Lâm sàng và điều trị thời kỳ suy mòn của bệnh bỏng

2013-07-10 03:29 PM

Nếu tính cả thải Protein qua phân, nước tiểu... mất Protein có thể đạt tới 100-200g/24h. Bỏng sâu mất Protein qua vết bỏng đạt 10mg/cm2/24h.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đặt vấn đề

Nhiều tác giả Phedoroocki, Holubec...gọi là thời kỳ suy mòn bỏng.

Suy mòn bỏng thường gặp ở  bệnh nhân bỏng sâu, diện rộng: > 15% nó có thể xuất hiện sớm từ tháng thứ nhất, lúc này chỉ còn bỏng IV, V còn bỏng I, II, II đã liền.

Tổn thương có diện tích từ 4-5% nếu điều trị không đúng và sớm hoặc vết thương khi có TCH  nêú không được phủ kịp thời có thể xuất hiện suy mòn bỏng.

Suy mòn bỏng có thể xuất hiện ở các mức khác nhau, nếu không điều trị phát triển từ nhẹ tới nặng.

Hiện có xu hướng chia bệnh bỏng làm 4 giai đoạn: sốc (từ ngày 1-3), nhiếm trùng nhiễm độc bỏng (từ ngày 4-30), suy mòn bỏng, hồi phục. Thực tế bệnh bỏng diễn biến phức tạp, không có gianh giới rõ ràng giữa các giai đoạn và các giai đoạn có ảnh hưởng lẫn nhau. Suy mòn bỏng có thể xuất hiện sớm ngay ở giai đoạn 1-2 và coi là biến chứng.

Cơ chế bệnh sinh

Rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng: Nổi bật, thường gặp ở các cơ quan nội tạng, các hệ thống cơ thể.

Giảm Protein: Qua vết thương: bao gồm dịch xuất tiết, máu, mủ và hình thành tổ chức hạt.

Nông sâu 20%  có thể  mất 20-40g/24h. Nếu tính cả thải Protein qua phân, nước tiểu... mất Protein có thể đạt tới 100-200g/24h. Bỏng sâu mất Protein qua vết bỏng đạt 10mg/cm2/24h.

Chức năng tiêu hoá giảm: chủ yếu rối loạn men tiêu hoá và khả năng hấp thu của ống tiêu hoá.

Chức năng tổng hợp Protein  nhất là ở gan: giảm khả năng tổng hợp.

Rối loạn chuyển hoá: quá trình dị hoá chiếm ưu thế so với đồng hoá. Chuyển hóa cơ bản có thể tăng 20; 40; 60.

Quá trình tiêu đạm phát triển, kết hợp nuôi dưỡng không đủ => thiếu Protit, cơ thể phải sử dụng nguồn Protit của  cơ thể. (của cơ, mô liên kết mỡ...).

Các nội tạng do suy dinh dưỡng kéo dài bị ảnh hưởng chức năng và hình thể.

Các biến chứng nhiễm trùng, sốt cao, loét điểm tỳ, NĐ do độc tố bỏng, tình trạng bất động kéo dài....làm suy mòn phát triển.

Lâm sàng

Toàn thân

Gầy sút cân:

Mặt hốc hác, gồ xương nhô lên, mỡ dưới da biến mất, cơ teo.

Sút cân có thể  15% trọng lượng cơ thể trong tháng thứ nhất. Nếu nặng có thể 1-1,5kg/ng, tới 30-48% trọng lượng.

Da niêm mạc:

Nhợt, khô, dăn deo, giảm tính đàn hồi, rụng lông tóc móng, rối loạn phát triển tế bào sừng.

Phù thiểu dưỡng:

Phù mềm, trắng, ấn lõm, rõ viền chi.

Gặp phù SD, tràn dịch màng bụng, màng phổi, màng tim, toàn thân.

Cơ chế: giảm protein ---> giảm PK

Tính thấm thành mạch tăng.

Loét các điểm tỳ đè:

Có thể 1 hoặc nhiều điểm diện tích có thể khác nhau.

Vết loét là cửa ngõ vi khuẩn phát triển.

Loét phát triển có thể sâu tới cơ, xương nhất vùng cùng cụt. 

Các vị ttrí hay gặp: ụ chẩm, cột sống cổ (C6-C7), bả vai, gai đốt sống đặc biệt vùng cùng cụt, mào chậu - mấu chuyển lớn - gót chân - mắt cá chân (ngoài), vùng khớp khuỷu - đầu dưới xương trụ. phía trước: xương trán, xương ức, xương sườn, khớp gối...

Sai lệch các chi thể:

Do nằm lâu và bất động kéo dài tư thế giảm đau.

Có thể gặp sai khớp cb, dây chằng bao khớp lỏng lẻo.

Thưa xương:

Nhất ở chi thể bị bỏng, có khi gây gãy xương bệnh lý.

Ở khớp: có thể toe sụn khớp, cứng khớp.

Vùng gần khớp: cốt hoá cơ.

Hội chứng dễ chảy máu:

Dễ chảy máu biểu hiện chảy máu TCH khi thay băng, khi vận động mạnh chi thể, khi ngâm tắm nước nóng...

Có thể gặp Capilliarotoxicose: NĐ mao mạch, thể bệnh Schonlein - hemeck.

Có thể xuất huyết mao mạch ở da.

Có thể mao mạch ở khớp.

Thận.

Ruột: đau bụng cấp tính, chảy máu tiêu hoá.

Tại chỗ

Tổ chức hạt nhợt nhạt, phù nề; quá trình biểu mô hoá ngừng, chậm. Vết thương nhiều màng tơ huyết, giả mạc, dễ chảy máu, khối máu tụ, nhiều mủ.

Vi khuẩn học thay đổi: chủ yếu Proteus.

Nặng: hoại tử thứ phát vết thương.

Không có tổ chức hạt.

Gân, cơ, khớp, thần kinh, mạch máu có thể bị lộ, hoại tử.

Các biến đổi bệnh lý khác

Tâm thần kinh:

Suy nhược thần kinh, thay đổi tính, rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn thần kinh thực vật, mồ hôi vã đột ngột....

Viêm dây thần kinh ( nhất trụ, mác) viêm dây thàn kinh thị giác, viêm đa dây thần kinh.

Tuần hoàn:

Mạch nhanh, huyết áp thấp, EGB: loạn

Tiêu hoá:

Chán ăn, táo hoặc ỉa lỏng.

Nội tiết:

Chức năng tuyến thượng thận, sinh dục giảm cấp

Phụ nữ: Rối loạn kinh nguyệt, vô kinh

Nam: sản xuất tinh trùng ức chế

Cận lâm sàng

Thiếu máu nhược sắc bền:

Do suy dinh dưỡng => rối loạn tổng hợp Globin và Hemo.

Do rối loạn chuyển hoá (hấp thu, chuyển hoá) Fe.

Ức chế tuỷ xương (HCLgiảm).

Tiêu máu (xuất hiện kháng thể kháng hồng cầu, Bili tăng nhất gt, Coobms TT (+), mất máu.

Protein máu:

% thấp có khi còn 2,4g/l.

Al giảm: Globulin, nhất a2  g  tăng => tỷ lệ A/G đảo ngược: 0,4 - 0,8.

A.a trong máu giảm số lượng và thành phần, a - a niệu: lúc đầu tăng, sau giảm.

Xét nghiệm khác:

Glucose máu giảm. Na, K giảm, VSS tăng.

Ure máu xu hướng tăng.

Các yếu tố trên làm bệnh nhân suy mòn luôn ở tình trạng sốc tiềm, dễ  xuất hiện khi có can thiệp phẫu thuật hoặc thay băng.

Các biến chứng

Gặp thoái hoá Amiloit gan, thận...

Viêm phổi, viêm gan, viêm bàng quang. Trên cơ sở bị suy mòn, thường sốc tiềm dễ xẩy ra khi phẫu thuật.

Nặng: nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp

Với chẩn đoán và điều trị đúng, 80% suy mòn điều trị khỏi (theo Philatov). Ngày nay hiếm gặp bệnh cảnh suy mòn đơn thuần.

Điều trị

Nguyên tắc dự phòng điều trị suy mòn bỏng

Tiếp da sớm phủ kín TCH: điều trị cơ bản.

Điều trị toàn diện: nâng đỡ cơ thể bệnh nhân: nuôi dưỡng tốt chữa rối loạn và biến chứng.

Nuôi dưỡng

Nuôi dưỡng theo chế độ cao đạm, đủ thành phần dinh dưỡng:

Khẩu phần dinh dưỡng:

1g G:               cung cấp 4,1 calo.

1g Pro:           cung cấp 4,1calo.

1g L:               cung cấp 4,2calo.

Tỷ lệ TP/24h: Glucide: 50% số g/c calo.

Pro :                2-4g/kg.

L:                     đủ cung cấp nhiệt năng còn lại

Dinh dưỡng cung cấp: 3.400-4.2000 calo

Thành phần dinh dưỡng đủ: Pro đặc biệt chú ý N và tỷ lệ a.a

Glu và lipít.

Sinh tố và muối khoáng.

Đường nuôi:

Tốt nhất đường miệng, ăn nhiều bữa, nhẹ nhàng chế độ nửa đặc, lỏng, chọn thức ăn dễ tiêu, hấp thu tốt, hạn chế thức ăn nhiều chất bã, sinh hơi.

Khi bệnh nhân không thèm ăn, nôn mửa => nuôi bằng dịch nuôi qua sonde dạ dày (Meritene, Resource...). Chú ý bảo đảm tiết khuẩn, nhiệt độ 37-380C.

Bệnh nhân suy mòn nặng: kết hợp nuôi dưỡng đường tĩnh mạch.

Dịch nuôi:

Dịch nuôi cung cấp Glucide: Glucose 5%; 10%, 30%, chú ý cho kèm K cùng insulin.

Dịch nuôi cung cấp Protide: gồm.

Huyết tương máu: tươi, khô, lạnh.

Ưu điểm: bổ xung đủ yếu tố cần chuyển hoá, yếu tố miễn dịch, có tác dụng cầm máu.

Nhược: có thể có viêm gan vi rút.

Albumin người: loại 5; 10; 15; 20% truyền cùng Glu 5%.

Dung dịch axit amin: Moriamin (Moriamin P có Subtosan: Polyvinyl pirrolidon); Mori P2: Sorbiton 5% chứa KCL, NACL, CaCL2 và 11 a.a.

Thường dung dịch axitamin tổng hợp dưới dạng dung dịch 8% trong dung dịch ngọt 5%: Restamin, Nutrisol, Kanaplasma, Alversin...

Dung dịch đạm thuỷ phân: Proteolysat, amino, Hydrolysin(LX cũ). HT máu dv lớn có chiếm 4,4-5,6% protit có đủ a.a cần thiết. Chống dùng khi suy tim, suy gan.

Dung dịch Protein 4,8% đẳng trương: chứa AL và bulin: 20-25% phù hợp với cơ chế bệnh lý (mất nhiều AL).

Dịch nuôi cung cấp Lipit: Lipofundin; Intralipid; Lipovenons. Chứa các MCT và LCT, cung cấp năng lượng nhưng còn nhiều biến chứng....

Truyền máu:

Có thể truyền máu trực tiếp (tốt nhất).

Truyền máu tươi (1-12h sau lấy).

Máu dự trữ.

Truyền máu lưu ý: đề phòng viêm gan vi rút - HIV.

Truyền khối hồng cầu: rất tốt khi điều trị thiếu máu.

Số lượng: có thể từ 150-200-300-500 ml/e có thể hàng ngày hoặc cách ngày.

Truyền máu bệnh nhân bỏng mới khỏi trong vòng 2-3 năm.

Dùng men - nội tiết tố:

Hormone chống dị hoá: Nerobon 5mgx4v/ngày.

Durabolin 25mgx1ố/ngày.

Dùng từ ngày 5-7 kéo dài 1-2 tháng.

Corticoit:  Hydrocortisol: ố 125mg.

Prednisolon 5mg.

Depersolon 30-60-90mg.

Dexametason.

Dùng trong điều trị suy mòn: liều trung bình: Costancyl 1mg/kg, sau giảm dần liều.

Chỉ định: (giai đoạn suy mòn).

Thiếu máu yếu tố tự miễn (Coombs (+)).

Protein máu giảm thấp.

Viêm gan, viêm thận, mao mạch, FV kéo dài.

TCH phù nề, nhợt nhạt hoặc xơ hoá. Tiến hành ghép da Mowlem Jackson.

Chú ý chống chỉ định và phối hợp kháng sinh, K bổ xung.

Chăm sóc:

Buồng bệnh sạch, bảo đảm chế độ tiệt trùng, vô khuẩn tránh bội nhiễm, lây chéo.

Nặng: Buồng vô khuẩn.

Nặng: bệnh nhân nằm giường xoay 2-4h đổi tư thế.

Phòng chống loét: đệm mềm, vệ sinh da, xoa bóp.

Tập thở, ngâm tắm, lý liệu - vận động nhẹ nhàng, tập đi...

Có điều kiện: giường đệm khí lỏng Clinitron.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học ngoại khoa tắc ruột

Tắc ruột do liệt ruột gặp trong các trường hợp: sỏi tiết niệu, chấn thương cột sống hoặc khung chậu (tụ máu sau phúc mạc), viêm phúc mạc, viêm phúc mạc mật, tràn dịch tiêu hóa hoặc dịch tụy trong ổ phúc mạc.

Bệnh học ngoại dị dạng hậu môn trực tràng

Từ xưa người ta đã biết đến dị tật hậu môn - trực tràng dưới một tên thông dụng là "không có hậu môn”.  Mãi cho đến thế kỷ thứ VII Paulus là người đầu tiên đã áp dụng một phẫu thuật khoan thăm dò từ tầng sinh môn.

Bệnh học bỏng hóa chất

Trong quân đội và trong chiến tranh còn bị bỏng do các nhiên liệu lỏng của tên lửa và các hoá chất quân sự gây loét rộp da. Một số hoá chất khi tác dụng trên da và niêm mạc còn ngấm theo đường mạch máu vào cơ thể và có thể dẫn tới tử vong.

Bệnh học ngoại lao xương

Lao xương giống viêm xương là hay gây tổn thương ở người trẻ, nhưng khác viêm xương, tổn thương của lao thường bắt đầu ở xương xốp sau đó lan ra xung quanh.

Bệnh học ngoại khoa teo thực quản

Bệnh teo thực quản là hậu quả của rối loạn trong quá trình tạo phôi giữa tuần thứ 4 và tuần thứ 6, điều này giải thích cho hiện tượng teo thực quản thường kèm theo nhiều dị tật phối hợp khác.

Sử dụng các loại da và vật liệu thay thế da trong bỏng

Giảm đau cho người bệnh. Hạn chế mất dịch, máu qua vết thương. Hạn chế nhiễm khuẩn vết bỏng. Kích thích biểu mô hoá ở bỏng nông, kích thích tạo mô hạt ở bỏng sâu.

Bệnh học ngoại teo đướng mật bẩm sinh

Teo đường mật bẩm sinh rất hiếm gặp. Tại Nhật Bản và các nước châu á, tỷ  lệ bệnh khoảng 1/10.000 trẻ sơ sinh sống. Tỷ lệ nữ/nam = 1:0,64. Vấn đề chẩn đoán và điều trị rất phức tạp.

Bệnh học ngoại viêm xương

Viêm xương có thể tự nhiên, nhưng chấn thương đóng vai trò nào đó của sự khu trú tắc mạch xương trên một cơ quan bị nhiễm khuẩn.

Bệnh học ngoại chấn thương mạch máu ngoại biên

Hậu quả lâm sàng của chấn thương động mạch không hằng định, nhưng khi có hậu quả trên lâm sàng là một tiêu chuẩn nặng của chấn thương động mạch.

Bệnh học ngoại u não

U não là một từ ngữ được các thầy thuốc lâm sàng gọi tên có tính cách quy  ước để chỉ các u trong sọ vì thực sự u trong mô não chỉ chiếm trên dưới 50% u trong sọ.

Bệnh học ngoại khoa hẹp môn vị

Loét dạ dày-tá tràng là nguyên nhân hay gặp nhất. Tất cả mọi vị trí của ổ loét ở dạ dày hay tá tràng, ở gần hay xa môn vị, đều có thể gây nên hẹp môn vị tạm thời hay vĩnh viễn.

Bệnh học ngoại thông động tĩnh mạch

Thông động tĩnh mạch là có sự lưu thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch. Nguyên nhân phần lớn do chấn thương mạch máu. Vấn đề chẩn đoán cần phát hiện sớm và có thái độ xử trí kịp thời để tránh những biến chứng về tim mạch.

Bệnh học ngoại dị dạng bẩm sinh vùng rốn

Thoát vị cuống rốn là một dị dạng bẩm sinh trong đó một số tạng bụng trồi ra ngoài ổ bụng qua lỗ hổng của vành đai rốn tạo thành một khối phình được bọc kín bởi lớp phúc mạc nguyên thuỷ và lớp màng ối ở vùng rốn.

Bệnh học ngoại gẫy thân xương đùi

Gãy xương đùi được phân loại theo giải phẫu học và vị trí đường gãy: 1/4  trên, 2/4 giữa, 1/4 dưới. Đối với gãy 1/4  trên sát mấu chuyển thì khó phân biệt gãy mấu chuyển.

Bệnh học ngoại tắc ruột sơ sinh

Tắc ruột sơ sinh là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trong lĩnh vực ngoại nhi. Bệnh thường xảy ra trong 15 ngày đầu của đời sống. Bệnh liên quan mật thiết đến các ngành sản khoa và nhi khoa.

Bệnh học ngoại trật khớp háng

Ở người lớn trật khớp háng do chấn thương mạnh xảy ra do một lực tác động gián tiếp vào đầu dưới xương đùi, và vùng gối khi đùi gấp, xoay trong và khép, khớp gối ở tư thế gấp.

Bệnh học ngoại sỏi hệ tiết niệu

Sỏi hệ tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và niệu đạo, sỏi thận, niệu quản và bàng quang hay gặp hơn: Sỏi thận là một bệnh phổ biến trên thế giới. Việt Nam nằm trong “vành đai” mắc sỏi thận khá cao.

Bệnh học ngoại tắc động mạch cấp tính ở chi

Mảng xơ vữa bị loét: Các mảng xơ vữa này sau đó bị cục máu đông phủ lên trên, sự di chuyển của các cục huyết khối có thể tạo ra từng đợt gây thuyên tắc.

Xử trí thời kỳ đầu vết thương bỏng

Ngâm vùng bỏng vào nước lạnh (16-200C) trong vòng 20-30 phút. Đặc biệt có hiệu quả trong 20 phút đầu, nếu để sau 30 phút mới ngâm nước lạnh thì không còn giá trị nữa.

Hội chứng Dumping trong phẫu thuật dạ dày

Hội chứng Dumping là một nhóm các triệu chứng có thể xảy ra nếu bn có phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của dạ dày, hoặc nếu dạ dày của bệnh nhân đã được phẫu thuật nối tắt để giúp giảm cân.

Thuốc điều trị tại chỗ vết bỏng

Khám vết bỏng hàng ngày là công việc thường xuyên của bác sỹ điều trị bỏng để bổ xung chẩn đoán độ sâu của bỏng và chỉ định thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân phù hợp.

Bệnh học ngoại vết thương ngực

Các rối loạn hô hấp tuần hoàn trong vết thương ngực hở do hậu quả hô  hấp  đảo ngược và lắc lư trung thất dẫn đến thiếu O2 trầm trọng, tình trạng toàn thân của bệnh nhân thay đổi nhanh chóng.

Bệnh học ngoại khoa phi đại hẹp môn vị

Hẹp phì đại môn vị là một bệnh ngoại khoa thường gặp ở giữa độ tuổi sơ sinh và bú mẹ (3 tuần-6 tháng). Bệnh có biểu hiện lâm sàng bằng hội chứng nôn  do hẹp lòng môn vị bởi sự phì đại thái quá của lớp cơ vùng môn vị.

Chẩn đoán độ sâu của tổn thương bỏng

Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán diện tích, độ sâu của tổn thương bỏng, cùng với sự phát triên khoa học và công nghệ. Trong phạm vi bài giảng, chỉ đề cập những phương pháp cơ bản, dễ áp dụng trong thực tế.

Bệnh học ngoại viêm màng ngoài tim co thắt

Viêm màng ngoài tim co thắt có tràn dịch (1/3 trường hợp): Bệnh nhân trẻ, triệu chứng xuất hiện mới đây, tiền sử viêm màng ngoài tim do nhiễm khuẩn cấp.