Bệnh học nôn trớ ở trẻ em

2012-10-24 11:02 PM

Nôn trớ là sự bắn tung mạnh mẽ những chất chứa trong dạ dày ra ngoài do co bóp của cơ hoành, cơ bụng và cơ trơn của dạ dày. Ợ là một hiện tượng mà một lượng nhỏ thức ăn từ dạ dày được bắn ra ngoài do sự co bóp của thành dạ dày.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nôn trớ là sự bắn tung mạnh mẽ những chất chứa trong dạ dày ra ngoài do co bóp của cơ hoành, cơ bụng và cơ trơn của dạ dày. Ợ là một hiện tượng mà một lượng nhỏ thức ăn từ dạ dày được bắn ra ngoài do sự co bóp của thành dạ dày. Đối với người không chuyên môn thật khó phân biệt giữa 2 trường hợp này.

Đây là một triệu chứng  thường gặp ở trẻ ở bất cứ lứa tuổi nào, là một trong những mối quan tâm của bố mẹ, và trẻ thường được bố mẹ đem đến thầy thuốc nhi khoa. Nó có thể chỉ là một triệu chứng đơn giản nhưng cũng có thể là  triệu chứng của một bệnh nguy hiểm như viêm màng não mũ hay là một bệnh lý phức tạp như mối loạn về chuyển hóa.

Nguyên nhân

Theo lứa tuổi

Nguyên nhân rất rộng và thường khác nhau tùy theo tuổi.

Những dị tật bẩm sinh và rối loạn về chuyển hóa thường xảy ra trong thời kỳ bú mẹ. Những bệnh có tính hệ thống thường xảy ra trong thời  kỳ niên thiếu . Thời kỳ thanh niên thường do những rối loạn về ăn uống, thuốc hay thai nghén.

Thời kỳ bú mẹ

Bệnh nội khoa:

Viêm dạ dày ruột cấp (thường gặp do Rotavirut).

Nuốt máu mẹ hay mucus.

Ăn nhiều.

Trào ngược dạ dày thực quản.

Rối loạn nhu động ở thực quản.

Nhai lại thức ăn.

Khóc quá nhiều, ăn thức ăn đặc sớm.

Trẻ lo lắng, kích thích. Cần chú ý  đến hành vi của trẻ và tình trạng bệnh lý.

Dị ứng thức ăn.

Rối loạn về chuyển hóa: Phenylketonuria, galactosemia..

Tăng sản thượng thận bẩm sinh.

Nhiễm trùng như viêm tai giữa, nhiễm trùng đường tiểu, hệ thần kinh, và nhiễm trùng huyết.

Bệnh celiac.

Vàng da nhân.

Ngoại khoa:

Teo, hẹp hay có dây chằng ở ống tiêu hóa ( Ruột và thực quản).

Nghẻn ruột do nguyên nhân khác: Ruột đôi, tụy vòng, tắt ruột phân su, vòng mạch máu, u.

Hẹp phì đại môn vị.

Thoát vị.

Xoắn tinh hoàn.

Phình  thực quản vô hạch hay không có nhu động thực quản.

Lồng ruột, xoắn ruột.

Viêm ruột thừa.

Nghẽn niệu đạo.

Trẻ nhỏ

Nội khoa:

Viêm họng do liên cầu.

Đái tháo đường.

Nhiễm cêton do hạ đường huyết.

Những bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương như nhức đầu, u não, xuất huyết não, động kinh.

Viêm gan, viêm tụy.

Hội chứng Reye.

Ngộ độc.

Ngoại khoa:

Bệnh của túi mật.

U nang buồng trứng.

Tuổi thiếu niên

Nội khoa:

Do thuốc hay rượu.

Do ăn uống.

Thai nghén.

Nhiễm trùng vùng chậu.

Ngoại khoa:

Không có thêm những nguyên nhân đặc hiệu trong thời kỳ này

Theo cơ quan

Ngoài cách phân chia theo lứa tuổi người ta có thể sắp xếp nguyên nhân theo bệnh tật tại cơ quan .

Tại đường tiêu hóa

Dị tật bẩm sinh, tắc ruột ( mắc phải) hay bệnh lý viêm nhiễm như viêm ruột thừa, viêm tụy viêm dạ dày, viêm ruột do nhiễm trùng.

Ngoài đường tiêu hóa

Bệnh lý ở hệ thần kinh: U não, hội chứng tăng áp lực nội sọ, viêm não viêm màng não, xuất huyết não màng não...

Bệnh lý tai- mũi họng: Viêm họng, rối loạn tiền đình..

Rối loạn chuyển hóa: tăng hoặc giảm natri máu, nhiễm toan máu, tăng urê máu...

Nguyên nhân khác: do xúc cảm, do say tàu xe..

Thăm khám

Hỏi bệnh sử và tiền sử thật kỹ về bệnh nhân và gia đình.

Chú ý đến khoảng thời gian  từ khi ăn cho đến nôn xuất hiện, số lần nôn/ ngày, chất nôn ( máu, mật , thức ăn..), số lượng mỗi lần nôn; những triệu chứng kèm theo như đau, khó chịu, thay đổi thức ăn có làm gia tăng hay cải thiện tình trạng nôn mửa, đặc tính của phân và nước tiểu, một vài chấn thương hay một vài vấn đề như giảm cân, sốt.

Khám thực thể nên khám kỹ tình trạng bụng, nhưng cũng chú ý đến vùng khác như hệ hô hấp, tiết niệu sinh dục, dấu hiệu thần kinh, những dấu hiệu mất nước và rối loạn điện giải. Cần chú ý những dấu hiệu ở cơ quan khác như ở da và họng.. Không quên khám tai mũi họng và soi đáy mắt.

Khám  lâm sàng  và lấy bệnh sử kỹ càng sẽ hướng dẫn tốt cho các xét nghiệm cận lâm sàng và Xquang.Tùy theo lứa  tuổi của bệnh nhân, hình ảnh Xquang, kết quả siêu âm có thể giúp cho việc chẩn đoán . Nếu có vấn đề về ngoại khoa cần các  nhà ngoại khoa cho những lời tư vấn sớm

Xét nghiệm

Những xét nghiệm góp phần vào việc xác định các bệnh nhiễm trùng hay các vấn đề khác cũng như các rối loạn thứ phát như rối loạn nước - điện giải gây nên bởi nôn dữ dội. Những xét nghiệm đầu tiên nên làm là:

Máu

Công thức máu.

Urê/ crêatine.

Điện giải đồ.

Chức năng gan.

Amylase máu hay lipase máu.

Calcium, magnesium và phosphore.

Nước tiểu và phân

Tế bào, sinh hóa  và vi trùng

Chẩn đoán hình ảnh

Xquang bụng (có chuẩn bị hay không).

Siêu âm bụng.

Nội soi tiêu hóa.

Xquang sọ não.

Điều trị nội khoa

Đa số những trường hợp nôn có tính chất nội khoa thì nôn sẽ chấm dứt trong vòng 8-12 giờ nếu xử trí đúng. Nên xử trí theo các bước sau.

Tạm ngưng bú mẹ và các loại sửa khác. Ngưng ăn các loại thức ăn đặc khác ở trẻ lớn.

Uống từng ngụm nước  hay từng  thìa . Tốt nhất là ORS. Nếu trẻ nôn nhiều hay mất nước nặng có thể bù nước bằng đường tĩnh mạch với dung dịch Ringer lactate.

Nếu trẻ không nôn sau 8-12 giờ, cho thêm thức ăn đặc.

Nếu sau 12-24 giờ trẻ không nôn, bắt đầu cho trẻ bú mẹ hay sữa công nghiệp. Lúc đầu dùng sữa tách bơ bán phần trong vòng 12 giờ sau đó dùng sữa có bơ hoàn toàn.

Cho thêm thức ăn đặc và nước uống thật chậm nếu trẻ có khả năng giữ chúng.

Không nên dùng thuốc chống nôn nếu chưa xác định rõ nguyên nhân.

Điều trị nguyên nhân

Điều trị một số nguyên nhân thường gặp.

Dùng kháng sinh như Penicilline hay cephalexin, erythromycine trong trường hợp viêm họng do liên cầu.

Viêm ruột thừa, tắt ruột hay lồng ruột cần phải được  phẫu thuật kịp thời.

Chăm sóc trẻ khi nôn

Trẻ bị nôn có thể xảy ra những tai biến tức thời như sặc chất nôn có thể làm cho trẻ ngưng thở hay viêm phổi, xẹp phổi. Ngoài ra trẻ còn có thể xảy  hạ đường huyết hay rối  loạn nước điện giải vì thế cần chú ý săn sóc khi trẻ bị nôn.

Sau khi ăn nên để trẻ ở tư thế thẳng , không đặt trẻ nằm ngay.

Khi trẻ nôn nên nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh sặc chất nôn.

Bài viết cùng chuyên mục

Rối loạn lo âu ở trẻ em

Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất mơ hồ, vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống.

Thiếu máu tan máu tự miễn ở trẻ em

Bệnh thường xảy ra phối hợp với một số bệnh nhiễm khuẩn như viêm gan, viêm phổi do vius, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, hoặc trên cơ sở bị một số bệnh như U lympho Hodgkin, Lupus ban đỏ, hội chứng suy giảm miễn dịch.

Bệnh học viêm cầu thận mạn ở trẻ (Nephrite Chronique)

Nồng độ Ure máu có giá trị tiên lượng: 2-3g/lit thường chết trong vài tuần hoặc tháng. 1-2g/lit cầm cự không ngoài một năm. 0,5-1g/lit sống được lâu hơn.

Viêm tủy cắt ngang ở trẻ em

Viêm tuỷ cắt ngang là hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi thương tổn cấp tính một đoạn tuỷ sống, biểu hiện liệt vận động, mất cảm giác dưới nơi tổn thương, rối loạn cơ tròn.

Bệnh học HIV AIDS ở trẻ em

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh do HIV là các biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội và các bệnh u. Biểu hiện lâm sàng rất thay đổi ở nhiều cơ quan, dễ nhầm với nhiều bệnh.

Viêm màng não mủ ở trẻ em

Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do vi khuẩn gây nên. Ba loại vi khuẩn gây bệnh chính là: Hemophilus Influenza, não mô cầu và phế cầu.

Suy hô hấp cấp ở trẻ em

Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 và/hoặc tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan đặc biệt  là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.

Rối loạn phân ly ở trẻ em

Rối loạn phân ly ở trẻ em! Đặc điểm cơ bản của rối loạn này là bệnh nhân có biểu hiện tăng cảm xúc, tăng tính ám thị và tự ám thị và có thể điều trị nhanh khỏi.

Viêm mủ màng tim ở trẻ em

Viêm mủ màng ngoài tim nhanh chóng dẫn đến ép tim và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm

Bệnh học sốt rét ở trẻ em

Do sự kết dính của hồng cầu làm tắt nghẻn vi quản mạch máu, hồng cầu giảm khả năng chuyên chở oxy, lưu lượng máu đến tưới các mô bị suy giảm.

Chăm sóc trẻ bệnh khi khám lại

Vì tầm quan trọng của việc khám lại, bạn cần phải sắp xếp để việc khám lại được thuận tiện cho các bà mẹ. Nếu có thể được, không nên để các bà mẹ phải xếp hàng chờ khám.

Xuất huyết màng não muộn do thiếu Vitamin K ở trẻ em

Xuất huyết não màng não muộn xảy ra ở trẻ từ 15 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi và nhiều nhất là ở trong khoảng từ 1 đến 2 tháng tuổi. Thường các triệu chứng xuất hiện đột ngột và nhanh nên.

Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em

Tim của trẻ sơ sinh tương đối to hơn so với trẻ lớn và chiếm 0,8% trọng lượng cơ thể. Sau 1 tuổi, sự phát triển của tim tỷ lê thuận với sự phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ và chiếm 0,5% trọng lượng cơ thể.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em

Hiện nay chưa có vaccine. Việc cách ly các trẻ bị viêm mũi họng cấp là không cần thiết. Trẻ nhỏ nên tránh cho tiếp xúc với những người đang bị viêm mũi họng cấp.

Viêm tiểu phế quản cấp tính

Viêm tiểu phế quản cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi thường do virus hợp bào hô hấp gây ra (Respiratory Syncytial Virus - RSV). Trẻ đẻ non, có bệnh tim bẩm sinh, có thiểu sản phổi dễ có nguy cơ bị bệnh.

Lõm lồng ngực bẩm sinh

Lõm lồng ngực bẩm sinh là một dị tật thành ngực trong đó xương ức và các xương sườn dưới bị lõm về phía sau. Tỷ lệ trẻ trai / trẻ gái = 3/1. 90% các trường hợp có biểu hiện bệnh ở lứa tuổi 1 tuổi.

Bệnh học dị tật bẩm sinh ống tiêu hóa ở trẻ

Không điều trị trực tiếp vào thoát vị mà điều trị lên hồi lưu thực quản dạ dày. Để trẻ ở tư thế nữa nằm nữa ngồi, ăn thức ăn đặc, có thể có kết quả/

Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em

Não trẻ sơ sinh có trọng lượng tương đối lớn hơn so với người lớn (não trẻ sơ sinh nặng 370 - 390g, chiếm 12 - 13% trọng lượng cơ thể, trong khi não của người lớn nặng 1400g.

Chẩn đoán và xử trí co giật ở trẻ em

Ở trẻ em, vì nguyên nhân gây co giật rất phong phú nên hình thái lâm sàng cũng rất đa dạng, do đó người thầy thuốc phải nắm vững cơ chế bệnh sinh, cách phân loại.

Xuất huyết não màng não ở trẻ lớn

Xuất huyết não ở trẻ lớn đa số do dị dạng thành mạch bẩm sinh, vỡ phình mạch gặp nhiều hơn vỡ các dị dạng thông động tĩnh mạch. Bệnh xảy ra đột ngột: Đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức, hôn mê, liệt nửa người.

Cách dùng thuốc cho trẻ em

Không được dùng hoặc phải rất thận trọng khi dùng cho trẻ những loại thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cơ thể, vì trẻ em là những cơ thể đang phát triển.

Đặc điểm hệ tiêu hoá trẻ em

Ở trẻ sơ sinh, thường thấy những hạt màu trắng hoặc vàng nhạt, to gần bằng hạt đỗ xanh, mật độ cứng, nằm dọc hai bên đường giữa vòm miệng.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không những có tỷ lê mắc bệnh cao mà còn bị mắc nhiều lần trong năm, trung bình 1 trẻ trong 1 năm có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 3 -5 lần.

Bệnh học ho gà

Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất, chiếm 20 phần trăm, thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn. Tác nhân có thể do chính bản thân B. pertussis.

Loạn sản phổi ở trẻ em

Lọan sản phổi còn gọi là bệnh phổi mạn tính, biểu mô các phế quản nhỏ bị họai tử và sừng hóa, giảm chất họat diện (surfactant), mô kẻ tăng sinh dạng sợi, hậu quả gây xơ hóa phổi.