, niêm mạc nhợt do thiếu máu.

Biến dạng xương do loãng xương.

Co giât, co cứng do hạ calci máu

Can thiệp điều dưỡng

Dựa vào các chẩn đoán điều dưỡng để đưa ra những can thiệp phù hợp:

Với chẩn đoán “Co giât, co cứng do hạ calci máu”:

Can thiệp điều dưỡng trước tiên là thực hiện y lệnh tiêm tĩnh mạch muối calci như calci gluconat hoặc calci clorid 0,5 g. Chú ý: tiêm châm, không để chệch ven!

Các ngày sau: Cho bệnh nhi uống muối calci 1 - 2 g/ngày, đổng thời động viên bệnh nhi “tắm nắng” mỗi ngày 15 - 30 phút vào lúc 7 - 8 giờ sáng hoặc cho bệnh nhân uống Viamin D2 mỗi ngày 10 000 - 20 000 đv trong thời gian 30 đến 60 ngày.

Với chẩn đoán “Ra mổ hôi trộm nhiều, ngủ hay giật mình do rối loạn thần kinh thực vật liên quan đến thiếu vitamin D”:

Dùng Vitamin D2 600.000 - 800.000 đv/ đợt điều trị. Chia đều cho bệnh nhân uống trong vòng 30 - 60 ngày.

Cách dùng vitamin D 600.000 đv/liều duy nhất, hiên nay ít được áp dụng, vì dễ gây ngộ độc.

Nếu không có vitamin D2 để uống hoặc D3 để tiêm thì có thể tạo ra chúng từ tiền vitamin D bằng cách đưa trẻ đi chiếu đèn cực tím trong vòng 15 ngày: ngày đầu 2 phút, sau đó tăng dần mỗi ngày thêm 1 phút để đến ngày cuối (ngày thứ 15) có thời gian chiếu là 20 phút.

Cho bệnh nhi uống muối calci 1 - 2 g/ngày.

Giải thích cho người nhà biết nguyên nhân gây nên các dấu hiệu lâm sàng để họ yên tâm;

Nhắc nhở để người nhà thường xuyên lau mổ hôi nhằm đề phòng nhiễm lạnh cho trẻ.

Nhắc nhở người nhà đảm bảo chế độ ăn đầy đủ, giàu vitamin D cho cả mẹ và con. Cho trẻ tắm nắng thường xuyên khi có điều kiện. Xoá bỏ tập quán ăn kiêng mỡ.

Với chẩn đoán điều dưỡng “Biến dạng xương do loãng xương”:

Mời bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình hội chẩn, để có biện pháp điều trị.

Động viên gia đình yên tâm cho con nằm điều trị.

Giữ ấm, giữ vệ sinh nhằm đề phòng bội nhiễm.

Phòng bệnh

Đối với mẹ

Phòng bệnh còi xương cần phải bắt đầu từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ, vào 3 tháng cuối của thời kỳ phát triển trong bào thai. Trong thời gian này, nên cho mẹ uống mỗi ngày 1000 đv vitamin D hoặc uống 1 liều duy nhất là 100 000 đv, nếu người mẹ không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (mùa đông).

Đối với con

Ăn uống: Tốt nhất là cho trẻ bú mẹ. Khi ăn sam cần đảm bảo đầy đủ các chất đạm, mỡ, đường, vitamin và muối khoáng. Khi cai sữa cần đảm bảo mỗi ngày từ 200 - 400 ml sữa cho trẻ.

Tận dụng các yếu tố thiên nhiên: Cần cho trẻ chơi ở ngoài trời với thời gian thích hợp để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là vào buổi sáng.

Phòng bệnh đặc hiệu bằng vitamin D:

Dùng vitamin D mỗi ngày 1000 - 2000 đv liên tục từ 3 đến 6 tháng (tổng liều là 200 000 đv). Có thể dùng 1 liều duy nhất 200 000 đv vào mùa đông.

Dùng vitamin D là biện pháp chắc chắn nhưng phải thận trọng. Đối với trẻ có nguy cơ còi xương, nhưng đẻ ra có thóp trước nhỏ hoặc liền trước 8 tháng tuổi thì không được dùng vitamin D. Đối với những đứa trẻ này, nếu cho dùng vitamin D, thóp sẽ liền quá sớm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học ho gà

Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất, chiếm 20 phần trăm, thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn. Tác nhân có thể do chính bản thân B. pertussis.

Viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu là do virut, biến chứng của việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch, ghép tuỷ, hãn hữu do một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn.

Bệnh học tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Tỉ lệ tử vong là 35%/tử vong tiêu chảy. Tỷ lệ tử vong của tiêu chảy cấp / tỷ lệ mắc phải là 0.7% trong khi đó là 14% đối với tiêu chảy kéo dài (theo công trình nghiên cứu ở Bắc Ấn độ).

Bệnh học luput ban đỏ rải rác ở trẻ em (Luput ban đỏ hệ thống)

Chưa biết chắc chắn, có nhiều giả thuyết cho là do nhiễm khuẩn tiềm tàng ( Nhiễm vi khuẩn , Virut ...). Có thuyết cho là do hoá chất, có thuyết cho là do rối loạn chuyển hoá, nội tiết.

Bệnh sởi ở trẻ em

Sởi là bệnh được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ X do y sĩ Persan Rhazes. Đến thế kỷ thứ XVIII, Home mới có những công trình thực nghiệm về sự truyền bệnh.

Cứng duỗi khớp gối sau tiêm kháng sinh cơ tứ đầu đùi

Cứng duỗi khớp gối là tình trạng bệnh lý với hình thái khớp gối hạn chế gấp với khớp gối ở vị trí trung gian do xơ hoá cơ tứ đâu đùi sau tiêm kháng sinh trong cơ ở trẻ em.

Viêm mủ màng tim ở trẻ em

Viêm mủ màng ngoài tim nhanh chóng dẫn đến ép tim và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm

Xuất huyết não màng não ở trẻ lớn

Xuất huyết não ở trẻ lớn đa số do dị dạng thành mạch bẩm sinh, vỡ phình mạch gặp nhiều hơn vỡ các dị dạng thông động tĩnh mạch. Bệnh xảy ra đột ngột: Đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức, hôn mê, liệt nửa người.

Viêm đa rễ và dây thần kinh ngoại biên ở trẻ em

Liệt có tính chất đối xứng, liệt ngọn chi nhiều hơn gốc chi, có nhiều trường hợp liệt đồng đều gốc chi như ngọn chi. Liệt có thể lan lên 2 chi trên, liệt các dây thần kinh sọ não IX, X, XI.

Trạng thái động kinh ở trẻ em

Là trạng thái trong đó các cơn co giật liên tiếp trên 15 phút, giữa 2 cơn bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, rối loạn thần kinh thực vật, biến đổi hô hấp, tim mạch.

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi nặng

Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là đám mây trong thấu kính của mắt có từ lúc sinh. Thông thường thấu kính của mắt là 1 cấu trúc trong suốt, nó tập trung ánh sáng nhận được từ mắt tới võng mạc.

Tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH)

Tăng sản thượng thận bẩm sinh là một bệnh l{ gia đình có yếu tố di truyền, do rối loạn tổng hợp hocmon vỏ thượng thận, vì thiếu hụt các enzym, chủ yếu trong CAH là 21 hydroxylase.

Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em

Não trẻ sơ sinh có trọng lượng tương đối lớn hơn so với người lớn (não trẻ sơ sinh nặng 370 - 390g, chiếm 12 - 13% trọng lượng cơ thể, trong khi não của người lớn nặng 1400g.

Đặc điểm hệ tiêu hoá trẻ em

Ở trẻ sơ sinh, thường thấy những hạt màu trắng hoặc vàng nhạt, to gần bằng hạt đỗ xanh, mật độ cứng, nằm dọc hai bên đường giữa vòm miệng.

Thoát vị màng não tủy ở trẻ em

Thoát vị màng não tuỷ là do khuyết cung sau rộng làm cho ống sống thông với phần mềm ngoài ống sống, qua đó màng cứng tuỷ dễ dàng phình ra và tạo thành túi thoát vị.

Hội chứng thận hư tiên phát kháng steroid ở trẻ em

Điều trị khó khăn, kéo dài dễ phát sinh các biến chứng như cao huyết áp, giữ nước, giảm nặng áp lực keo, rối loạn nước điện giải, suy thận. Thận hư kháng Corticoid chiếm khoảng 12 - 14% số bệnh nhân thận hư tiên phát.

Bệnh học viêm phổi do virus ở trẻ em

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh lý phổ biến nhất trong bệnh lý nhi khoa. Tuy viêm phổi chỉ chiếm 10-15 % các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, nhưng lại gây một tỷ lệ tử vong đáng kể.

Bệnh học xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Tổn thương loét niêm mạc ống tiêu hoá là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hoá; hiếm hơn là vỡ tĩnh mạch trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa và rất hiếm do dị tật bẩm sinh.

Viêm tiểu phế quản cấp tính

Viêm tiểu phế quản cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi thường do virus hợp bào hô hấp gây ra (Respiratory Syncytial Virus - RSV). Trẻ đẻ non, có bệnh tim bẩm sinh, có thiểu sản phổi dễ có nguy cơ bị bệnh.

Suy dinh dưỡng trẻ em

Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).

Đặc điểm máu trẻ em

Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh, song không ổn định. Nhiều nguyên nhân gây bệnh dễ ảnh hưởng đến sự tạo máu, do đó trẻ dễ bị thiếu máu, nhưng khả năng hồi phục của trẻ cũng rất nhanh.

Bệnh học hội chứng cầu thận cấp ở trẻ em

Viêm cầu thận cấp không chỉ là một bệnh thông thường mà là một hội chứng gọi là Hội chứng cầu thận cấp. Bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, nguyên nhân phát sinh không chỉ do liên cầu mà còn do Tụ cầu, Phế cầu, Vi rút.

Xuất huyết não màng não sớm ở trẻ em

Xuất huyết não màng não sớm xảy ra ở trẻ dưới 15 ngày tuổi, Nguy cơ mắc bệnh càng cao nếu càng non tháng

Lõm lồng ngực bẩm sinh

Lõm lồng ngực bẩm sinh là một dị tật thành ngực trong đó xương ức và các xương sườn dưới bị lõm về phía sau. Tỷ lệ trẻ trai / trẻ gái = 3/1. 90% các trường hợp có biểu hiện bệnh ở lứa tuổi 1 tuổi.