- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học ngoại khoa
- Hội chứng Dumping trong phẫu thuật dạ dày
Hội chứng Dumping trong phẫu thuật dạ dày
Hội chứng Dumping là một nhóm các triệu chứng có thể xảy ra nếu bn có phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của dạ dày, hoặc nếu dạ dày của bệnh nhân đã được phẫu thuật nối tắt để giúp giảm cân.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Hội chứng Dumping là một nhóm các triệu chứng có thể xảy ra nếu bn có phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của dạ dày, hoặc nếu dạ dày của bệnh nhân đã được phẫu thuật nối tắt để giúp giảm cân. Hội chứng này còn được gọi là hội chứng dạ dày rỗng nhanh chóng, xảy ra khi các phần chưa được tiêu hóa trong dạ dày của bạn được vận chuyển hoặc “đổ” vào ruột non quá nhanh. Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau bụng và buồn nôn.
Hầu hết những người mắc hội chứng Dumping xuất hiện các triệu chứng ngay sau khi ăn. Trong một số trường hợp khác, các triệu chứng có thể xảy ra 1-3 giờ sau khi ăn. Trong cả hai trường hợp, các triệu chứng có thể đi từ nhẹ đến nặng.
Hội chứng Dumping thường được cải thiện mà không cần điều trị y tế hoặc sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Triệu chứng
Các triệu chứng sớm
Thường xảy ra trong bữa ăn hoặc trong vòng 15-30 phút sau bữa ăn. Các triệu chứng sớm xảy ra do các loại thực phẩm có lượng đường cao đi từ dạ dày vào ruột non quá nhanh chóng. Bởi vì thực phẩm rất cô đặc, nó thu hút một lượng lớn chất lỏng tương ứng vào ruột làm cho ruột bị kéo căng và đau. Các triệu chứng sớm của hội chứng Dumping bao gồm:
Buồn nôn.
Ói mửa.
Đau bụng.
Tiêu chảy.
Chóng mặt, hoa mắt.
Đầy hơi, ợ hơi.
Mệt mỏi.
Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh.
Các triệu chứng muộn
Thường xảy ra 1-3 giờ sau khi ăn. Các triệu chứng muộn được gây ra bởi những thay đổi đáng kể lượng đường trong máu. Khi đường được ăn, chúng được hấp thu nhanh vào máu gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu. Tuyến tụy phản ứng lại bằng cách tiết ra một số lượng lớn đồng đều insulin để hấp thụ lượng đường trong máu dư thừa này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy sản xuất insulin quá nhiều, dẫn đến hạ đường huyết. Các triệu chứng muộn của hội chứng Dumping bao gồm:
Đổ mồ hôi.
Yếu, mệt mỏi.
Chóng mặt, hoa mắt.
Run rẩy.
Cảm giác căng thẳng, lo âu.
Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh.
Ngất xỉu.
Rối loạn tâm thần.
Tiêu chảy.
Hạ đường huyết.
Một số người gặp cả hai triệu chứng sớm và muộn. Các trạng thái như chóng mặt và tim đập nhanh có thể xảy ra hoặc sớm hoặc muộn – hoặc cả hai. Không có vấn đề gì khi các trịệu chứng gia tăng, tuy nhiên, chúng có thể trở nên tồi tệ hơn sau một bữa ăn có hàm lượng đường cao, đặc biệt là giàu sucrose hoặc fructose.
Một số người gặp phải triệu chứng hạ đường huyết, do mức insulin máu tăng, như là một phần của hội chứng. Hạ đường huyết thường xuất hiện hơn trong các triệu chứng muộn. Insulin tác động đến các mô nhằm giảm lượng đường trong máu của bệnh nhân.
Nguyên nhân
Trong hội chứng Dumping, thức ăn và dịch dạ dày di chuyển từ dạ dày xuống ruột non của bạn nhanh chóng một cách bất thường và không được kiểm soát. Quá trình này thường liên quan đến những thay đổi trong dạ dày do phẫu thuật. Ví dụ, khi cánh cửa (môn vị) giữa dạ dày và phần đầu của ruột non (tá tràng) đã bị hư hại hoặc cắt bỏ trong phẫu thuật, hội chứng Dumping có thể xảy ra.
Hội chứng Dumping có thể xảy ra 1 cách êm dịu trong ít nhất một phần tư đến một nửa những người đã phẫu thuật dạ dày. Hội chứng này xảy ra phổ biến nhất trong vòng vài tuần sau khi phẫu thuật, hoặc ngay sau khi bạn quay trở lại chế độ ăn uống bình thường của bạn. Càng nhiều phần của dạ dày bị cắt bỏ hoặc nối tắt, càng nhiều khả năng là tình trạng sẽ xảy ra nghiêm trọng. Nó đôi khi trở thành một rối loạn mãn tính.
Các hormon dạ dày – ruột cũng được cho là đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này.
Các yếu tố nguy cơ
Một số loại phẫu thuật dạ dày làm tăng nguy cơ của hội chứng Dumping, bao gồm:
Cắt dạ dày, trong đó một phần hoặc toàn bộ dạ dày của bn bị loại bỏ. Thường bao gồm loại bỏ cả môn vị.
Phẫu thuật nối vị-tràng, trong đó dạ dày của bn được phẫu thuật kết nối trực tiếp vào ruột non. Các bác sĩ đôi khi thực hiện phẫu thuật này ở những người mắc bệnh ung thư dạ dày.
Minh họa phẫu thuật nối vị tràng (từ trái sang: nối Billroth I kiểu PEAN, nối Billroth II kiểu FINSTERER, nối trực tiếp hỗng tràng – thực quản trong phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày)
Phẫu thuật cắt thần kinh phế vị, trong đó các dây thần kinh đến dạ dày của bn được cắt để giảm lượng acid sản xuất bởi dạ dày.
Phẫu thuật Fundoplication, là phẫu thuật đôi khi được thực hiện trên những người bị bệnh trào ngược dạ dày. Phẫu thuật viên bọc phần trên của dạ dày xung quanh phần thấp của thực quản để tạo áp lực nhằm giảm sự trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm hoi, một số dây thần kinh đến dạ dày vô tình bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật, dẫn đến hội chứng Dumping.
Phẫu thuật nối tắt dạ dày, được thực hiện để điều trị bệnh béo phì. Phẫu thuật tạo ra một túi dạ dày nhỏ hơn so với toàn bộ dạ dày, có nghĩa là bn không còn có thể ăn nhiều như trước, kết quả là bn sẽ giảm cân.
Một số bệnh và các loại thuốc này cũng có thể làm cho bạn dễ bị hội chứng Dumping. Chúng bao gồm:
Bệnh tiểu đường.
Hội chứng nôn chu kỳ (CVS).
Hội chứng Zollinger-Ellison, gây loét dạ dày nghiêm trọng.
Metoclopramide (REGLAN), đôi khi được kê đơn để giảm bớt buồn nôn, nôn mửa và ợ nóng.
Biến chứng
Ở những người mắc các trường hợp nghiêm trọng của hội chứng Dumping, giảm cân và suy dinh dưỡng có thể xảy ra. Đôi khi những người bị mất trọng lượng nhiều cũng có thể dần dần sợ ăn, điều này có liên quan đến sự khó chịu do thức ăn chưa tiêu đi xuống nhanh chóng. Họ có thể cũng tránh các hoạt động thể chất ngoài trời để dễ dàng ở gần một nhà vệ sinh(?). Một số gặp khó khăn trong công việc vì các triệu chứng mãn tính của họ.
Điều trị nội khoa
Mục đích của việc dùng thuốc là giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và giảm thiểu các biến chứng.
Thuốc giảm glucose huyết: tác dụng với giai đoạn muộn.
Acarbose (Precose, Prandase): bản chất là chất ức chế alpha-glycoside hydrolase, tác dụng:
Làm giảm đường huyết với cơ chế ức chế hấp thu Glucose ở đường tiêu hóa.
Giảm tỷ lệ tăng đường huyết sau ăn.
Giảm tiêu chảy thứ phát do lên men các cacbohydrat không hấp thu được.
Thuốc chống bài tiết: giảm tỷ lệ mắc.
Somatostatin (Octreotide): tác động lên receptor dưới type II và V của somatostatin làm:
Giảm bài tiết GH, cũng như hạn chế các yếu tố nội tiết hay không phải nội tiết của đường tiêu hóa: glucagon, VIP (vasopressin intestinal peptide) và các peptide khác.
Trì hoãn quá trình tháo rỗng dạ dày ban đầu.
Làm chậm nhu động ruột.
Ức chế giải phóng insulin.
Co mạch tạng và ức chế giãn mạch tạng sau ăn.
Điều trị phẫu thuật
Cần xác định chính xác thủ thuật trong phẫu thuật gây ra Hội chứng:
Tái cấu trúc dạ dày:
Mục đích: làm chậm tháo rỗng dạ dày.
Phương pháp: làm hẹp lỗ nối dạ dày – hỗng tràng.
Nhược điểm: khó xác định chính xác kích thước lỗ cần đạt. Tắc nghẽn đường ra từ dạ dày cũng hay gặp.
Chuyển dạng Billroth II thành Billroth I:
Khôi phục quá trình lưu thong sinh lý của thức ăn từ dạ dày mà không có nguy cơ gâp hẹp tắc đường ra của dạ dày.
Thủ thuật đơn giản và giảm tỷ lệ biến chứng.
Tạo hình môn vị: tạo sẹo và khâu dọc suốt chiều dài môn vị.
Cản trở trong hỗng tràng bằng Schoemaker: đặt vào quai hỗng tràng sao cho phù hợp với nhu động (??), tuy nhiên có thể gây trợt loét và chit hẹp quai đó.
Chuyển đổi Roux-en-Y: tác dụng nhờ sự gián đoạn nhu động, cản trở nhu động hỗng tràng cũng như các phản nhu động.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học ngoại dị dạng hậu môn trực tràng
Từ xưa người ta đã biết đến dị tật hậu môn - trực tràng dưới một tên thông dụng là "không có hậu môn”. Mãi cho đến thế kỷ thứ VII Paulus là người đầu tiên đã áp dụng một phẫu thuật khoan thăm dò từ tầng sinh môn.
Bệnh học ngoại viêm màng ngoài tim co thắt
Viêm màng ngoài tim co thắt có tràn dịch (1/3 trường hợp): Bệnh nhân trẻ, triệu chứng xuất hiện mới đây, tiền sử viêm màng ngoài tim do nhiễm khuẩn cấp.
Bệnh học ngoại khoa thoát vị cơ hoành bẩm sinh
Thoát vị cơ hoành là tình trạng các tạng trong ổ phúc mạc đi vào trong lồng ngực qua một lỗ khiếm khuyết của cơ hoành. Tần suất mắc bệnh, theo phần lớn tác giả, trong khoảng 1/2.000-1/5.000 trẻ sơ sinh sống.
Bệnh học ngoại u trung thất
U trung thất là một khối u có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của trung thất. Bao gồm khối u nguyên phát, thứ phát; lành ác. Bệnh lý hay gặp nhất là u tuyến ức, u thần kinh, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới.
Bệnh học ngoại khoa teo thực quản
Bệnh teo thực quản là hậu quả của rối loạn trong quá trình tạo phôi giữa tuần thứ 4 và tuần thứ 6, điều này giải thích cho hiện tượng teo thực quản thường kèm theo nhiều dị tật phối hợp khác.
Bệnh học ngoại khoa ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là loại ung thư hay gặp đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư đường tiêu hoá và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư nói chung.
Bệnh học ngoại nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu không đặc hiệu (Non- specific infection) là loại nhiễm khuẩn thường gặp của đường tiết niệu do các loại trực khuẩn gram (-) hoặc cầu khuẩn gram (+) gây nên.
Phẫu thuật điều trị bỏng
Khớp lớn của chi bị nhiễm trùng nặng do bỏng, là nguốn gốc của nhiễm trùng toàn thân, không thể sử dụng phẫu thuật mở bao khớp, dẫn lưu hay cắt đoạn.
Bệnh học ngoại phình động mạch ngoại biên
Phình động mạch ngoại biên thường ít hơn phình động mạch chủ. Có nhiều nguyên nhân gây phình động mạch ngoại biên, trong đó nguyên nhân do xơ vữa động mạch thường gặp nhất.
Bệnh học ngoại chấn thương niệu đạo
Khi dương vật mềm, niệu đạo dài khoảng 16cm, trong đó, đoạn tiền liệt tuyến dài khoảng 2,5-3cm, đoạn màng khoảng 1,2cm và đoạn xốp khoảng 12cm.
Bệnh học ngoại khoa tắc ruột
Tắc ruột do liệt ruột gặp trong các trường hợp: sỏi tiết niệu, chấn thương cột sống hoặc khung chậu (tụ máu sau phúc mạc), viêm phúc mạc, viêm phúc mạc mật, tràn dịch tiêu hóa hoặc dịch tụy trong ổ phúc mạc.
Bệnh học ngoại khoa phi đại hẹp môn vị
Hẹp phì đại môn vị là một bệnh ngoại khoa thường gặp ở giữa độ tuổi sơ sinh và bú mẹ (3 tuần-6 tháng). Bệnh có biểu hiện lâm sàng bằng hội chứng nôn do hẹp lòng môn vị bởi sự phì đại thái quá của lớp cơ vùng môn vị.
Bệnh học ngoại gẫy thân xương đùi
Gãy xương đùi được phân loại theo giải phẫu học và vị trí đường gãy: 1/4 trên, 2/4 giữa, 1/4 dưới. Đối với gãy 1/4 trên sát mấu chuyển thì khó phân biệt gãy mấu chuyển.
Xử trí thời kỳ đầu vết thương bỏng
Ngâm vùng bỏng vào nước lạnh (16-200C) trong vòng 20-30 phút. Đặc biệt có hiệu quả trong 20 phút đầu, nếu để sau 30 phút mới ngâm nước lạnh thì không còn giá trị nữa.
Bệnh học ngoại khoa thủng dạ dày tá tràng
Thủng ổ loét dạ dày - tá tràng là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Chẩn đoán thường dễ vì trong đa số trường hợp các triệu chứng khá điển hình, rõ rệt.
Bệnh học ngoại chấn thương mạch máu ngoại biên
Hậu quả lâm sàng của chấn thương động mạch không hằng định, nhưng khi có hậu quả trên lâm sàng là một tiêu chuẩn nặng của chấn thương động mạch.
Bệnh học ngoại khoa áp xe gan amip
Áp xe gan là loại bệnh đã được nghiên cứu từ hơn một thế kỷ nay. Triệu chứng thường điển hình với sốt, gan to, đau. Áp xe gan do amíp thường chỉ có một ổ.
Bệnh học ngoại ống phúc tinh mạc
Sự tồn tại của ống phúc tinh mạc là một loại bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em mà bệnh cảnh lâm sàng thường biểu hiện bằng hai hình thái: Hình thái cấp tính đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật như thoát vị bẹn.
Bệnh học ngoại gẫy cổ xương đùi
Gãy cổ xương đùi là các trường hợp gãy xương mà đường gãy là ở giữa chỏm và khối mấu chuyển. Thường gặp đối với người già, cho dù là một chấn thương nhẹ (như té đập mông). Rất hiếm gặp ở người trẻ và trẻ em.
Bỏng chiến tranh
Khi cháy tạo ra sức nóng cao, cháy lâu, có chất khi cháy tạo ra nhiều chất độc cho cơ thể, có chất gây bỏng đồng thời là chất độc cho cơ thể.
Bệnh học bỏng trẻ em
Tính diện tích bỏng dựa theo bảng của Lund và Browder hoặc của Berkow chia bề mặt các phần cơ thể thành các đơn vị diện tích phù hợp với tuổi nhằm giúp chẩn đoán chính xác diện tích bỏng.
Chẩn đoán độ sâu của tổn thương bỏng
Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán diện tích, độ sâu của tổn thương bỏng, cùng với sự phát triên khoa học và công nghệ. Trong phạm vi bài giảng, chỉ đề cập những phương pháp cơ bản, dễ áp dụng trong thực tế.
Bệnh học ngoại khoa hẹp môn vị
Loét dạ dày-tá tràng là nguyên nhân hay gặp nhất. Tất cả mọi vị trí của ổ loét ở dạ dày hay tá tràng, ở gần hay xa môn vị, đều có thể gây nên hẹp môn vị tạm thời hay vĩnh viễn.
Bệnh học ngoại chấn thương ngực kín
Nguyên nhân gây chấn thương ngực kín: Do tai nạn giao thông chiếm 70% trường hợp và 25% trường hợp chết tại chỗ. Tỷ lệ tử vong thứ phát do 2 rối loạn: Suy hô hấp và suy tuần hoàn.
Bệnh học ngoại khoa sỏi ống mật chủ
Khi tắc mật, dịch mật không xuống tá tràng mà ứ đọng trong gan. Sắc tố mật, muối mật vào máu, bilirubin máu tăng cao, do sắc tố mật có màu vàng nên da, giác mạc mắt có màu vàng.