- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học ngoại khoa
- Bệnh học ngoại viêm xương
Bệnh học ngoại viêm xương
Viêm xương có thể tự nhiên, nhưng chấn thương đóng vai trò nào đó của sự khu trú tắc mạch xương trên một cơ quan bị nhiễm khuẩn.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Viêm xương tủy là một nhiễm trùng của xương mà cơ chế gây ra có thể từ đường máu hoặc từ đường ngoại sinh.
Các thể lâm sàng
Viêm xương tủy theo đường máu
Định nghĩa
Đó là một nhiễm trùng xương-tủy xương thứ phát từ ổ nhiễm khuẩn đầu tiên, vi khuẩn lan theo đường máu đến khu trú ở xương và gây viêm xương.
Thường gặp ở trẻ em hơn người lớn (70-90%), lứa tuổi xương đang phát triển. Bé trai gấp 2-3 lần bé gái.
Nguyên nhân thường gặp là tụ cầu vàng (90% trường hợp), có thể gặp liên cầu, các vi khuẩn gram âm.
Vị trí: Thường gặp ở đầu xương trên trẻ nhủ nhi, thân xương ở trẻ lớn, có thể gặp bất kỳ xương nào nhưng thường thấy gần gối xa khủyu.
Viêm xương có thể tự nhiên, nhưng chấn thương đóng vai trò nào đó của sự khu trú tắc mạch xương trên một cơ quan bị nhiễm khuẩn.
Sinh bệnh học
Theo thuyết nghẽn mạch, người ta cho rằng sau một nhiễm khuẩn mủ huyết nào đó, mủ đến khu trú đầu xương là sự nghẽn mạch do vi khuẩn. Ở hành xương và đầu xương, ngoài động mạch nuôi chính còn có rất nhiều các mạch nhỏ nuôi dưỡng, do hệ thống mạch nhỏ này làm lưu thông chậm lại làm dễ dàng cho các vi khuẩn ứ đọng và nhiễm khuẩn.
Tuy vậy viêm xương có thể gặp cùng các vị trí khác. Do đó, sau này người ta đã bổ sung thêm thuyết viêm xương là do có sự cảm ứng có trước của cơ thể, khi có vi khuẩn khu trú trở lại, sự mẫn cảm này gia tăng làm tăng số lượng vi khuẩn nhanh chóng và tăng khả năng gây bệnh của vi khuẩn.
Giải phẫu bệnh lý
Viêm tấy cấp tính khởi đầu ở tủy xương, nhiễm khuẩn lan ra tạo một viêm xương toàn bộ, biểu hiện ban đầu là cương tụ máu và phù nề tủy xương gây tăng áp lực nội tủy chèn ép các tĩnh động mạch nội tủy.
Viêm sẽ chuyển sang làm mủ ở tủy, kèm theo có phản ứng mô mềm xung quanh xương. Vào ngày 4-5, mủ lan dọc các ống Havers rồi dọc theo ống Volkmann của vách xương cứng ra ngoài xương, tràn đầy dưới màng xương. Nhiễm trùng sẽ làm tắc mạch, làm cho cả một phần xương cứng chìm ngập trong mủ không được nuôi dưỡng (một phần do vùng xương đã bong ra) sẽ bị hoại tử.
Mủ có thể phá hủy màng xương lan ra các mô mềm, vỡ ra da và gây các lỗ rò viêm xương.
Song song quá trình phá hủy có quá trình phục hồi, có tạo xương mới từ phần xương lành, màng xương. Đầu tiên là sự tạo mô hạt và mô xơ giữa vùng xương chết và lành sau này tạo thành xương mới. Do xương trẻ đang ở giai đoạn phát triển, sự tạo xương mới sẽ tăng mạnh làm xương dày to ra và đặc cứng có thể gây biến dạng xương. Tiến triển viêm xương có thể lan đến khớp hoặc dừng lại ở vùng sụn tiếp hợp.
Triệu chứng
Viêm xương tủy cấp:
Bệnh khởi đầu rất rầm rộ do một phản ứng toàn thân mạnh mẽ, do sự tăng dị ứng tối đa trên một cơ thể bị mẫn cảm. Thường biểu hiện với bệnh cảnh sau:
Sốt cao 39-40 độ C, sốt kéo dài, rét run, mạch nhanh nhỏ, có thể 120-140 lần/phút, bệnh lờ đờ có thể có co giật.
Đau tự nhiên tại vùng gần khớp gia tăng dần lên, dữ dội đau xiên chéo, xuyên thấu và gia tăng khi ấn mạnh.
Giảm hoặc mất cơ năng của chi bị viêm (chú ý dễ nhầm gãy xương).
Sưng toàn bộ chi viêm, da nhợt nhạt hoặc tím đỏ, tĩnh mạch dưới da nổi rõ, lúc đầu da còn căng sau mềm và có thể lùng nhùng.
Khớp sưng to do phản ứng giao cảm, tuy nhiên đối với trẻ nhũ nhi, viêm có thể lan sang khớp thực sự và gây một viêm khớp mủ.
Cận lâm sàng:
Bạch cầu tăng, VS tăng.
Cấy máu có thể thấy vi khuẩn (chẩn đoán giá trị).
Chọc dò xương để đo áp lực nội tủy, là dấu hiệu tương đối có giá trị để chẩn đoạn giai đoạn cấp.
Chụp lấp lánh đồng vị phóng xạ và chụp X quang cắt lớp.
X quang: Sau 2 tuần mới có giá trị nhưng phải chụp để so sánh lần sau với hình ảnh loãng xương, phản ứng cốt hóa màng xương. Nếu đã có xương tù (muộn hơn) thì thấy một vùng xương cản quang giữa một vùng sáng không có xương.
Viêm xương tủy mãn:
Có khoảng 15-25% viêm xương tủy cấp chuyển sang mãn tính do chẩn đoán muộn, điều trị không đúng quy cách. Lâm sàng biểu hiện dấu hiệu âm ỉ tại chỗ, có giai đoạn hết đau rồi đau tái lại, phần mềm sưng nhẹ, ấn hơi đau. Tại chỗ vùng xương viêm to phình, xù xì, da hơi xám, có một vài lỗ dò hình phễu dính sát xương, có thể tái phát các đợt cấp. X quang: điển hình với các dấu hiệu: đặc xương, phản ứng màng xương, xương tù, biến dạng xương.
Điều trị
Trong giai đoạn cấp: Là một điều trị cấp cứu, phải dùng kháng sinh thật sớm, mạnh, liên tục, kéo dài, chống sự tiến triển đến làm mủ. Trong lúc chờ kết quả kháng sinh đồ, nên dùng các kháng sinh đặc hiệu gram (+), nên dùng kháng sinh tĩnh mạch, phải dùng ít nhất 4 tuần sau khi tốc độ lắng máu trở lại bình thường.
Có tác giả khuyên nên bơm kháng sinh trực tiếp ổ viêm với cường độ hiệu quả.
Bất động: Để tránh nhiễm khuẩn lan rộng và giúp giảm đau. Nên dùng bột để bất động và bất động liên tục cho đến khi khỏi
Khi có áp-xe dưới màng xương hoặc phần mềm phải xẻ dẫn lưu mủ.
Nâng cao thể trạng.
Vài dạng viêm xương tủy không điển hình
Áp-xe Brodie
Tiến triển kéo dài, do sức đề kháng cơ thể tốt với giới hạn khu trú ổ viêm nhanh, diễn tiến mãn tính từ đầu.
Lâm sàng: Đau âm ỉ tại chỗ, phần mềm sưng nề, ấn đau ít.
X quang: Có vùng tiêu hủy xương hình tròn khu trú đầu xương thường không có xương tù và không gây dò.
Điều trị: Mổ đục ổ viêm, lấy mủ, nhồi cơ hoặc xương xốp, bất động sau mổ và kháng sinh liều cao.
Viêm xương tủy đặc
Gặp ở xương dài, ống tủy đặc lại bít hoàn toàn.
Lâm sàng: Tương tự áp-xe Brodie.
X quang: Đặc toàn bộ xương, không thấy rõ ống tủy.
Điều trị: Nên mổ mở thông tủy, lấy xương tù nếu có.
Bài viết cùng chuyên mục
Sử dụng các loại da và vật liệu thay thế da trong bỏng
Giảm đau cho người bệnh. Hạn chế mất dịch, máu qua vết thương. Hạn chế nhiễm khuẩn vết bỏng. Kích thích biểu mô hoá ở bỏng nông, kích thích tạo mô hạt ở bỏng sâu.
Bệnh học ngoại chấn thương niệu đạo
Khi dương vật mềm, niệu đạo dài khoảng 16cm, trong đó, đoạn tiền liệt tuyến dài khoảng 2,5-3cm, đoạn màng khoảng 1,2cm và đoạn xốp khoảng 12cm.
Bệnh học ngoại khoa ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một trong những ung thư ống tiêu hóa thường gặp, trong thực tế tiên lượng vẫn không thay đổi nhiều từ nhiều năm nay. Thời gian sống đến 5 năm của ung thư dạ dày khoảng 15% và thời gian sống 5 năm sau phẫu thuật triệt căn khoảng 30%.
Bệnh học ngoại u trung thất
U trung thất là một khối u có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của trung thất. Bao gồm khối u nguyên phát, thứ phát; lành ác. Bệnh lý hay gặp nhất là u tuyến ức, u thần kinh, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới.
Bệnh học ngoại khoa ung thư thực quản
Ung thư thể thâm nhiễm chủ yếu phát triển ở lớp niêm mạc xâm lấn vào lớp dưới niêm mạc rồi vào lớp cơ, phát triển theo hình vòng nhẫn, do đó làm ống thực quản bị chít hẹp.
Bệnh học ngoại ung thư bàng quang
U bàng quang là loại u thường gặp nhất trong các loại u đường tiết niệu. Theo Hội ung thư Mỹ, thì năm 1994 có khoảng 51.200 bệnh nhân mới, và đã có khoảng 10.600 bệnh nhân tử vong.
Bệnh học ngoại khoa teo thực quản
Bệnh teo thực quản là hậu quả của rối loạn trong quá trình tạo phôi giữa tuần thứ 4 và tuần thứ 6, điều này giải thích cho hiện tượng teo thực quản thường kèm theo nhiều dị tật phối hợp khác.
Bệnh học ngoại khoa ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng là một bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Khoảng 8000 trường hợp ung thư trực tràng ở Pháp mỗi năm. Tỷ lệ nam/nữ là 1,5.
Bệnh học ngoại thông động tĩnh mạch
Thông động tĩnh mạch là có sự lưu thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch. Nguyên nhân phần lớn do chấn thương mạch máu. Vấn đề chẩn đoán cần phát hiện sớm và có thái độ xử trí kịp thời để tránh những biến chứng về tim mạch.
Hội chứng Dumping trong phẫu thuật dạ dày
Hội chứng Dumping là một nhóm các triệu chứng có thể xảy ra nếu bn có phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của dạ dày, hoặc nếu dạ dày của bệnh nhân đã được phẫu thuật nối tắt để giúp giảm cân.
Chẩn đoán độ sâu của tổn thương bỏng
Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán diện tích, độ sâu của tổn thương bỏng, cùng với sự phát triên khoa học và công nghệ. Trong phạm vi bài giảng, chỉ đề cập những phương pháp cơ bản, dễ áp dụng trong thực tế.
Bệnh học ngoại dị dạng bẩm sinh vùng rốn
Thoát vị cuống rốn là một dị dạng bẩm sinh trong đó một số tạng bụng trồi ra ngoài ổ bụng qua lỗ hổng của vành đai rốn tạo thành một khối phình được bọc kín bởi lớp phúc mạc nguyên thuỷ và lớp màng ối ở vùng rốn.
Lâm sàng và điều trị thời kỳ suy mòn của bệnh bỏng
Nếu tính cả thải Protein qua phân, nước tiểu... mất Protein có thể đạt tới 100-200g/24h. Bỏng sâu mất Protein qua vết bỏng đạt 10mg/cm2/24h.
Bệnh học ngoại ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh lý rất hay gặp trong phẫu thuật lồng ngực, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong những ung thư nói chung. Tỷ lệ bệnh ngày càng tăng do ngày càng có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư.
Bệnh học ngoại dị dạng hậu môn trực tràng
Từ xưa người ta đã biết đến dị tật hậu môn - trực tràng dưới một tên thông dụng là "không có hậu môn”. Mãi cho đến thế kỷ thứ VII Paulus là người đầu tiên đã áp dụng một phẫu thuật khoan thăm dò từ tầng sinh môn.
Bệnh học ngoại khoa tắc ruột
Tắc ruột do liệt ruột gặp trong các trường hợp: sỏi tiết niệu, chấn thương cột sống hoặc khung chậu (tụ máu sau phúc mạc), viêm phúc mạc, viêm phúc mạc mật, tràn dịch tiêu hóa hoặc dịch tụy trong ổ phúc mạc.
Bệnh học ngoại teo đướng mật bẩm sinh
Teo đường mật bẩm sinh rất hiếm gặp. Tại Nhật Bản và các nước châu á, tỷ lệ bệnh khoảng 1/10.000 trẻ sơ sinh sống. Tỷ lệ nữ/nam = 1:0,64. Vấn đề chẩn đoán và điều trị rất phức tạp.
Bệnh học ngoại chấn thương thận
Chấn thương thận bao gồm tất cả các thương tổn của nhu mô thận, đường bài xuất nước tiểu trên và cuống thận. Giới nam thường bị hơn nữ, chiếm 75-80%, do đặc trưng về nguyên nhân của loại chấn thương này.
Bệnh học bỏng trẻ em
Tính diện tích bỏng dựa theo bảng của Lund và Browder hoặc của Berkow chia bề mặt các phần cơ thể thành các đơn vị diện tích phù hợp với tuổi nhằm giúp chẩn đoán chính xác diện tích bỏng.
Dấu hiệu triệu chứng lâm sàng sốc bỏng
Do thoát dịch, huyết tương từ lòng mạch ra khoảng gian bào, Nguyên nhân do tổn thương mao mạch, rối loạn vi tuần hoàn gây giãn mạch, tăng tính thấm
Bệnh học ngoại gẫy thân xương đùi
Gãy xương đùi được phân loại theo giải phẫu học và vị trí đường gãy: 1/4 trên, 2/4 giữa, 1/4 dưới. Đối với gãy 1/4 trên sát mấu chuyển thì khó phân biệt gãy mấu chuyển.
Bệnh học ngoại khoa thoát vị đùi
Khi lỗ thoát vị đùi ở vị trí này phải chú ý: Phía ngoài cổ túi có tĩnh mạch đùi và phía trên cổ túi có động mạch thượng vị và nhánh nối động mạch thượng vị với mạch bịt.
Bệnh học ngoại chấn thương mạch máu ngoại biên
Hậu quả lâm sàng của chấn thương động mạch không hằng định, nhưng khi có hậu quả trên lâm sàng là một tiêu chuẩn nặng của chấn thương động mạch.
Bệnh học ngoại lồng ruột cấp ở trẻ còn bú
Lồng ruột thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn ở bé gái (2/1) trong độ tuổi bú mẹ cao nhất là từ 4 - 8 tháng. Tỷ lệ gặp thấp hơn sau 1 - 2 tuổi và hiếm gặp ở trẻ lớn.
Bệnh học ngoại khoa xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hoá được định nghĩa là sự đào thải qua đường miệng và hay là qua đường đường hậu môn một số lượng máu từ các thương tổn của đường tiêu hoá.