- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nhi khoa
- Bệnh học hội chứng cầu thận cấp ở trẻ em
Bệnh học hội chứng cầu thận cấp ở trẻ em
Viêm cầu thận cấp không chỉ là một bệnh thông thường mà là một hội chứng gọi là Hội chứng cầu thận cấp. Bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, nguyên nhân phát sinh không chỉ do liên cầu mà còn do Tụ cầu, Phế cầu, Vi rút.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Theo quan niệm cũ đây là bệnh thứ phát sau nhiễm liên cầu hay gặp ở trẻ em 4 - 7 tuổi. Có hai dạng: Viêm cầu thận cấp thông thường và viêm cầu thận cấp ác tính. Viêm cầu thận cấp ác tính thường không do nhiễm liên cầu, bệnh diễn biến từ từ nhưng kéo dài và nhanh chóng dẫn đến suy thận, tử vong.
Ngày nay: Viêm cầu thận cấp không chỉ là một bệnh thông thường mà là một hội chứng gọi là Hội chứng cầu thận cấp. Bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, nguyên nhân phát sinh không chỉ do liên cầu mà còn do Tụ cầu, Phế cầu, Vi rút ...Bệnh còn xảy ra thứ phát trong một số bệnh như Lupus ban đỏ hệ thống, Viêm nút quanh động mạch, Huyết tán
Người ta chọn Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn để mô tả hình thái và chẩn đoán Viêm cầu thận cấp. Đây là bệnh dị ứng miễn dịch, kháng nguyên là M-Protein của màng tế bào liên cầu. Kháng nguyên này có cấu taọ giống một loại Protein của cầu thận nên giai đoạn sau là giai đoạn tự miễn dịch.
Giải phẫu bệnh
Cầu thận căng to hơn bình thường do tăng sinh tế bào và lắng đọng các thành phần miễn dịch.
Lòng mao quản cầu thận bị tắc hẹp do tăng sinh tế bào và xâm nhập bạch cầu đa nhân trung tính.
Dưới kính hiển vi điện tử thấy rõ các lắng đọng đậm đặc hình gò dưới lớp biểu mô. Lắng đọng này là các IgG , Bổ thể , các sợi Fibrinogen ...
Lâm sàng
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em sau đợt nhiễm khuẩn ở họng hoặc da khoảng 7- 15 ngày; các nhiễm khuẩn ở nơi khác cũng có thể bị Viêm cầu thận cấp.
Khởi phát
Thường đột ngột, có thể có dấu hiệu baó trước như mệt mỏi ,chán ăn, đau mỏi thắt lưng hai bên; có bệnh nhân vẫn còn nhiễm khuẩn ở da hoặc họng.
Toàn phát
Hội chứng phù:
Đầu tiên là ở mặt nhất là mi mắt sau đó có thể phù toàn thân, có khi cả phù màng.
Đặc điểm phù là: Phù mềm ,trắng , ấn lõm.
Thường phát hiện phù sau khi ngủ dậy ,có trường hợp phù chỉ thoáng qua bệnh nhân vẫn sinh hoạt , sống bình thường không biết cầu thận đã bị tổn thương. Theo điều tra của chúng tôi thấy có 0,14% người bị suy thận không thây mình có bệnh tật gì.
Hội chứng nước tiểu:
Đái ít hoặc vô niệu: Xuất hiện sớm thường chỉ đái khoảng 500-600 ml/ 24 giờ. Nếu dưới 500ml/24 giờ là thiểu niệu , dưới 100ml/24 giờ là vô niệu .
Đái máu: Đại thể hoặc vi thể ; đai thể thường hết nhanh nhưng vi thể kéo dài có khi trên 6 tháng mới hết .
Đái đục , đái cặn.
Hội chứng về tim mạch:
Tăng huyết áp (60% bệnh nhân có tăng huyết áp) tăng cả số tối đa và tối thiểu.
Có thể suy tim cấp do tăng huyết áp. Đây là thể bệnh rất dễ gây tử vong.
Có khi có thiếu máu nhẹ.
Ngoài ra tuỳ từng thể bệnh mà có biểu hiện lâm sàng khác như Hội chứng tăng Ure máu; Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc; dấu hiệu suy thận ...
Lui bệnh – Tiến triển:
Thường diễn biến từ vài ngày đến một tuần rồi giảm dần và khỏi; triệu chứng về xét nghiệm kéo dài khoảng 2 tháng đến một năm.
Trẻ em 80% khỏi hoàn toàn; người lớn 60%.
Có 10-20% dẫn đến viêm thận mãn tính và chết do suy thận.
Có 1-2% chết do suy tim trái cấp, suy thận cấp.
Xét nghiệm
Nước tiểu
Protein luân luân dương tính khoảng 2-3g/24giờ. Khi có phối hợp với thận hư thì Protein > 3,5 g/24 gì.
Đái ra Hồng cầu ,trụ hồng cầu có khi có trụ hạt ,các tế bào biểu mô, các loại cặn khác.
Thể dịch
Ure máu tăng.
Bổ thể giảm.
Kháng thể kháng liên cầu dương tính : ASLO, ASK ,ADNAZA...
Sinh thiết thận
Có giá trị chẩn đoán rất cao nhưng khó thực hiện nên chủ yếu chỉ làm trong nguyên cứu khoa học.
Chẩn đoán xác định
Dựa vào lâm sàng và xét nghiệm. Quan trọng nhất là Hồng cầu và trụ Hồng cầu trong nước tiểu.
Chẩn đoán phân biệt
Đợt cấp của viêm cầu thận mạn: Dựa vào tiền sử, các thăm dò hình thái thận thấy thận nhỏ hơn bình thường.
Viêm cầu thận cấp không do liên cầu: Không thấy kháng thể kháng liên cầu trong máu ; nuôi cấy vi khuẩn nơi nghi ngờ có nhiễm khuẩn.
Chẩn đoán thể
Thể thông thường: Khỏi nhanh ,ít biến chứng.
Thể tăng huyết áp: Dể gây suy tim trái , phù phổi cấp và tử vong.
Thể vô niệu Ure máu tăng: Dể gây suy thận cấp và tử vong.
Thể đái máu: Dễ tái phát ,dai dẳng.
Điều trị
Nguyên tắc
Chỉ dùng kháng sinh khi còn nhiễm khuẩn .
Điều trị triệu chứng và biến chứng.
Điều trị dự phòng Viêm cầu thận mạn và suy thận .
Cụ thể
Chế độ hộ lý
Hạn chế nước uống, ăn nhạt.
Hạn chế ăn Protit nếu U re máu tăng.
Nghỉ ngơi tuyệt đối nhất là với thể tăng huyết áp.
Vệ sinh cá nhân ,răng miệng thường xuyên .
Dùng thuốc
Chống nhiễm trùng bằng kháng sinh không độc với thận như Peni xilin, Ampi xilin ...Thường dùng liều trung bìnhtuỳ tình trạng nhiễm khuẩn.
Không dùng Corticoit và các thuốc giảm miễn dịch vì không có tác dụng.
Lợi tiểu: Dùng nhón Furosemit nhẹ thì uống 1-2viên/24giờ nặng thì tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1-2 ống/24giờ. Tuỳ bệnh cụ thể mà dùng thuốc lợi tiểu cho thích hợp .
Hạ áp: Chọn loại thuốc cho thích hợp thường dùng đường uống, Kết hợp với an thần, lợi tiểu, ăn nhạt
Điều trị suy tim và các triệu chứng, biến chứng nếu có .
Điều trị dự phòng
Theo dõi xét nghiệm nước tiểu định kỳ hàng tháng trong vòng một năm cho đén khi xét nghiệm nước tiểu trở về bình thường .
Dùng kháng sinh chậm như phòng thấp tim.
Bài viết cùng chuyên mục
Các thời kỳ phát triển của trẻ em
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Khác với người lớn, trẻ em là một cơ thể đang phát triển. Phát triển là sự lớn lên về khối lượng và sự trưởng thành về chất lượng (sự hoàn thiên về chức năng các cơ quan).
U tuỷ thượng thận ở trẻ em
U tuỷ thượng thận là u tiết ra Catecholamine quá thừa từ u vùng tuỷ thượng thận sinh ra. Nhưng cũng có thể phát sinh từ nhiều nơi khác thuộc hệ thống giao cảm của chuỗi hạch giao cảm.
Xuất huyết não màng não ở trẻ lớn
Xuất huyết não ở trẻ lớn đa số do dị dạng thành mạch bẩm sinh, vỡ phình mạch gặp nhiều hơn vỡ các dị dạng thông động tĩnh mạch. Bệnh xảy ra đột ngột: Đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức, hôn mê, liệt nửa người.
Viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em
Nguyên nhân chủ yếu là do virut, biến chứng của việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch, ghép tuỷ, hãn hữu do một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn.
Bệnh sởi ở trẻ em
Sởi là bệnh được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ X do y sĩ Persan Rhazes. Đến thế kỷ thứ XVIII, Home mới có những công trình thực nghiệm về sự truyền bệnh.
Suy hô hấp cấp ở trẻ em
Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 và/hoặc tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan đặc biệt là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.
Bệnh học dị tật bẩm sinh ống tiêu hóa ở trẻ
Không điều trị trực tiếp vào thoát vị mà điều trị lên hồi lưu thực quản dạ dày. Để trẻ ở tư thế nữa nằm nữa ngồi, ăn thức ăn đặc, có thể có kết quả/
Đặc điểm máu trẻ em
Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh, song không ổn định. Nhiều nguyên nhân gây bệnh dễ ảnh hưởng đến sự tạo máu, do đó trẻ dễ bị thiếu máu, nhưng khả năng hồi phục của trẻ cũng rất nhanh.
Rối loạn lo âu ở trẻ em
Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất mơ hồ, vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống.
Chăm sóc trẻ bị bệnh thận nhiễm mỡ
Đái nhiều protein sẽ dẫn đến giảm protit máu, và như v ây áp lực keo trong máu sẽ giảm, dẫn đến hiên tượng nước trong lòng mạch thoát ra gian bào gây nên phù và đái ít.
Gãy xương ở trẻ em
Xương trẻ em liền nhanh do cốt mạc liên tục, sự cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ liền xương càng sớm.
Co giật sơ sinh
Khác với trẻ lớn, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.
Tổng quan nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp phổ biến ở thành thị hơn là nông thôn, tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta tăng lên vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Nguyên nhân có thể do yếu tố ấm nóng, gió.
Bệnh học viêm ruột hoại tử ở trẻ em
Bình thường thức ăn chứa ít protein, nhưng đột nhiên được ăn nhiều thịt và nhất là thức ăn đó bị nhiễm Clostridium Perfringens do đó cơ thể thiếu hụt tương đối lượng men trypsin.
Viêm tiểu phế quản cấp tính
Viêm tiểu phế quản cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi thường do virus hợp bào hô hấp gây ra (Respiratory Syncytial Virus - RSV). Trẻ đẻ non, có bệnh tim bẩm sinh, có thiểu sản phổi dễ có nguy cơ bị bệnh.
Trạng thái động kinh ở trẻ em
Là trạng thái trong đó các cơn co giật liên tiếp trên 15 phút, giữa 2 cơn bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, rối loạn thần kinh thực vật, biến đổi hô hấp, tim mạch.
Bệnh học ho gà
Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất, chiếm 20 phần trăm, thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn. Tác nhân có thể do chính bản thân B. pertussis.
Xuất huyết màng não muộn do thiếu Vitamin K ở trẻ em
Xuất huyết não màng não muộn xảy ra ở trẻ từ 15 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi và nhiều nhất là ở trong khoảng từ 1 đến 2 tháng tuổi. Thường các triệu chứng xuất hiện đột ngột và nhanh nên.
Co giật ở trẻ em
Co giật là tình trạng rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác, thần kinh tự động do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của một số neuron thần kinh.
Lõm lồng ngực bẩm sinh
Lõm lồng ngực bẩm sinh là một dị tật thành ngực trong đó xương ức và các xương sườn dưới bị lõm về phía sau. Tỷ lệ trẻ trai / trẻ gái = 3/1. 90% các trường hợp có biểu hiện bệnh ở lứa tuổi 1 tuổi.
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em
Viêm thanh quản cấp thường do virut Para - influenza, hay xảy ra ở trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi, vào mùa đông. Cho ăn chất dễ tiêu (sữa, cháo, ăn nhiều bữa). Nếu bệnh nhân không ăn phải cho ăn bằng sonde. Luôn có người ở cạnh bệnh nhân. Khi có nôn phải nhanh chóng hút và làm thông đường thở.
Bệnh học hen ở trẻ em
Một số virus ái hô hấp như RSV hoặc parainfluenza virus cũng có thể gây hen thông qua sự tăng sản xuất IgE đặc hiệu đối với virus đó hoặc kích thích thụ thể phản xạ trục.
Bệnh học nôn trớ ở trẻ em
Nôn trớ là sự bắn tung mạnh mẽ những chất chứa trong dạ dày ra ngoài do co bóp của cơ hoành, cơ bụng và cơ trơn của dạ dày. Ợ là một hiện tượng mà một lượng nhỏ thức ăn từ dạ dày được bắn ra ngoài do sự co bóp của thành dạ dày.
Bù nước cho trẻ em tiêu chảy và tiếp tục cho ăn
Không bao giờ cho thuốc cầm tiêu chảy hay thuốc chống nôn cho trẻ. Việc này không giúp ích trong điều trị tiêu chảy và một số thuốc này lại nguy hiểm.
Sự phát triển tâm thần và vận động của trẻ em
Trẻ sơ sinh chỉ có những cử động tự phát, không ý thức. Do vây các động tác này thường xuất hiện đột ngột, không có sự phối hợp và đôi khi xảy ra hàng loạt các động tác vu vơ.